Nguyễn Hiền Trung và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
64(02): 63 - 69<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA CÁC BỘ ỔN ĐỊNH CÔNG SUẤT<br />
CHO MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ KẾT NỐI LƯỚI ĐIỆN<br />
<br />
Nguyễn Hiền Trung , Nguyễn Như Hiển<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày các cấu trúc bộ ổn định công suất (PSS) dùng cho các máy phát điện đồng bộ để<br />
cải thiện ổn định các dao động trong hệ thống điện, đồng thời đi sâu phân tích các thành phần<br />
trong cấu trúc của bộ ổn định công suất PSS2A, từ đó sánh hiệu quả của nó với bộ ổn định công<br />
suất PSS1A. Kết quả kiểm chứng bằng mô phỏng trên MATLAB-SIMULINK cho thấy hiệu quả<br />
rõ rệt của bộ ổn định công suất PSS2A so với PSS1A. Bài báo cũng đề xuất phương án nên sử<br />
dụng PSS2A cho các máy phát điện đồng bộ hiện nay.<br />
Từ khóa: Ổn định hệ thống điện; Hệ thống kích từ; Bộ tự động điều chỉnh điện áp; Bộ ổn định<br />
công suất; Dao động.<br />
*<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Trong trạng thái hoạt động ổn định của hệ<br />
thống điện, công suất điện đầu ra của máy phát<br />
điện đồng bộ cân bằng với công suất cơ đầu<br />
vào. Khi hệ thống bị tác động bởi sự cố, hoặc<br />
phụ tải thay đổi nhanh, công suất điện phát ra<br />
sẽ thay đổi. Công suất điện từ đầu ra có thể<br />
thay đổi nhanh chóng, nhưng công suất cơ thay<br />
đổi tương đối chậm. Bởi tốc độ đáp ứng khác<br />
nhau, nên tồn tại sự khác biệt tạm thời về cân<br />
bằng công suất. Sự mất cân bằng công suất này<br />
làm cho rôto của máy phát đồng bộ quay<br />
nhanh hơn hoặc chậm đi, tùy thuộc vào xu<br />
hướng của sự mất cân bằng [6], [11].<br />
Duy trì ổn định hệ thống điện phụ thuộc vào<br />
tốc độ đáp ứng và khả năng cưỡng bức của hệ<br />
thống kích từ. Tăng khả năng cưỡng bức và<br />
giảm thời gian đáp ứng sẽ làm tăng độ ổn<br />
định. Tác động này là nguyên nhân cần thiết<br />
lắp đặt các bộ kích từ đáp ứng đủ nhanh để<br />
đảm bảo ở mức cao nhất tránh mất đồng bộ<br />
tạm thời. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống<br />
kích từ tác động nhanh lại có thể làm giảm<br />
khả năng triệt tiêu các dao động bởi vì nó làm<br />
giảm đi các moment hãm. Nếu moment hãm<br />
không đủ, có thể làm cho các dao động góc<br />
rotor thay đổi với biên độ lớn hơn, dẫn tới<br />
nguy cơ làm mất ổn định hệ thống. Có ba loại<br />
dao động được thử nghiệm với các máy phát<br />
và lưới điện [1]- [4], bao gồm: Các dao động<br />
<br />
máy phát điện làm việc song song; Các dao<br />
động cục bộ; Các dao động liên khu vực.<br />
Các hệ thống kích từ [10], [12] được cài đặt<br />
để hỗ trợ việc nâng cao ổn định tức thời cho<br />
một trong các loại dao động kể trên.<br />
Một giải pháp để nâng cao chất lượng của hệ<br />
thống là phải thêm các đường truyền song<br />
song để giảm điện kháng giữa các máy phát<br />
và trung tâm phụ tải. Giải pháp này rất nổi<br />
tiếng nhưng thường khó được chấp nhận vì<br />
chi phí quá cao khi xây dựng thêm các đường<br />
dây truyền tải. Một giải pháp thay thế đó là bộ<br />
ổn định công suất (PSS) [5] hoạt động thông<br />
qua các bộ tự động điều khiển điện áp máy<br />
phát điện (AVR).<br />
CẤU TRÚC CÁC BỘ ỔN ĐỊNH<br />
CÔNG SUẤT<br />
PSS là một thiết bị tăng moment hãm các dao<br />
động cơ điện trong máy phát, để cải thiện các<br />
hạn chế vận hành cưỡng bức ổn định. Khi bị tác<br />
động bởi một sự thay đổi đột ngột trong điều<br />
kiện vận hành, tốc độ và công suất của máy<br />
phát sẽ thay đổi xung quanh điểm cân bằng.<br />
Mối quan hệ giữa những đại lượng này có thể<br />
được diễn tả bởi công thức sau [8], [11]:<br />
2H d 2 δ<br />
=M m -Me -Mc<br />
ω dt 2<br />
<br />
(1)<br />
<br />
trong đó: δ - góc quay tương đối của rotor; <br />
- tốc độ góc của rotor; Mm - moment cơ; Me moment điện từ; Mc - moment hãm; H - hằng<br />
số quán tính của máy phát đồng bộ.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel:0912386547<br />
63<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hiền Trung và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Công thức (1) chỉ ra rằng khi có tác động của<br />
lực cân bằng, rotor tăng tốc theo tỉ lệ moment<br />
tác động trong rotor chia hằng số quán tính của<br />
tua bin. Từ (1) có thể viết lại khi có sự thay đổi<br />
về điểm vận hành. Tại đó sự hãm moment điện<br />
được phân tích thành các thành phần đồng bộ<br />
và hãm (trong đơn vị tương đối):<br />
Me = Ms + Mc<br />
(2)<br />
trong đó: Ms - hệ số đồng bộ; Mc - hệ số hãm;<br />
- sai lệch góc rotor.<br />
Từ (2) có thể thấy rằng với giá trị dương của<br />
Ms, thành phần của moment đồng bộ thay đổi<br />
tỉ lệ nghịch với góc rotor từ điểm cân bằng.<br />
Tương tự, với giá trị dương của Mc, các bộ<br />
phận của moment hãm sẽ tỉ lệ nghịch với tốc<br />
độ rotor so với điểm vận hành ổn định.<br />
Bộ ổn định dựa trên tốc độ (∆)<br />
Để tăng cường hệ số hãm tự nhiên của máy<br />
phát, bộ PSS phải tạo ra một thành phần của<br />
moment điện chống lại những thay đổi trong<br />
tốc độ rôto. Một phương pháp để thực hiện<br />
điều này là đưa vào một tín hiệu tỷ lệ đo được<br />
về sai lệch tốc độ rotor khi điều chỉnh điện áp<br />
đầu cực máy phát.<br />
<br />
Hình 1. Bộ ổn định dựa trên tốc độ PSS1A<br />
<br />
PSS loại này có chứa một bộ lọc thấp, một bộ<br />
lọc cao tần, khâu khuếch đại, hệ thống so<br />
sánh pha và khâu giới hạn tín hiệu ra. Trên<br />
hình 1 thì T6 đặc trưng cho hằng số thời gian<br />
của bộ chuyển đổi transducer; hệ số khuyếch<br />
đại được đặt bởi KS1, tín hiệu lọc cao tần được<br />
đặt bởi hằng số thời gian T5. A1 và A2 cho<br />
phép thành phần tần số thấp của lọc thành<br />
phần xoắn tần số cao đi qua. Khi không sử<br />
dụng cho mục đích này, khối có thể sử dụng<br />
để hỗ trợ định hướng hệ số khuyếch đại và<br />
đặc tính pha của bộ ổn định. Ở 2 khối tiếp<br />
theo cho phép 2 trạng thái của so sánh<br />
Lead-Lag đi qua, được đặt bởi hằng số thời<br />
gian từ T 1 đến T 4.<br />
<br />
64(02): 63 - 69<br />
<br />
Với những biến đổi nhỏ, rất nhiều bộ ổn định<br />
công suất đã được chế tạo sử dụng cấu trúc cơ<br />
bản vừa nêu.<br />
Bộ ổn định dựa trên tần số (∆f)<br />
Đã từ lâu tần số đã được sử dụng như một tín<br />
hiệu đầu vào cho các ứng dụng của PSS.<br />
Trong một số trường hợp tín hiệu điện áp đầu<br />
cực và tín hiệu dòng điện cũng được kết nối<br />
như một tín hiệu tốc độ rotor (tần số “bù”)<br />
cho PSS. Sự tiện lợi của tín hiệu tần số là nó<br />
nhạy cảm đối với các kiểu dao động liên khu<br />
vực hơn là với các dao động giữa các máy<br />
phát điện [5].<br />
Một nhược điểm của các tín hiệu tần số đo<br />
được ở đầu cực các máy phát là có chứa các<br />
thành phần xoắn. Bởi vậy, cần thiết phải sử<br />
dụng các bộ lọc. Về góc độ này các bộ ổn<br />
định dựa trên tần số có các giới hạn tương tự<br />
như các bộ PSS dựa trên tốc độ. Hơn nữa tín<br />
hiệu tần số thường chứa các nhiễu loạn của hệ<br />
thống gây ra bởi các tải công nghiệp [16].<br />
C. Bộ ổn định dựa trên công suất (∆P)<br />
Cho dù các bộ ổn định dựa trên tốc độ đã<br />
chứng minh hiệu quả rất tốt, nhưng thường thì<br />
vẫn khó khăn để tạo ra tín hiệu tốc độ không<br />
có nhiễu như các thành phần dao động xoắn<br />
của trục. Sự có mặt của các thành phần này<br />
trong đầu vào của 1 bộ ổn định dựa theo tốc<br />
độ có thể gây ra kích từ quá mức cho máy<br />
phát. Những biến đổi moment điện dẫn tới<br />
nghiên cứu về các thiết kế bộ ổn định dựa trên<br />
công suất đo được:<br />
<br />
1<br />
<br />
Pm Pe <br />
t<br />
2H<br />
<br />
(3)<br />
<br />
trong đó: ∆Pm - độ thay đổi công suất cơ đầu<br />
vào; ∆Pe - độ thay đổi công suất điện đẩu ra;<br />
∆ - sai lệch tín hiệu tốc độ của rotor.<br />
Rõ ràng độ sai lệch tín hiệu tốc độ có thể tính<br />
được từ sự chênh lệch giữa công suất cơ đầu<br />
vào và công suất điện phát ra. Sử dụng mối<br />
liên hệ ở trên để thay thế việc đo tín hiệu công<br />
suất điện và cơ cho đầu vào tốc độ. Tín hiệu<br />
công suất điện được đo trực tiếp. Công suất<br />
cơ không thể đo trực tiếp, và thay thế bằng<br />
cách dự tính dựa trên đo vị trí của van cấp<br />
khíhoặc của cổng cánh hướng, nhiều khi người<br />
ta còn tính dựa trên lưu lượng hơi hoặc nước<br />
<br />
64<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hiền Trung và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
được cấp cho tua bin. Mối liên hệ giữa các<br />
phép đo vật lý này và công suất cơ thực thay<br />
đổi dựa vào thiết kế của tua bin và các hệ số<br />
khác.Rất nhiều bộ ổn định dựa trên công suất<br />
vẫn còn được sử dụng, mặc dầu chúng đang<br />
nhanh chóng được thay thế bằng các bộ ổn<br />
định hiệu quả hơn.<br />
Các bộ ổn định đầu vào kép<br />
Vì đã có hai tín hiệu có sẵn là công suất và<br />
tốc độ nên cách tính toán này đã được thay<br />
thế và ưu tiên dành cho một phương pháp<br />
gián tiếp. Mục đích là nhằm loại bỏ những<br />
thành phần không mong muốn ra khỏi tín hiệu<br />
tốc độ trong khi vẫn tránh được khó khăn khi<br />
đo tín hiệu công suất cơ. Để đạt được điều<br />
này, mối quan hệ của phương trình (3) được<br />
biến đổi lại:<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
2H<br />
<br />
P<br />
<br />
m<br />
<br />
Pe t<br />
<br />
(4)<br />
<br />
64(02): 63 - 69<br />
<br />
P t 2H P t<br />
m<br />
<br />
e<br />
<br />
(5)<br />
<br />
Vì công suất cơ thường thay đổi từ từ tương<br />
ứng với tần số dao động cơ điện, tín hiệu<br />
công suất cơ có được đó có thể hạn chế về độ<br />
rộng của dải khi sử dụng bộ lọc tần thấp. Bộ<br />
lọc tần thấp loại bỏ những thành phần có tần<br />
số cao (ví dụ như các thành phần xoắn và<br />
tiếng ồn). Sự hạn chế dải tín hiệu thu được là<br />
sử dụng thay thế cho công suất cơ trong<br />
phương trình (5) để chuyển thành tín hiệu<br />
thay đổi theo tốc độ.<br />
Tín hiệu tốc độ nhận cuối cùng có được từ<br />
hạn chế về độ rộng dải đo được lọc qua bộ lọc<br />
cao tần. Còn ở tần số thấp hơn thì đầu ra được<br />
quyết định chủ yếu do đầu vào công suất điện.<br />
Bộ ổn định đầu vào kép PSS2A (hình 2)<br />
<br />
Tích phân công suất cơ có quan hệ với tốc độ<br />
trục và công suất điện như sau:<br />
Bộ lọc cao tần<br />
<br />
Bộ lọc Ramp-Tracking<br />
<br />
Hệ số khuếch đại và bù pha<br />
<br />
Tốc độ<br />
<br />
Đầu ra<br />
<br />
Bộ lọc cao tần<br />
<br />
Công suất<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ khối của bộ ổn định công suất PSS2A<br />
<br />
Nhiều bộ ổn định [7] sử dụng 2 đầu vào như<br />
miêu tả ở trên, tuy nhiên các thông số của<br />
các bộ sẽ rất khác nhau. Mỗi đầu vào gồm,<br />
hai khâu lọc cao tần đặc trưng bởi hằng số<br />
thời gian (T w1 đến T w4) cùng hằng số thời<br />
gian tích hợp (T 6, T7). Thông thường KS3<br />
bằng 1 và KS2 sẽ bằng T7/2H. Đầu vào A<br />
thường là tốc độ hoặc tần số, và đầu vào B là<br />
công suất điện. N (số nguyên nhỏ hơn 4) và<br />
M (số nguyên nhỏ hơn 2), E cho phép lọc<br />
các thành phần xoắn hoặc tiếng ồn. Bù pha<br />
<br />
được cung cấp bởi 2 khâu Lead – Lag hoặc<br />
Lag – Lead (T 1 đến T4).<br />
Bộ ổn định đầu vào kép PSS2B<br />
Bộ ổn định này tương tự như bộ PSS2A chỉ<br />
thêm vào một khâu bù pha Lead - Lag còn các<br />
thông số khác hoàn toàn tương tự.<br />
Bộ ổn định đầu vào kép PSS3B<br />
<br />
65<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hiền Trung và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bộ lọc cao tần<br />
<br />
Bộ lọc cao tần<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ khối của bộ ổn định công suất<br />
PSS3B<br />
<br />
Cả hai bộ ổn định công suất PSS3B và PSS4B<br />
đều có đầu vào VS11 = Pe và VS12 . T1,<br />
T3 đặc trưng cho hằng số thời gian bộ chuyển<br />
đổi tranducer, T2 và T4 là hằng số thời gian bộ<br />
lọc tần số cao. Ks1 và Ks2 là hai khâu khuếch<br />
đại. T0 là hằng số thời gian khởi động của<br />
máy phát đồng bộ.<br />
Bộ lọc cao tần<br />
<br />
Bộ lọc cao tần<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ khối của bộ ổn định công suất PSS4B<br />
<br />
Do các lợi ích hơn hẳn của bộ ổn định đầu<br />
vào kép nên hiện nay hầu hết đều bỏ qua cách<br />
chỉ dùng tín hiệu tốc độ.<br />
PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẦN TRONG<br />
BỘ ỔN ĐỊNH CÔNG SUẤT PSS2A<br />
Tín hiệu tốc độ<br />
Tốc độ trục có thể được đo trực tiếp, hoặc thu<br />
được từ tần số của một tín hiệu điện áp bù xuất<br />
phát từ cực máy biến điện áp (VT) và dòng<br />
điện (CT) thứ cấp. Trong trường hợp khác, tín<br />
hiệu kết quả phải được chuyển sang một mức<br />
hằng số, tỷ lệ với tốc độ (tần số). Hai đoạn<br />
mạch lọc cao tần được đưa vào tín hiệu kết quả<br />
để loại bỏ mức tốc độ trung bình, tạo ra một tín<br />
hiệu sai lệch tốc độ. Hằng số thời gian mỗi bộ<br />
lọc cao tần là: 1.0s Tw 20.0s.<br />
Tín hiệu công suất điện<br />
Đầu ra công suất điện của máy phát được lấy<br />
từ điện áp thứ cấp VT và các dòng điện thứ<br />
<br />
64(02): 63 - 69<br />
<br />
CT. Công suất ra được lọc qua bộ lọc cao tần<br />
để tạo ra tín hiệu sai lệch công suất cần thiết.<br />
Tín hiệu này được tích hợp và phân chia, sử<br />
dụng hằng số quán tính máy phát để kết hợp<br />
với tín hiệu tốc độ.<br />
Tín hiệu công suất cơ<br />
Tín hiệu này sau đó được lọc cao tần. Một<br />
bộlọc cao tần có thể dưới một trong hai dạng<br />
thức sau:<br />
Dạng thứ nhất, một bộ tần thấp 4 cực đơn<br />
giản, được dùng để hãm các thành phần xoắn<br />
xuất hiện trong tốc độ. Với các máy phát<br />
nhiệt điện, hằng số thời gian có thể được chọn<br />
để tạo ra hãm ở tần số xoắn thấp nhất của máy<br />
phát. Tuy nhiên, yêu cầu thiết kế này lại xung<br />
đột với việc tạo ra một tín hiệu công suất cơ<br />
hợp lý. Đặc biệt vấn đề này xảy ra trên các<br />
máy phát thủy điện vì chúng dễ dàng có thể<br />
có tỷ số thay đổi công suất cơ lên tới 10%/s.<br />
Vượt quá giới hạn của tín hiệu công suất cơ<br />
có thể dẫn tới thay đổi quá mức tín hiệu ra<br />
của bộ ổn định trong quá trình mang tải và<br />
không mang tải của máy.<br />
Dạng thứ hai được gọi là bộ lọc “bám dốc”,<br />
tạo ra một sai số tĩnh triệt tiêu trong đầu vào<br />
tín hiệu công suất điện. Điều này hạn chế thay<br />
đổi đầu ra của bộ ổn định tới các mức rất thấp<br />
tỷ lệ thay đổi công suất cơ thường gặp phải<br />
trong quá trình vận hành của các máy phát.<br />
Mức điều chỉnh hằng số thời gian bộ lọc này<br />
là: 0.02s≤T≤0,2s.<br />
Bù pha và lựa chọn tín hiệu ổn định<br />
Tín hiệu tốc độ được hiệu chỉnh trước khi đưa<br />
tới bộ ổn định công suất. Tín hiệu được lọc để<br />
tạo ra vượt pha trước ở các tần số cơ điện cần<br />
dùng, ví dụ 0.1 Hz tới 5.0 Hz. Yêu cầu vượt pha<br />
để bù vào sự trễ pha tạo ra bởi bộ điều chỉnh<br />
điện áp vòng kín. Hàm truyền của mỗi giai đoạn<br />
của bù pha là một dạng kết hợp đơn giản trong<br />
đó hằng số thời gian trễ và vượt được điều<br />
chỉnh trong khoảng: 0,01s T 6,0s.<br />
MÔ PHỎNG HỆ THỐNG TRÊN PHẦN<br />
MỀM MATLAB-SIMULINK<br />
Trong phần này sẽ trình bày quá trình thực<br />
hiện các trường hợp mô phỏng hệ thống điều<br />
chỉnh điện áp và ôn định công suất máy phát<br />
<br />
66<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hiền Trung và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đồng bộ dựa trên phần mềm mô phỏng<br />
MATLAB-SIMULINK [9].<br />
Cấu hình hệ thống mô phỏng<br />
Sơ đồ hệ thống mô phỏng như hình 5.<br />
MP<br />
<br />
MBA<br />
<br />
ĐD<br />
<br />
HT<br />
<br />
Hình 5. Hệ thống thử nghiệm<br />
<br />
Thông số các phần tử chính<br />
1. Máy phát điện đồng bộ<br />
Mô hình máy phát điện đồng bộ trong thư<br />
viện Simulink với các thông số như sau:<br />
Loại rotor: cực lồi;<br />
Pn=200MVA;<br />
Vn=13,8kV;<br />
fn=50Hz;<br />
Xd=1,305;<br />
Xd’=0,296;<br />
Xd’’=0,252;<br />
Xq=0,474;<br />
Xq’’=0,243; Td’=1,01 s; Td’’=0,053 s;<br />
Tq0’’=0,1 s; Rs=0,00285 p.u.<br />
2. Bộ ổn định công suất PSS<br />
2.1. Bộ ổn định công suất PSS1A [8]<br />
Hằng số thời gian Sensor: 0,015; Hệ số<br />
khuếch đại: 2,5; Hằng số thời gian bộ lọc: 1;<br />
Tnum=0,05;<br />
Tden=0,02;<br />
Vsmin=-0,15;<br />
Vsmax= 0,15.<br />
2.2. Bộ ổn định công suất PSS2A<br />
M=1; N=2; Tw1=1; Tw2=5; T6=0,02; Tw3=10;<br />
Tw4=10; T7=6,4; KS2=1; KS3=1 T8=4; T9=5;<br />
KS1=0,1; T1=0,05; T2=0,02, T3=0,5; T4=5,<br />
VSTMAX=-0,15, VSTMIN=0,15.<br />
3. Hệ thống điều tốc governor [13]<br />
Ka=10/3;<br />
Ta=0,07s;<br />
gmin=0,01pu;<br />
gmax=0,975pu; vgmin=-0,1pu/s; vgmax=0,1s;<br />
Rp=0,05; Kp=1,163; Ki=0,105; Kd=0;<br />
Td=0,01s.Tw=2,67s.<br />
4. Hệ thống kích từ [12]<br />
Tr=0,02s; Ka=300; Ta=0,001s; Ke=1,0;<br />
Te=0; Kf=0,001; Tf=0,1s; Vsmin=-11,5;<br />
Vsmax= 11,5.<br />
5. Đường dây dài 50km; R0=0,3864Ω/km;<br />
L0=4,1264.10-3 H/km; C0=7.751.10-9 F/km.<br />
6. Tải tự dùng: 10+j4MVA; tải cuối đường<br />
dây: 100+j30MVA.<br />
Kết quả mô phỏng<br />
Công suất cơ bản được chọn chung cho toàn<br />
hệ thống là Sb=200MVA.<br />
<br />
64(02): 63 - 69<br />
<br />
Quá trình mô phỏng bao gồm các trường<br />
hợp sử dụng PSS1A và PSS2A có đóng cắt<br />
tải 0,52pu tại thanh cái hệ thống ở thời<br />
điểm t=0,8s.<br />
Trên hình 6 cho thấy với PSS2A đáp ứng điện<br />
áp nhanh đạt giá trị ổn định hơn, biên độ<br />
trong thời gian qua độ thay đổi ít hơn loại<br />
PSS1A. Tại thời điểm t=0,8s đóng tải 0,52pu<br />
điện áp đầu ra PSS2A cũng nhanh ổn định<br />
hơn, điều này có tác dụng tốt với điều chỉnh<br />
kích từ máy phát.<br />
Hình 7 cho thấy khi dùng PSS2A so với<br />
PSS1A thì biên độ dao động góc roto nhỏ<br />
hơn và nhanh đạt ổn định hơn (sau 4s). Tại<br />
thời điểm đóng tải dao động góc roto cũng<br />
nhanh ổn định. Góp phần nâng cao độ ổn<br />
định cho hệ thống.<br />
<br />
Hình 6. Đáp ứng điện áp đầu ra PSS<br />
<br />
Hình 7. Sai lệch góc roto<br />
<br />
Hình 8. Đáp ứng điện áp đầu cực máy phát<br />
67<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />