Tạp chí KHLN 1/2015 (3727-3736)<br />
©: Viện KHLNVN - VAFS<br />
ISSN: 1859 - 0373<br />
<br />
Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ KINH TẾ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG<br />
KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, TỈNH LONG AN<br />
Ngô Văn Ngọc1, Trần Thanh Cao1, Huỳnh Văn Lâm2<br />
1<br />
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ<br />
2<br />
BQL Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Từ khóa: Giá trị kinh tế,<br />
môi trường rừng, khu bảo<br />
tồn Láng Sen<br />
<br />
Nghiên cứu "Giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng Khu bảo tồn Đất ngập<br />
nước Láng Sen, tỉnh Long An” đã được thực hiện trong thời gian từ tháng<br />
02 đến tháng 06 năm 2011. Mục tiêu nghiên cứu nhằm lượng hóa một số<br />
giá trị dịch vụ môi trường rừng của Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.<br />
Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này gồm: phương pháp điều tra<br />
phỏng vấn, phương pháp chi phí du hành cá nhân (Individual Travel Cost<br />
Method) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Value Method).<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị lưu giữ, hấp thụ các bon trên mặt đất<br />
hàng năm của khu rừng tràm này là 1.256.221.559 đồng; giá trị cảnh quan<br />
giải trí ước tính là 478.285.000 đồng và giá trị tồn tại là 109.956.000 đồng.<br />
Tổng các giá trị kinh tế dịch vụ môi trường hàng năm của hệ sinh thái Khu<br />
bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ước tính là 1.844.462.559 đồng.<br />
Economic value of environmental services of the forest in Lang Sen<br />
wetland Reserve, Long An province<br />
<br />
Keyword: Economic<br />
value, environmental<br />
forest, Lang Sen<br />
conservation<br />
<br />
The study "The economic value of forest environmental services in Lang<br />
Sen wetland Reserve, Long An Province" was performed during the period<br />
from February to June 2011. The methods used in this study include:<br />
method of interviews investigation; Individual Travel Cost Method (ITCM)<br />
and Contingent Value Method (CVM). The results of this study indicated<br />
that, the value of carbon storage above-ground for melaleuca forests was<br />
1.256.221.559 VND per year. The value of landscape was 478,285,000<br />
VND per year and the existence value was 109,956,000 VND per year. The<br />
economic values of environmental services of the forest in the Lang Sen<br />
wetland Reserve was estimated about 1.844.462.559 VND per year.<br />
<br />
3727<br />
<br />
Tạp chí KHLN 2015<br />
<br />
Ngô Văn Ngọc et al., 2015(1)<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Phương pháp điều tra phỏng vấn:<br />
<br />
Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen thuộc<br />
huyện Tân Hưng, tỉnh Long An có tổng diện<br />
tích rừng và đất rừng là 2.156ha. Trong đó hệ<br />
sinh thái rừng tràm chiếm 57%, lung bào đầm<br />
sen chiếm 11%, đồng cỏ ngập nước chiếm<br />
29%. Đây là một trong những khu vực còn sót<br />
lại đại diện cho hệ sinh thái rừng ngập nước<br />
Đồng Tháp Mười, với nhiều hệ động thực vật<br />
đa dạng và phong phú, đặt biệt là hệ sinh thái<br />
rừng tràm. Theo kết quả điều tra khảo sát cho<br />
thấy có sự hiện diện 156 loài thực vật thuộc 60<br />
họ; 149 loài động vật có xương sống thuộc 46<br />
họ, trong đó có 13 loài nằm trong Sách Đỏ<br />
Việt Nam (Lê Phát Quới, 2006).<br />
<br />
- Điều tra lâm phần: Áp dụng phương pháp<br />
chọn mẫu điển hình, dung lượng mẫu 2% tổng<br />
thể. Chọn ô đo đếm mang tính đại diện điển<br />
hình cho lâm phần, mỗi ô tiêu chuẩn có diện<br />
tích 200m2, tổng số ô đo đếm là 122 ô tiêu<br />
chuẩn. Các chỉ tiêu thu thập gồm: cấp tuổi<br />
rừng, đường kính (D1,3 cm) và mật độ (N/ha)<br />
cây hiện có.<br />
<br />
Các nghiên cứu đánh giá “Giá trị kinh tế của<br />
một hệ sinh thái tài nguyên rừng” trong những<br />
năm gần đây đã được các nhà nghiên cứu lâm<br />
nghiệp thực sự quan tâm. Ngoài việc xác định<br />
giá trị tài sản của khu rừng thì việc xác định<br />
các giá trị gián tiếp hay giá trị chưa sử dụng<br />
của rừng, giúp cho các nhà quản lí có cơ sở<br />
xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi<br />
trường, lập kế hoạch đầu tư thông qua việc<br />
quyết định sử dụng các nguồn tài nguyên rừng<br />
theo xu hướng phát triển bền vững. Bài viết<br />
này tóm tắt kết quả định giá một số giá trị kinh<br />
tế dịch vụ môi trường bao gồm: giá trị cảnh<br />
quan, giá trị tồn tại và giá trị hấp thụ các bon<br />
trên mặt đất của hệ sinh thái Khu bảo tồn đất<br />
ngập nước Láng Sen.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
<br />
- Xây dựng mẫu câu hỏi phỏng vấn, dùng<br />
phương pháp chọn mẫu phỏng vấn theo nhóm<br />
đối tượng bao gồm: cán bộ trong ngành lâm<br />
nghiệp và công nhân viên chức sống và làm<br />
việc trong tỉnh 30 phiếu; khách tham quan du<br />
lịch 60 phiếu và các hộ dân sinh sống quanh<br />
khu bảo tồn 30 phiếu.<br />
- Phương pháp tính toán<br />
Phương pháp tính giá trị cảnh quan<br />
Sử dụng phương pháp chi phí du hành cá nhân<br />
IDCM (Individual Travel Cost Method) bằng<br />
cách thiết lập phiếu phỏng vấn khách thăm<br />
quan xem họ từ đâu tới, các chi phí phải trả<br />
cho một chuyến ghé thăm hoặc chi phí phải trả<br />
một phần của chuyến tham quan khi đến Láng<br />
Sen (giành cho những khách tham quan nhiều<br />
nơi). Xây dựng hàm chi phí du hành của họ và<br />
liên hệ đến số lần tham quan trong một năm.<br />
Xây dựng đường cầu điển hình, thể hiện quan<br />
hệ giữa chi phí cho một lần tham quan và số<br />
lần tham quan.<br />
Hàm chi phí du hành cá nhân liên quan đến số<br />
lần tham quan hàng năm và chi phí cho một<br />
chuyến đi được xác định bởi công thức sau:<br />
Vi = f (TCI, Si)<br />
<br />
Hệ sinh thái rừng Khu bảo tồn đất ngập nước<br />
Láng Sen, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.<br />
<br />
Trong đó: Vi: là số lần viếng thăm của cá nhân<br />
trong một năm.<br />
<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
TCI: là tổng chi phí cho một chuyến đi của<br />
một cá nhân.<br />
<br />
- Phương pháp thu thập số liệu<br />
Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu và kế<br />
thừa các nghiên cứu có liên quan.<br />
3728<br />
<br />
Si: là các biến kinh tế xã hội của khách đến<br />
tham quan Khu bảo tồn đất ngập nước Láng<br />
Sen như: thu nhập, tuổi tác, giới tính, nghề<br />
nghiệp và mức độ giáo dục...<br />
<br />
Ngô Văn Ngọc et al., 2015(1)<br />
<br />
Tạp chí KHLN 2015<br />
<br />
Bảng 1. Mô tả giải thích các biến<br />
Biến<br />
SLTQN<br />
<br />
Giải thích biến<br />
<br />
Mô tả<br />
<br />
Số lần thăm quan trong năm<br />
<br />
Hàm Linear<br />
<br />
CF<br />
<br />
Chi phí cho chuyến đi<br />
<br />
Chi phí trọn gói (đồng)<br />
<br />
TN<br />
<br />
Thu Nhập<br />
<br />
Thu nhập trung bình/tháng (đồng)<br />
<br />
TUOI<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Tuổi khách tham quan (năm)<br />
<br />
TĐHV<br />
<br />
Trình độ học vấn<br />
<br />
Số năm đi học (năm)<br />
<br />
SNK<br />
<br />
Số nhân khẩu<br />
<br />
Số người trong gia đình (người)<br />
<br />
NNG<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Cán bộ viên chức, nhân viên=1; khác=0<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Nam=1; Nữ=0<br />
<br />
GT<br />
<br />
Thặng dư tiêu dùng của mỗi cá nhân, được<br />
ước lượng bằng phép tính phần nằm dưới<br />
đường cầu và phía trên của đường giá phải trả<br />
trung bình cho một chuyến thăm quan.<br />
CSi <br />
<br />
1<br />
(TCFMAX TCFT B) / khách<br />
2<br />
<br />
Thặng dư tiêu dùng (consumer surplus) của<br />
giá trị cảnh quan được tính như sau:<br />
CS = CSi ∑ khách viếng thăm/năm<br />
Giá phải trả (payment price) của khách viếng<br />
thăm Láng Sen năm 2010 được tính:<br />
PP = Chi phí trung bình/lần ∑ khách viếng<br />
thăm/năm<br />
Giá trị cảnh quan giải trí = Thặng dư tiêu dùng<br />
(CS) + Giá phải trả (PP)<br />
<br />
Phương pháp tính giá trị tồn tại<br />
Dùng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM<br />
(Contingent Valuation Method). Sử dụng bảng<br />
câu hỏi phỏng vấn công chúng về mức sẵn lòng<br />
đóng góp để bảo tồn hàng năm cho 1ha rừng ở<br />
khu bảo tồn Láng Sen hiện nay là bao nhiêu.<br />
Xây dựng mô hình ước lượng xác suất trả lời<br />
(yes or no).<br />
Mô hình dùng để ước lượng về mức sẵn lòng<br />
đóng góp là mô hình Logit có dạng như sau:<br />
Prob (Yes) <br />
Log <br />
α 0 β1 P β 2 Q β i Si<br />
1 Prob (Yes) <br />
<br />
(Với P: Biến giá, Q: Biến chất lượng môi<br />
trường, hoặc tài nguyên; S: Các biến kinh tế<br />
xã hội).<br />
<br />
Bảng 2. Mô tả giải thích các biến hàm Logit<br />
Biến<br />
Y<br />
<br />
Giải thích biến<br />
<br />
Mô tả<br />
<br />
Biến phụ thuộc<br />
<br />
Hàm Logit (có=1; không=0)<br />
<br />
GIA<br />
<br />
Giá đề xuất<br />
<br />
Đơn vị tính (ngàn đồng)<br />
<br />
TN<br />
<br />
Thu nhập<br />
<br />
Thu nhập hộ gia đình/năm (ngàn đồng)<br />
<br />
TUOI<br />
<br />
Tuổi người phỏng vấn<br />
<br />
Đơn vị tính (năm)<br />
<br />
TGCT<br />
<br />
Thời gian cư trú<br />
<br />
Thời gian sống ở trong KBT (năm)<br />
<br />
TĐHV<br />
<br />
Trình độ học vấn<br />
<br />
Số năm đi học (năm)<br />
<br />
SNK<br />
<br />
Số nhân khẩu<br />
<br />
Số người trong gia đình (người)<br />
<br />
NNG<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Cán bộ viên chức, nhân viên=1; khác=0;<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Nam= 1; Nữ = 0;<br />
<br />
GT<br />
<br />
Mức sẵn lòng đóng góp cho việc bảo tồn hàng<br />
năm của 1ha rừng hiện tại ở Láng Sen trung<br />
bình được tính bởi công thức:<br />
<br />
Mean WTP <br />
<br />
α<br />
β1<br />
<br />
Trong đó: α = β 0 + β i x (i = 2...7)<br />
<br />
3729<br />
<br />
Tạp chí KHLN 2015<br />
<br />
Ngô Văn Ngọc et al., 2015(1)<br />
<br />
β 1 = Hệ số (giá đề xuất)<br />
<br />
Phương pháp tính giá trị hấp thụ CO2 cho<br />
rừng tràm trên mặt đất<br />
<br />
đồng). Đây là giá đối với các tính chỉ các bon<br />
mang tính tạm thời (tCER).<br />
- Phương pháp xử lý số liệu<br />
<br />
Xác định mức hấp thụ CO2 của các bộ phận<br />
trên mặt đất gồm: thân, cành, lá của một cây cá<br />
thể theo từng cấp đường kính và tổng lượng<br />
CO2 hấp thụ của 1ha rừng. (kế thừa bảng tra<br />
sinh khối khô và dự trữ các bon trong các bộ<br />
phận trên mặt đất của một cây tràm theo D1,3<br />
cả vỏ (Phạm Xuân Quý, 2009)).<br />
<br />
Các số liệu được tính toán trên phần mềm<br />
Microsoft Excel 2007 và phần mềm phân tích<br />
kinh tế lượng Eviews 3.0.<br />
<br />
CO2 (tấn) ha = N/1.000 (CO2<br />
+ CO2 lá) kg<br />
<br />
Du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển, ở<br />
một số khu vực du lịch sinh thái thu hút một<br />
lượng lớn khách tham quan nên giá trị kinh tế<br />
tính trên mỗi hécta rất cao. Đối với Khu bảo tồn<br />
Láng Sen hình thức du lịch sinh thái chưa được<br />
phát triển do đây là khu vực bảo tồn và là vùng<br />
giáp biên giới, nên việc cho khách vào tham<br />
quan còn bị giới hạn và phải được chấp thuận<br />
của cơ quan chủ quản, những người đến nơi<br />
đây phần lớn là cán bộ viên chức, nhân viên,<br />
giáo viên, học sinh, sinh viên và các nhà khoa<br />
học đến tham quan học tập và nghiên cứu.<br />
<br />
thân<br />
<br />
+ CO2<br />
<br />
cành<br />
<br />
N: Mật độ trung bình/ha.<br />
Hàng năm vật rụng trong rừng như: thân cây<br />
chết, cành, lá cây rụng xuống cây chết bị phân<br />
giải tạo ra nguồn các bon dự trữ trong đất,<br />
lượng phát thải ra không khí ước tính khoảng<br />
1000kg/ha, tương đương với 3,67 tấn CO2/ha<br />
(Hà Chu Chử, 2006).<br />
CO2 (tấn)/năm/ha = CO2 (tấn) ha/cấp tuổi 3,67 tấn.<br />
Giá tính trung bình cho 1 tấn CO2 do tổ chức<br />
ngân hàng thế giới (WB) mua là 3 USD (tỉ giá<br />
thời điểm thực hiện USD/VNĐ tại Ngân hàng<br />
thương mại cổ phần Việt Nam là 20.630<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
3.1. Giá trị cảnh quan<br />
<br />
Kết quả phỏng vấn khách tham quan đã được<br />
thực hiện tại Khu bảo tồn Láng Sen, các biến về<br />
kinh tế xã hội của khách đến tham quan được<br />
chỉ ra trong bảng 3.<br />
<br />
Bảng 3. Thống kê các biến kinh tế xã hội của khách tham quan<br />
Đặc tính<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Sai tiêu chuẩn<br />
<br />
Thấp nhất<br />
<br />
Cao nhất<br />
<br />
Số lần thăm quan/năm<br />
<br />
2,3<br />
<br />
1,02<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
Thu nhập trung bình (đ)<br />
<br />
2.364.368<br />
<br />
717.709<br />
<br />
1.000.000<br />
<br />
5.000.000<br />
<br />
Tổng chi phí (đ)<br />
<br />
377.174<br />
<br />
141.010<br />
<br />
150.000<br />
<br />
750.000<br />
<br />
Số nhân khẩu (người)<br />
<br />
4,15<br />
<br />
1,15<br />
<br />
2<br />
<br />
7<br />
<br />
Trình độ học vấn (năm)<br />
<br />
10,3<br />
<br />
1,49<br />
<br />
7<br />
<br />
12<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
36,9<br />
<br />
10,9<br />
<br />
21<br />
<br />
56<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
(CB viên chức=1; khác=0<br />
Giới tính<br />
(Nam=1; nữ=0)<br />
Số mẫu quan sát<br />
<br />
0,70<br />
<br />
1<br />
<br />
0,61<br />
0,49<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
61<br />
<br />
Kết quả thống kê các mẫu phỏng vấn có 73% là<br />
cán bộ viên chức, giáo viên và sinh viên. Phát<br />
biểu ý thích của khách khi đến tham quan Láng<br />
Sen có 47% cho rằng thích vẻ đẹp cảnh quan và<br />
38% thích tính đa dạng sinh học.<br />
3730<br />
<br />
0,46<br />
<br />
0<br />
<br />
Mô hình hồi quy ước lượng số lần tham quan<br />
trong năm với chi phí tham quan và các biến<br />
kinh tế xã hội của khách viếng thăm, kết quả<br />
mô hình ước lượng hồi quy được chỉ ra trong<br />
bảng 4.<br />
<br />
Ngô Văn Ngọc et al., 2015(1)<br />
<br />
Tạp chí KHLN 2015<br />
<br />
Bảng 4. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy số lần tham quan<br />
Biến<br />
<br />
Hệ số<br />
<br />
t-Statistic<br />
<br />
Prob.<br />
<br />
CF<br />
<br />
0.001532<br />
<br />
2.141.013<br />
<br />
0.0387<br />
<br />
TN<br />
<br />
0.000391<br />
<br />
2.600.509<br />
<br />
0.0132<br />
<br />
TUOI<br />
<br />
0.017181<br />
<br />
2.045.692<br />
<br />
0.0478<br />
<br />
TĐHV<br />
<br />
0.397866<br />
<br />
5.769.239<br />
<br />
0.0000<br />
<br />
NK<br />
<br />
0.042602<br />
<br />
0.511298<br />
<br />
0.6121<br />
<br />
NNG<br />
<br />
-0.326714<br />
<br />
-1.764.853<br />
<br />
0.0856<br />
<br />
GT<br />
<br />
-0.167007<br />
<br />
-1.015.669<br />
<br />
0.3162<br />
<br />
C<br />
<br />
-3719588<br />
<br />
-4.966.142<br />
<br />
0.0000<br />
<br />
Số quan sát<br />
<br />
61<br />
<br />
R - Squared<br />
<br />
0,77<br />
<br />
Qua bảng 4 cho thấy mô hình ước lượng với<br />
các biến độc lập thì các biến: chi phí, thu nhập,<br />
tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp đều có ý<br />
nghĩa về mặt thống kê. Đặc biệt là biến thu<br />
nhập, tuổi và trình độ học vấn có ý nghĩa cao<br />
95% điều này cũng lý giải rằng những khách<br />
tham quan có thu nhập cao, thời gian đi học<br />
càng nhiều thì có cơ hội thăm viếng sẽ nhiều<br />
hơn. Trong khi đó, giới tính và nhân khẩu<br />
trong mô hình thì không có ý nghĩa về mặt<br />
thống kê. Giá trị R- squared là 0,77 cho biết<br />
rằng mô hình hồi quy giải thích được 77% sự<br />
thay đổi của biến phụ thuộc số lần tham quan<br />
của mỗi cá nhân.<br />
Phương trình tương quan giữa số lần có dạng<br />
như sau:<br />
<br />
Y = α - bX<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Trong đó: Y: Số lần viếng thăm;<br />
X: Chi phí cho 1 lần viếng thăm.<br />
Hệ số α được tính từ ước lượng mô hình hồi<br />
quy du hành cá nhân (Bảng 4).<br />
<br />
α = β 0 + β i x (i = 2...7) = 1,769863<br />
Hệ số b = 0,001532 (hệ số chi phí trong<br />
phương trình hồi quy)<br />
Từ phương trình tương quan (1) ta có thể viết<br />
như sau:<br />
Y = 1,769863 - 0,001532*X<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Từ phương trình (2) thiết lập phương trình<br />
đường cầu chi phí du hành cá nhân và số lần<br />
thăm quan.<br />
<br />
ĐƯỜNG CẦU CHI PHÍ DU HÀNH CÁ NHÂN<br />
1400<br />
1200<br />
<br />
CHI PHÍ<br />
<br />
1000<br />
800<br />
<br />
CF<br />
<br />
600<br />
<br />
Linear (CF)<br />
<br />
400<br />
200<br />
0<br />
0.00<br />
<br />
0.50<br />
<br />
1.00<br />
<br />
1.50<br />
<br />
2.00<br />
<br />
SỐ LẦN<br />
<br />
Biểu đồ tương quan đường cầu giữa chi phí tham quan và số lần tham quan<br />
3731<br />
<br />