NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP GIẢM ÁP SUẤT CHÂN KHÔNG TRONG ỐNG HÚT<br />
CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN NGẦM BẰNG KẾT CẤU KHE HẸP TẠI THÁP VAN<br />
<br />
TS. NGUYỄN VĂN SƠN, BỘ MÔN THUỶ ĐIÊN VÀ NLTT - TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI<br />
<br />
<br />
Tóm tắt: Dạng nhà máy thuỷ điện ngầm, có đường dẫn thoát nước hạ lưu kéo dài. Khi<br />
cắt tải đột ngột áp lực nước va âm rất lớn gây ra áp suất chân không ở hạ lưu tổ máy, do đó<br />
phải bố trí tháp van hạ lưu để giảm áp lực nước va âm, nhưng do mực nước trong tháp dao<br />
động mạnh cũng làm giảm áp lực và gây ra áp suất chân không trong ống hút ở hạ lưu tổ<br />
máy. Để giải quyết vấn đề đó, nội dung của nghiên cứu là thông qua sử dụng phần mềm<br />
Transients V7.0 phân tích đưa ra giải pháp kết cấu khe hẹp và tính toán tìm ra kích thước kết<br />
cấu khe hẹp hợp lý. Kết quả nghiên cứu áp dụng cho trạm thuỷ điện Huội Quảng đáp ứng<br />
được yêu cầu hạn chế độ chân không trong phạm vi cho phép và phù hợp với kết cấu khe van<br />
va cửa van.<br />
Từ khoá: Áp suất chân không;Cao trình lắp máy tuốc bin Chế độ chuyển tiếp; Áp<br />
lực nước va; Tổn thất thuỷ lực.<br />
<br />
<br />
1/ Đặt vấn đề.<br />
Hiện nay ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế, số lượng các trạm thuỷ điện tham gia<br />
cung cấp điện cho hệ thống điện ngày càng nhiều, trong đó có một số trạm thuỷ điện có kết<br />
cấu dạng đường dẫn áp lực dài, nhà máy ngầm, đường dẫn thoát nước hạ lưu chảy có áp và có<br />
chiều dài lớn. Do đặc điểm của các trạm thuỷ điện dạng này có đường dẫn thoát nước hạ lưu<br />
chảy có áp có chiều dài lớn, nên quán tính của dòng chảy rất lớn. Do quán tính của dòng chảy<br />
lớn, nên khi cắt tải các tổ máy thuỷ điện sẽ phát sinh áp lực nước va âm rất lớn, gây ra áp suất<br />
chân không ở vị trí cửa ra của bánh xe công tác tuốc bin. Khi áp suất chân không vượt qua<br />
10m (Hck-<br />
8m).<br />
2/ Các biện pháp hạn chế áp suất chân không phía sau bánh xe công tác tuốc bin nước.<br />
Để hạn chế áp suất chân không phía sau bánh xe công tác của tuốc bin nước chúng ta có<br />
thể sử dụng các giải pháp công trình sau.<br />
a/ Hạ thấp cao trình đặt máy tuốc bin.<br />
Giải pháp hạ thấp cao trình lắp đặt tuốc bin nhằm làm tăng áp lực tĩnh ban đầu ở phía<br />
sau bánh xe công tác của tuốc bin, khi xẩy ra chế độ chuyển tiếp áp suất phía sau bánh se công<br />
tác sẽ giảm đi một giá tri nhất định, nhưng do áp suất ban đầu đủ lớn nên độ chân không vẫn<br />
nằm trong phạm vi cho phép.<br />
Giải pháp này có ưu điểm vừa hạn chế được áp lực chân không khi xẩy ra chế độ chuyển<br />
tiếp, vừa hạn chế hiện tượng khí thực ở chế độ vận hành ổn định. Nhưng giải pháp công trình<br />
này cũng có nhiều nhược điểm làm tăng chiều dài đường dẫn áp lực thượng lưu; làm tăng độ<br />
dốc ngược của đường dẫn nước có áp hạ lưu; làm tăng chiều dài đường hầm giao thông vào<br />
nhà máy và gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước nhà máy.<br />
b/ Xây dựng tháp van, tháp điều áp ngay sau nhà máy thuỷ điện.<br />
Giải pháp này hạn chế được áp lực nước va khi xẩy ra chế độ chuyển tiếp, nhưng do<br />
mực nước trong tháp dao động nên áp suất phía sau bánh se công tác cũng sẽ giảm đi một giá<br />
tri đủ nhỏ, nên độ chân không vẫn nằm trong phạm vi cho phép.<br />
Giải pháp này có ưu điểm vừa hạn chế được áp lực chân không khi xẩy ra chế độ chuyển<br />
tiếp, Nhưng không làm tăng độ dốc ngược của đường dẫn nước có áp hạ lưu; không làm tăng<br />
chiều dài đường hầm giao thông vào nhà máy và không tăng khó khăn cho việc tiêu thoát<br />
nước nhà máy. Nhưng giải pháp này phải xây dựng tháp điều áp có tiết diện đủ lớn để biên độ<br />
dao động của tháp đủ nhỏ nên cũng làm tăng giá thành xây dựng.<br />
c/ Xây dựng tháp van, tháp điều áp kết hợp với kết cấu khe hẹp.<br />
Giải pháp xây dựng tháp điều áp phía hạ lưu các tổ máy thuỷ điện hạn chế được áp lực<br />
nước va nhưng lại sinh ra dao động mực nước trong tháp điều áp nên cũng gây nên áp suất<br />
chân không phía sau bánh xe công tác tuốc bin. Để hạn chế được áp lực chân không khi xẩy ra<br />
chế độ chuyển tiếp, thì biên độ dao động của tháp đủ nhỏ nên tiết diện của tháp phải đủ lớn<br />
dẫn đến làm tăng giá thành xây dựng.<br />
Để giảm giá thành xây dựng tháp điều áp hạ lưu, qua nghiên cứu chúng tôi thấy nếu ta<br />
tạo kết cấu khe hẹp thông giữa tháp điều áp và đường hầm dẫn nước, do khe hẹp gây cản trở<br />
dòng chảy chảy ra, chảy vào tháp, nên sẽ hạn chế được biên đọ dao động của mực nước trong<br />
tháp điều áp và làm dao đông này tắt đi rất nhanh. Nhưng cũng chính do khe hẹp này sinh ra<br />
chênh lệnh áp lực giữa tháp điều áp và đường hầm (Khi cắt tải nước sẽ chảy từ trong tháp điều<br />
áp hạ lưu ra, nên áp lực trong tháp điều áp sẽ lớn hơn áp lực trong đường hầm) do đó cũng gây<br />
ra áp suất chân không phía sau bánh xe công tác. Qua nghiên cứu, tính toán chúng tôi thấy nếu<br />
kết cấu khe hẹp có kích thước hợp lý sẽ giảm được dao động mực nước trong tháp điều áp,<br />
nhưng độ chênh lệch áp suất không vượt qua biên độ dao động của tháp điều áp thi sẽ không<br />
làm tăng áp suất chân không phía sau bánh xe công tác tuốc bin.<br />
3/ Cơ sở lý thuyết tính toán dao động mực nước và áp lực trong tháp van và khe hẹp.<br />
Phương trình tổn thất chảy qua khe hẹp<br />
của tháp van:<br />
Zp H p Q TP Q TP<br />
Phương trình liên tục<br />
n m<br />
<br />
Q<br />
i 1<br />
Pi Q TP Q<br />
j 1<br />
Mj<br />
<br />
Hình 1a: Sơ đồ tháp van<br />
Z P Z0 Q TP Q T 0<br />
F <br />
Các phương trình sóng thuận nghịch: t 2<br />
c<br />
C+: Q Pi C Pi H P Trong đó: Là hệ số sức<br />
B Li 2 gFc2<br />
<br />
C-: Q Mj <br />
H P C Mj kháng, F ——Tiết diện tháp van hạ lưu,<br />
B Rj t ——Bước thời gian.<br />
<br />
t<br />
Đặt w , thông qua biến đổi giải hệ các phương trình trên ta tìm được công thức<br />
2F<br />
tính lưu lượng tức thời chảy vào tháp van và áp lực tức thời trong đường hầm tại vị trí chân<br />
tháp van như sau:<br />
n<br />
C Pi Z0 wQ T 0 m C Mj<br />
H Z 0 wQT 0 <br />
QTP P ; i 1 B Li w QT0 j 1 B Rj<br />
w QT 0 H P n m<br />
1 1 1<br />
<br />
i 1 B Li<br />
<br />
w QT0<br />
<br />
j 1 B Rj<br />
<br />
<br />
Tiến hành tính toán trên toàn hệ thống đường dẫn theo các bước thời gian ta tìm được<br />
cả quá trình diễn biến và tìm được thời điểm và giá trị xuất hiện áp xuất chân không nguy<br />
hiểm nhất. Xem kết quả áp dụng tính toán cho trạm thuỷ điện Huội Quảng dưới đây.<br />
4/ Kết quả tính toán áp dụng cho trạm thuỷ điện Huội Quảng.<br />
a/ Các thông số chính của thuỷ điện Huội Quảng.<br />
Mực nước dâng bình thường MND=370.0 m; MNC=368m; Mực hạ lưu (ứng với<br />
MND Sơn La) Zhl=215.0 m; Mực hạ lưu nhỏ nhất Zhl min=186.11m;<br />
Công suất lắp máy Nlm=2x250MW = 500MW; Cột nước Htt = 151,0m; Lưu lượng<br />
lớn nhất một tổ máy Qmax 1t =191,55 m3/s;<br />
Chiều dài đường hầm trước tháp L=4030m; Đường kính trong D=7,5m; Tháp kiểu<br />
viên trụ D=18m (Fth=254,34m2);<br />
Ống hút hạ lưu : L=70 m; D=7.7m; Tiết diện ngang của tháp van:=146,0 m2; Hầm<br />
tháo nước sau tháp van: L=310m; F=108 m2;<br />
b/ Các tổ hợp tính toán.<br />
Tổ hợp cơ bản 11: Cắt tải toàn bộ từ công suất tối đa ở MNC =368,0 mét, mực nước<br />
hạ lưu Zhl = 187,13m.<br />
Tổ hợp cộng tác dụng 12: Tổ máy thứ nhất đang phát công suất tối đa, tăng tải tổ máy<br />
thứ 2 đến công suất tối đa sau đó gặp sự cố cắt tải toàn bộ ở MNC =368,0 mét, mực<br />
nước hạ lưu Zhl = 187,13m.<br />
c/ Kết quả tính toán kết cấu khe hẹp hợp lý của tháp van hạ lưu của thuỷ điện<br />
Huội Quảng.<br />
Kết quả tính toán cho 2 trường hợp: Trường hợp 1 không tạo khe hẹp; trường hợp 2 tạo<br />
2 khe hẹp cùng vị trí khe van có kích thước là 2x8x2,75= 44(m2). Kích thước này phù hợp với<br />
kích thước bố trí khe van hạ lưu tổ máy. Cao trình nắp tuốc bin là 179,0m.<br />
<br />
Ztv max (m) Hck (m)<br />
TT Tổ hợp Không có khe Không có khe<br />
Khe hẹp 44m2 Khe hẹp 44m2<br />
hẹp hẹp<br />
1 11 170.9 172.3 170.9(-8.1) 172.2(-6.8)<br />
2 12 170.5 172.0 170.5(-8.5) 171.9(-7.1)<br />
Từ kết quả tính toán ta thấy phương án có kết cấu khe hẹp đã nâng được mực nước thấp<br />
nhất trong tháp van là Ztv min=170,5 mét lên 172,0 mét và giảm áp suất chân không từ -8,5mét<br />
xuống còn -7,1mét.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Đao động mực nước trong tháp van khi không có khe hẹp (Tổ hợp 11)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Dao động mực nước trong tháp van khi có khe hẹp (Tổ hợp 11)<br />
Hình 3: Phân bố áp lực dọc theo đường hầm tháo nước phía hạ lưu nhà máy<br />
khi không có khe hẹp (Tổ hợp 11)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Phân bố áp lực dọc theo đường hầm tháo nước phía hạ lưu nhà máy<br />
khi có khe hẹp 2x8x2,75m2 (Tổ hợp 11)<br />
5/ Kết luận<br />
Qua kết quả tính toán áp dụng tính toán cho trạm thuỷ điện Huội Quảng, kết quả xác định<br />
hình thức kết cấu phù hợp với các kết cấu khe van, giảm nhỏ được kích thước tháp van và<br />
giảm được áp lực chân không phía sau bánh xe công tác tuốc bin rất có ý nghĩa thực tiễn và<br />
đem lại hiệu quả kinh tế rõ ràng..<br />
Kết quả trên đây mới chỉ nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của kết cấu khe hẹp đến áp suất<br />
chân không sau bánh xe công tác trong chế độ chuyển tiếp, để có các giải pháp công trình hợp<br />
lý cần phải nghiên cứu tổng thể các giải pháp và các vấn đề khác như khí thực tuốc bin, tổn<br />
thất thuỷ lực, điều kiện thi công và các kết cấu liên quan khác.<br />
6/ Tài liệu tham khảo.<br />
1. E. Benjamin Wylie and Victor L. Streeter, Fluid transient, McGraw-Hill Book<br />
<br />
Company, 1967.<br />
<br />
2. Azoury, P. H. Baasiri, M & Najm, H. , Effect of Valve-Closure Schedule on<br />
<br />
Water Hammer, ASCE, j. Hyd. Eng. , Voll 12, No 10, Oct, 1986 PP890-903.<br />
<br />
3. Contractor. D. N. , Valve Stroking to Control Waterhammer Transients Using<br />
<br />
Dynamic Programming, Numerical Methods for Fluid Transients Analysis, New<br />
<br />
York, N. Y. , 1983, PP 77-81.<br />
<br />
4. Martin, C. S., Transformation of Pump Turbine Characteristics for Hydraulic<br />
<br />
Transients Annalysis, 5th Int. Conf. on Pressure Surges, 1986.<br />
<br />
5. 吴荣樵、陈鉴治,水电站水力过渡过程,北京:中国水利水电出版社,1997<br />
<br />
6. 赖旭、杨建东、陈鉴治,调压室断面积对调节系统稳定域的影响,水利学报,19<br />
<br />
97.8, No4。<br />
<br />
7. 赖旭、杨建东、陈鉴治,调速器对上下游双调压井水电站稳定域的影响,武汉水<br />
<br />
利电力大学学报,1997.10, No5。<br />
<br />
8. 李进平、李修树,管道非恒定流摩阻损失研究,水利水电学报,2003.3, Vol<br />
<br />
21, No 6.<br />
<br />
9. 常兆堂、姜之琦、陈仲华,水轮机调节系统原理、试验与故障处理,中国电力出<br />
<br />
版社,1995。<br />
<br />
10. 蔡维由,水轮机调速器,武汉水利电力大学出版社,2000。<br />
<br />
11. 陈嘉谋,水轮机调节系统计算机仿真,北京:水利电力出版社,1993.6。<br />