intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hấp phụ Fe2+, Fe3+ trong dung dịch nước bằng chất xúc tác thải FCC từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu hấp phụ Fe2+, Fe3+ trong dung dịch nước bằng chất xúc tác thải FCC từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất trình bày một số kết quả về nghiên cứu hấp phụ Fe2+ , Fe3+ trong dung dịch nước bằng chất xúc tác FCC của Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã thải bỏ, nhằm tận dụng nguồn vật liệu là chất xúc tác thải FCC rất lớn; giải quyết bài toán xử lý chất thải nguy hại và xử lý ion sắt trong dung dịch nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hấp phụ Fe2+, Fe3+ trong dung dịch nước bằng chất xúc tác thải FCC từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất

  1. NGHIÊN CỨU HẤP PHỤ Fe2+, Fe3+ TRONG DUNG DỊCH NƯỚC BẰNG CHẤT XÚC TÁC THẢI FCC TỪ NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT HOÀNG THỊ LOAN - VÕ VĂN TÂN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Vật liệu xúc tác thải FCC được biến tính bằng dung dịch HCl và khảo sát khả năng hấp phụ dung dịch Fe2+, Fe3+. FCC biến tính được khảo sát đặc trưng thông qua phương pháp XRD, SEM và IR. Kết quả khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ Fe2+, Fe3+ trên FCC biến tính cho thấy pH tốt nhất cho quá trình hấp phụ là 6,2. Dung lượng hấp phụ cực đại Fe2+, Fe3+ bằng FCC biến tính theo phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir là 7,16 (mg/g) và 9,58(mg/g). Từ khóa: 1. MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, quá trình phát triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất đã góp phần tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư và sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành các các khu đô thị mới, giảm khoảng cách về kinh tế giữa các vùng,… Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do các khu công nghiệp này gây ra. Thực tế, hiện nay rất nhiều nhà máy ở các khu công nghiệp hàng ngày thải rất nhiều chất thải có chứa các ion sắt, ion kim loại nặng… tác động trực tiếp đến chất lượng nước [1-8]. Nếu xử lý không triệt để có thể làm ô nhiễm môi trường nước kể cả nước mặt và nước ngầm. Để xử lý nước nhiễm các ion sắt người dân địa phương dùng bể lọc, trong đó chỉ có chứa cát, sỏi hoặc sử dụng phương pháp dàn phun mưa, phương pháp sục khí hoặc hấp phụ qua than hoạt tính. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số kết quả về nghiên cứu hấp phụ Fe2+, Fe3+ trong dung dịch nước bằng chất xúc tác FCC của Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã thải bỏ, nhằm tận dụng nguồn vật liệu là chất xúc tác thải FCC rất lớn; giải quyết bài toán xử lý chất thải nguy hại và xử lý ion sắt trong dung dịch nước. 2. THỰC NGHIỆM Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu là hóa chất tinh khiết phân tích (PA): Fe(NO3)3; NaOH; K2Cr2O7; NaNO3 ; CaCO3 ; Al(NO3)3; H2SO4; HCl; K2Cr2O7; KI; Vật liệu xúc tác thải FCC được lấy từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi (được ký hiệu FCC0). Vật liệu xúc tác thải FCC1 được hoạt hóa bằng cách nung FCC0 ở nhiệt độ: 400 - 600oC trong 2 giờ. Vật liệu xúc tác thải FCC2 được hoạt hóa bằng cách ngâm trong dung dịch HCl 10-20%, sấy khô rồi nung ở nhiệt độ: 400 - 600oC trong 2 giờ. Sử dụng các vật liệu FCC0, FCC1, FCC2 để hấp phụ Fe2+, Fe3+ ở nồng độ xác định trong các điều kiện: pH, nhiệt độ, thời gian và sự có mặt các ion lạ. C0  Ccb - Dung lượng hấp phụ Fe2+, Fe3+ của vật liệu FCCi được tính theo: Q  V m C 0  Ccb - Hiệu suất hấp phụ Fe2+, Fe3+ của vật liệu FCCi được tính theo: H%   100% C0 Trong đó: 274
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 + Q : Dung lượng hấp phụ Fe2+, Fe3+ của vật liệu FCCi, (mg/g). + C0 : Nồng độ dung dịch Fe2+, Fe3+ ban đầu, (mg/l). + Ccb : Nồng độ dung dịch Fe2+, Fe3+ khi đạt cân bằng, (mg/l). + V : Thể tích dung dịch Fe2+, Fe3+, (L). + m : Khối lượng vật liệu hấp phụ FCCi, (g). + H% : Hiệu suất hấp phụ Fe2+, Fe3+ của vật liệu FCCi, (%). Ảnh SEM được chụp trên máy Nova NanoSem FEI 450, hãng FEI, Mỹ và phổ nhiễu xạ tia X (XRD) được ghi trên máy D8 Advance, Bruker, Đức, tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội; phổ hồng ngoại IR được đo trên máy IR-Prestige21, Shimadzu tại khoa Hóa học, trường ĐHSP Huế. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khả năng hấp phụ của vật liệu FCC (A) (B) (C) Hình 1. Ảnh SEM của FCC0 (A); FCC1 (B) và FCC2 (C) Từ ảnh SEM trên hình 1 của các vật liệu FCC0 (A); FCC1 (B) và FCC2 (C), có thể thấy rằng trên bề mặt FCC2 có nhiều mao quản hơn, các khe, tuyến của mao quản rộng rãi hơn so với vật liệu FCC0 và FCC1. Nên vật liệu FCC2 có khả năng hấp phụ các ion Fe2+, Fe3+ tốt nhất. Điều này được minh chứng cụ thể qua phổ hồng ngoại của vật liệu FCC2 khi hấp phụ Fe2+, Fe3+ trong dung dịch nước, trên hình 2. (A) 275
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 (B) Hình 2. Phổ hồng ngoại của FCC2 (A); FCC2 hấp phụ Fe2+, Fe3+ (B) Từ hình 2 có thể thấy rằng, phổ hồng ngoại của vật liệu FCC2 (A) có dải hấp thụ rất mạnh và rộng với cực đại hấp thụ trong khoảng 3442,94 cm-1 được gán cho dao động hóa trị υ(OH), nhưng khi vật liệu FCC2 đã hấp phụ Fe2+, Fe3+ (B) thì dao động này bị chuyển đến 3379,29 cm-1. Trong khi đó đỉnh hấp thụ ở 1639,49 cm-1 của FCC2 (A) bị dịch chuyển sang 1635,64 cm-1 ở FCC2 (B). Chứng tỏ dao động hóa trị (C = O) đã bị thay đổi do khả năng hấp phụ Fe2+, Fe3+ trong dung dịch. Sự chuyển về phía số sóng ngắn hơn cho thấy các ion Fe2+, Fe3+ có tương tác với O của các nhóm chức trên. Kết quả nhiễu xạ tia X của các vật liệu FCC2 (A), FCC2 đã hấp phụ Fe2+ và Fe3+ (B) được trình bày trên hình 3, cho thấy các vạch nhiễu xạ của Fe2+ và Fe3+ có cường độ vừa phải tại vị trí 2θ = 30o; 35o; 43o; 54o; 57o; 63o; điều này cho thấy Fe2+ và Fe3+ đã được FCC2 hấp phụ. Kết hợp với ảnh SEM, phổ hồng ngoại và nhiễu xạ tia X, rõ ràng vật liệu FCC hoạt hóa tồn tại nhiều mao quản trống, rất thuận lợi cho việc hấp phụ Fe2+, Fe3+ trong dung dịch nước. F a c u lty o f C h e m i s try , H U S , V N U , D 8 A D V A N C E - B r u k e r - F C C 0 1 30 0 29 0 28 0 27 0 26 0 25 0 24 0 23 0 22 0 21 0 20 0 19 0 18 0 17 0 Lin (Cps) 16 0 15 0 14 0 13 0 d=5.568 d=8.588 12 0 11 0 d=7.349 10 0 d=3.696 d=4.267 d=4.666 90 d=1.395 80 d=2.040 70 60 50 40 30 20 10 0 10 20 30 40 50 60 70 2 - T h e t a - S c a le F ile : N h ie m F C C 0 1 . r a w - T y p e : 2 T h /T h lo c k e d - S t a r t: 9 . 8 6 3 ° - E n d : 6 9 . 8 8 7 ° - S t e p : 0 . 0 3 0 ° - S t ep ti m e : 0 . 3 s - T e m p . : 2 5 ° C (R o o m ) - T i m e S t a r t e d : 1 5 s - 2 - T h e t a : 9 . 86 3 ° - T h e t a : 5 . 0 0 0 ° - C h i : 0 . 0 0 ° - P h i: 0 . 0 0 ° - X : 0 . 0 0 0 -0 4 5 -0 1 1 2 ( * ) - S ilic o n O x id e - S i O 2 - Y : 4 8 8 . 6 1 % - d x b y : 1 . - W L : 1 . 5 4 06 - C u b i c - a 2 4 . 2 2 5 0 0 - b 24 . 22 5 0 0 - c 2 4 . 2 2 5 0 0 - a lp h a 90 . 00 0 - b e t a 9 0 . 0 0 0 - g a m m a 9 0 .0 0 0 - F a c e -c e n t e r e d - F ( 0 ) - 2 4 8 - 1 4 2 1 6 . 5 - F 1 0 = 7 4 (0 FCC2 (A) 276
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 F a c u lty o f C h e m i s tr y , H U S , V N U , D 8 A D V A N C E - B r u k e r - fc c - 0 2 F e 10 00 90 0 80 0 70 0 60 0 Lin (Cps) 50 0 d=3.993 40 0 d=4.160 30 0 d=3.686 d=4.294 d=3.528 d=3.132 20 0 d=5.606 d=2.946 d=1.946 d=2.094 d=2.053 d=2.522 d=6.412 d=7.407 d=1.412 10 0 0 1 10 2 0 30 40 50 60 70 80 2 - T h e t a - S c a le F il e : N h ie m V K H V L f c c - 0 2 F e . r a w - T y p e : 2 T h / T h l o c k e d - S t a r t : 0 . 8 8 5 ° - E n d : 7 9 . 9 0 2 ° - S te p : 0 . 0 3 0 ° - S t e p t i m e : 0 . 3 s - T e m p .: 2 5 ° C ( R o o m ) - T im e S ta r t e d : 9 s - 2 - T h e t a : 0 .8 8 5 ° - T h e t a : 0 . 5 0 0 ° - C h i : 0 . 0 0 ° - P h i : 0 .0 0 ° - 0 1 -0 72 - 1 26 8 ( C ) - D i a s p o r e - A l O ( O H ) - Y : 2 . 6 5 % - d x b y : 1 . - W L : 1 . 5 4 0 6 - O r t h o r h o m b i c - a 4 . 4 0 1 0 0 - b 9 . 4 2 1 0 0 - c 2 . 8 4 5 0 0 - a l p h a 9 0 . 0 0 0 - b e t a 9 0 .0 0 0 - g a m m a 9 0 . 0 0 0 - P r i m i t i v e - P b n m ( 6 2 ) - 4 - 1 1 7 . 9 5 9 - I/ I c P D F 1 . 0 1 -0 86 - 0 68 1 ( C ) - T r id y m it e , s y n - S iO 2 - Y : 1 . 7 8 % - d x b y : 1 . - W L : 1 . 5 4 0 6 - T r i c l in i c - a 1 5 . 0 2 1 0 0 - b 8 . 6 0 0 4 0 - c 1 6 .4 3 3 7 9 - a lp h a 9 0 . 0 0 0 - b e t a 9 1 . 5 1 2 - g a m m a 9 0 . 0 0 0 - B a s e -c e n t e re d - C 1 ( 0 ) - 4 8 - 2 1 2 2 . 2 9 - I / I c P D F 1 . 0 0 -0 07 - 0 31 5 ( N ) - B e r t h ie r i n e - 1 M - ( F e + 2 , F e + 3 ,A l) 3 ( S i ,A l ) 2 O 5 ( O H ) 4 - Y : 0 . 8 6 % - d x b y : 1 . - W L : 1 .5 4 0 6 - M o n o c l i n i c - a 5 .4 1 0 0 0 - b 9 . 3 3 0 0 0 - c 7 . 2 8 0 0 0 - a l p h a 9 0 . 0 0 0 - b e t a 1 0 4 . 5 0 0 - g a m m a 9 0 . 0 0 0 - B a s e -c e n t e re d - C 2 FCC2 (B) Hình 3. Giản đồ XRD của vật liệu FCC2 (A), FCC2 đã hấp phụ Fe2+; Fe3+ (B) 3.2. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ Fe2+, Fe3+ bằng FCC2 Các thí nghiệm nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ Fe2+; Fe bằng vật liệu FCC2 được tiến hành trong cùng điều kiện nồng độ và thể tích dung dịch Fe2+; 3+ Fe3+, tại nhiệt độ là 25oC. Nhưng thời gian hấp phụ trên FCC2 được tăng dần từ 10 đến 180 phút. Kết quả được trình bày trên hình 4. (A) (B) Hình 4. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ Fe2+(A); Fe3+(B) bằng FCC2 Từ hình 4, có thể thấy dung lượng hấp phụ và hiệu suất hấp phụ Fe2+ (A); Fe3+ (B) tăng dần khi thời gian tăng từ 10 đến 120 phút và đạt cân bằng tại 120 phút. Khoảng thời gian từ 120 đến 180 phút dung lượng hấp phụ tăng rất yếu. Vì vậy, chúng tôi chọn thời gian 150 phút để nghiên cứu các điều kiện tiếp theo. 277
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 3.3. Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ Fe2+, Fe3+ bằng FCC2 Các thí nghiệm nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ Fe2+; Fe3+ bằng vật liệu FCC2 được tiến hành trong cùng điều kiện như trên. Nhưng pH trong dung dịch Fe2+; Fe3+ được thay đổi từ 1,1 đến 7,7. Hiệu suất và dung lượng hấp phụ Fe2+; Fe3+ bằng vật liệu FCC2 được trình bày trên hình 5. (A) (B) Hình 5. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ Fe2+(A); Fe3+(B) bằng FCC2 Từ hình 5, có thể thấy khi pH tăng từ 1,1 đến 6,2 thì khả năng hấp phụ Fe2+; Fe3+ trên chất xúc tác thải FCC2 tăng nhanh, do ở khoảng pH thấp quá trình hấp phụ của FCC2 ưu tiên cho ion H+ hơn Fe2+; Fe3+ vì bán kính ion H+ nhỏ hơn và nồng độ cao. Nhưng khi pH tăng dần thì sự hấp phụ cạnh tranh của ion H+ yếu đi, vì vậy Fe2+; Fe3+ được FCC2 hấp phụ tốt nhất ở khoảng pH = 6,2. 3.4. Ảnh hưởng của Na+, Ca2+, Al3+, Mg2+ đến khả năng hấp phụ Fe2+, Fe3+ bằng FCC2 Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng các ion lạ: Na+; Ca2+; Al3+; Mg2+ có nồng độ thay đổi từ 0,1 đến 1,5M đến khả năng hấp phụ Fe2+; Fe3+ bằng vật liệu FCC2 được tiến hành trong cùng điều kiện nồng độ và thể tích dung dịch Fe2+; Fe3+ xác định, tại nhiệt độ là 25oC, thời gian hấp phụ 150 phút, pH = 6,2. Kết quả ảnh hưởng của bản chất và nồng độ các ion lạ: Na+; Ca2+; Al3+; Mg2+ đến khả năng hấp phụ Fe2+, Fe3+ bằng FCC2 được trình bày trên hình 6. (A) (B) Hình 6. Ảnh hưởng của: Na+; Ca2+; Al3+; Mg2+ đến khả năng hấp phụ Fe2+(A); Fe3+(B) bằng FCC2 278
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Từ hình 6 có thể thấy rằng: Khi có mặt các ion lạ Ca2+; Na+; Mg2+; Al3+ trong dung dịch, ngoài việc hấp phụ Fe2+; Fe3+, FCC2 còn hấp phụ thêm các ion lạ đó. Do đó, hiệu suất hấp phụ Fe2+; Fe3+ trên FCC2 giảm đi, theo chiều: Al3+ > Mg2+ > Na+ > Ca2+. Vì bán kính của các ion này tăng dần theo thứ tự: 0,045 < 0,065 < 0,095 < 0,099 (nm) nên hiệu suất và dung lượng hấp phụ của Fe2+; Fe3+ giảm theo chiều ngược lại. 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ đến khả năng hấp phụ Fe2+, Fe3+ bằng FCC2 Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch Fe2+; Fe3+; hiệu suất và dung lượng hấp phụ của vật liệu FCC2 được tiến hành trong cùng điều kiện tương tự trên. Kết quả được trình bày trên hình 7. Hình 7. Ảnh hưởng của nồng độ đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ Fe2+(A); Fe3+(B) bằng FCC2 Từ hình 7, có thể thấy rằng khi tăng nồng độ Fe2+ (từ 0,0108N đến 0,0549N), (A); Fe3+ (từ 0,0109N đến 0,0547N), (B) thì dung lượng hấp phụ Fe2+; Fe3+ có xu hướng tăng. Khả năng hấp phụ dung dịch Fe2+ ở nồng độ xấp xỉ 0,0108N và dung dịch Fe3+ ở nồng độ xấp xỉ 0,0109N bằng FCC2 là cho hiệu suất cao. 3.6. Xác định dung lượng hấp phụ cực đại theo Langmuir và Freundlich Hình 8 và 9, biểu diễn phương trình đẳng nhiệt hấp phụ theo Langmuir và Freundlich của Fe2+(A), Fe3+(B) bằng FCC2. Hình 8. Phương trình Langmuir biểu diễn khả năng hấp phụ Fe2+(A), Fe3+(B) bằng FCC2 279
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Hình 9. Phương trình Freundlich biểu diễn khả năng hấp phụ Fe2+(C), Fe3+(D) bằng FCC2 Hệ số tương quan của các phương trình ở hình 8 và hình 9 cho thấy phương trình hấp phụ langmuir (của Fe2+ và Fe3+ lần lượt là R2 = 0,9958; R2 = 0,9960) mô tả tốt hơn phương trình Freundlich (của Fe2+ và Fe3+ lần lượt là R2 = 0,9895; R2 = 0,9898) đối với quá trình hấp phụ Fe2+, Fe3+ trên vật liệu FCC2. Các kết quả trên cho thấy quá trình hấp phụ phù hợp hơn với mô hình Langmuir. Từ độ dốc của đường thẳng trên đồ thị phương trình Langmuir, tính được dung lượng hấp phụ cực đại của Fe2+, Fe3+ lần lượt là 7,16mg/g và 9,58mg/g. 4. KẾT LUẬN - Đã hoạt hóa chất xúc tác thải FCC và khảo sát đặc trưng của chúng bằng phương pháp nhiễu xạ tia X, phổ IR, chụp ảnh SEM. Kết quả cho thấy chất xúc tác thải FCC2 đã được hoạt hóa có khả năng hấp phụ cao. - Đã nghiên cứu điều kiện để hấp phụ Fe2+, Fe3+ trong dung dịch nước đạt tối ưu ở nồng độ dung dịch Fe2+: 0,0108N; Fe3+: 0,0109N; pH= 6,2; thời gian hấp phụ đạt cân bằng là 150 phút. - Khi có mặt các ion lạ Ca2+, Na+, Mg2+, Al3+ trong dung dịch Fe2+, Fe3+ thì hiệu suất hấp phụ Fe2+, Fe3+ bằng chất xúc tác thải FCC giảm và theo chiều Al3+ > Mg2+ > Na+ > Ca2+. - Dung lượng hấp phụ cực đại Fe2+, Fe3+ trên chất xúc tác thải FCC lần lượt: 7,16mg/g; 9,58mg/g là phù hợp và tuân theo phương trình động học Langmuir. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Thế Ninh, Lưu Minh Đại, Đào Ngọc Nhiệm (2015), “Chế tạo, đặc trưng và ứng dụng nano oxit hỗn hợp La2O3-LaMn0,5Fe0,5O3 để hấp phụ As(V) từ dung dịch, Tạp chí Hóa học, Tập 53 (3E12), Tr. 93-97. [2] Nguyễn Thái Thạch Điểu, Võ Văn Tân (2014), “Nghiên cứu biến tính bentonit Phú Yên để hấp phụ La(III) trong nước”, Kỷ yếu Hội nghị Sau đại học lần thứ II, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Tr. 183-190. [3] Võ Quang Mai, Bùi Hải Đăng Sơn, Đặng Xuân Dự, Lê Công Nhân, Đinh Quang Khiếu (2015), “Hấp phụ Cadimi trong dung dịch bằng mercaptopropyl/diatomit”, Tạp chí hóa học, Tập 53, Số 3E12, Tr. 238-241. [4] Nguyễn Thị Thanh Thủy, Võ Văn Tân (2013), “Chế tạo và nghiên cứu khả năng hấp phụ La(III) của vật liệu nano MnO2”, Kỷ yếu Hội nghị Sau đại học lần thứ I, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế , Tr. 91-97. [5] Er Li, Xiangying Zeng, Yuehua Fan (2009), “Removal of Cr(III) from aqueous solution by manganese oxide and microemulsion modified diatomite” Desalination 238, pp. 158-165. [6] Y.M Scindia, A.K Pandey, A.V.R Reddy, S.B Manoharn (2004), Chemically selective membrance optode for Cr(VI) determination ion aqueous sample, Mumban Indian, Analytica Chimica Acta, Vol.515, Issue 2, pp.268. 280
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 [7] Pourreza N., Rastegadeh S., (2001), “Catalytic Spectrophotometric determination of Bromide based on the diphenylcacbazide-Chromium(VI)-Iodate reaction”, Journal of Analytical Chemistry, 56(8), 727-725. [8] M.V.Balasama Krishna, K.Chandrasekoran (2005), “Speciantion of Cr(III) and Cr(VI) in water using immobilized moss and determination by ICP-MS”, Talanta 65, pp.133-135. Title: STUDY ON THE ADSORPTION OF Fe2+, Fe3+ IN SOLUTION BY THE WASTE FROM FLUIDIZED CRACKING CATALYST (FCC) OF DUNG QUAT OIL REFINERY FACTORY Abstract: The waste from fluidized cracking catalyst (FCC) was modified by HCl solution and used for Fe2+, Fe3+ adsorption in the dilute solution. The product was characterized by XRD, SEM and IR methods. The investigating results of the conditions affecting the Fe2+, Fe3+ adsorption ability of the modified FCC showed that the best pH value is 6.2. The maximum adsorption capacity of the modified FCC followed Langmuir’s isothermal equation is 7.16 (mg/g) and 9.58(mg/g). Keywords: Adsorption, Fe2+, Fe3+, FCC. HOÀNG THỊ LOAN Học viên Cao học, chuyên ngành Hóa vô cơ, khóa 23 (2014-2016), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế VÕ VĂN TÂN Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm - Đại Học Huế 281
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2