Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH<br />
CHO TÀU ĐẾN VÀ RỜI CÁC CẢNG BIỂN KHU VỰC KHÁNH HÒA<br />
RESEARCH THE SOLUTION TO SIMPLIFY THE ADMINISTRATIVE PROCEDURES<br />
FOR VESSELS INWARD TO AND OUTWARD FROM SEAPORTS<br />
IN KHANH HOA PROVINCE<br />
Nguyễn Văn Minh1, Nguyễn Đức Sỹ2, Thái Ninh3<br />
Ngày nhận bài: 15/11/2013; Ngày phản biện thông qua: 22/11/2013; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người đến làm thủ tục hành chính<br />
(chủ tàu, thuyền viên, nhân viên đại lý - gọi chung là khách hàng) cho tàu đến và rời cảng biển khu vực Khánh Hòa. Từ<br />
đó đề xuất các giải pháp để đơn giản hóa thủ tục hành chính cho tàu đến và rời các cảng biển trong khu vực, nhằm nâng<br />
cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động hàng hải ở Khánh Hòa. Để thực hiện công việc trên, tác giả đã tiến<br />
hành quan sát việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục cho tàu đến và rời cảng biển tại “Phòng một cửa” của Cảng vụ Hàng<br />
hải Nha Trang, kết hợp so sánh đối chiếu kết quả quan sát và quy định của pháp luật, thực hiện trao đổi và phỏng vấn các<br />
chuyên gia của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển để phân tích nguyên nhân của sự khác biệt, tiến hành khảo sát<br />
bằng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của khách hàng và sử dụng công cụ toán học để đánh giá nguyên nhân. Kết quả nghiên<br />
cứu cho thấy: Thủ tục còn gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho chủ tàu vì địa điểm làm thủ tục còn phân tán; Tàu đến<br />
cảng và rời cảng phải nộp và xuất trình quá nhiều loại giấy tờ; Thời lượng giải quyết thủ tục của từng cơ quan quản lý<br />
Nhà nước tại cảng không giống nhau và bị kéo dài do phụ thuộc quy định riêng của mỗi cơ quan, chế độ báo cáo với cấp<br />
trên, v.v…; Cách thức giải quyết thủ tục còn gây trở ngại cho việc ứng dụng công nghệ thông tin nên chưa đạt được sự liên<br />
thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng; Mức độ thỏa mãn của người đến làm thủ tục chỉ được đánh giá ở dưới<br />
mức trung bình, cho thấy người đến làm thủ tục hoàn toàn không hài lòng với thủ tục hành chính cho tàu đến và rời các<br />
cảng biển khu vực Khánh Hòa.<br />
Từ khóa: thủ tục hành chính, cảng biển khu vực Khánh Hòa<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The main purpose of research is to determine the factors that impact on the satisfactions of person who submit the<br />
administrative procedures (customers) when their vessels inward to and outward from seaports in Khanh Hoa province.<br />
The research results helped author give out the solution to simplify the administrative procedures in order to enhance the<br />
State management effect of maritime activities in Khanh Hoa province. To study the above mentioned problem, author<br />
observed the real situations of receiving the administrative procedure records at the “single-window” section of Maritime<br />
Authority of Nha Trang; compared the observation results with the regulation of the current law; discussed and interviewed<br />
the experts of the management States at seaports to analyse the causes of the difference. Beside that, author collected<br />
information via the questionnaires from customers, and then author used the mathematic tool to assess the main causes.<br />
The research results indicated that the administrative procedures make difficulties for business and ship-owners, because<br />
the “single-window” section was established at the disadvantage places; declarant must submit so many documents and<br />
records; duration of the administrative procedures from the management States at seaports is not same and is lengthened<br />
because it depends on the regulations of each agent, etc…. Beside that, the way to process the administrative procedures in<br />
the present make difficulties also for applying informatics technologies and it do not create the necessary information links<br />
between the management States at seaports. The satisfactions of customers the administrative procedures are assessed at<br />
under the average level. It indicated that person who submit the administrative procedures are not satisfy with the<br />
administrative procedures when their vessels inward to and outward from seaports in Khanh Hoa province.<br />
Keywords: administrative procedures, seaports in Khanh Hoa<br />
Nguyễn Văn Minh: Cao học Quản trị Kinh doanh 2010 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Nguyễn Đức Sỹ: Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
3<br />
ThS. Thái Ninh: Khoa Kế toán Tài chính - Trường Đại học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
154 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo quy định pháp luật, thủ tục hành chính<br />
cho tàu đến và rời cảng biển Việt Nam được điều<br />
chỉnh chính bởi Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày<br />
25/07/2006 và nay được thay thế bằng Nghị định<br />
số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2012, có hiệu lực<br />
từ ngày 01/6/2012 của Chính phủ về quản lý cảng<br />
biển và luồng hàng hải. Tuy nhiên, trên thực tế các<br />
thủ tục này lại bị tác động bởi nhiều văn bản quy<br />
phạm pháp luật khác thuộc các lĩnh vực khác nhau<br />
như: Hàng hải, Thương mại, Hải quan, Tài chính,<br />
Môi trường, Xuất nhập cảnh, Bảo vệ thực vật, Bảo<br />
vệ động vật và Y tế…, do đó đã dẫn đến sự chồng<br />
chéo, mâu thuẫn, không có sự liên thông giữa các<br />
cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng biển, và chưa<br />
phù hợp với quy định của công ước quốc tế mà Việt<br />
Nam đã ký kết tham gia (Công ước FAL 65 - Công<br />
ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc<br />
tế) khi các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng biển<br />
khu vực Khánh Hòa giải quyết thủ tục tàu đến và<br />
rời cảng, đã hạn chế sự thuận lợi phát triển của hệ<br />
thống cảng biển ở Việt Nam nói chung và tại Khánh<br />
Hòa nói riêng.<br />
Thủ tục hành chính phù hợp sẽ góp phần thúc<br />
đẩy, phát triển kinh tế hàng hải, với các lý do sau:<br />
Tăng nhanh số lượng doanh nghiệp đầu tư vào<br />
các dự án thuộc lĩnh vực hàng hải, đặc biệt là đầu<br />
tư nước ngoài: đầu tư xây dựng cảng biển, đóng<br />
tàu, dịch vụ cảng biển, đầu tư dịch vụ đại lý hàng<br />
hải, v.v…; Thủ tục hành chính đơn giản, hiệu quả<br />
tại cảng biển sẽ làm giảm thời gian và chi phí cho<br />
chủ tàu, làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng lượng tàu và hàng hóa qua cảng,<br />
tăng nguồn thu từ phí và lệ phí hàng hải cho nhà<br />
nước, v.v…<br />
Nghiên cứu cải cách thủ tục hành chính là<br />
không mới nhưng với ngành đặc thù quản lý Nhà<br />
nước tại cảng biển thì chưa được nhiều nhà khoa<br />
học trong nước quan tâm. Vì vậy nghiên cứu này<br />
được thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân, những<br />
yếu tố tác động có ảnh hưởng đến chất lượng thủ<br />
tục hành chính cho tàu đến và rời các cảng biển khu<br />
vực Khánh Hòa. Sau cùng là đề ra các giải pháp<br />
nhằm đơn giản hóa thủ tục để thu hút tàu biển đến<br />
khu vực nhiều hơn, tăng nguồn thu cho ngân sách<br />
địa phương và đưa ra gợi ý cho những nghiên cứu<br />
tiếp theo trong tương lai.<br />
<br />
Số 3/2014<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn các báo cáo<br />
tổng kết hàng năm (từ năm 2006 đến 2012) của các<br />
cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng<br />
biển khu vực Khánh Hòa, từ các Quy trình nghiệp<br />
vụ về thủ tục hành chính cho tàu đến và rời cảng<br />
biển khu vực Khánh Hòa do Cảng vụ Hàng hải Nha<br />
Trang biên soạn, nhằm triển khai chi tiết các điều<br />
khoản của Nghị định số 71/2006/NĐ-CP, Nghị định<br />
số 21/2012/NĐ-CP.<br />
Quan sát thực tế giải quyết thủ tục hành chính<br />
cho tàu đến và rời cảng tại các văn phòng “Một cửa”<br />
được tổ chức tại Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, kết<br />
hợp quan sát tại các Đồn Biên phòng khu vực cảng<br />
biển Khánh Hòa, ghi chép lại số liệu về số lượng và<br />
loại hồ sơ phải nộp và xuất trình khi làm thủ tục cho<br />
tàu đến và rời cảng biển khu vực Khánh Hòa.<br />
Thông qua phỏng vấn một số chuyên gia của<br />
cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng<br />
biển khu vực Khánh Hòa để tìm hiểu nguyên nhân<br />
nhằm lý giải những khác biệt phát hiện được trong<br />
quá trình nghiên cứu giữa quy định của pháp luật<br />
và thực tế giải quyết thủ tục cho tàu đến và rời cảng<br />
biển khu vực Khánh Hòa.<br />
Ngoài ra, số liệu điều tra được thu thập từ<br />
khách hàng thông qua bảng câu hỏi là tập hợp của<br />
các biến số được phát triển từ 9 thành phần để đo<br />
lường mức độ hài lòng của khách hàng khi làm thủ<br />
tục tại các cảng biển khu vực Khánh Hòa.<br />
Các số liệu thứ cấp sau khi thu thập được tiến<br />
hành phân loại, chọn lọc, chọn ra những thông tin<br />
cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề<br />
tài và được tổng hợp thành các biểu bảng.<br />
Số liệu quan sát được từ thực tế tiếp nhận và<br />
giải quyết thủ tục cho tàu đến và rời cảng biển khu<br />
vực Khánh Hòa được phân loại, thống kê và tổng<br />
hợp thành các biểu bảng có hình thức tương ứng<br />
với các biểu bảng tổng hợp số liệu thứ cấp để dễ so<br />
sánh và đối chiếu, nhằm tìm ra kết quả nghiên cứu.<br />
Số liệu sau khi thu thập từ việc phỏng vấn cá<br />
nhân trực tiếp được biên tập lại, giúp cho việc giải<br />
thích các vướng mắc phát hiện được trong quá trình<br />
nghiên cứu.<br />
Các bản câu hỏi khảo sát sau khi thu thập được<br />
xử lý, hiệu chỉnh, chọn lọc lại và mã hóa dữ liệu cho<br />
phù hợp. Sử dụng công cụ toán là phần mềm SPSS<br />
phiên bản 16.0 để phân tích, đánh giá.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 155<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
Tin cậy<br />
Đáp ứng<br />
Năng lực phục vụ<br />
Tiếp cận<br />
<br />
Mức độ hài lòng của người đến<br />
làm TTHC cho tàu đến<br />
và rời cảng biển<br />
<br />
Lịch sự<br />
Thông tin<br />
An toàn<br />
Đồng cảm<br />
Phương tiện phục vụ<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ mô hình đo lường chất lượng dịch vụ<br />
<br />
Áp dụng thang đo SERVQUAL (service quality) của Parasuraman vào nghiên cứu mô hình đo lường chất<br />
lượng dịch vụ về thủ tục hành chính cho tàu đến và rời cảng biển khu vực Khánh Hòa của các cơ quan quản lý<br />
Nhà nước chuyên ngành tại cảng biển đối với những khách hàng đến làm thủ tục, được đề xuất gồm 9 thành<br />
phần đo lường (hình 1).<br />
Mô hình lý thuyết giả thuyết rằng có mối quan hệ đồng biến giữa các nhân tố độc lập với nhân tố phụ thuộc,<br />
nghĩa là khi một thành phần của chất lượng phục vụ tăng hay giảm sẽ làm cho mức độ thỏa mãn của người<br />
đến làm thủ tục tăng hay giảm theo.<br />
Xây dựng phương trình hồi quy dể tìm hiểu mức độ tác động của mỗi thành phần chất lượng phục vụ đến<br />
mức độ hài lòng của khách hàng như sau:<br />
HÀI LÒNG = bo + b1TINCAY + b2DAPUNG + b3NLPHUCVU + b4TIEPCAN + b5LICHSU<br />
(1)<br />
+ b6THONGTIN + b7DONGCAM<br />
Trong đó: bo là hằng số của phương trình hồi quy;<br />
b1 đến b7 là các hệ số quan hệ với biến phụ thuộc.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Tổng hợp số liệu về tiếp nhận và giải quyết thủ tục cho tàu đến và rời cảng biển khu vực Khánh Hòa thu<br />
thập từ các nguồn thông tin được thể hiện ở bảng 1.<br />
Bảng 1. So sánh giấy tờ thủ tục theo quy định và theo thực tế<br />
Thủ tục 1<br />
<br />
Thủ tục 2<br />
<br />
Thủ tục 3<br />
<br />
Thủ tục 4<br />
<br />
Số giấy tờ phải nộp theo quy định<br />
<br />
4<br />
<br />
16<br />
<br />
3<br />
<br />
14<br />
<br />
Số giấy tờ thực tế phải nộp<br />
<br />
7<br />
<br />
24<br />
<br />
6<br />
<br />
20<br />
<br />
Số giấy tờ phải nộp vượt quy định<br />
<br />
3<br />
<br />
8<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
Số giấy tờ phải trình theo quy định<br />
<br />
20<br />
<br />
34<br />
<br />
21<br />
<br />
38<br />
<br />
Số giấy tờ thực tế phải trình<br />
<br />
30<br />
<br />
46<br />
<br />
32<br />
<br />
50<br />
<br />
Số giấy tờ phải xuất trình vượt quy định<br />
<br />
10<br />
<br />
12<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
Địa điểm giải quyết thủ tục<br />
<br />
Sai<br />
<br />
Phù hợp<br />
<br />
Sai<br />
<br />
Phù hợp<br />
<br />
Tỷ lệ các trường hợp vượt thời hạn giải quyết thủ<br />
tục so với quy định (60 phút)<br />
<br />
20%<br />
<br />
0%<br />
<br />
80%<br />
<br />
30%<br />
<br />
+ Thủ tục 1: Thủ tục đối với tàu Việt Nam hoạt động nội địa đến cảng, tàu nước ngoài chuyển cảng từ một<br />
cảng khác của Việt Nam.<br />
<br />
156 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
+ Thủ tục 2: Thủ tục đối với trường hợp tàu Việt<br />
Nam hoặc tàu nước ngoài nhập cảnh.<br />
+ Thủ tục 3: Thủ tục đối với tàu Việt Nam hoạt<br />
động nội địa rời cảng, tàu nước ngoài xin chuyển<br />
đến một cảng khác của Việt Nam.<br />
+ Thủ tục 4: Thủ tục đối với tàu Việt Nam hoặc<br />
tàu nước ngoài xuất cảnh.<br />
Kết quả ở bảng 1 cho thấy có nhiều sự khác<br />
biệt giữa quy định của pháp luật và thực tế triển<br />
khai như là: số lượng hồ sơ, giấy tờ trình nộp; địa<br />
điểm làm thủ tục; thời lượng giải quyết thủ tục cho<br />
tàu đến và rời các cảng biển khu vực Khánh Hòa.<br />
Nguyên nhân là do bên cạnh Cơ quan Cảng vụ, việc<br />
tham gia giải quyết các thủ tục cho tàu tuyền còn có<br />
sự tham gia của các cơ quan như: Biên phòng, Hải<br />
quan và Kiểm dịch Y tế.. . Vì vậy, ngoài việc áp dụng<br />
các quy định tại Nghị định số 71/2006/NĐ-CP, Nghị<br />
định số 21/2012/NĐ-CP, các cơ quan khác nhau còn<br />
áp dụng các quy định riêng đặc thù như:<br />
Biên phòng Khánh Hòa đang tiếp tục áp dụng<br />
Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/03/2003 của<br />
Chính phủ về “Quy chế khu vực biên giới biển” khi<br />
tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho tàu<br />
đến và rời cảng biển khu vực Khánh Hòa. Do vậy,<br />
đối với trường hợp tàu Việt Nam hoạt động tuyến<br />
nội địa và tàu thuyền nước ngoài chuyển cảng, cơ<br />
quan Biên phòng tỉnh Khánh Hòa vẫn tổ chức việc<br />
tiếp nhận thêm và kiểm tra thêm các giấy tờ, hồ sơ<br />
thủ tục ngay tại các Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng<br />
thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa.<br />
Cục Hải quan Khánh Hòa áp dụng Thông tư số<br />
194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính<br />
ban hành, hướng dẫn về “Thủ tục Hải quan; kiểm tra,<br />
giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và<br />
quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”<br />
vào lĩnh vực thủ tục Hải quan. Do vậy, khi tiếp nhận<br />
hồ sơ thủ tục, cơ quan Hải quan sẽ yêu cầu nộp thêm<br />
bản khai “Danh sách hành khách”.<br />
Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Khánh<br />
Hòa áp dụng Quyết định số 2331/2004/QĐ-BYT<br />
ngày 06/07/2004 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về<br />
“Quy trình kiểm dịch y tế biên giới Nước Cộng hòa<br />
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” vào công tác thủ tục<br />
Kiểm dịch Y tế.<br />
Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hầu<br />
hết những trường hợp bị vượt thời lượng giải quyết<br />
thủ tục khi tàu đến cảng là do năng lực của cán bộ<br />
làm thủ tục còn hạn chế khi phải kiểm tra quá nhiều<br />
hồ sơ giấy tờ của tàu và của thuyền viên, nhất là<br />
những hồ sơ giấy tờ được ghi bằng tiếng Anh. Phần<br />
công việc chiếm thời lượng nhiều nhất trong tổng thời<br />
gian giải quyết thủ tục là khâu báo cáo và chờ ý kiến<br />
<br />
Số 3/2014<br />
chỉ đạo từ cấp trên, tiếp đến là khâu lập biên lai thu<br />
phí và lệ phí hàng hải do Cảng vụ Hàng hải Nha<br />
Trang thực hiện, cuối cùng là khâu trình lãnh đạo ký<br />
biên lai và ký Giấy phép rời cảng. Đây là các khâu<br />
công việc mà cán bộ thủ tục bị phụ thuộc vào cấp<br />
trên và bộ phận tính phí nên không thể chủ động<br />
được thời lượng công việc. Vì thế, cán bộ làm thủ<br />
tục không thể đảm bảo được tổng thời lượng giải<br />
quyết thủ tục là 60 phút như quy định của Nghị định<br />
21/2012/NĐ-CP.<br />
Sau khi kiểm định thang đo và phân tích các<br />
yếu tố đã rút ra được 7 yếu tố độc lập và 1 yếu<br />
tố phụ thuộc. Bảy yếu tố độc lập biểu hiện 7 thành<br />
phần chất lượng phục vụ khách hàng: Tin cậy, Đáp<br />
ứng, Năng lực phục vụ, Tiếp cận, Lịch sự, Thông tin,<br />
Đồng cảm. Một yếu tố phụ thuộc là Mức độ hài lòng<br />
của khách hàng.<br />
Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, thu<br />
được phương trình biểu diễn mức độ hài lòng của<br />
khách hàng tại “Phòng một cửa” được tổ chức tại<br />
Cảng vụ Hàng hải Nha Trang:<br />
THOAMAN = 0,211DAPUNG + 0,439TIEPCAN<br />
+ 0,322DONGCAM<br />
(2)<br />
Với giá trị trung bình của 3 thành phần chính<br />
được thể hiển ở bảng 2.<br />
Bảng 2. Giá trị trung bình của 3 thành phần chính<br />
tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng<br />
Biến độc lập<br />
(thành phần chính)<br />
<br />
Số người đến<br />
làm thủ tục<br />
đã trả lời bản<br />
câu hỏi<br />
<br />
Giá trị trung<br />
bình<br />
<br />
ĐÁP ỨNG<br />
<br />
109<br />
<br />
2,606<br />
<br />
TIẾP CẬN<br />
<br />
109<br />
<br />
3,000<br />
<br />
ĐỒNG CẢM<br />
<br />
109<br />
<br />
2,936<br />
<br />
HÀI LÒNG<br />
<br />
109<br />
<br />
2,789<br />
<br />
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, 3 thành phần chính<br />
tác động đến mức độ hài lòng chỉ được khách hàng<br />
đánh giá thấp hơn hoặc bằng mức trung bình.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
- Phân tích mô hình hồi quy đã rút ra được 3 yếu<br />
tố chính ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách<br />
hàng đến làm thủ tục tàu đến và rời cảng khu vực<br />
cảng biển Khánh Hòa là: Mức độ đáp ứng, Mức độ<br />
tiếp cận và Mức độ đồng cảm. Trong đó Mức độ tiếp<br />
cận có ảnh hưởng lớn nhất, kế tiếp là Mức độ đồng<br />
cảm và cuối cùng là Mức độ đáp ứng. Các yếu còn lại<br />
cũng có ảnh hưởng nhưng ở mức độ hạn chế hơn.<br />
- Thủ tục hành chính cho tàu đến và rời các<br />
cảng biển khu vực Khánh Hòa chưa đáp ứng được<br />
nhu cầu của khách hàng do những nguyên nhân sau:<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 157<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
+ Địa điểm làm thủ tục còn phân tán cũng như<br />
thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm<br />
giải quyết thủ tục.<br />
+ Chưa có sự chỉ đạo kịp thời của cấp có thẩm<br />
quyền ở địa phương đối với các cơ quan quản lý<br />
nhà nước chuyên ngành tại cảng để áp dụng thống<br />
nhất quy định pháp luật mới thay cho các văn bản<br />
pháp luật đã hết hiệu lực, dẫn đến việc gây phiền<br />
phức cho người đến làm thủ tục. Người đến làm thủ<br />
tục phải nộp và xuất trình quá nhiều hồ sơ, giấy tờ<br />
so với quy định hiện hành về quản lý cảng biển và<br />
luồng hàng hải khi giải quyết thủ tục hành chính tại<br />
cảng biển.<br />
+ Thời lượng giải quyết thủ tục của cơ quan<br />
quản lý nhà nước tại cảng thường bị kéo dài do<br />
công tác tổ chức cũng như quy định về chế độ báo<br />
cáo cấp trên của từng cơ quan quản lý nhà nước tại<br />
cảng biển đối với công tác thủ tục còn bất cập, v.v…<br />
Từ những tồn tại trên, đặt ra yêu cầu cần phải<br />
có những giải pháp hữu hiệu để cải cách công tác<br />
thủ tục hành chính cho tàu đến và rời các cảng biển<br />
khu vực Khánh Hòa theo hướng đơn giản hóa,<br />
khắc phục những bất cập đang cản trở quá trình<br />
phát triển, hội nhập của hệ thống cảng biển khu vực<br />
Khánh Hòa.<br />
Giải pháp 1: Thống nhất việc áp dụng Nghị định<br />
21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2012 của Chính phủ về<br />
quản lý cảng biển và luồng hàng hải khi tiếp nhận và<br />
giải quyết thủ tục cho tàu đến và rời các cảng biển<br />
khu vực Khánh Hòa.<br />
Giải pháp 2: Xây dựng và thống nhất Quy trình<br />
tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho tàu<br />
đến và rời cảng biển khu vực Khánh Hòa nhằm quy<br />
định rõ các loại hồ sơ, giấy tờ người đến làm thủ tục<br />
phải trình, nộp khi làm thủ tục.<br />
Giải pháp 3: Xây dựng website dùng chung cho<br />
các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển tại địa<br />
phương, nhằm phục vụ cho việc tiếp nhận và giải<br />
quyết thủ tục hành chính cho tàu đến và rời các<br />
cảng biển khu vực Khánh Hòa để rút ngắn thời gian<br />
tiếp nhận và giải quyết thủ tục.<br />
Giải pháp 4: Tăng cường số lượng cán bộ thủ<br />
tục trong mỗi ca trực và điều chỉnh chế độ báo cáo<br />
trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà<br />
nước tại cảng để rút ngắn thời lượng giải quyết<br />
thủ tục.<br />
Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng giải quyết<br />
thủ tục hành chính cho tàu đến và rời các cảng biển<br />
<br />
158 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2014<br />
khu vực Khánh Hòa nhằm tăng sự thỏa mãn cho<br />
người đến làm thủ tục.<br />
- Giải pháp nâng cao chất lượng thành phần<br />
Đáp ứng:<br />
+ Tạo động lực làm việc;<br />
+ Huy động các kỹ năng và kiến thức của từng<br />
cá nhân;<br />
+ Nâng cao văn hóa của các cơ quan quản lý<br />
nhà nước tại cảng biển.<br />
- Giải pháp nâng cao chất lượng thành phần<br />
Tiếp cận:<br />
+ Lập website về thủ tục hành chính cho tàu<br />
thuyền đến và rời cảng biển. Đăng đầy đủ các thông<br />
tin hướng dẫn về địa chỉ tiếp nhận và cách thực hiện<br />
thủ tục hành chính cho tàu đến và rời cảng;<br />
+ Niêm yết công khai các hướng dẫn về thực<br />
hiện thủ tục hành chính cho tàu đến và rời cảng tại<br />
địa điểm tiếp nhận và giải quyết thủ tục của Cảng vụ<br />
Hàng hải Nha Trang;<br />
+ Lập bộ phận tư vấn miễn phí thủ tục hành<br />
chính cho người đến làm thủ tục tại các địa điểm<br />
cung cấp thủ tục hành chính của Cảng vụ Hàng hải<br />
Nha Trang. Giới thiệu trên website và tại địa điểm<br />
tiếp nhận thủ tục các số điện thoại “nóng” để người<br />
đến làm thủ tục có thể liên hệ bất cứ lúc nào.<br />
- Giải pháp nâng cao chất lượng thành phần<br />
Đồng cảm:<br />
+ Khi tiếp nhận hồ sơ và trong quá trình giải<br />
quyết thủ tục, cán bộ thủ tục phải giải thích cặn kẽ<br />
những nội dung người đến làm thủ tục phải bổ sung,<br />
phải điều chỉnh, tránh để xảy ra tình trạng người đến<br />
làm thủ tục phải đi lại nhiều lần nhưng vẫn không<br />
đáp ứng được các hướng dẫn của cán bộ thủ tục;<br />
+ Lắng nghe ý kiến trình bày của người<br />
đến làm thủ tục để chỉ ra giúp họ những vấn đề<br />
chưa phù hợp theo quy định đối với hồ sơ thủ<br />
tục. Trong trường hợp phải lập Biên bản vi phạm<br />
hành chính trong lĩnh vực thủ tục hành chính đối<br />
với người đến làm thủ tục, cán bộ thủ tục phải<br />
chỉ rõ quy định pháp luật nào quy định hành vi<br />
vi phạm của họ, hướng xử lý tiếp theo của các<br />
cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng và biện pháp<br />
yêu cầu khắc phục nhằm giảm nhẹ việc vi phạm<br />
pháp luật;<br />
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan<br />
quản lý Nhà nước tại cảng để kịp thời tháo gỡ<br />
các khó khăn vướng mắc của người đến làm<br />
thủ tục.<br />
<br />