intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hoạt động tân kiến tạo và các tai biến địa chất liên quan khu vực đô thị Hội An và lân cận

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết "Nghiên cứu hoạt động tân kiến tạo và các tai biến địa chất liên quan khu vực đô thị Hội An và lân cận" các tác giả đã xác định được nhiều hệ thống đứt gãy, hệ thống đứt gãy lớn tái hoạt động trong tân kiến tạo có phương á vĩ tuyến đến đông bắc-tây nam, nhiều đứt gãy có quy mô lớn khống chế bình đồ cấu trúc khu vực trong đó sự phát triển của các đứt gãy dẫn đến sự hình thành và tiến hóa của bồn Kainozoi Quảng Nam và các hệ thống thủy văn trên mặt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hoạt động tân kiến tạo và các tai biến địa chất liên quan khu vực đô thị Hội An và lân cận

  1. HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Nghiên cứu hoạt động tân kiến tạo và các tai biến địa chất liên quan khu vực đô thị Hội An và lân cận Ngô Thị Kim Chi1,4,*, Trần Thanh Hải1,4, Bùi Vinh Hậu1,4, Nguyễn Quốc Hưng1,4, Phan Văn Bình1,4, Bùi Thị Thu Hiền1,4, Nguyễn Xuân Nam2, Hoàng Ngô Tự Do3, 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản 3 Đại học Huế 4 Nhóm nghiên cứu mạnh “Kiến tạo và Địa động lực với Tài nguyên Địa chất, Môi trường và Phát triển bền vững”, Trường Đại học Mỏ - Địa chất TÓM TẮT Khu vực đô thị Hội An nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, thuộc hạ lưu sông Vu Gia-Thu Bồn có đặc điểm địa chất, hoạt động tân kiến tạo phức tạp. Các yếu tố cấu trúc tân kiến tạo chủ yếu bao gồm đứt gãy và các khối nâng hạ. Trong phạm vi nghiên cứu, các tác giả đã xác định được nhiều hệ thống đứt gãy, hệ thống đứt gãy lớn tái hoạt động trong tân kiến tạo có phương á vĩ tuyến đến đông bắc-tây nam, nhiều đứt gãy có quy mô lớn khống chế bình đồ cấu trúc khu vực trong đó sự phát triển của các đứt gãy dẫn đến sự hình thành và tiến hóa của bồn Kainozoi Quảng Nam và các hệ thống thủy văn trên mặt. Các hệ thống đứt gãy được xác định và định lượng hóa nhờ khảo sát địa chất, kết hợp với khảo sát địa vật lý có hệ thống, khoan và định tuổi tuyệt đối. Bên cạnh đó, hàng loạt dấu hiệu địa mạo kiến tạo khác cũng được nhận dạng để xác định sự tồn tại của các cấu trúc. Hoạt động của đứt gãy và dịch chuyển tân kiến tạo chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng nâng hoặc sụt lún cục bộ ở khu vực đô thị Hội An cũng như nhiều tai biến địa chất liên quan như xói lở mạnh bờ sông và bờ biển đã xảy ra trong nhiều năm qua. Do đó, nghiên cứu hoạt động tân kiến tạo khu vực nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ nguyên xảy ra các tai biến và tìm ra những giải pháp khắc phục phù hợp. Từ khóa: Hoạt động tân kiến tạo, tai biến địa chất, đô thị Hội An. 1. Đặt vấn đề Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, gồm những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999. Khu vực nghiên cứu ở thành phố Hội An và vùng lân cận thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam (xem hình 1). Ở đây chính là hạ lưu của Sông Vu Gia - Thu Bồn, hệ thống sông lớn thuộc khu vực duyên hải Miền Trung và là một trong số 9 hệ thống sông lớn nhất trong bản đồ sông ngòi nước ta. Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu ABCD. Các nghiên cứu về đặc điểm địa chất khu vực trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng đã * Tác giả liên hệ Email: ngothikimchi@humg.edu.vn 26
  2. được tiến hành từ cuối thế kỳ 19. Đặc biệt trong giai đoạn từ 1975 đến nay, công tác nghiên cứu địa chất được đẩy mạnh trong đó có việc hoàn thành các đo vẽ địa chất trên đất liền ở tỷ lệ 1:200.000 và 1:50.000 cũng như điều tra khoáng sản. Trong những năm cuối của thập kỷ 1990, công tác nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có tác động của nước biển dâng cũng như những tác động của chúng tới hoạt động sống của con người, đặc biệt là ở các khu vực đới bờ đã được tiến hành ở ở quy mô khái quát và một số công trình chi tiết hơn. Từ các nghiên cứu mang tính tổng quan, các kết quả nghiên cứu trước đây đều cho thấy khu vực ven biển miền trung Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng là nơi có tiềm năng tài nguyên thiên nhiên phong phú, rất thuận lợi cho hoạt động sống của con người, đồng thời là khu vực có nguy cơ tai biến thiên nhiên và biến động địa chất cao. Đây là khu vực có đặc điểm cấu trúc địa chất phức tạp với nhiều biểu hiện của chuyển động kiến tạo hoạt động (Trần Tân Văn, 2002; Nguyễn Văn Hướng, 2012; Phan Trọng Trịnh, 2010, 2012; Trần Thanh Hải, 2020), có sự tương tác trực tiếp biển-lục địa và là khu vực có mức độ tổn thương cao từ các hoạt động nội sinh như động đất cả địa phương, mang tính khu vực (Lê Đại Diện, 2010; Trần Thanh Hải, 2020) cũng như hàng loạt yếu tố ngoại sinh từ sự xâm thực và xói mòn bờ biển (Vũ Thanh Ca, 2010), lũ lụt, hạn hán và sa mạc hóa. Như vậy, khu vực này chịu các tác động địa chất hoạt động mạnh mẽ, bao gồm sự tác động cộng ứng từ hàng loạt hiện tượng địa chất nội và ngoại sinh. Trong khu vực Hội An, hiện tượng xói lở và phá hủy bờ biển, xâm nhập mặn, bồi tụ và sụt lún diễn ra mạnh mẽ và đang đe dọa nghiêm trọng tới kinh tế, xã hội và cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, khu vực nghiên cứu đã được chú ý quan tâm theo hướng đánh giá tác động của các tai biến tự nhiên tới các hệ thống tự nhiên trong nhiều nghiên cứu trước đây. 2. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở khoa học Các tai biến địa chất đối với một khu vực nói chung hay đối với một đô thị nói riêng đã được nhiều công trình của các nhà khoa học trên thế giới quan tâm (Muhs, 2014, Milliman, J.D, 1996…). Nguyên nhân của các tai biến có thể là do các quá trình hoạt động địa chất nội sinh hoặc ngoại sinh. Đối với các quá trình hoạt động địa chất nội sinh, kết quả của các vận động tân kiến tạo và đặc biệt là kiến tạo hiện đại có tác động to lớn đối với sự thay đổi cấu hình bề mặt Trái đất, là nguyên nhân trực tiếp gây ra các biến động nền địa chất ở nhiều khu vực của vỏ Trái đất trong đó có động đất, sóng thần, xói lở, trượt đất, sụt lún bề mặt, sa mạc hóa hoặc ngập lụt… (National Research Council, 1986; Burbank, and Anderson, 2011). Các vận động kiến tạo và tác động của chúng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người, đặc biệt là trong các vùng mà vận động kiến tạo hiện đại diễn ta mạnh mẽ. Do đó, hiểu biết về bản chất của các vận động kiến tạo, đặc biệt là các vận động kiến tạo hiện đại đang ngày càng có vai trò quan trọng, không chỉ trong việc tái lập lịch sử vận động của vỏ Trái đất mà quan trọng hơn để dự đoán những biến động trong tương lai và ảnh hưởng của chúng đối với kinh tế-xã hội cũng như cuộc sống con người. Ngoài các nghiên cứu tập trung vào bản chất các vận động của vỏ Trái đất và vai trò của chúng đối với các dịch chuyển kiến tạo hiện đại, các nghiên cứu hiện nay trên thế giới còn tập trung vào nghiên cứu vai trò mang tính chất khống chế của các vận động tân kiến tạo và hiện đại đối với sự hình thành các yếu tố địa mạo và tai biến địa chất, đặc biệt là đối với sự biến động nền địa chất ở các địa điểm điểm khác nhau, nơi tập trung các hoạt động sống của con người trên Trái đất. Bên cạnh đó, các tác nhân ngoại sinh gây ra những tai biến địa chất bao gồm các yếu tố: - Các hoạt động địa chất ngoại sinh như quá trình phong hóa, rửa trôi, thay đổi chế độ trầm tích, thủy động lực học của dòng chảy trên mặt hoặc thủy triều có thể gây ra các biến động mạnh mẽ trên mặt đất như xâm thực và phá hủy đường bờ, bồi lắng, sạt lở… Tùy thuộc vào nền địa chất mà các tác động này có thể gây ra những hậu quả tai biến ở các mức độ khác nhau. - Các yếu tố khí hậu là yếu tố quan trọng gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan mang tính chất toàn cầu (chẳng hạn el nino hoặc la nina…) hoặc địa phương trong các khu vực nhỏ hơn (như gia tăng bão, lụt hoặc hạn hán….) tác động tới các hoạt động địa chất ngoại sinh và hàng loạt tai biến thiên nhiên như ngập lụt, sa mạc hóa, thay đổi mực nước ngầm… Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu hiện nay, sự dâng cao mực nước biển đang là yếu tố tự nhiên được quan tâm mạnh mẽ do các tác động mang tính toàn cầu của nó (Watson et al., 1997). Trong khu vực ven biển, nước biển dâng đã và đang được xem là yếu tố quan trọng dẫn tới sự phá hủy đới bờ và đe dọa cuộc sống của các đô thị ven biển, nơi một bộ phận lớn cư dân trên Trái đất đang sinh sống. 2.2. Các phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, tập thể tác giả đã sử dụng các phương pháp truyền thống như phương pháp khảo sát địa chất, phân tích cấu trúc, địa tầng, địa mạo - kiến tạo, địa vật lý, thạch học, kết hợp với các phương pháp hiện đại như phương pháp địa hóa, viễn thám và xác định tuổi (tương đối và tuyệt đối). Các phương pháp này đã giúp tập thể tác giả làm sáng tỏ bản chất và lịch sử kiến tạo xảy ra gần đây và ý 27
  3. nghĩa của chúng trong sự hình thành, vận động và biến đổi hình thái bề mặt Trái đất. Những số liệu về sự vận động này sẽ là cơ sở quan trọng để dự báo các sự kiện tai biến địa chất như khả năng động đất, sóng thần, sụt lở, ngập lụt… hiệu quả và chính xác hơn, đặc biệt là dọc các vùng nhạy cảm về tai biến như khu vực đới bờ hoặc dọc theo các đới động của vỏ Trái đất. 3. Kết quả nghiên cứu Tổng hợp các tài liệu đo vẽ địa chất và các nghiên cứu mang tính khu vực đã công bố (Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao, 1982; Nguyễn Văn Trang, 1986; Trần Tính, 1993; Tống Duy Thanh và Vũ Khúc, 2005; Trần Văn Trị và Vũ Khúc, 2009) có thể thấy thành phần vật chất cấu thành vỏ Trái Đất trong khu vực nghiên cứu khá đa dạng và phức tạp, bao gồm các thành tạo Paleozoi, Mesozoi tới các thành tạo mới hình thành trong giai đoạn kiến tạo trẻ. Các thành tạo cổ thường bị biến dạng và biến chất mạnh mẽ và bị xuyên cắt hoặc chồng phủ bởi các thành tạo trẻ hơn được hình thành trong nhiều môi trường kiến tạo khác nhau. 3.2. Các đặc điểm của hoạt động tân kiến tạo Tổng hợp các dấu hiệu địa chất, địa mạo, điạ vật lý, khoan và phân tích các số liệu địa chất hiện có, đã thành lập sơ đồ cấu trúc tân kiến tạo trong phạm vi nghiên cứu. Theo đó nền sơ đồ xác đinh các tổ hợp thạch kiến tạo bao gồm: Tổ hợp thạch kiến tạo biến chất cao đa nguồn gốc tiền Cambri; Tổ hợp thạch kiến tạo rìa lục địa tích cực Cambri-Silua; Tổ hợp thạch kiến tạo đồng tạo núi Paleozoi giữa; Tổ hợp thạch kiến tạo rìa lục địa tích cực Cacbon-Pecmi, Tổ hợp thạch kiến đồng tạo núi Trias-Jura, Tổ hợp thạch kiến tạo nội lục Kainozoi và các thành tạo địa chất Đệ tứ. Trong nghiên cứu này, đã xác định được sự sự tồn tại của nhiều hệ thống đứt gãy phát triển một cách có quy luật theo nhiều phương khác nhau dựa trên hàng loạt dấu hiệu trực tiếp qua khảo sát địa chất và gián tiếp nhờ kết quả phân tích ảnh viễn thám và DEM, trong đó nhiều hệ thống có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành địa mạo hiện tại và tai biến địa chất trong khu vực. Bên cạnh đó, dấu hiệu của các vận động kiến tạo hiện đại cũng có thể xác định được nhờ hàng loạt dấu hiệu địa mạo-kiến tạo khác nhau. Các yếu tố cấu trúc tân kiến tạo chủ yếu bao gồm đứt gãy và các khối nâng hạ được xác định trên sơ đồ, trong đó đứt gãy được phân chia thành 3 loại cơ bản là đứt gãy hoạt động hiện đại, đứt gãy tân kiến tạo và đứt gãy cổ. Tính chất của đứt gãy tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại được nghiên cứu chi tiết hơn và phân chia thành đứt gãy lớn, đứt gãy nhỏ thể hiện các tính chất trượt bằng, thuận, nghịch. Các vị trí xuất hiện tai biến địa chất như chấn tâm động đất, điểm xuất lộ nước khoáng nóng, điểm trượt lở và đặc biệt là các vị trí xói lở bờ sông được thể hiện trên sơ đồ nhằm liên hệ với hoạt động tân kiến tạo. Trong phạm vi nghiên cứu đã xác định được nhiều hệ thống đứt gãy, hệ thống đứt gãy lớn tái hoạt động trong tân kiến tạo có phương á vĩ tuyến khi vào đồng bằng có xu thế chuyển hướng sang đông bắc, nằm ở phía bắc và tây bắc vùng nghiên cứu phân chia địa hình thành hai khối: nâng ở tây bắc và hạ ở đông nam, dọc theo đứt gãy có trũng sụt lấp đầy trầm tích Đệ tứ và xuất lộ nước khoáng nóng. Đứt gãy quan trọng thứ hai cũng phương đông bắc kéo dài từ sâu trong địa hình núi qua đồng bằng kéo ra tận Cửa Đại, trùng với bờ phải của sông Thu Bồn ở khu vực này tuy là trên đồng bằng nhưng biểu hiện nâng hạ tương đối rõ rệt vời phần bờ phải sông Thu Bồn được nâng lên trong khi đó bờ trái bị hạ thấp, đứt gãy này được chúng tôi xác định qua nhiều dấu hiệu, đặc biệt đã đo địa vật lý và thi công công trình khoan tại đây. Khu vực hạ ở phần bờ trái có các nhánh sông theo kiểu hình đuôi ngựa. Đứt gãy chính theo phương đông bắc-tây nam hoạt động chính là nguyên nhân hình thành một loạt các đứt gãy theo phương tây bắc-đông nam. Các đứt gãy hiện nay có thể nhận biết rất rõ trên ảnh vệ tinh (hình 3) cũng như mô hình số địa hình. Tất cả hướng dòng chảy của các đoạn sông hầu hết phân bố theo quy luật chữ Z, liên quan đến các hệ thống dịch bằng trái phương đông bắc-tây nam phát triển gần song song và là 1 phần của hệ thống Riedel Shear. Bên cạnh đó, hiện tượng nâng hạ cục bộ cũng dẫn tới sự điều hướng dòng chảy từ sông Vu Gia về Thu Bồn ở thượng lưu và về hướng đông bắc ở đoạn trung lưu. Tất cả các nhánh sông phát triển ở phía bắc vùng hạ lưu và cửa Đại là do sự sụt lún của khu vực này so với phần phía nam. Các đứt gãy này chính là nguyên nhân gây ra sụt lún cục bộ hạ lưu sông Thu Bồn. Tại khu vực này thường xảy ra hiện tượng xói lở mạnh bờ biển qua nhiều năm. Các đứt gãy lớn trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là các đứt gãy cổ, tiếp tục hoạt động trong giai đoạn tân kiến tạo. Tuy nhiên các đứt gãy trẻ phát triển hết sức mạnh mẽ và phức tạp, là nguyên nhân biến đổi dòng chảy của các hệ thống sông và phức tạp hóa các cấu trúc cổ không theo định hướng kiến trúc cổ (Hình 2 và hình 3). Trong khu vực nghiên cứu có nhiều biểu hiện của các vận động nâng hạ kiến tạo với các bằng chứng trực tiếp và gián tiếp khác nhau. Những biểu hiện trực tiếp về sự vận động dọc theo các đứt gãy trẻ, biểu hiện rõ rệt nhất bởi sự thay đổi hình thái và sự dịch chuyển của hệ thống thủy văn theo thời gian, sự tạo thành các bậc thềm, địa hình nổi cao phát triển mạng lưới xâm thực tuyến tính, hoặc tỏa tia. Biểu hiện của 28
  4. nâng kiến tạo bao gồm: (i) quá trình nắn thẳng dòng chảy đi cùng sự xâm thực dọc do sự hạ thấp mực cơ sở (ii) sự tạo thành hàng loạt các thềm sông liên tiếp nhau, (iii) sự dịch chuyển của hệ thống dòng chảy theo một hướng do sự nâng và làm nghiêng nền địa chất, (iv) sự nâng cao cục bộ của các trầm tích Đệ tứ, (v) sự triệt thoái dòng sông và nâng cao đáy sông, (vi) sự phát triển của mạng thủy văn dạng tỏa tia. Các biểu hiện của nâng kiến tạo thể hiện rõ trên địa hình ở quy mô khu vực và nhận dạng được ở nhiều nơi trong vùng nghiên cứu. Đặc biệt, sự dịch chuyển có quy luật của dòng chảy theo một hướng và đi kèm theo nó là sự nâng cao của các đáy sông cổ hàng chục mét trong thời gian vài chục đến vài trăm năm dọc theo thung lũng sông Thu Bồn, cũng như sự hình thành liên tiếp các bậc thềm cổ cho thấy hoạt động nâng lên của địa hình trong giai đoạn Đệ Tứ và hiện tại một số khu vực hết sức mạnh mẽ. Trên quy mô lưu vực, hiện tượng nâng/hạ kiến tạo trẻ còn thể hiện rõ nét qua sự tích tụ và biến đổi chiều dày bất thường của lớp trầm tích Đệ Tứ trong toàn vùng nghiên cứu. Hình 2. Sơ đồ cấu trúc tân kiến tạo khu vực nghiên cứu. Hình 3. Sơ đồ kết quả phân tích ảnh viễn thám (Lansat) khu vực nghiên cứu cho thấy mối quan hệ khống chế giữa các hệ thống đứt gãy và hình thái các dòng chảy. Ngoài hiện tượng nâng kiến tạo nói trên trong vùng nghiên cứu còn có các khu vực sụt lún kiến tạo mạnh mẽ, thể hiện bởi sự phát triển của các yếu tố địa chất sau: (i) sự phổ biến của hoạt động xâm thực ngang dọc theo các hệ thống dòng chảy phát triển khá phổ biến dọc theo sông Vu Gia - Thu Bồn và sự hình thành các bồn trũng trong đất liền và hệ thống đầm phá dọc đới ven biển, đôi nơi, như ở Đại Lộc, sự sụt kiến tạo dẫn tới sự xâm thực ngang mạnh mẽ và dẫn tới sự đổi hướng dòng chảy của sông Vu Gia vào Sông Thu Bồn tại Đại Lộc (ii) sự hình thành các hệ thống đầm phá và mạng thủy văn phức tạp dọc theo các đới đứt gãy như ở vùng bắc Cửa Đại. 3.3. Các tai biến biến liên quan 29
  5. Qua quá trình nghiên cứu các tác giả phát hiện thấy các tai biến liên quan đến hoạt động tân kiến tạo đó là hiện tượng xói lở bờ sông, cửa sông mạnh mẽ mà nguyên nhân có thể do sự giao cắt giữa các đứt gãy, hoặc do khối nâng ở phía đối diện làm dòng sông bị dịch lòng; hiện tượng động đất. - Động đất: Khu vực nghiên cứu đã xảy ra rất nhiều trận động đất năm 1991, 1995, 1998, 2015. Động đất đã từng xảy ra ở Quảng Nam năm 1991 với chấn cấp 4,1 độ richter. Gần đây ở bắc Trà My liên tiếp xảy ra động đất, nguyên nhân là do tích nước hồ chứa đập thủy điện sông Tranh. Động đất kích thích này chắc chắn xảy ra dọc theo các đới xung yếu kiến tạo trẻ mà biểu hiện của nó đã được ghi nhận qua các dấu hiệu địa chất, địa mạo. Động đất kích hoạt trượt lở và xói lở mạnh ở khu vực xung quanh vùng ảnh hưởng của chấn tâm động đất và còn ghi dấu rõ nét ở vùng nghiên cứu. - Xói lở bờ sông, cửa sông ven biển: Hiện tượng xói lở xảy ra mạnh ở vùng thượng lưu lẫn hạ lưu sông Thu Bồn-Vu gia, ở vùng thượng lưu ngay cả những suối nhánh chảy vào dòng sông chính cũng ghi nhận sự xói lở, nguyên nhân do hoạt động nâng tân kiến tạo. Trong khi đó ở vùng hạ lưu lòng sông mở rộng hiện tượng xói lở bờ lại chủ yếu liên quan đến hoạt động sụt hạ. (Hình 5,6,7). A B A B Hình 5. Xói lở ở các sông nhánh chảy ra sông Thu Hình 6. Xói lở bờ phải sông Thu Bồn khu vực Điện Bồn. A-Khu vực xã Hòa Phú; B- Khu vực xã Hòa Phước, Điện Bàn (Nguồn: NXNam, 2018) Diên. (Nguồn: NXNam, 2018). Vùng cửa sông do tương tác mạnh mẽ của cả hoạt động nội sinh và ngoại sinh nên hiện tượng xói lở rất mạnh mẽ, khu vực cửa Đại mặc dù đã kè đá đường bờ biển rất chắc chắn vẫn bị phá hủy (Ảnh 3). A B Hình 7. Xói lở dọc bờ biển bắc Cửa Đại-Quảng Nam (Nguồn: NXNam, 2018). 4. Kết luận Trong phạm vi nghiên cứu, các tác giả đã xác định được nhiều hệ thống đứt gãy, hệ thống đứt gãy lớn tái hoạt động trong tân kiến tạo có phương á vĩ tuyến đến đông bắc-tây nam, nhiều đứt gãy có quy mô lớn khống chế bình đồ cấu trúc khu vực trong đó sự phát triển của các đứt gãy dẫn đến sự hình thành và tiến hóa của bồn Kainozoi Quảng Nam và các hệ thống thủy văn trên mặt. Các hệ thống đứt gãy được xác định và định lượng hóa nhờ khảo sát địa chất, kết hợp với khảo sát địa vật lý có hệ thống, khoan và định tuổi tuyệt đối. Bên cạnh đó, hàng loạt dấu hiệu địa mạo kiến tao khác cũng được nhận dạng để xác định sự tồn tại của các cấu trúc. Hoạt động của đứt gãy và dịch chuyển tân kiến tạo chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng nâng hoặc sụt lún cục bộ ở khu vực đô thị Hội An cũng như nhiều tai biến địa chất liên quan như xói lở mạnh bờ sông và bờ biển đã xảy ra trong nhiều năm qua. Lời cảm ơn Để thực hiện bài báo, các tác giả xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Mỏ - Địa chất, đề tài cơ sở mã số T22-23 đã tạo điều kiện giúp đỡ các tác giả hoàn thiện nghiên cứu của mình. Tài liệu tham khảo Burbank, D.W. and Anderson, R.S. 2011. Tectonic Geomorphology. Blackwell Science. Le Dai Dien, 2010. Overview on tsunami rish evaluation and NPP project in Vietnam, 1st Kashiwazaki International Symposium on Seismic safety of Nuclear Installation, Nov. 24-26, NIIT, Kashiwazki, Nigata, Japan. 30
  6. Milliman, J.D. and Haq, B.U., 1996. Sea-Level Rise and Coastal Subsidence: Causes, Consequences, and Strategies. Springer, 369 p. Muhs, D.R., Simmons, K.R., Schumann, R.R., Groves L.T., DeVogel, S. B Scott A. M, DeAnna, 2014. Coastal tectonics on the eastern margin of the Pacific Rim: late Quaternary sea-level history and uplift rates, Channel Islands National Park, California, USA; J. Quaternary Science Reviews, vol. 105, p.209- 238. National Research Council (NRC), 1986. Active Tectonics: Impact on Society. Study in Geophysics. The National Academic Press. Nguyễn Văn Hướng, 2012. Đặc điểm biến dạng, trường ứng suất kiến tạo hiện đại và mối quan hệ của chúng với các tai biến địa chất khu vực Biển Đông và các vùng lân cận. Luận án TS, lưu trữ Viện Địa chất, Viện HLKH&CN Việt Nam. Phan Trọng Trịnh, 2012. Kiến tạo trẻ và địa động lực hiện đại vùng ven biển Việt Nam và kế cận. Viện KH&CN Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. Phan Trọng Trịnh, Ngô Văn Liêm, Trần Đình Tô, Vy Quốc Hải, Nguyễn Văn Hướng, 2010. Chuyển động kiến tạo hiện đại trên Biển Đông và các vùng lân cận. Tạp chí Địa chất. Loạt A số 320, T9-10. Trần Tân Văn và nnk, 2002. Báo cáo đánh giá tai biến địa chất ở các tỉnh ven biển miền trung từ quảng bình đến phú yên, hiện trạng, nguyên nhân, dự báo và đề xuất biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu quả. Viện Khoa học Địa chất & Khoáng sản. Trần Thanh Hải và nnk, 2020. Báo cáo “Nghiên cứu tác động của hoạt động tân kiến tạo đối với sự biến đổi dòng chính các lưu vực sông khu vực Miền Trung phục vụ bảo vệ các dòng sông, thử nghiệm cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn”, đề tài cấp Nhà nước. Vũ Thanh Ca, 2010. Báo cáo chuyên đề thuộc dự án “Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro ở Việt Nam”. Viện KHKTTV và Môi trường, Hà Nội. Watson, R.T., Zinyowera, M.C., Moss, R.H. (Eds), 1997. The Regional Impacts of Climate Change: An Assessment of Vulnerability. IPCC, Cambridge University Press, UK. pp 517. Nguyễn Duy Đô, 2012. Nghiên cứu chính xác hóa dị thường độ cao EGM-2008 dựa trên số liệu GPS- thủy chuẩn trên phạm vi cục bộ ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Hà Nội. Featherstone, W.E. 2000. Refinement of gravimetric geoid using GPS and leveling data. Journal of Surveying engineering, 20: 50-57. ABSTRACT Research on neo-tectonic activities and related geological hazards in Hoi An urban and surounding areas Ngo Thi Kim Chi1,*, Tran Thanh Hai1, Bui Vinh Hau1, Nguyen Quoc Hung1, Phan Van Binh1, Bui Thi Thu Hien1, Nguyen Xuan Nam2, Hoang Ngo Tu Do3 1 Hanoi university of Mining and Geology 2 Institute of Geosciences and Minerals, Hanoi 3 Hue University of Natural Sciences 4 Key research group "Tectonics and Geodynamics for Geo-resources, Environment and Sustainable Development", Hanoi University of Mining and Geology The Hoi An urban is located in the central region of Vietnam, in downstream of the Vu Gia-Thu Bon river has a complex geological and neo-tectonic activities. The neo-tectonic structural elements mainly include faults and uplift blocks. Within the scope of this research, the authors have identified many fault systems, large fault systems reactivated in neo-tectonics with sub-latitudes to northeast-southwest and many large-scale faults. The identified fault systems control topographical structures of the area where development of faults leads to the formation and evolution of the Quang Nam Cenozoic basin and the hydrological systems on its surface. Fault systems have been identified and quantified by geological survey combined with systematic geophysical survey, drilling and absolute dating. Besides, a series of other tectonic geomorphological signs have also been identified to determine the existence of structures. Fault activity and neo-tectonic displacement are the main causes of local uplift or subsidence in Hoi An urban as well as many related geological hazards such as strong riverbank and coastal erosion happened over the years. Therefore, the study of neo-tectonic activities in the study area contributes to clarifying the causes of disasters and finding suitable remedy solutions. Keywords: Neo-tectonic activities, geological disasters, Hoi An urban. 31
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2