Nghiên cứu đề xuất quy tắc vận hành xả lũ an toàn cho hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong mùa mưa lũ
lượt xem 3
download
Bài viết đề xuất quy tắc vận hành hồ chứa của các hồ ứng với trường hợp tạo mực nước đón lũ ở các hồ chứa nhỏ hơn mực nước đón lũ quy định trong quy trình nhằm xả lũ an toàn cho hạ du, đồng thời đề xuất phương pháp xả lũ hợp lý cho hệ thống Vu Gia – Thu Bồn để giảm lũ cho hạ du mà không ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát điện của các hồ chứa. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu đề xuất quy tắc vận hành xả lũ an toàn cho hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong mùa mưa lũ
- NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TẮC VẬN HÀNH XẢ LŨ AN TOÀN CHO HỆ THỐNG HỒ CHỨA TRÊN LƢU VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN TRONG MÙA MƢA LŨ Tô Thúy Nga1; Nguyễn Thế Hùng1, 1 Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn sau khi xây dựng các hồ chứa thượng nguồn chế độ lũ và ngập lụt hạ du sẽ bị ảnh hưởng bởi các hồ chứa này. Nếu có chế độ vận hành hợp lý cho các hồ chứa này sẽ có tác động tích cực đối với vùng hạ du mà vẫn đảm bảo được mục tiêu phát điện và an toàn hồ chứa; ngược lại, nếu không có chế độ vận hành thích hợp sẽ có tác động tiêu cực và trong nhiều trường hợp gây thiệt hại lớn cho vùng hạ du. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất quy tắc vận hành hồ chứa của các hồ ứng với trường hợp tạo mực nước đón lũ ở các hồ chứa nhỏ hơn mực nước đón lũ quy định trong quy trình nhằm xả lũ an toàn cho hạ du, đồng thời đề xuất phương pháp xả lũ hợp lý cho hệ thống Vu Gia – Thu Bồn để giảm lũ cho hạ du mà không ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát điện của các hồ chứa. 1. Đặt vấn đề Trong số 5 hồ chứa thủy điện lớn trên sông Vu Gia Thu Bồn có nhiệm vụ cắt giảm lũ cho hạ du có 3 hồ chứa là Sông Tranh 2, A Vƣơng và Đakmi 4 thuộc nhóm các hồ chứa đã có quy định về vận hành cắt lũ hạ du với tổng dung tích phòng lũ là 175,71 triệu m3. Phần dung tích phòng lũ của các hồ chứa này giới hạn bởi mực nƣớc đón lũ (ZDL) đến mực nƣớc dâng bình thƣờng (HBT) và chỉ đƣợc sử dụng để cắt lũ ở khu vực đỉnh lũ khi dự báo trong khoảng từ 6-12 h tới lũ tại mỗi hồ chứa đạt đỉnh. Cũng theo quy trình liên hồ chứa, trong thời kỳ mùa lũ các hồ chứa này đƣợc tích đến mực nƣớc lớn hơn mực nƣớc đón lũ và có thể tích đến mực nƣớc dâng bình thƣờng, chỉ khi dự báo trong khoảng 24h tới lƣu lƣợng lũ vƣợt qua một giá trị nhất định đối với từng hồ chứa mới xả nƣớc để đƣa về mực nƣớc đón lũ. Nhƣ vậy, các hồ chứa này ƣu tiên nhiệm vụ tích nƣớc phát điện . Điều này cũng hơ ̣p lý vì đối với lƣu vực Vu Gia -Thu Bồn, lũ lên xuống rất nhanh và lƣu lƣợng cơ bản thời kỳ mùa lũ rất nhỏ, nếu duy trì mực nƣớc hồ ở mức thấp mà không có lũ lớn thì không thể tích đầy hồ. Tuy nhiên, với quy mô dung tích phòng lũ nhƣ vậy thì hiệu quả cắt lũ cho hạ du không cao. Hơn nữa, với yêu cầu dự báo chỉ có 6-12h trƣớc khi cắt đỉnh lũ sẽ có nhiều rủi ro do không thể bắt đƣợc đỉnh và không kịp vận hành theo đúng quy định. Mặt khác, do khu vực ngập lụt ở hạ du có khả năng điều tiết rất lớn, nếu chỉ xả nƣớc trƣớc 24h để đón lũ thì lƣợng xả xuống cũng lớn, một phần lớn lƣợng xả xuống hạ du bị trữ lại ở khu vực hạ du chƣa kịp thoát ra biển trƣớc khi lũ về. Điều này làm cho hiệu quả cắt lũ của các hồ chứa không hiệu quả. Từ những đặc điểm trên cho thấy cần nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cắt giảm lũ cho hạ du nhƣng vẫn đảm bảo an toàn tích nƣớc cho nhiệm vụ phát điện và cấp nƣớc hạ du thời kỳ mùa kiệt. Sơ đồ hệ thống bao gồm các đoạn sông, nút nhập lƣu, nút hồ chứa và các nút kiểm soát. Khu vực nghiên cứu đƣợc mô phỏng 18 nhập lƣu, 15 đoạn sông và 5 nút hồ chứa. Có 3 nút kiểm soát đƣợc chọn tại các ví trí trạm thủy văn Nông Sơn, Thành Mỹ và Hội Khách, trong đó trạm Hội Khách là trạm đo mực nƣớc, trạm Thành Mỹ và Nông Sơn là trạm đo lƣu lƣợng, cũng là các trạm đo kiểm định thông số của mô hình hệ thống. 21
- Hình 1. Sơ đồ 5 hồ chứa thủy điê ̣n lớn có nhiê ̣m vụ cắ t giảm lũ cho hạ lưu và vi ̣ trí các trạm thủy văn trên sông Vu Gia – Thu Bồ n . 2. Phƣơng hƣớng đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cắt giảm lũ cho hạ du Việc đề xuất phƣơng án dung tích phòng lũ và chế độ điều tiết cắt lũ dựa trên những căn cứ sau đây: (*) Quy định về quy trình vận hành liên hồ chứa về chế độ điều tiết cắt lũ dựa theo dự báo có lũ trƣớc 24h và dự báo đỉnh lũ trƣớc 6-12h. (**) Khả năng kéo dài thời gian dự báo lũ khi nhỏ hơn hoặc bằng 24h nhƣ đã quy định trong quy trình liên hồ chứa lên 3 đến 5 ngày nhờ việc ứng dụng mô hình MOPHONG- LU do tác giả xây dựng. Việc kéo dài thời gian dự báo lũ và cập nhật liên tục theo kết quả dự báo mƣa cho phép xả nƣớc từ hồ xuống dƣới mực nƣớc đón lũ trƣớc khi lũ về. Dựa trên những căn cứ trên đây tác giả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cắt lũ của các hồ chứa theo hƣớng sau : Hạ thấp mực nƣớc đón lũ còn go ̣i là “ tạo mực nước đón lũ” đã đƣợc quy định trong quy trình liên hồ chứa trên cơ sở kéo dài thời gian dự kiến của dự báo lũ đến hồ theo mô hình MOPHONG-LU. Theo hƣớng này, tác giả tôn trọng quy định về việc cho phép các hồ chứa đƣợc tích nƣớc cao hơn mực nƣớc đón lũ và chỉ hạ mực nƣớc về mực nƣớc đón lũ khi xuất hiện lũ lớn hơn một quy mô nào đó. Tuy nhiên, mực nƣớc đón lũ đƣợc hạ thấp hơn so với quy trình. 3 Thiết lập mạng sông khu vực sông Vu Gia-Thu Bồn Bảng 3: Các thông số chính của các hồ chứa Các thông số hồ chứa Đakmi 4 A Vƣơng Sông Tranh 2 Sông Bung 2 Sông Bung 4 Công suất thiết kế (MW) 148 210 190 100 156 Dung tích thiết kế (106m3) 312,38 343,55 729,2 94,3 510,8 MNDBT (m): 258 380 175 605 222,5 22
- MNDGC (m): 258,2 382,2 178,5 608,11 228,11 MNC (m) 240 340 140 565 205 Mực nƣớc đón lũ (m) 253 375 171 600* 218* Cao trình ngƣỡng tràn (m) 242,5 363 161 363 210,5 Qmax qua nhà máy (m3/s) 128 78,4 245 54,5 166 Số cửa van 5 3 6 3 6 Kích thƣớc van (m x m) 14 x 16 14 x 16 16 x 16 14 x 16 12 x 12 Ghi chú: (*) mực nƣớc đón lũ do tác giả đề nghị giả định vì các hồ chứa này Phía thƣợng lƣu sông từ Nông Sơn trên sông Thu Bồn và Hội Khách trên sông Vu Gia trở lên dùng chƣơng triǹ h tin ́ h “MOPHONG-LU” do tác giả xây dựng trên cơ sở tích hợp các mô hình mƣa-dòng chảy, mô hình vận hành hồ chứa và diễn toán lũ trong sông cho phép kéo dài thời gian dự báo lũ đến nút hồ chứa và các nút sông là cơ sở để tác giả đề nghị phƣơng án xả lũ hợp lý. Sơ đồ hệ thống bao gồm các đoạn sông, nút nhập lƣu, nút hồ chứa và các nút kiểm soát. Khu vực nghiên cứu đƣợc mô phỏng 18 nhập lƣu, 15 đoạn sông và 5 nút hồ chứa. Có 3 nút kiểm soát đƣợc chọn tại các ví trí trạm thủy văn Nông Sơn, Thành Mỹ và Hội Khách, trong đó trạm Hội Khách là trạm đo mực nƣớc, trạm Thành Mỹ và Nông Sơn là trạm đo lƣu lƣợng, cũng là các trạm đo kiểm định thông số của mô hình hệ thống. Lƣu lƣợng đến hồ và các nút nhập lƣu trong trƣờng hợp không có tài liệu đo thủy văn đƣợc tính toán theo mô hình mƣa-dòng chảy. Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn hai phƣơng pháp tính toán: Phƣơng pháp đƣờng đơn vị tổng hợp SCS và phƣơng pháp tính toán theo mô hình NAM. - Mô hình NAM có ít thông số (9 thông số) so với mô hình TANK (36 thông số), các tham số của mô hình ít biến động đối với các lƣu vực nhập lƣu của cùng lƣu vực sông. Bởi vậy, đối với lƣu vực ít tài liệu nhƣ lƣu vực sông Vu Gia-Thu Bồn sẽ có sai số tính toán nhỏ hơn so với các mô hình khác. - Mô hình đƣờng đơn vị SCS có các tham số chỉ phụ thuộc vào các đặc trƣng hình thái của lƣu vực: Diện tích lƣu vực, chiều dài sông, độ dốc bình quân của lƣu vực. Các đặc trƣng này hoàn toàn đƣợc xác định từ tài liệu địa hình và không cần phải xác định theo tài liệu thực đo của lƣu vực. Vì vậy, mô hình này không những phù hợp với lƣu vực có ít tài liệu đo đạc mà còn đƣợc sử dụng để tính dòng chảy nhập lƣu của các lƣu vực thuộc vùng hạ du sông Vu Gia -Thu Bồn nhƣ lƣu vực Ly Ly , sông Con , Túy Loan v .v. Hơn nữa, mô hình SCS đƣợc tổng hợp từ hàng trăm lƣu vực sông cho kết quả đáng tin cậy và đã đƣợc sử dụng trong các mô hình HEC-HMS, MIKE 11. v..v. - Diễn toán dòng chảy cho từng đoạn sông đƣợc mô phỏng theo phƣơng pháp Muskingum. - Diễn toán lƣu lƣợng qua hồ chứa :Tai các nút hồ chứa, lƣu lƣợng xả qua các cửa xả đƣợc tính toán bằng cách hợp giải phƣơng trình cân bằng nƣớc dV = (Q(t)-qx(t)) và khả năng xả qua công trình xả lũ qx (t) =f(Zt, Zh, A). 23
- Trong đó: V là dung tích hồ chứa; Q(t) là lƣu lƣợng đến hồ tại thời điểm t; qx(t) là lƣu lƣợng xả qua công trình xả lũ; Zt, Zh là mực nƣớc hồ và mực nƣớc sau công trình xả lũ; A là thông số hình thức mô tả loại công trình xả, số cửa xả đƣợc mở và độ mở của mỗi cửa xả lũ. Phía Hạ lƣu sông từ Nông Sơn và Hội Khách trở xuống chúng tôi dùng mô hình Mike 11 để mô phỏng. Bộ thông số của mô hình đƣợc hiệu chỉnh theo trận lũ năm 2009 và kiểm định bằng trận lũ năm 2007. 3. Xây dựng hệ thống kịch bản điều tiết hồ chứa cắt lũ Nghiên cƣ́u đề xuất bố n phƣơng án đƣợc thống kê dƣới đây và từ kết quả tính toán phân tích sẽ chọn phƣơng án khả thi. Phƣơng án 1 (PA1-1): Vận hành theo quy trình liên hồ chứa - Mực nƣớc ban đầu bằng mực nƣớc dâng bình thƣờng; - Trƣớc 24 giờ khi dự báo lũ xuấ t hiê ̣n vƣợt lƣu lƣơ ̣ng giới hạn đến hồ bắt đầu xả lũ đƣa về mực nƣớc đón lũ đã quy định trong quy trình; - Chỉ cắt lũ dự báo đỉnh lũ xuấ t hiê ̣n sau thời gian từ 6-12h; Phƣơng án 2 (PA1-2): Đề nghị mức nƣớc đón lũ thấp hơn quy trình liên hồ chứa. - Mực nƣớc ban đầu bằng mực nƣớc dâng bình thƣờng; - Trƣớc khi lũ về 24h mở dần các cửa xả về mực nƣớc đón lũ thấp hơn mực nƣớc đón lũ theo quy trình liên hồ chứa sao cho quá trình xả không gây ra sự thay đổi đột biến ở hạ lƣu. - Chỉ cắt lũ dự báo đin̉ h lũ xuấ t hiện sau thời gian từ 6-12h; Phƣơng án 3 (PA1-3): Xả lũ trƣớc khi lũ về 48h-60h. Cụ thể nhƣ sau: - Mực nƣớc ban đầu bằng mực nƣớc dâng bình thƣờng; - Dự báo lũ xuất hiện sau 48-60h, tiến hành xả lũ để hạ mực nƣớc hồ về mực nƣớc đón lũ sao cho đến thời điểm 24h trƣớc khi có lũ, mực nƣớc hồ đạt mực nƣớc đón lũ quy định trong quy trình; - Trƣớc 24h nế u có lũ sẽ tiếp tục hạ mực nƣớc xuống mức thấp hơn mực nƣớc đón lũ theo quy trình đã đƣơ ̣c phê duyệt sao cho quá trình xả không gây ra sự thay đổi đột biến ở hạ lƣu. Phƣơng án 4 (PA1-4): Phƣơng án mực nƣớc ban đầu thấp hơn mực nƣớc đón lũ, đây là kịch bản xảy ra trong trận lũ năm 2009 với mực nƣớc ban đầu của hồ A Vƣơng ngang với cao trình mực nƣớc chết. Phƣơng án tính toán nhƣ sau: - Mực nƣớc ban đầu bằng hoặc xấp xỉ mực nƣớc chết; - Khi lũ về tích nƣớc hồ chứa đến cao trình ngƣỡng tràn; - Nếu lũ tiếp tục lên, sẽ xả lũ từ từ đảm bảo lƣu lƣợng xả nhỏ hơn hoặc bằng lƣu lƣợng đến để không gây ra sự thay đổi đột biến ở hạ lƣu. - Cắt lũ cho hạ du trƣớc khi xuất hiện đỉnh lũ từ 6-12h (hoặc sớm hơn tùy thuộc vào tính toán cụ thể cho trận lũ điển hình). 24
- 4. Tính toán vận hành theo các phƣơng án 4.1. Kết quả tính toán theo các phƣơng án mực nƣớc đón lũ Các phƣơng án tính toán đƣợc tiến hành với trận lũ tháng 9 năm 2009, là trận lũ lớn tƣơng đƣơng với tần suất khoảng 5-10% tại các nút hạ du, là tần suất cần trong quy hoạch đã lựa chọn khi xem xét lựa chọn quy mô của các dung tích phòng lũ của các hồ chứa để cắt giảm lũ cho hạ du. Tính toán theo đƣợc tính toán theo mô hình MOPHONG-LU, kết quả tính toán đƣợc liên kết với mô hình MIKE 11 cho vùng hạ du. Kết quả tính toán điều tiết cắt lũ các hồ chứa và diễn biến lƣu lƣợng tại các nút kiểm soát Nông Sơn, Thành Mỹ, hợp lƣu sông Bung với sông A Vƣơng và nút Hội khách trình bày trong các hình vẽ ở phụ lục . Kết quả tính toán thủy lực tại các nút Giao Thủy , Cẩm Lệ , Câu Lâu, Ái Nghĩa, Hội Khách trình bày trong các phu ̣ lu ̣c . Tổng hợp tổng lƣợng cắt giảm tại các nút Nông Sơn, Thành Mỹ, Hội Khách, nút nhập lƣu sông Bung +A Vƣơng đƣợc tổng hợp trong bảng 2. Mức độ giảm mực nƣớc theo các phƣơng án vận hành cắt giảm lũ hạ du đƣợc tổng hợp trong bảng 3 và 4. 4.2. Nhận xét Từ kết quả tính toán cho các phƣơng án điều tiết cắt giảm lũ cho hạ du có nhận xét nhƣ sau: 1. Với việc sử dụng mô hình MOPHONG-LU cho phép kéo dài thời gian dự kiến dự báo và do đó dự báo đƣợc quy mô của cả trận lũ. Do đó có thể giảm mực nƣớc đón lũ thấp hơn mực nƣớc đón lũ đã quy định trong quy trình liên hồ chứa. Đồng thời, cũng chủ động đƣợc thời gian bắt đầu cắt đỉnh lũ để giảm lũ cho hạ du. 2. Mực nƣớc lớn nhất vùng hạ du theo Phƣơng án PA1-1 và PA1-2 không chênh lệch nhiều. Do vậy việc điều khiển mực nƣớc trƣớc lũ theo (PA1-2) hiệu quả không cao. Phƣơng án PA1-3 cho mực nƣớc giảm đáng kể so với 2 phƣơng án trên. Bởi vậy, nếu vận hành hệ thống hồ chứa theo hƣớng điều khiển mực nƣớc đón lũ thì nên lựa chọn phƣơng án PA1-3, là phƣơng án xả lũ nƣớc từ hồ trƣớc 48h. Điều này hoàn toàn thực hiện đƣợc do khả năng dự báo lũ có thời gian dự kiến dài hơn nhiều so với quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa. 3. Với phƣơng án PA1-4, trƣớc khi lũ về, nếu mực nƣớc hồ đang ở mức thấp (trƣờng hợp lũ năm 2009 của hồ A Vƣơng), thì nên tích nƣớc đến cao trình ngƣỡng tràn, nếu lũ tiếp tục lên thì mở dần các cửa xả lũ sao cho lƣu lƣợng xả không lớn hơn lƣu lƣợng đến hồ để dành dung tích cắt lũ ở phần đỉnh lũ. Theo kết quả thống kê ở bảng 4.3 cho thấy hiệu quả cắt lũ rất cao. Đƣờng quá trình xả lũ đƣợc chủ động điều tiết do dự báo đƣợc lũ 5 ngày nên không gây “xốc” cho hạ du nhƣ đã xả đối với hồ A Vƣơng trong trận lũ tháng 9 năm 2009. 4. Hiệu quả giảm mực nƣớc tại Ái Nghĩa giữa các phƣơng án không rõ ràng, . Điều này có thể giải thích do Ái Nghĩa năm phía dƣới sông Quảng Huế, khi lũ lớn nƣớc chuyển từ Vu Gia sang Thu Bồn nên hiệu quả cắt lũ đƣợc tích lũy cho vùng hạ du sông Thu Bồn. 25
- Bảng 2: Hiệu quả cắt lũ tại các nút Nông Sơn, Thành Mỹ, Hội Khách, nút nhập lƣu sông Bung +A Vƣơng Tổng lƣợng lũ cắt Phƣơng Tỷ lệ % so với tổng Vị trí nút giảm tại phần đỉnh lũ án lƣợng cả trận lũ (106m3) PA 1-1 Nông Sơn 68,27 4,00 Thành Mỹ 39,16 3,90 Hợp lƣu sông Bung+ sông A Vƣơng 125,8 12,9 Hội Khách 162,8 6,70 PA1-2 Nông Sơn 106,0 6,0 Thành Mỹ 69,65 7,0 Hợp lƣu sông Bung+ sông A Vƣơng 140,0 14,0 Hội Khách 200,8 8,0 PA1-3 Nông Sơn 193,4 11,0 Thành Mỹ 97,0 10,0 Hợp lƣu sông Bung+ sông A Vƣơng 207,6 21,0 Hội Khách 300,3 12,0 PA1-4 Nông Sơn 215,1 13,0 Thành Mỹ 72,3 7,1 Hợp lƣu sông Bung+ sông A Vƣơng 308,0 31,6 Hội Khách 390,0 16,1 Bảng 3: Mực nƣớc lớn nhất tại các vị trí vùng hạ du theo các phƣơng án vận hành cắt giảm lũ hạ du. Trận lũ tháng 9 năm 2009. Phƣơng án vận hành tạo mực nƣớc đón lũ Vị trí Chƣa cắt lũ PA1-1 PA1-2 PA1-3 PA1-4 Hội Khách 19,08 17,96 18,87 17,45 17,69 Ái Nghĩa 10,90 10,27 10,24 9,97 10,09 Giao Thủy 9,74 8,83 8,81 8,61 8,57 Câu Lâu 5,38 4,72 4,68 4,49 4,39 Cẩm Lệ 3,55 3,18 3,14 2,96 2,66 Hô ̣i An 3,20 2,75 2,73 2,61 2,51 Bảng 4: Hiệu quả giảm mực nƣớc hạ du theo hƣớng tạo dung tích đón lũ trƣớc khi lũ về - Trận lũ tháng 9 năm 2009. Vị trí Hiệu quả giảm mực nƣớc tại các vị trí theo các phƣơng án 26
- Chƣa cắt lũ PA1-1 PA1-2 PA1-3 PA1-4 Hội Khách 0 1,12 1,21 1,63 1,39 Ái Nghĩa 0 0,63 0,66 0,94 0,82 Giao Thủy 0 0,47 0,49 0,91 1,17 Câu Lâu 0 0,66 0,70 0,89 0,99 Cẩm Lệ 0 0,37 0,41 0,59 0,89 Hô ̣i An 0 0,45 0,47 0,60 0,70 5. Kết luận và kiến nghị: Kết luận Từ kết quả nghiên cứu theo giải pháp tăng dung tích đón lũ các hồ chứa dài hơn và thấp hơn so với quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa cho thấy ƣu việt hơn khi chọn thời gian dự báo kéo dài dự báo lũ để tiến hành xả sớm hơn và thấp hơn so với quy trình mô phỏng vừa nâng cao đƣợc hiệu quả cắt lũ hạ du mà vẫn đảm bảo nhiệm vụ phát điện và tích nƣớc đầy hồ vào cuối mùa lũ. Điều này có thể thực hiện do thời gian dự kiến dự báo lũ đƣợc nâng lên 3 ngày so với quy định dự báo 24h của quy trình vận hành liên hồ chứa. Kiến nghị: Đề xuất bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa Với kết luận trên, cùng với khả năng kéo dài thời gian dự kiến của dự báo lũ, dựa vào quy trình vận hành liên hồ chứa đã ban hành, tác giả đề xuất quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Vu Gia-Thu Bồn nhƣ sau: 1. Trong thời gian mùa lũ, khi không có lũ, các hồ chứa đƣợc tích nƣớc đến cao trình lớn hơn mực nƣớc đón lũ đã đƣợc quy định trong quy trình liên hồ chứa đã ban hành. 2. Khi dự báo trong 48h tới xuất hiện lũ, lƣu lƣợng đến các hồ chứa vƣợt các mức quy định trong quy trình liên hồ chứa, nếu mực nƣớc hồ cao hơn mực nƣớc đón lũ, các hồ chứa phải xả nƣớc để đƣa đƣợc mực nƣớc hồ về mực nƣớc đón lũ trƣớc khi xảy ra lũ 24h. 3. Nếu dự báo trong 24h tiếp theo, có lũ xuất hiện với lƣu lƣợng vƣợt mức quy định trong quy trình vận hành, tiếp tục xả nƣớc để đƣa mực nƣớc hồ về cao trình thấp hơn mực nƣớc đón lũ quy định cho đến khi mực nƣớc tại các trạm đo hạ du đạt mức báo đô ̣ng II . Khi mực nƣớc hạ du đạt mức báo đô ̣ng II, lƣu lƣợng xả lũ không đƣợc vƣợt lƣu lƣợng đến hồ. Dung tích đón lũ chỉ đƣợc sử dụng để cắt lũ cho hạ du khi dự báo trong khoảng 12h tới lũ đến các hồ chứa đạt đỉnh. Tài liệu tham khảo [1]. Tô Thúy Nga: Thiết lập mô hình mô phỏng phục vụ vận hành hệ thống hồ chứa trên sông Vu Gia-Thu Bồn thời kỳ mùa lũ. Đăng cùng số của tạp trí số này [2]. Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2010 Về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ chứa A Vƣơng, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa lũ hàng năm. 27
- Phụ lục : Quá trình lưu lượng đến, xả và mực nước hồ Sông A Vương ứng với các phương án xả Quá trình lưu lượng đến, xả và mực nước hồ Đakmi4 ứng với các phương án xả 4000 (từ 1h ngày 25 tháng 9 năm 2009) 385 5000 (từ 1h ngày 25 tháng 9 năm 2009) 260 4500 3500 380 255 Qvao 4000 Qvao 3000 qxa PA1 qxa PA1 250 qxa PA2 375 3500 qxa PA2 qxa PA3 qxa PA3 Lưu lượng (m3/s) Lưu lượng (m3/s) 2500 qxa PA4 qxa PA4 245 3000 Mực nước hồ (m) Mực nước hồ (m) Zh_PA1 370 Zh_PA1 Zh_PA2 Zh_PA2 2000 Zh_PA3 2500 Zh_PA3 240 Zh_PA4 365 Zh_PA4 D 2000 D 1500 235 360 1500 1000 230 1000 500 355 225 500 0 350 0 220 1 10 19 28 37 46 55 64 73 82 91 100 109 118 127 136 145 154 163 172 181 190 199 208 1 10 19 28 37 46 55 64 73 82 91 100 109 118 127 136 145 154 163 172 181 190 199 208 217 Thời đoạn (h) Thời đoạn (h) Quá trình lưu lượng đến, xả và mực nước hồ sông Tranh 2 ứng với các phương án xả (từ 1h ngày 25 tháng 9 năm 2009) Đường quá trình lũ tại Thành Mỹ trước và sau khi cắt lũ. 4500 180 8000 chưa cắt lũ 4000 175 Chưa cắt lũ PA1 7000 PA2 Qvao PA3 3500 qxa PA1 170 PA4 qxa PA2 6000 Đã cắt lũ 3000 qxa PA3 165 Lưu lượng (m3/s) qxa PA4 Lưu lượng (m3/s) Mực nước hồ (m) Zh_PA1 5000 2500 Zh_PA2 160 Zh_PA3 4000 2000 Zh_PA4 155 1500 150 3000 1000 145 2000 500 140 1000 0 135 0 1 10 19 28 37 46 55 64 73 82 91 100 109 118 127 136 145 154 163 172 181 190 199 208 1 10 19 28 37 46 55 64 73 82 91 100 109 118 127 136 145 154 163 172 181 190 199 Thời đoạn (h) Thời gian (h) 208 Đường quá trình lũ tại Nông Sơn trước và sau khi cắt lũ. Đường quá trình lũ tại Nông Sơn trước và sau khi cắt lũ. 10000 10000 chưa cắt lũ chưa cắt lũ Chưa cắt lũ Chưa cắt lũ 9000 PA1 9000 PA1 PA2 PA2 8000 PA3 8000 PA3 Đã cắt lũ Đã cắt lũ PA4 PA4 7000 7000 Lưu lượng (m3/s) Lưu lượng (m3/s) 6000 6000 5000 5000 4000 4000 3000 3000 2000 2000 1000 1000 0 0 1 10 19 28 37 46 55 64 73 82 91 100 109 118 127 136 145 154 163 172 181 190 199 208 1 10 19 28 37 46 55 64 73 82 91 100 109 118 127 136 145 154 163 172 181 190 199 208 Thời gian (h) Thời gian (h) 28
- Lưu lượng (m3/s) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5 10.0 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5 10.0 10.5 11.0 9/26/09 0:00 1 9/26/09 0:00 9/26/09 0:00 9/26/09 6:00 10 9/26/09 6:00 9/26/09 6:00 9/26/09 12:00 19 Mực nước (m) 9/26/09 12:00 9/26/09 12:00 Mực nước (m) 9/26/09 18:00 28 9/26/09 18:00 9/26/09 18:00 9/27/09 0:00 37 9/27/09 0:00 Mực nước (m) 9/27/09 6:00 9/27/09 0:00 Chưa điều tiết Chưa điều tiết 46 9/27/09 6:00 9/27/09 6:00 Chưa điều tiết 9/27/09 12:00 9/27/09 12:00 9/27/09 12:00 9/27/09 18:00 55 9/27/09 18:00 9/27/09 18:00 9/28/09 0:00 64 9/28/09 0:00 9/28/09 0:00 9/28/09 6:00 73 9/28/09 6:00 9/28/09 6:00 PA 2-1 9/28/09 12:00 82 9/28/09 12:00 9/28/09 12:00 PA 1-1 9/28/09 18:00 PA 1-1 91 9/28/09 18:00 9/28/09 18:00 9/29/09 0:00 100 9/29/09 0:00 9/29/09 0:00 9/29/09 6:00 109 9/29/09 6:00 9/29/09 6:00 9/29/09 12:00 PA 2-2 D 118 9/29/09 12:00 9/29/09 12:00 Thời đoạn (h) 9/29/09 18:00 9/29/09 18:00 9/29/09 18:00 9/30/09 0:00 127 PA 1-2 PA 1-2 9/30/09 0:00 9/30/09 0:00 9/30/09 6:00 136 9/30/09 6:00 9/30/09 6:00 (từ 1h ngày 25 tháng 9 năm 2009) 9/30/09 12:00 145 Quá trình mực nước tại Giao Thủy 9/30/09 12:00 9/30/09 12:00 PA 2-3 Quá trình mực nước tại Ái Nghĩa Quá trình mực nước tại Hội An 9/30/09 18:00 154 9/30/09 18:00 9/30/09 18:00 10/1/09 0:00 163 10/1/09 0:00 10/1/09 0:00 10/1/09 6:00 10/1/09 6:00 172 10/1/09 6:00 PA 1-3 PA 1-3 10/1/09 12:00 10/1/09 12:00 181 10/1/09 12:00 PA 2-4 10/1/09 18:00 10/1/09 18:00 190 10/1/09 18:00 10/2/09 0:00 10/2/09 0:00 10/2/09 0:00 Qvao 10/2/09 6:00 199 Quá trình lưu lượng đến, xả và mực nước hồ Sông Bung 4 ứng với các phương án xả 10/2/09 6:00 Zh_PA4 Zh_PA3 Zh_PA2 Zh_PA1 qxa PA4 qxa PA3 qxa PA2 qxa PA1 10/2/09 6:00 10/2/09 12:00 208 10/2/09 12:00 10/2/09 12:00 PA 1-4 PA 1-4 10/2/09 18:00 10/2/09 18:00 10/2/09 18:00 PA 2-5 Thời gian Thời gian Thời gian 180 185 190 195 200 205 210 215 220 225 230 10/3/09 0:00 10/3/09 0:00 10/3/09 0:00 Mực nước hồ (m) 29 Lưu lượng (m3/s) Lưu lượng (m3/s) Lưu lượng (m3/s) 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 9/26/09 0:00 1 1 10 9/26/09 6:00 10 10 9/26/09 12:00 19 19 19 9/26/09 18:00 28 28 28 Mực nước (m) 9/27/09 0:00 37 37 37 9/27/09 6:00 46 46 Chưa điều tiết 9/27/09 12:00 46 55 9/27/09 18:00 55 55 64 9/28/09 0:00 64 64 73 9/28/09 6:00 73 73 9/28/09 12:00 82 82 82 9/28/09 18:00 91 PA 1-1 91 91 9/29/09 0:00 100 100 100 9/29/09 6:00 109 109 109 9/29/09 12:00 D 118 118 118 Thời đoạn (h) 9/29/09 18:00 127 Thời gian (h) 9/30/09 0:00 127 127 PA 1-2 Thời gian (h) 136 136 136 9/30/09 6:00 Chưa cắt lũ 145 (từ 1h ngày 25 tháng 9 năm 2009) 9/30/09 12:00 145 145 Đã cắt lũ Chưa cắt lũ Quá trình mực nước tại Câu Lâu 9/30/09 18:00 154 154 154 Đã cắt lũ 10/1/09 0:00 163 163 163 Đường quá trình lũ tại Hội Khách trước và sau khi cắt lũ. 10/1/09 6:00 172 172 172 PA 1-3 10/1/09 12:00 181 181 181 10/1/09 18:00 PA4 PA3 PA2 PA1 PA4 PA3 PA2 PA1 190 190 190 Đường quá trình lũ tại hợp lưu Sông Bung và A Vương trước và sau khi cắt lũ. 10/2/09 0:00 Qvao chưa cắt lũ 199 199 199 chưa cắt lũ 10/2/09 6:00 Quá trình lưu lượng đến, xả và mực nước hồ Sông Bung 2 ứng với các phương án xả Zh_PA4 Zh_PA3 Zh_PA2 Zh_PA1 qxa PA4 qxa PA3 qxa PA2 qxa PA1 208 208 208 10/2/09 12:00 PA 1-4 10/2/09 18:00 Thời gian 560 565 570 575 580 585 590 595 600 605 610 10/3/09 0:00 Mực nước hồ (m)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phản ánh của suy luận ngoại suy và quy nạp qua thao tác kéo rê trong môi trường hình học động
8 p | 88 | 7
-
Nghiên cứu phương pháp ước tính thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra đối với các công trình thủy lợi
5 p | 136 | 5
-
Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất
6 p | 90 | 5
-
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và đề xuất giải pháp thích ứng
7 p | 91 | 4
-
Ứng dụng phương pháp phân tích tiến trình cấp bậc (AHP) đề xuất tiêu chí và quy trình đánh giá doanh nghiệp thân thiện với môi trường tại Việt Nam
4 p | 9 | 4
-
Đề xuất phân vùng môi trường phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế
21 p | 6 | 3
-
Đánh giá và đề xuất các khu vực ven bờ có hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên cần bảo vệ tại tỉnh Bình Thuận
9 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu đề xuất quy hoạch hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu cho khu vực cảng biển Hải Phòng để đáp ứng các yêu cầu của Công ước MARPOL 73/78
17 p | 62 | 3
-
Đánh giá tác động lũ và nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du sông Kon - Hà Thanh
5 p | 33 | 3
-
Đề xuất một số quy định về quản lý, sử dụng đất bảo tồn đa dạng sinh học và bước đầu thử nghiệm lồng ghép đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
5 p | 48 | 2
-
Nghiên cứu đề xuất khung quy chuẩn kỹ thuật dữ liệu sản phẩm ảnh viễn thám
7 p | 34 | 2
-
Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng giảm đau của ω-Conotoxin Mviia ở dạng Protein dung hợp với Thioredoxin
5 p | 50 | 2
-
Nghiên cứu đề xuất quy hoạch tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
9 p | 9 | 2
-
Đề xuất quy trình phân loại ảnh vệ tinh dựa trên giải pháp nâng cao độ chính xác của công tác phân loại ảnh khu vực có lớp phủ hỗn hợp
9 p | 16 | 1
-
Hoạt động chiếm lĩnh tri thức cho học sinh trong quá trình dạy học toán - một nghiên cứu lí thuyết
15 p | 121 | 1
-
Nghiên cứu, đánh giá khả năng ngập lụt vùng cửa sông ven biển tỉnh Quảng Ngãi do siêu bão
4 p | 71 | 1
-
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nanocomposite trên cơ sở porphyrin và đặc tính điện hóa cho sản xuất nhiên liệu xanh
6 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn