Phan Văn Long Em Tính Chaos của hệ phương trình...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÍNH CHAOS CỦA HỆ PHƢƠNG TRÌNH FITZHUGH-NAGUMO<br />
Phan Văn Long Em(1)<br />
(1) Trường Đại học An Giang<br />
Ngày nhận bài: 10/8/2018; Ngày gửi phản biện 25/8/20111; Chấp nhận đăng 20/11/2018<br />
Email: pvlem@agu.edu.vn<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Hệ phương trình FitzHugh-Nagumo được xem là mô hình đơn giản mô tả điện áp của<br />
màng tế bào. Nếu có những thay đổi làm cho nghiệm của nó bất ổn định hay có tính Chaos, sẽ<br />
dẫn đến việc khó phán đoán những kết quả mong muốn. Một hệ Chaos là hệ có hình dạng<br />
không thể dự đoán được, nhạy cảm đối với những điều kiện ban đầu và sự thay đổi của những<br />
tham số. Bài báo này nghiên cứu sự ảnh hưởng của một tham số, cụ thể là tần số của dòng điện<br />
tác động từ bên ngoài, lên tính Chaos của hệ phương trình FitzHugh-Nagumo (FHN) bằng đồ<br />
thị rẽ đôi và số mũ Lyapunov lớn nhất. Thông qua kết quả bằng phương pháp số, có ba miền<br />
Chaos được tìm thấy tương ứng với các khoảng giá trị khác nhau của tần số của dòng điện kích<br />
hoạt từ bên ngoài.<br />
Từ khóa : chaos, đồ thị rẽ đôi, hệ phương trình FitzHugh-Nagumo, số mũ Lyapunov<br />
Abstract<br />
CHAOTIC BEHAVIOR OF FITZHUGH-NAGUMO SYSTEM<br />
The FitzHugh-Nagumo system is a simple model describing the membrane voltage. If<br />
there are some changes making the solution unstable or chaotic, it will be difficult to predict<br />
some desired results. The chaotic system is unpredictable behavior, high sensitivity to initial<br />
conditions and parameter variations. This paper investigates the effect of a parameter,<br />
especially the frequency of the external electrical stimulation, on the chaos dynamics of<br />
FitzHugh-Nagumo (FHN) by using the bifurcation diagram and the largest Lyapunov exponent.<br />
Through simulations results, three chaotic regions were specified by varying the frequency of<br />
the external electrical stimulation.<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Tính Chaos là một hiện tượng phi tuyến phức tạp, rất hấp dẫn và được quan tâm trong<br />
khoảng ba thập niên gần đây trong nhiều lĩnh vực như: vật lý, hóa học, sinh thái học, sinh học<br />
và nhiều lĩnh vực khác. Các dao động Chaos được tìm thấy trong nhiều hệ động lực thuộc nhiều<br />
lĩnh vực khác nhau, tính chất của hệ như thế được đặc trưng bởi sự bất ổn định và khả năng dự<br />
đoán kết quả bị giới hạn theo thời gian. Nói một cách tổng quát, một hệ Chaos nếu nó xác định,<br />
có tính chất không tuần hoàn theo thời gian, nhạy cảm đối với những điều kiện ban đầu và sự<br />
thay đổi của những tham số. Như vậy, đối với một hệ thống Chaos thì các quỹ đạo của nó bắt<br />
đầu có thể gần nhau nhưng đột ngột trở nên không tương quan, tách ra rất xa nhau một cách<br />
nhanh chóng theo thời gian. Sự hấp dẫn của hệ phương trình Chaos nằm ở chỗ tính phức hợp<br />
của chúng, cũng như tính chất không thể dự đoán trước và sự nhạy cảm đối với điều kiện ban<br />
<br />
66<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018<br />
<br />
đầu với sự thay đổi của các tham số. Trong sinh học, tính Chaos và nhiều tính phức hợp khác<br />
như: sự rẽ đôi, tính tuần hoàn, bán tuần hoàn…được tìm thấy ở rất nhiều trong thực tiễn, điển<br />
hình như điện áp tế bào (Guevara, Glass, & Shrier, 1981; Matsumoto, Aihara, Ichikawa, &<br />
Tasaki, 1984; Braun, Wissing, Schäfer, & Hirsch, 1994).<br />
Năm 1952, Hodgkin và Huxley đã đưa ra một mô hình toán học bốn chiều có thể xấp xỉ<br />
được các tính chất hoạt náo của điện áp tế bào (Hodgkin & Huxley, 1952). Kế từ đó, tính Chaos<br />
đã được nghiên cứu trong hệ thống tế bào thực sự và tạo được nhiều thành công một cách định<br />
lượng nhờ vào mô hình mang tên Hodgkin-Huxley (Aihara, Matsumoto & Ichiwaka, 1985).<br />
Dựa trên mô hình này, rất nhiều mô hình đơn giản hơn đã được công bố nhằm mô tả sự hoạt<br />
náo của điện áp tế bào. Năm 1962, FitzHugh R. và Nagumo J. đã công bố một mô hình mới<br />
mang tên Mô hình FitzHugh-Nagumo (FHN) được biết là mô hình hai chiều đơn giản hóa từ hệ<br />
phương trình nổi tiếng của Hodgkin-Huxley (Fitzhugh, 1960; Nagumo, Arimoto & Yoshizawa,<br />
1962). Tuy là mô hình đơn giản hơn, nhưng nó có nhiều kết quả giải tích đáng chú ý và giữ<br />
được các tính chất, ý nghĩa về mặt sinh học. Mô hình này được tạo thành từ hai phương trình<br />
của hai biến u và v . Biến đầu tiên là biến nhanh, được gọi là biến hoạt náo, nó thể hiện cho<br />
điện áp của màng tế bào. Biến thứ hai là biến chậm, nó thể hiện cho một số đại lượng vật lí phụ<br />
thuộc thời gian như độ dẫn điện của dòng ion đi ngang qua màng tế bào.<br />
Hệ phương trình FitzHugh-Nagumo được biểu diễn bởi hệ sau:<br />
du<br />
u (u 1)(1 bu ) v s(t ),<br />
dt (1)<br />
<br />
dv cu,<br />
<br />
dt<br />
trong đó, b, c là các hằng số dương, s(t ) là dòng điện kích hoạt từ bên ngoài được cho<br />
bởi công thức:<br />
a<br />
s(t ) cos2 ft , (2)<br />
2 f<br />
với a và f tương ứng là các biên độ và tần số của dòng điện kích hoạt từ bên ngoài. Kết<br />
quả bên dưới cho thấy tính tuần hoàn và tính chaos của điện áp màng tế bào khi cho tần số hay<br />
biên độ thay đổi. Tính tuần hoàn của những sóng dao động của điện áp đươc phân chia thành<br />
các dạng như: dạng chu kì nhịp m : n , trong đó m và n tương ứng là các số sóng thực sự và số<br />
lượng các dao động xuất hiện một cách đều đặn theo thời gian trong một chu kì. Ví dụ, dạng<br />
chu kì nhịp 1:1 nghĩa là điện áp của màng tế bào đồng bộ với các dao động. Cụ thể, Hình 1<br />
giới thiệu các dạng trạng thái khác nhau của hệ phương trình (1) tương ứng với các tần số và<br />
biên độ khác nhau của dòng điện kích hoạt từ bên ngoài được cho bởi công thức (2).<br />
Sự thay đổi từ trạng thái tuần hoàn sang trạng thái bất ổn định hay Chaos làm cho nghiệm<br />
của hệ phương trình (1) có những hình dạng khác nhau, đặc biệt là tính Chaos được rất nhiều<br />
nhà nghiên cứu quan tâm hiện nay. Hệ phương trình FitzHugh-Nagumo được xem là mô hình<br />
đơn giản mô tả điện áp của màng tế bào, do đó nếu có những thay đổi làm cho nghiệm của nó<br />
bất ổn định hay có tính Chaos, sẽ dẫn đến việc khó phán đoán những kết quả mong muốn. Vì<br />
vậy, việc nghiên cứu tính Chaos của hệ phương trình FitzHugh-Nagumo là hết sức cần thiết.<br />
Hình 1. Các dạng trạng thái khác nhau của hệ phương trình (1) tướng ứng với các giá trị<br />
khác nhau của f và a (b 10, c 1.0). : (a) là dạng chu kì nhịp 1:1 với f 0.06 và a 0.1. ;<br />
<br />
67<br />
Phan Văn Long Em Tính Chaos của hệ phương trình...<br />
<br />
(b) là dạng chu kì nhịp 2 : 3 với f 0.076 và a 0.1. ; (c) là dạng chu kì nhịp 1: 2 với<br />
f 0.08 và a 0.1. ; (d) là dạng chu kì nhịp 1: 5 với f 0.129 và a 0.081. ; (e) là dạng<br />
chu kì nhịp 0 :1 với f 0.17 và a 0.081. ; (f) là dạng Chaos với f 0.129 và a 0.1.<br />
(a) Dạng chu kì nhịp 1:1 với f 0.06 và a 0.1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(b) Dạng chu kì nhịp 2 : 3 với f 0.076 và a 0.1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(c) Dạng chu kì nhịp 1: 2 với f 0.08 và a 0.1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(d) Dạng chu kì nhịp 1: 5 với f 0.129 và a 0.081.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
68<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018<br />
<br />
(e) Dạng chu kì nhịp 0 :1 với f 0.17 và a 0.081.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(f) Dạng Chaos với f 0.129 và a 0.1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Như đã nói ở trên, hệ phương trình FitzHugh-Nagumo là mô hình đơn giản mô tả điện áp<br />
của màng tế bào, nếu có những thay đổi làm cho nghiệm của nó bất ổn định hay có tính Chaos,<br />
sẽ dẫn đến việc khó phán đoán những kết quả mong muốn. Vì vậy, việc nghiên cứu tính Chaos<br />
của hệ phương trình FitzHugh-Nagumo là hết sức cần thiết. Để nghiên cứu tính Chaos của hệ<br />
phương trình FitzHugh-Nagumo, bài báo đã dựa trên biểu đồ rẽ đôi và sự biến thiên của số mũ<br />
Lyapuov lớn nhất (Dang-Vu & Delcarte, 2000). Biểu đồ rẽ đôi được xây dựng dựa trên phần<br />
Poincaré của không gian bắt được tất cả các sóng hay quỹ đạo của hệ phương trình (1) (tức là<br />
dv<br />
: u 0.045 0 và dt 0 ). Số mũ Lyapunov lớn nhất được tính dựa vào phương pháp được<br />
miêu tả trong (Wolf, Swift, Swinney & Vastano, 1985). Cho một hệ phương trình động lực liên<br />
tục n chiều, số mũ lớn nhất Lyapuov được xác định bởi công thức:<br />
1 (t )<br />
max lim log , (3)<br />
t t (0)<br />
trong đó, (t ) là trục chính của n ellipsoid được sinh bởi một n hình cầu vô hạn của những<br />
điều kiện ban đầu. Nếu max 0 thì hệ phương trình có tính Chaos. Ngược lại, hệ phương trình<br />
sẽ có một đường tròn giới hạn (tuần hoàn) hoặc là bán tuần hoàn (Wolf và ctv., 1985; Aguirre,<br />
Mosekilde & Sanjuan, 2004). Kết quả tính toán của bài báo được thực hiện trên C++ và dùng<br />
thuật toán Runge-Kutta để lấy tích phân hệ phương trình (1) với bước thời gian t 0.005.<br />
Giá trị của các tham số được cố định như sau a 0.1, b 10, c 1.0. Đặc biệt, tần số f của<br />
dòng điện kích hoạt từ bên ngoài được xem như là tham số của sự rẽ đôi.<br />
<br />
<br />
<br />
69<br />
Phan Văn Long Em Tính Chaos của hệ phương trình...<br />
<br />
3. Kết quả<br />
Hình 2 là biểu đồ rẽ đôi (hình bên trên) tương ứng với sự biến thiên của số mũ Lyapunov lớn<br />
nhất (hình bên dưới) đối với miền xác định của tần số là 0.06 f 0.17. Kết quả cho thấy hệ<br />
phương trình động lực (1) có nhiều tính chất phong phú. Nếu tần số f đủ lớn ( f 0.1625) thì<br />
điện áp tế bào sẽ có dạng chu kì nhịp 0 :1 . Nghĩa là, nó bị triệt tiêu hoàn toàn. Nếu<br />
0.078 f 0.095 và 0.131 f 0.1609 thì điện áp tế bào có dạng chu kì nhịp 1: 2. Nếu<br />
f 0.067 và 0.095 f 0.1245 thì điện áp tế bào có dạng chu kì nhịp 1:1 . Như vậy, từ Hình<br />
2, sẽ có 3 miền làm cho hệ phương trình (1) có tính Chaos, được gọi là miền Chaos và đặt tên tương<br />
ứng là (I), (II) và (III). Các miền Chaos này được xác định bởi các số mũ Lyapunov lớn nhất có giá<br />
trị dương (phần bên dưới của Hình (2)). Các miền Chaos và các số mũ Lyapunov lớn nhất được<br />
phóng đại ở Hình 3. Miền Chaos (I) xuất hiện ở khoảng giữa của dạng chu kì nhịp 0 :1 và 1: 2.<br />
Khi đó, tính Chaos của (1) được mô tả bằng dãy các rẽ đôi được tăng gấp đôi tương ứng với các giá<br />
trị của f tăng dần (Hình 3(a)). Ở mỗi điểm rẽ đôi được tăng gấp đôi này, số mũ Lyapunov lớn nhất<br />
tiến đến 0 từ giá trị âm (xem phần bên dưới của Hình 3(a)). Chú ý rằng có một khoảng nhỏ của dao<br />
động có chu kì ổn định giữa f 0.1613 và f 0.16149. Xung quanh giá trị f 0.1613, kích<br />
cỡ của miền hấp dẫn Chaos giảm xuống một cách đáng kể. Điều này cho thấy hệ phương trình (1)<br />
chuyển từ trạng thái rẽ đôi homoclinic sang trạng thái sóng đều spiking (Belykh, Belykh, Colding-<br />
Jogrensen & Mosekilde, 2000). Tính Chaos của hệ (1) kết thúc ở f 0.1609 bởi sự xuất hiện của<br />
dạng chu kì nhịp 1: 2 , vì có mặt của một điểm yên ngựa rẽ đôi. Tại điểm đó, số mũ Lyapunov lớn<br />
nhất thay đổi đột ngột từ một giá trị dương sang một giá trị âm. Tính Chaos của (1) trong miền<br />
(II) với 0.1245 f 0.1311 được mô tả trong Hình 3(b), vì số mũ Lyapunov lớn nhất có giá trị<br />
dương, nghĩa là trạng thái Chaos của (1) tồn tại trong miền này (phần dưới của Hình 3(b)). Xung<br />
quang f 0.1311 , có một sự thay đổi đột ngột của số mũ Lyapunov lớn nhất từ giá trị dương<br />
sang âm.<br />
Điều này chứng tỏ hệ phương<br />
trình chuyển từ trạng thái Chaos<br />
sang trạng thái tuần hoàn ổn định<br />
với sự xuất hiện của điểm yên ngựa<br />
rẽ đôi. Miền Chaos cuối cùng là<br />
miền (III), xảy ra ở khoảng giữa của<br />
hai dạng chu kì nhịp 1: 2 và 1:1 với<br />
các giá trị khá nhỏ của f (Hình<br />
3(c)). Trong miền này, có một dãy<br />
các lớp chu kì nối nhau n : (n 1)<br />
bắt đầu với n 1. Khi giá trị của f<br />
giảm dần (~0.067), thì số mũ lớn<br />
nhất Lyapunov âm, khi đó trạng thái<br />
Chaos chuyển sang trạng thái tuần<br />
hoàn ổn định, tương ứng với dạng<br />
chu kì nhịp 1:1 , với sự xuất hiện<br />
của điểm yên ngựa rẽ đôi.<br />
Hình 2. Biểu đồ rẽ đôi (trên) và sự thay đổi của số mũ Lyapunov lớn nhất tương ứng<br />
(dưới) của hệ phương trình (1) với 0.06 f 0.17.<br />
<br />
70<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018<br />
<br />
Hình 3. Ba miền Chaos được phóng đại từ Hình 2: biểu đồ rẽ đôi (trên) và sự thay đổi của số<br />
mũ Lyapunov lớn nhất tương ứng (dưới).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) Miền (I) được phóng<br />
đại từ hình 2 với<br />
0.16 f 0.163.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(b) Miền (II) được<br />
phóng đại từ hình 2 với<br />
0.124 f 0.132.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
71<br />
Phan Văn Long Em Tính Chaos của hệ phương trình...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(c) Miền (III) được<br />
phóng đại từ hình 2 với<br />
0.065 f 0.08.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4. Kết luận<br />
Bài báo đã đưa ra kết quả rằng hệ phương trình FitzHugh-Nagumo với sự thay đổi của<br />
dòng điện kích hoạt từ bên ngoài sẽ có tính Chaos bằng đồ thị rẽ đôi và số mũ Lyapunov lớn<br />
nhất. Thông qua kết quả bằng phương pháp số, có ba miền Chaos được tìm thấy tương ứng với<br />
các khoảng giá trị khác nhau của tần số của dòng điện kích hoạt từ bên ngoài. Điều này giúp<br />
cho người nghiên cứu có thể chọn được các giá trị của tần số phù hợp, để đạt được các trạng<br />
thái mong muốn của hệ phương trình đang xét. Giả sử rằng trong một hệ thống gồm nhiều hệ<br />
phương trình FitzHugh-Nagumo có tính Chaos như thế thì việc nghiên cứu chắc chắn sẽ khó<br />
khăn hơn. Do đó, kết quả của bài báo này là cơ sở ban đầu cho việc nghiên cứu về sự tương tác<br />
giữa các hệ phương trình có tính Chaos trong một hệ thống mạng lưới các hệ phương trình<br />
được liên kết với nhau theo một kiểu cho trước.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Aguirre, J., Mosekilde, E., & Sanjuan, M.A.F. (2004). Analysis of the noise-induced bursting-<br />
spiking transition in a pancreatic beta-cell model, Phys. Rev.E, (69), 041910.<br />
[2]. Aihara, K., Matsumoto, G. , & Ichiwaka, M. (1985). An alternating periodic–chaotic sequence<br />
observed in neural oscillations, Phys. Lett. A, (111), 251–255.<br />
[3]. Belykh, V.N., Belykh, I.V., Colding-Jogrensen & Mosekilde, E. (2000). Homoclinic<br />
bifurcations leading to the emergence of bursting oscillations in cell models, Eur. Phys. J. E,<br />
(3), 205–219.<br />
<br />
72<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018<br />
<br />
[4]. Braun, H.A., Wissing, H., Schäfer, K., & Hirsch, M.C. (1994). Oscillation and noise determine<br />
signal transduction in shark multimodel sensory cells, Nature, (367), 270–273.<br />
[5]. Dang-Vu H., Delcarte C. (2000). Bifurcations et chaos, une introduction à la dynamique<br />
contemporaine avec des programmes en Pascal, Fortran et Mathematica, Eds Ellipses,<br />
Universités –Mécanique.<br />
[6]. Fitzhugh, R. (1960). Thresholds and plateaus in the Hodgkin–Huxley nerve equations, J. Gen.<br />
Physiol., (43), 867–896.<br />
[7]. Guevara, M.R., Glass, L., & Shrier, A. (1981). Phase locking, period-doubling bifurcation, and<br />
irregular dynamics in periodically stimulated cardiac cells, Science, (214),1350-1353.<br />
[8]. Hodgkin, A.L., & Huxley, A.F. (1952). A quantitative description of membrane current and its<br />
application to conduction and excitation in nerve, J. Physiol., (117), 500–544.<br />
[9]. Matsumoto, G., Aihara, K., Ichikawa, M., & Tasaki, A. (1984). Periodic and nonperiodic<br />
response of membrane potentials in squid giant axons during sinusoidal current stimulation, J.<br />
Theoret. Neurobiol., (3), 1–14.<br />
[10]. Nagumo, J., Arimoto, S., & Yoshizawa, S. (1962). An active pulse transmission line<br />
simulating nerve axon, Proc. IRE, (50), 2061–2070.<br />
[11]. Wolf, A., Swift, J.B., Swinney, H.L., & Vastano, J.A. (1985). Determining Lyapunov<br />
exponents from a time series, Physica D (16), 285–317.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
73<br />