Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Kĩ thuật – Công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐỘ CHÍNH XÁC TÁI TẠO NGƯỢC<br />
KHI SỬ DỤNG TRUNG TÂM GIA CÔNG VMC-85S<br />
Nguyễn Đăng Hòe - Trương Thị Thu Hương - Nguyễn Tuấn Hưng (Trường ĐH Kĩ thuật công nghiệp – ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, các sản phẩm cơ<br />
khí ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, độ chính xác gia công, mức độ tự<br />
động hóa, đặc biệt là sự phong phú về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Theo số liệu điều tra của Sở<br />
Công nghiệp Hà Nội, Công ty Song Long hàng năm cần trên 400 loại khuôn mẫu; Công ty Kim<br />
khí Thăng Long trong giai đoạn 2006 - 2010 cần tới 6500 bộ khuôn dập; Công ty Điện cơ Thống<br />
Nhất cần 100 bộ khuôn đúc áp lực, 300 bộ khuôn nhựa, 350 bộ khuôn dập; Công ty Xích líp<br />
Đông Anh cần tới 3000 bộ khuôn dập… Như vậy, nhu cầu của thị trường về khuôn mẫu ngày<br />
càng tăng. Ngoài ra, đa số các sản phẩm khuôn mẫu đều có yêu cầu cao về mặt công nghệ, kĩ<br />
thuật và khả năng tái tạo ngược sản phẩm để sản xuất các linh kiện có độ chính xác cao, trong<br />
khi năng lực sản xuất hiện tại của các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần<br />
nhỏ nhu cầu khuôn mẫu của thị trường.<br />
Với những lí do trên, việc nghiên cứu đánh giá độ chính xác tái tạo ngược nhằm phục vụ<br />
thiết kế các bộ khuôn mẫu có độ chính xác cao là rất quan trọng. Bài báo này gồm hai phần<br />
chính: Phần 1 nêu ứng dụng máy đo 3 chiều CMM - C544, các phần mềm CAD/CAM và trung<br />
tâm gia công VMC-85S vào kĩ thuật tái tạo ngược chi tiết càng để chân xe máy Future Neo của<br />
hãng Honda; Phần 2 phân tích và đánh giá độ chính xác tái tạo ngược nhằm dự báo sai số trong<br />
kĩ thuật ngược trên máy đo 3 chiều CMM - C544.<br />
<br />
Hình 1. Sản phẩm tái tạo ngược<br />
<br />
2. Kĩ thuật tái tạo ngược chi tiết càng để chân xe máy Future Neo của hãng Honda<br />
2.1. Đặc tính kĩ thuật cơ bản của sản phẩm<br />
- Kích thước bao: X: 369.350; Y: 196.071; Z: 71.519.<br />
- Vật liệu: Nhôm hợp kim.<br />
- Phương pháp chế tạo: Đúc áp lực trên máy ≥ 250 tấn.<br />
2.2. Xây dựng mô hình bề mặt sản phẳng bằng máy đo tọa độ CMM - C544<br />
Sử dụng máy đo tọa độ CMM C544 để quét bề mặt chi tiết. Toàn bộ phần bề mặt quét<br />
được hiển thị ở dạng đám mây điểm.<br />
* Xây dựng lưới tam giác từ đám mây điểm<br />
Nối các điểm cạnh nhau để tạo thành các hình tam giác. Mật độ đám mây điểm được lựa<br />
chọn phụ thuộc mức độ chính xác của sản phẩm (Hình 2).<br />
<br />
1<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Kĩ thuật – Công nghệ<br />
<br />
Hình 2. Xây dựng lưới tam giác<br />
<br />
* Đơn giản hóa lưới tam giác<br />
Lưới tam giác được đơn giản hóa bằng cách giảm số lượng tam giác không cần thiết và<br />
tối ưu hóa vị trí các đỉnh. Sau đó, nối các cạnh của mỗi tam giác trong lưới sao cho các điểm<br />
hình học không thay đổi.<br />
* Chia nhỏ lưới<br />
Chia nhỏ lưới đã được đơn giản hóa để tạo bề mặt trơn theo ý muốn. Để tăng độ chính<br />
xác thì chia các ô lưới càng vuông càng tốt. Sau đó chuyển thành file CAD với các định dạng<br />
hoặc IGES, hoặc DXF, STL…<br />
2.3. Các mô hình hình học<br />
Sau khi chuyển thành các file định dạng thích hợp chúng ta sẽ có mô hình CAD từ dữ<br />
liệu quét, ở một trong những dạng sau:<br />
- Mô hình hình học;<br />
- Mô hình lưới (Hình 4);<br />
- Mô hình bề mặt (Hình 5);<br />
<br />
Hình 3. Mô hình Lưới<br />
<br />
Hình 4. Mô hình bề mặt<br />
<br />
2.4. Chỉnh sửa dữ liệu quét hình<br />
Dữ liệu quét thường không hoàn hảo, vì vậy, cần chỉnh sửa dữ liệu quét được nhờ các<br />
phần mềm chuyên dụng (Geomagic, Rapidform, Catia, Pro/ Engineer, Solidedge, Inventor).<br />
2.5. Gia công sản phẩm bằng máy VMC 85S<br />
- Tạo bề mặt gia công từ bề mặt của sản phẩm;<br />
- Lập trình và mô phỏng quá trình gia công;<br />
- Truyền chương trình sang máy gia công VMC 85S qua cổng RS232 bằng phần mềm DNC.<br />
<br />
Hình 5. Sản phẩm gia công<br />
<br />
3. Phân tích và đánh giá độ chính xác tái tạo ngược<br />
3.1. Phân tích sai số<br />
<br />
2<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Kĩ thuật – Công nghệ<br />
<br />
Trong quá trình thiết kế và xây dựng, bề mặt từ dữ liệu đo là đám mây điểm thì các sai số<br />
tích lũy gồm:<br />
- Sai số do xây dựng lưới tam giác từ các đám mây điểm: Khi xây dựng lưới tam giác, do<br />
phải đơn giản hóa các điểm và xóa đi các điểm không cần thiết, mặt khác, ở những vùng khác<br />
nhau (vùng phẳng, gấp khúc, lồi lõm, giao nhau…) thì mật độ tam giác cũng khác nhau. Do đó<br />
đây chính là một nguyên nhân gây ra sai số.<br />
- Sai số do khi đơn giản hóa lưới tam giác: Khi đơn giản hóa lưới tam giác cần giảm số<br />
lượng tam giác không cần thiết và tối ưu hóa vị trí các đỉnh, tại những mặt cong hoặc những chỗ<br />
lồi lõm phức tạp thì các biên dạng của lưới liền kề được nối trực tiếp với nhau bởi đường thẳng<br />
hoặc Spline do đó cũng gây ra sai số.<br />
- Sai số do chia nhỏ ô lưới: Chia nhỏ lưới đã được đơn giản hóa để tạo bề mặt trơn theo ý<br />
muốn. Tùy mức độ trơn cần thiết, chia mật độ ô lưới khác nhau, mặt phẳng có thể chia các ô lưới<br />
to hơn so với những chỗ lồi lõm và những phần giao nhau. Khi chia nhỏ lưới, tùy theo trình độ và<br />
tư duy thiết kế của từng người, các khoảng lưới được chia khác nhau, do đó sai số khác nhau.<br />
- Sai số do xây dựng bề mặt: Quá trình xây dựng bề mặt từ các ô lưới tam giác, các bề<br />
mặt tạo thành đôi khi không trơn và không đồng nhất với nhau. Vì vậy, người thiết kế phải cắt<br />
xén phần bề mặt không phù hợp và tạo các bề mặt mới, bề mặt được tạo sẽ trơn và đẹp hơn. Tuy<br />
nhiên, khi vẽ các đường mới, do không còn đám mây điểm để cố định, chúng được nối với nhau<br />
bởi đường Spline. Vì vậy, đây cũng là nguyên nhân gây ra sai số tạo hình bề mặt.<br />
3.2. Đánh giá độ chính xác về hình dáng hình học và vị trí tương quan<br />
Sau khi hoàn chỉnh mô hình, chế tạo và đo kiểm, kết quả được thể hiện ở bảng 2.2:<br />
Bảng 2.2. Sai số tái tạo ngược<br />
STT<br />
L1<br />
L2<br />
L3<br />
L4<br />
L5<br />
L6<br />
L7<br />
L8<br />
RL9<br />
RL10<br />
RL11<br />
RL12<br />
RL13<br />
RL14<br />
RL11<br />
<br />
Sản phẩm gốc<br />
184.673<br />
54.066<br />
28.75<br />
20.134<br />
28.75<br />
13.598<br />
19.58<br />
8.25<br />
23.581<br />
10.545<br />
19.967<br />
75.016<br />
6.518<br />
10<br />
19.967<br />
<br />
Sản phẩm tái tạo ngược<br />
184.619<br />
54.019<br />
28.83<br />
20.102<br />
28.78<br />
13.658<br />
19.69<br />
8.33<br />
23.378<br />
10.395<br />
20.099<br />
75.147<br />
6.671<br />
9.897<br />
20.099<br />
<br />
Sai số tuyệt đối<br />
0.054<br />
0.047<br />
-0.08<br />
0.032<br />
-0.03<br />
-0.06<br />
-0.011<br />
-0.08<br />
0.203<br />
0.15<br />
-0.132<br />
-0.131<br />
-0.153<br />
0.103<br />
-0.132<br />
<br />
3.3. Dự báo kĩ thuật về độ chính xác tái tạo ngược trên máy đo 3 chiều CMM<br />
Kĩ thuật tái tạo ngược trên các máy đo CMM cho độ chính xác và độ tin cậy cao. Tuy<br />
nhiên, nó phụ thuộc nhiều vào công nghệ đo và trình độ người thiết kế. Với sản phẩm yêu cầu độ<br />
chính xác cao, cần chọn dải đo nhỏ (khoảng 0.05 - 0.25mm), sử dụng các phần mềm đủ mạnh và<br />
chuyên dùng khi xây dựng bề mặt để tối ưu được tọa độ các điểm và tạo lưới có bề mặt trơn mà<br />
không ảnh hưởng đến độ chính xác tạo hình sản phẩm.<br />
<br />
3<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Kĩ thuật – Công nghệ<br />
<br />
Ngoài ra, khi tái tạo ngược sản phẩm có độ chính xác cao, cần xét đến nhiều nguyên nhân<br />
gây ra sai số gia công như: ảnh hưởng của hệ thống công nghệ, nhiệt cắt, lực cắt, rung động, mòn<br />
dụng cụ... từ đó xác định sai số tổng hợp và đưa ra phương án bù sai số khi chế tạo và gia công sản<br />
phẩm. Phần bù sai số chế tạo sẽ được nhóm tác giả trình bày trong bài báo tiếp theo.<br />
4. Kết luận<br />
Kết quả nghiên cứu ứng dụng các phần mềm CAD/CAM để xử lí dữ liệu đo 3 chiều trên máy<br />
CMM, xây dựng mô hình bề mặt, thiết kế chương trình gia công các chi tiết có hình dáng hình học<br />
phức tạp. Từ đó, đánh giá độ chính xác tái tạo ngược khi sử dụng trung tâm gia công VMC 85S đã<br />
tạo cơ sở để nghiên cứu nâng cao độ chính xác thiết kế - chế tạo khuôn mẫu.<br />
Định hướng nghiên cứu tiếp theo là: Nghiên cứu nâng cao độ chính xác chế tạo khuôn mẫu<br />
trên cơ sở kĩ thuật ngược bằng phương pháp bù sai số<br />
Tóm tắt<br />
Ngày nay, nhu cầu về thiết kế sản phẩm mới, tạo dáng công nghiệp và thiết kế lại từ các<br />
sản phẩm đã có cũng như nhu cầu về sản xuất, chế tạo khuôn mẫu có độ chính xác và độ phức<br />
tạp cao là rất lớn. Điều này có thể thực hiện được nhờ áp dụng công nghệ CAD/CAM/CNC và kĩ<br />
thuật tái tạo ngược. Tuy nhiên, quá trình sản xuất thường không hoàn hảo và gây sai số. Bài báo<br />
này trình bày nghiên cứu đánh giá độ chính xác tái tạo ngược khi sử dụng trung tâm gia công<br />
VMC 85S để tìm biện pháp bù sai số gia công và sai số thiết kế ngược nhằm nâng cao độ chính<br />
xác chi tiết gia công.<br />
Summary<br />
A study on reverse engineering accuracy evaluation by using machining center VMC - 85S<br />
Nowadays, requirements about new product design, copy sample and model redesign as<br />
well as requirements about prodution, manufacture pattern with high accuracy and complexity are<br />
very significant. They can be implemented by CAD/CAM/CNC technology and Reverse<br />
Engineering. However, manufacturing processes are not always perfect and cause errors. This<br />
article presents studies on reverse engineering accuracy evaluation when using machining center<br />
VMC - 85S to compensate machining error and reverse design error to enhance the accuracy of<br />
machined parts.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Trần Văn Địch (2000), Công nghệ gia công trên máy CNC, NXB KHKT;<br />
[2]. Nguyễn Đăng Hòe, Giáo trình công nghệ tạo mẫu nhanh - Trường ĐH KTCN-ĐHTN;<br />
[3]. Đặng Văn Nghìn (2004), Báo cáo tổng kết KHKT đề tài: Nghiên cứu công nghệ tạo mẫu<br />
nhanh để gia công các chi tiết có bề mặt phức tạp. TP Hồ Chí Minh, 6/2004.<br />
[4]. Mechanical Design Solutions. Catia V5R16.<br />
[5]. Heidelberg (1991), Advanced Modelling for CAD/CAM System.<br />
[6]. Reverse Engineering.<br />
<br />
4<br />
<br />