Những vấn đề chung<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ VẬT LIỆU<br />
PHỤC VỤ KỸ THUẬT QUÂN SỰ VÀ KINH TẾ<br />
Nguyễn Việt Bắc*<br />
Tóm tắt: Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu, phục vụ trong suốt 55 năm<br />
truyền thống của Viện Hóa học-Vật liệu. Xuyên suốt cả quá trình là những đề tài,<br />
nhiệm vụ tập trung trước hết và trên hết cho mục tiêu phục vụ quân đội. Nổi bật<br />
trong giai đoạn trước đây là chất phát sáng lạnh (trên nền ZnS) phục vụ cho tuyến<br />
giao thông 559 (1970), các chế phẩm chống mốc dùng bảo quản nhà sàn của Bác<br />
(SCM72). Sau 1975 là tổng hợp và ứng dụng keo dán BH 80, keo dán cánh quay<br />
máy bay trực thăng UH1 dùng cho chiến trường K, chất chống mờ mốc khí tài quang<br />
học (NT10), sơn chống ẩm dùng nhiệt đới hóa khí tài điện tử, bảo vệ máy lái tên lửa<br />
A72,B72 (sơn alkyd styren, sơn Ester Epoxy EES - sơn Ester Epoxy EES 30). Dầu<br />
Nitro hóa N82 được tổng hợp trên quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu sản xuất dầu mỡ<br />
bảo quản, niêm cất vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT).<br />
Từ khóa: Hóa học, Vật liệu.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Cách đây 55 năm, Viện Kỹ thuật quân sự đã ra đời trong bối cảnh quân đội ta tiến lên<br />
chính quy, hiện đại và chuẩn bị bước vào những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng<br />
chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam. Viện Hóa học-Vật liệu (tiền thân là Phòng nghiên<br />
cứu hóa chất) ra đời cùng lúc và ngay từ đầu đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề trực tiếp<br />
phục vụ quân đội.<br />
<br />
2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHỤC VỤ QUÂN SỰ<br />
VÀ BẢO QUẢN, NIÊM CẤT<br />
<br />
Trong những năm chiến tranh, thành công lớn đầu tiên của Viện là nghiên cứu ra chất<br />
phát sáng lạnh trên cơ sở ZnS được sử dụng trên tuyến vận tải 559. Đề tài có sự phối hợp<br />
với Đại học Bách khoa và Viện Hóa Công nghiệp, sau đó được Nhà nước thưởng Huân<br />
chương Chiến công hạng III (12/1970). Đầu những năm 1970, Viện tập trung nghiên cứu<br />
thành công keo BH 80 (keo α -Xyanoacrylat) khi đó là một loại keo dán đa năng mới xuất<br />
hiện trên thị trường quốc tế. Keo đã được ứng dụng lúc đầu trên tuyến 559 để dán nhanh<br />
săm ô tô tải, sửa chữa linh kiện. Những năm 1980 sau đó được dùng làm keo dán y tế (cầm<br />
máu, ghép mô, dán xương, tạng tại Viện Quân y 108, Viện Quân y 103, Bệnh viện Việt<br />
Đức…) có kết quả tốt. Viện hình thành nhóm nghiên cứu chuyên sâu về keo dán tồn tại<br />
gần 20 năm đến cuối 1980. Sau 1975, nhóm keo tập trung nghiên cứu các keo dán kết cấu<br />
trên cơ sở epoxy và epoxy biến tính. Thành tích nổi bật giai đoạn này là hệ keo dán cánh<br />
quay máy bay trực thăng UH1 (keo ER1 và hóa rắn polyamid lỏng tổng hợp từ dầu thực<br />
vật). Keo đã được ứng dụng cho giá tải thương, tiếp tế ở chiến trường Campuchia được Bộ<br />
Quốc phòng (BQP) đánh giá cao. Hệ keo này sau đó đã được dùng cho Bộ Giao thông Vận<br />
tải để dán các đầu đo kiểm định tải trọng các cầu lớn và hầm trong nhiều năm.<br />
<br />
Môi trường nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam là thử thách khắc nghiệt với vũ khí, trang<br />
bị quân sự, gây ăn mòn kim loại mạnh và phá hủy nhanh các khí tài, linh kiện điện tử, đặt<br />
ra nhiệm vụ nghiên cứu niêm cất bảo quản cho Viện. Trong thời gian chiến tranh, việc<br />
<br />
<br />
22 Nguyễn Việt Bắc, “Nghiên cứu hóa học và vật liệu phục vụ kỹ thuật quân sự và kinh tế.”<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
niêm cất, bao gói kín đã được nghiên cứu cho vũ khí nhẹ. Các loại vật liệu để bọc bịt, trám<br />
kín đã được đưa vào ứng dụng, nhiều vật liệu và công nghệ bảo quản đã được triển khai,<br />
đem lại kết quả tích cực.<br />
<br />
Việc bảo quản vật liệu xenlulo (giấy, gỗ…) và vật liệu hữu cơ chống ẩm mốc, mối mọt<br />
(vải bạt, vải dù, phim ảnh…) cũng được nghiên cứu thành công và đưa vào ứng dụng cho<br />
Bộ Tổng Tham mưu, cho nhiều cơ quan lưu trữ của Trung ương và quân đội. Trong giai<br />
đoạn sau 1972 Viện đã ứng dụng sơn chống mốc SCM72 bảo quản thành công nhà sàn của<br />
Bác Hồ. Sau năm 1990, nhóm nghiên cứu hóa sinh đã nghiên cứu thành công chế phẩm<br />
NT10 dùng chống mờ, mốc có hiệu quả cho các khí tài quang học (ống nhòm, kính đo xa,<br />
kính ngắm các loại). Để bảo vệ các kho tàng, chống mối, Viện có chất chống mối LT1 ứng<br />
dụng rất hiệu quả cho hàng chục kho tàng, kho tư liệu của Trung ương và Bộ Quốc phòng,<br />
hàng trăm ngàn mét vuông kho hậu cần (Cam Ranh, Tây Nguyên, Binh đoàn Hương<br />
Giang…).<br />
<br />
Viện đã nghiên cứu thành công các loại sơn cách điện, chống ẩm, phục vụ nhiệt đới<br />
hóa các trang bị thông tin liên lạc và khí tài điện tử. Đáng chú ý là sơn Alkyd Styren<br />
(1973 - 1975) và sơn EES30 (ester epoxy styrene) những năm 1980 đã được dùng nhiều<br />
tại các nhà máy M1, M3 để bảo vệ hàng ngàn máy thu sóng trung. Sơn cũng dùng có kết<br />
quả tốt cho bảo vệ hàng ngàn cuộn dây máy lái tên lửa A72, B72 tại Quân chủng Phòng<br />
không Không quân.<br />
<br />
Trong những năm 1980, Viện đã nghiên cứu thiết kế và đưa vào vận hành thành công<br />
dây chuyền sản xuất dầu nitro hóa N82, đáp ứng nhu cầu sản xuất dầu mỡ bảo quản có ức<br />
chế cho niêm cất vũ khí của quân đội. Hướng nghiên cứu dầu mỡ phát triển trong giai<br />
đoạn sau 1990 thành hàng loạt sản phẩm dầu mỡ bảo quản có ức chế, mỡ chịu mặn, dầu<br />
bảo quản - làm việc ứng dụng rộng rãi trong toàn quân.<br />
<br />
Sau năm 1995, việc bao gói bảo quản có tiến bộ vượt bậc với đề tài “Túi bảo quản có<br />
máy hút ẩm”, được ứng dụng có kết quả tốt cho hàng loạt xe tăng, xe bọc thép BTR nhiều<br />
phi cơ chiến đấu và hàng loạt trang bị khí tài quân sự khác. Bên cạnh đó công nghệ bảo<br />
quản bằng khí khô với máy hút ẩm Munter cũng được triển khai có hiệu quả cho nhiều<br />
máy móc, thiết bị và vài kho tàng lớn.<br />
<br />
Trong giai đoạn sau năm 2000, nhiều túi bảo quản đã được thiết kế, chế tạo và ứng dụng<br />
rất tốt cho nhiều tên lửa trong trang bị của Hải quân và PKKQ. Hiện nay hướng nghiên cứu<br />
này đang được tiếp tục cho tên lửa Scud của Binh chủng Pháo binh trong khuôn khổ Chương<br />
trình nghiên cứu trọng điểm cấp Nhà nước về vật liệu.<br />
<br />
Việc bảo vệ các vật liệu, linh kiện kim loại, chống ăn mòn đã được triển khai ngay từ<br />
đầu qua nhiều đề tài mạ Cr, Ni, mạ phục hồi, mạ hóa…có kết quả và được chuyển giao<br />
cho nhiều đơn vị ứng dụng.<br />
<br />
Trong hướng nghiên cứu này đáng chú ý có thành tựu tổng hợp và áp dụng công nghệ<br />
sơn điện di để bảo quản các linh kiện, chi tiết dụng cụ cơ khí cầm tay (mũi khoan, bàn ren,<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 23<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
taro tại Cục Vật tư/BQP. Sau năm 1990 đã phát triển thêm hệ sơn có pigment màu (đen,<br />
nâu, ghi..) được ứng dụng tại các Quân Khu 4,5,7,9,3, Quân Đoàn 4 bảo quản các chi tiết<br />
vũ khí (băng đạn, lò so…). Sơn điện di còn áp dụng cho nhiều doanh nghiệp quốc phòng<br />
và Nhà nước khác để bảo vệ các chi tiết, phụ tùng xe đạp, xe máy, ô tô (Z151), hộp đồng<br />
hồ… Hiện nay, sơn điện di vẫn được dùng hàng năm để sơn hàng chục ngàn đuôi đạn cối<br />
(Z115), sơn khung vỏ xe Uatz. Bể sơn điện di lớn nhất có dung tích 25 m3 đã dùng cho sơn<br />
cabin xe tải thành công (Cty Detech).<br />
Nhóm đạn dược, vũ khí cũng được Viện chú ý nghiên cứu bảo quản, có sự phối hợp<br />
chặt chẽ với Tổng cục Kỹ thuật và các quân binh chủng. Các kết quả dáng chú ý là những<br />
sản phẩm bảo quản đạn EĐ, VĐ, sơn khô nhanh SKN được triển khai nhiều năm tại Tổng<br />
cục Kỹ thuật. Nhóm nghiên cứu về kim loại cũng đã nghiên cứu công nghệ nấu luyện và<br />
phục hồi vỏ ống liều cho đạn cao xạ 37mm.<br />
3. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU PHỤC VỤ THIẾT KẾ, CHẾ TẠO,<br />
BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA VKTBKT HIỆN ĐẠI<br />
<br />
3.1. Nghiên cứu vật liệu phục vụ công nghệ tên lửa<br />
<br />
Những năm 1996-1998, Viện đã nghiên cứu thành công chất chống cháy ENT1, ENT2<br />
cho thuốc phóng 2 gốc FSG2 của tên lửa chống tăng R70. Vật liệu đã thử nghiệm nhiều<br />
lần (phối hợp với Viện Vũ khí) tại trường bắn Hòa thạch và Cấm sơn, khẳng định kết quả<br />
ổn định và độ tin cậy tốt. Vật liệu này có thời gian làm việc ngắn (1400 - 1800 ms).<br />
<br />
Giai đoạn 2002-2004, Viện Hóa đã nghiên cứu chất chống cháy có thời gian làm việc<br />
đến 15 giây cho thuốc phóng của tên lửa Fagos, Konkurs. Vật liệu sử dụng là PU hóa rắn<br />
nguội, đúc trực tiếp lên thỏi thuốc RSI 12M, có thể chịu áp lực làm việc 50-70 atm.<br />
<br />
Giai đoạn 2006-2014, Viện tham gia nghiên cứu nhiều đề tài trong chương trình tên<br />
lửa. Đề tài ban đầu là chất chống cháy cho thuốc phóng hỗn hợp, mô phỏng chất chống<br />
cháy của tên lửa Igla (các sản phẩm VCC VN 1,2,3). Vật liệu này làm việc tốt đến 10-12 s<br />
và chịu được hai chế độ áp suất, lực đẩy theo yêu cầu thiết kế. Đề tài hoàn thành có sự<br />
phối hợp tích cực của Viện Tên lửa và Viện Thuốc phóng Thuốc nổ (TPTN).<br />
<br />
Giai đoạn sau 2010, Viện nghiên cứu chế tạo lớp chống cháy cho thỏi thuốc phóng của<br />
tên lửa Igla theo đặt hàng của Viện TPTN trong khuôn khổ đề tài cấp BQP và cấp Nhà<br />
nước. Các kết quả đạt được đến nay là khả quan (cho mọi lần thử ở nhiệt độ phòng).<br />
<br />
Năm 2013, Viện được BQP giao nhiệm vụ chế tạo chất kết dính cho thỏi nhiên liệu tên<br />
lửa hỗn hợp. Đến nay bước đầu cho thấy Viện có thể tổng hợp được chất kết dính này.<br />
Vấn đề nghiên cứu chế tạo thuốc phóng cho tên lửa là hướng nghiên cứu lớn và cần được<br />
tiếp tục lâu dài trong điều kiện Việt Nam mong muốn chủ động thiết kế, chế tạo và đưa<br />
vào trang bị các loại tên lửa phục vụ nhu cầu bảo vệ tổ quốc trong hoàn cảnh mới. Nhiều<br />
đề tài điều tra, phân tích thăm dò, xác định bản chất vật liệu, đánh giá tính năng và điều<br />
kiện làm việc cho tên lửa X35 đã được thực hiện có kết quả.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24 Nguyễn Việt Bắc, “Nghiên cứu hóa học và vật liệu phục vụ kỹ thuật quân sự và kinh tế.”<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
Trong năm 2004-2006 Viện đã thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo tuy-e tên lửa bằng<br />
công nghệ ngưng tụ hơi hóa học (CVD). Nguyên lý là thấm cácbon lên phôi chế tạo từ bột<br />
grafit, kết dính với nhựa Phenolformaldehyt bước đầu có kết quả.<br />
<br />
Trong khuôn khổ dự án I, Viện đã có nhiều kết quả nghiên cứu vật liệu phục vụ thay<br />
thế cho vật tư tiêu hao trong bảo dưỡng, sửa chữa theo các tiêu chuẩn của nhà sản xuất<br />
(các TU, GOST) - đề tài của KCI. Sản phẩm chủ yếu của nhóm này là các loại keo dán,<br />
chất trám kín, sơn lót, sơn phủ bảo vệ…<br />
<br />
3.2. Các hướng nghiên cứu khác<br />
<br />
Hướng nghiên cứu phòng chống vũ khí NBC thực hiện trong giai đoạn sau năm 2000.<br />
Những kết quả đáng lưu ý là các bộ quần áo phòng da kiểu cách ly, quần áo phòng da kiểu<br />
lọc - hấp phụ, than hoạt tính tẩm Cr, Cu, Ag dùng làm vật liệu lọc hơi, khí độc, giấy lọc<br />
xon khí... dùng cho chế tạo hộp lọc mặt nạ phòng độc, hộp lọc phòng độc tập thể ứng dụng<br />
ở Binh chủng Công binh, trang bị cho nhiều công trình trọng điểm quốc gia. Nghiên cứu<br />
thành công các hòm hóa nghiệm dã chiến HN01 trang bị cho Binh chủng Hóa học.<br />
<br />
Nghiên cứu phục vụ bảo quản, bảo dưỡng vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại: Trong thời<br />
gian gần đây, Viện Hóa học - Vật liệu đã tiếp cận và nghiên cứu bước đầu một số vấn đề<br />
bảo đảm kỹ thuật cho tàu ngầm lớp Kilo (Project 636) có kết quả. Đây là hướng nghiên<br />
cứu lớn, lâu dài và sẽ đòi hỏi tập trung nhiều nhân lực trong thời gian tới.<br />
<br />
4. NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU LƯỠNG DỤNG VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
4.1. Các kết quả triển khai nổi bật<br />
<br />
Ngoài các kết quả phục vụ mục đích quân sự, rất nhiều kết quả của Viện có giá trị<br />
phục vụ nền kinh tế quốc dân, được đánh giá cao.<br />
<br />
Kết quả lớn đầu tiên phục vụ dân sinh là của nhóm nghiên cứu keo dán cấu trúc<br />
(1982). Keo dán băng tải KB82 (băng lõi Nylon) và KS83 (băng lõi thép) đã đáp ứng hoàn<br />
toàn các yêu cầu kỹ thuật và nhu cầu sử dụng của ngành than, thay thế keo Nhật bản và<br />
Pháp phải nhập với giá cao. Hệ keo này sau đó được cải tiến và duy trì hợp đồng cấp hàng<br />
cho đến hôm nay. Các keo dán cấu trúc epoxy biến tính cũng được dùng cho ngành than<br />
để dán gạch chịu acid lát sàn các sàng rung tuyển than với khối lượng hàng tấn trong nhiều<br />
năm.<br />
<br />
Trong giai đoạn 1990, Viện đã nghiên cứu và triển khai thành công công nghệ nhúng<br />
kẽm nóng chảy bảo vệ linh kiện cột điện của đường dây cao thế 500KV được đánh giá<br />
cao. Công nghệ này có thể áp dụng cho các công trình quy mô nhỏ hơn vẫn đem lại hiệu<br />
quả bảo vệ lâu dài. Cùng thời gian này các kết quả nghiên cứu phụ gia bê tông, chống<br />
thấm phục vụ cho các công trình xây dưng dân sự, quân sự được đưa vào ứng dụng có kết<br />
quả tốt (đập thủy điện, thủy lợi, cầu cảng..)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 25<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
Hướng nghiên cứu vật liệu cao su và cao su epoxy hóa, sau này đã thành công trong<br />
chế tạo các túi đập cao su (phối hợp với Viện Nhiệt đới Môi trường) lắp đặt ở nhiều nơi<br />
(Ninh Thuận, Bình thuận, Đồng nai, Huế…). Các loại keo dán cao su được áp dụng thành<br />
công trong chế tạo ủng chữa cháy cho lực lượng cảnh sát, chế tạo các ống tuột, đệm nhảy,<br />
túi cao su chứa nước, chứa dầu, vật liệu cao su chuyên dụng được chế tạo ra hàng trăm<br />
ngàn gioăng, phớt công nghiệp chịu nước, chịu dầu trong khuôn khổ nhiều đề tài, dự án<br />
cấp Nhà nước (2002-2010).<br />
<br />
Công nghệ điện hóa cũng có nhiều thành tựu đáng chú ý: công nghệ mạ không bể, mạ<br />
đa kim loại (Ag, Au..) trên cùng đế vật liệu được triển khai có kết quả tốt, hiệu quả, thích<br />
hợp cho ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ.<br />
<br />
Các kết quả nghiên cứu về hóa sinh đã cho ra đời nhiều chế phẩm sinh học như<br />
Premix, Probiotic…được thị trường đón nhận tích cực.<br />
<br />
4.2. Các kết quả đào tạo cán bộ Khoa học công nghệ<br />
<br />
Ngay từ năm 1990, Viện Hóa đã được Nhà nước cho phép đào tạo Nghiên cứu sinh<br />
(NCS). Trong vòng hơn 24 năm (1990-2014), Viện đã đào tạo thành công hơn 40 Tiến sỹ<br />
cho quân đội và nhiều Viện nghiên cứu của Nhà nước (Viện Kỹ thuật hóa sinh và tài liệu<br />
nghiệp vụ (Bộ Công an), Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm KHCN Việt nam), Viện<br />
Hóa công nghiệp (Bộ Công Thương)… Các Tiến sỹ tốt nghiệp đều hoạt động tích cực và<br />
được đánh giá cao về năng lực chuyên môn cũng như thái độ làm việc. Ba chuyên nghành<br />
đào tạo NCS của Viện là Hóa học - công nghệ Polymer, Công nghệ điện hóa, Hóa lý<br />
thuyết, hóa lý vẫn tiếp tục phát triển. Trong số đó có 6 người đã trở thành PGS sau khi trở<br />
về đơn vị công tác là một minh chứng cho thấy chất lượng đào tạo của Viện Hóa nói riêng<br />
và Viện KHCN quân sự nói chung.<br />
<br />
Trong giai đoạn 1994-2006, Viện cũng được giao nhiệm vụ đào tạo Cao học trước khi<br />
Luật Giáo dục mới có hiệu lực. Thời gian này, Viện đã đào tạo thành công 113 Thạc sỹ<br />
chuyên ngành Công nghệ hóa học trước khi chuyển giao cho Học viện Kỹ thuật quân sự.<br />
<br />
5. CÁC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI<br />
<br />
Quân đội đang đứng trước nhiều thử thách to lớn do hoàn cảnh quốc tế phức tạp và<br />
nhiệm vụ nặng nề phải bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Chúng ta cũng<br />
đứng trong thời điểm có nhiều đổi mới, cải tiến nâng cấp nhiều trang bị, vũ khí hiện đại.<br />
Nhiệm vụ lớn của Viện là tiếp cận nhanh chóng các vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT)<br />
mới, tìm hiểu các điều kiện vận hành, nguyên lý chế tạo những vật liệu và tìm cách thiết<br />
kế, mô phỏng, tiến đến chế tạo thành công những vật tư thay thế và nghiên cứu các quy<br />
trình bảo quản, bảo dưỡng thích hợp để luôn giữ chúng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu<br />
tốt nhất.<br />
<br />
Bên cạnh đó vẫn cần bảo đảm các giải pháp bảo quản, sữa chữa cho các loại VKTBKT<br />
truyền thống trong trang bị quân đội.<br />
<br />
<br />
<br />
26 Nguyễn Việt Bắc, “Nghiên cứu hóa học và vật liệu phục vụ kỹ thuật quân sự và kinh tế.”<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
Trong những năm gần đây, Viện Hóa học-Vật liệu được trang bị phòng thí nghiệm Vật<br />
liệu quân sự, đội ngũ cán bộ nghiên cứu cũng được bổ sung nhiều tiến sỹ trẻ, được đào tạo<br />
cơ bản, nhiệt tình, hăng hái trong công tác.<br />
<br />
Để có thể phục vụ cho các chương trình thiết kế, chế tạo tên lửa cần tập trung nghiên<br />
cứu những vật liệu để làm thân vỏ (kim loại, composit cao cấp), chất kết dính cho thuốc<br />
phóng, các chất chống cháy, vật liệu chế tạo tuy-e, loa phụt, vật liệu cách nhiệt, sơn cách<br />
điện cao cấp. Nghiên cứu chế tạo các nguồn điện đặc chủng cho tên lửa cũng như nguồn<br />
điện cho các trang bị khí tài quân sự. Tất cả các vật liệu trên đều đòi hỏi chất lượng rất cao<br />
và quy trình chế tạo, kiểm tra thử nghiệm hết sức nghiêm ngặt.<br />
<br />
Việc nghiên cứu kim loại cần chọn lựa nhóm đặc chủng, có tính năng ưu việt, khả thi<br />
từng bước về kỹ thuật công nghệ trong điều kiện Việt Nam để có thể tiến tới đáp ứng yêu<br />
cầu của thiết kế.<br />
<br />
Các vật liệu chế tạo có bản chất, thành phần hóa học rất khác nhau, đòi hỏi các chuyên<br />
gia trong nhiều lĩnh vực tham gia giải quyết. Ví dụ: tuy-e tên lửa có thể chế tạo bằng hợp<br />
kim Mo hoặc bằng composit cacbon/cacbon. Việc chọn lựa con đường nào sẽ phụ thuộc<br />
vào điều kiện kỹ thuật công nghệ và năng lực của đội ngũ. Viện sẵn có truyền thống<br />
nghiên cứu men màu, gốm, nên tiếp tục phát triển theo hướng nghiên cứu chế tạo gốm kết<br />
cấu, gốm chức năng là những vật liệu hiện đại quan trọng. Composit nền gốm có ưu thế là<br />
khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu nén tốt, duy trì độ bền cơ lý trong dải nhiệt độ rộng, bền<br />
môi trường oxy hóa tốt có nhiều ứng dụng quân sự và kinh tế quan trọng. Nhóm gồm chức<br />
năng có thể đáp ứng nhu cầu làm gốm áp điện, cảm biển điện từ, cảm biến hóa …<br />
<br />
Hướng nghiên cứu phục vụ cho hải quân, đặc biệt cho tàu ngầm cần đặc biệt lưu ý<br />
trong giai đoạn tới do những căng thẳng trên biển và tính mới mẻ của đối tượng nghiên<br />
cứu này. Ở đây cần có sự tham gia của nhiều nhóm chuyên gia (điện hóa, hữu cơ -<br />
polymer, kim loại, hóa lý, hóa sinh…). Ngoài các nghiên cứu độc lập, rất cần sự phối hợp<br />
lẫn nhau và sự cộng tác tích cực của Quân chủng Hải quân.<br />
<br />
Hướng công nghệ nano có triển vọng ứng dụng kỹ thuật rất quan trọng khi sử dụng<br />
độc lập hoặc phối hợp với các vật liệu khác như vật liệu bôi trơn chuyên dụng, chống bức<br />
xạ, polymer nanocomposit trong các màng mỏng , cảm biến hóa, sinh, vật liệu chuyển hóa<br />
và tích trữ năng lượng<br />
<br />
Hướng nghiên cứu polymer, ngoài việc phục vụ cho tên lửa còn có thể nghiên cứu một<br />
số polymer chức năng (có tính năng điện, từ có kiểm soát) có thể dùng làm vật liệu lưu trữ,<br />
sử lý thông tin, vật liệu ngụy trang, nghi trang hiện đại, cảm biến các loại. Trong tương lai<br />
gần, các vật liệu polymer sinh phân hủy sẽ có vai trò ngày càng quan trọng do ý nghĩa của<br />
chúng với môi trường sống của con người nên cũng là hướng nghiên cứu cần lưu tâm.<br />
<br />
Về mặt phương pháp chế tạo, cần nghiên cứu các công nghệ gia công chế tạo hiện đại<br />
để có thể tiếp cận kỹ thuật sản xuất mới và bảo đảm chất lượng cao cho sản phẩm. Ví dụ:<br />
Phương pháp SMC, BMC hay gia công vật liệu composit có chân không trợ giúp; chế tạo<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 27<br />
Những vấn đề chung<br />
<br />
gốm composit bằng các phương pháp luyện kim bột, phương pháp ép nóng đẳng tĩnh<br />
(isostatic) bên cạnh các kỹ thuật ép ly tâm – chân không hay ép tấm. Những công nghệ<br />
mới đảm bảo chất lượng ổn định hơn, năng suất cao hơn và độ đồng đều của sản phẩm tốt<br />
hơn. Tất cả những yếu tố này quyết định sự ổn định và độ tin cậy của VKTBKT.<br />
<br />
6. KẾT LUẬN<br />
<br />
Trong giai đoạn 2016 - 2020, đất nước sẽ bước vào thời kỳ phát triển mới, nhu cầu về<br />
vật liệu sẽ khác cả về chất lẫn về lượng so với các giai đoạn trước. Việc chọn vật liệu và<br />
đối tượng nghiên cứu cần bám sát nhu cầu phục vụ sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện của<br />
quân đội. Việc đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước và quân đội sẽ đem lại nhiều đổi<br />
thay, đồng thời đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên hơn nữa.<br />
<br />
Việc nghiên cứu vật liệu là tuyệt đối cần thiết trong điều kiện đất nước bước vào công<br />
nghiệp hóa. Tiến bộ đạt được trong nghiên cứu - phát triển vật liệu là thước đo tiến bộ<br />
KHCN của mỗi quốc gia. Đối với chúng ta đảm bảo tiến bộ trong chế tạo vật liệu là góp<br />
phần trực tiếp vào sự phát triển xã hội và an ninh của Tổ quốc.<br />
<br />
Nhận bài ngày 06 tháng 7 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 25 tháng 8 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Đại tá, GS.TS, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học - Vật liệu, Viện KH-CNQS;<br />
*<br />
Email: nvbac_chem03@yahoo.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
28 Nguyễn Việt Bắc, “Nghiên cứu hóa học và vật liệu phục vụ kỹ thuật quân sự và kinh tế.”<br />