T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHNU HẠN<br />
Ở GIAI ĐOẠN MẠ CỦA 5 GIỐNG LÚA CẠN SƠN LA<br />
Vì Thị Xuân Thuỷ (Trường ĐH Tây Bắc)<br />
Nguyễn Lam Điền (Trường ĐH Sư phạm- ĐH Thái Nguyên )<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Lúa là cây lương thực chính của hơn nửa số dân trên trái đất và là cây lương thực quan<br />
trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay gần 70% dân số nước ta sống bằng nghề trồng lúa, nên lúa<br />
không chỉ có ý nghĩa về mặt an ninh lương thực mà còn có ý nghĩa kinh tế với đa số nông dân,<br />
đặc biệt là các dân tộc miền núi. Nước ta có địa hình đa dạng, diện tích đồi núi chiếm 3/4 lãnh<br />
thổ và diễn biến khí hậu khá phức tạp, lượng mưa phân bố không đều giữa các vùng và các thời<br />
kỳ trong năm nên hạn hán có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào, mùa nào.<br />
Lúa cạn Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên nơi có<br />
địa hình chủ yếu là núi cao, mưa nhiều nhưng lượng mưa phân bố không đều dẫn đến hạn cục<br />
bộ xảy ra thường xuyên. Do đó nghiên cứu khả năng chịu hạn và tăng cường tính chịu hạn của<br />
cây lúa là một đòi hỏi thực tiễn quan trọng trong ngành trồng lúa nói chung và cây lúa cạn nói<br />
riêng và được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu [1], [2].<br />
Để góp phần cùng các nhà chọn giống tìm ra những giống có khả năng chịu hạn tốt,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng chịu hạn ở giai đoạn mạ của 5 giống lúa cạn Sơn La.<br />
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1.Vật liệu nghiên cứu<br />
Sử dụng 5 giống lúa cạn có tên gọi theo tiếng dân tộc Thái là: Khaurualon, Khautan,<br />
Khautanhay, Khautanlanh, Khaule thu thập ở huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Đánh giá nhanh khả năng chịu hạn của các giống lúa ở giai đoạn mạ bằng gây hạn nhân<br />
tạo theo Lê Trần Bình và cộng sự (1998) [1].<br />
Chúng tôi tiến hành xác định các chỉ tiêu:<br />
+ Tỷ lệ cây không héo (%)<br />
+ Tỷ lệ cây phục hồi (%)<br />
+ Tỷ lệ chất khô của rễ sau hạn so với trước hạn (%).<br />
+ Chỉ số chịu hạn tương đối của các giống lúa được tính theo công thức:<br />
S=1/2 Sinα (an.bn+bn.cn+ cn.dn +dn.en+….+ kn.an)<br />
S: chỉ số chịu hạn tương đối<br />
α: là góc tạo bởi hai trục mang trị số liền nhau<br />
a,b,c,d….k là các chỉ tiêu theo dõi<br />
n: kí hiệu các giống nghiên cứu.<br />
- Xác định hàm lượng prolin theo phương pháp của Bates và cộng sự (1973) [3].<br />
- Xác định hàm lượng đường tan theo phương pháp vi phân tích của Phạm Thị Trân<br />
Châu và cộng sự (1998) [4].<br />
70<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Chỉ số chịu hạn tương đối của 5 giống lúa cạn ở giai đoạn mạ<br />
Theo dõi sự sinh trưởng của mỗi giống lúa ở giai đoạn mạ trong thời gian gây hạn nhân<br />
tạo sau 3, 5, 7 ngày chúng tôi xác định tỷ lệ cây không héo, tỷ lệ cây phục hồi, tỷ lệ chất khô của<br />
rễ sau hạn so với trước hạn và chỉ số chịu hạn tương đối của mỗi giống lúa (Bảng 1). Chỉ số chịu<br />
hạn tương đối được tính bằng diện tích đồ thị hình rada (Hình 1), giống nào có diện tích rada<br />
càng lớn khả năng chịu hạn càng cao.<br />
Qua bảng 1 và hình 1 ta thấy giống Khaule có khả năng chịu hạn tốt nhất có chỉ số chịu hạn<br />
tương đối là 19799,70 tiếp đến là giống Khautanhay (17800,25) > Khautanlanh (17789,14) ><br />
Khautan (14299,32) và chịu hạn kém nhất là Khaurualon chỉ số chịu hạn tương đối là 13366,98.<br />
Bảng 1. Khả năng chịu hạn tương đối của các giống lúa cạn ở giai đoạn mạ<br />
Giống<br />
Khaurualon<br />
Khautan<br />
Khautanhay<br />
Khautanlanh<br />
Khaule<br />
<br />
Xử lý 3 ngày hạn<br />
CKH CPH<br />
CKR<br />
(%)<br />
(%)<br />
(%)<br />
92,14 100<br />
107,69<br />
96,00 100<br />
100,05<br />
98,00 100<br />
101,08<br />
100<br />
100<br />
100,14<br />
100<br />
100<br />
104,04<br />
<br />
Xử lý 5 ngày hạn<br />
CKH<br />
CPH<br />
CKR<br />
(%)<br />
(%)<br />
(%)<br />
49,56<br />
38,14<br />
111,92<br />
51,14<br />
39,04<br />
109,01<br />
75,08<br />
61,13<br />
107,14<br />
67,56<br />
59,31<br />
118,93<br />
79,21<br />
63,19<br />
115,07<br />
<br />
Xử lý 7 ngày hạn<br />
CKH<br />
CPH<br />
CKR<br />
(%)<br />
(%)<br />
(%)<br />
34,17<br />
19,14<br />
117,07<br />
36,21<br />
21,63<br />
119,05<br />
40,71<br />
27,98<br />
131,40<br />
43,98<br />
24,09<br />
126,03<br />
49,31<br />
29,07<br />
138,09<br />
<br />
Chỉ số<br />
chịu hạn<br />
tương đối<br />
13366,98<br />
14299,32<br />
17800,25<br />
17789,14<br />
19799,70<br />
<br />
CKH: tỷ lệ cây không héo(%); CPH: tỷ lệ cây phục hồi (%)<br />
CKR: tỷ lệ chất khô của rễ sau gây hạn so với trước gây hạn (%)<br />
<br />
%CKH 3 ngày<br />
150<br />
%CKR 7 ngày<br />
<br />
100<br />
<br />
%CPH 7 ngày<br />
<br />
50<br />
0<br />
<br />
%CPH 3 ngày<br />
%CKR 3 ngày<br />
<br />
Khaurualon<br />
Khautan<br />
Khautanhay<br />
Khautanlanh<br />
<br />
%CKH 7 ngày<br />
%CKR 5 ngày<br />
<br />
%CKH 5 ngày<br />
<br />
Khaule<br />
<br />
%CPH 5 ngày<br />
<br />
Hình 1. Đồ thị thể hiện khả năng chịu hạn của 5 giống lúa<br />
<br />
2. Hàm lượng đường tan của các giống lúa ở giai đoạn mạ<br />
Đồng thời với việc đánh giá khả năng chịu hạn của các giống lúa ở giai đoạn mạ chúng<br />
tôi tiến hành nghiên cứu hàm lượng đường tan và prolin ở các thời điểm trước gây hạn và 3, 5,<br />
7, 9 ngày gây hạn.<br />
Đường đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh áp suất thNm thấu của dịch bào khi<br />
cây gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện bất lợi như<br />
nóng, lạnh, hạn, mặn…thì hàm lượng đường có xu hướng tăng. Theo nhiều tác giả [5] [6] thì<br />
71<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
hàm lượng đường trong cây liên quan trực tiếp đến khả năng chống chịu của cây. Nên chúng tôi<br />
tiến hành phân tích hàm lượng đường tan trước và sau gây hạn nhằm tìm mối liên quan với khả<br />
năng chịu hạn của các giống lúa nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 2, hình 2.<br />
Bảng 2. Hàm lượng đường tan trước và sau hạn của các giống lúa (% khối lượng tươi)<br />
<br />
2,01±0,024<br />
<br />
Hạn 3 ngày<br />
Tỷ<br />
Hàm<br />
lệ<br />
lượng<br />
tăng<br />
2,63±0,054 1,31<br />
<br />
Hạn 5 ngày<br />
Tỷ<br />
Hàm<br />
lệ<br />
lượng<br />
tăng<br />
2,81±0,132 1,39<br />
<br />
Hạn 7 ngày<br />
Tỷ<br />
Hàm<br />
lệ<br />
lượng<br />
tăng<br />
3,01±0,053 1,49<br />
<br />
2,09±0,003<br />
<br />
1,96±0,047<br />
<br />
2,23±0,115<br />
<br />
1,14<br />
<br />
2,63±0,097<br />
<br />
1,34<br />
<br />
3,13±0,418<br />
<br />
1,59<br />
<br />
2,31±0,236<br />
<br />
1,53±0,067<br />
<br />
1,91±0,256<br />
<br />
1,25<br />
<br />
2,40±0,063<br />
<br />
1,56<br />
<br />
2,60±0,032<br />
<br />
1,69<br />
<br />
1,89±0,056<br />
<br />
2,18±0,087<br />
<br />
1,15<br />
<br />
2,71±0,013<br />
<br />
1,43<br />
<br />
3,11±0,035<br />
<br />
1,64<br />
<br />
1,87±0,030<br />
<br />
1,97±0,231<br />
<br />
1,05<br />
<br />
2,56±0,138<br />
<br />
1,36<br />
<br />
3,36±0,012<br />
<br />
1,79<br />
<br />
Trước<br />
hạn<br />
<br />
Giống<br />
Khaurualon<br />
Khautan<br />
Khautanhay<br />
Khautanlanh<br />
Khaule<br />
<br />
Hạn 9 ngày<br />
Hàm<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
tăng<br />
<br />
1,03<br />
1,17<br />
1,87±0,009 1,22<br />
1,99±0,013 1,05<br />
2,07±0,012 1,10<br />
<br />
Qua bảng 2 và hình 2 cho thấy, cả 5 giống lúa nghiên cứu đều có hàm lượng đường tan<br />
tăng dần từ 3 – 7 ngày gây hạn và tăng cao nhất ở thời điểm 7 ngày hạn sau đó hàm lượng<br />
đường tan giảm ở ngày gây hạn thứ 9. Ở thời điểm 7 ngày hạn trong 5 giống tham gia thí<br />
nghiệm giống Khaule có tỷ lệ đường tan so với trước gây hạn tăng cao nhất (tăng 1,79 lần) và<br />
thấp nhất là giống Khaurualon (tăng 1,49 lần) mặc dù hàm lượng đường tan trước gây hạn của<br />
giống Khaurualon là cao nhất.<br />
4<br />
<br />
Hàm lượng (%)<br />
<br />
3.5<br />
3<br />
<br />
Khaurualon<br />
<br />
2.5<br />
<br />
Khautan<br />
<br />
2<br />
<br />
Khautanhay<br />
<br />
1.5<br />
<br />
Khautanlanh<br />
Khaule<br />
<br />
1<br />
0.5<br />
0<br />
Trước hạn<br />
<br />
3 ngày<br />
<br />
5 ngày<br />
<br />
7 ngày<br />
<br />
9 ngày<br />
<br />
Thời gian gây hạn (ngày)<br />
Hình 2. Đồ thị biểu diễn sự biến động hàm lượng đường trước và sau hạn.<br />
<br />
3. Hàm lượng prolin của các giống lúa ở giai đoạn mạ<br />
Sự duy trì áp suất thNm thấu nội bào có tác dụng bảo vệ hoặc duy trì sức sống của tế<br />
bào chất ngay cả khi bị mất nước cực đoan. Những thay đổi sinh hóa trong tế bào dẫn đến tích<br />
lũy các chất hòa tan như đường tan, axit amin prolin... là một cơ chế chịu mất nước của thực vât.<br />
Hiện tượng này có thể diễn ra rất nhanh ở một số thực vật có khả năng chống chịu cao khi gặp<br />
nóng, lạnh, hạn... của môi trường. Vậy hàm lượng prolin được xem như một chỉ tiêu quan trọng<br />
để đánh giá tính chịu hạn, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu hàm lượng prolin ở thời điểm<br />
trước và sau gây hạn, kết quả được trình bày ở bảng 3 và hình 3.<br />
72<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
Bảng 3. Hàm lượng prolin trước sau và hạn của các giống lúa (mM/g khối lượng tươi).<br />
<br />
Giống<br />
<br />
Trước<br />
hạn<br />
<br />
Hạn 3 ngày<br />
Tỷ<br />
Hàm<br />
lệ<br />
lượng<br />
tăng<br />
<br />
Hạn 5 ngày<br />
Tỷ<br />
Hàm<br />
lệ<br />
lượng<br />
tăng<br />
<br />
Hạn 7 ngày<br />
Tỷ<br />
Hàm<br />
lệ<br />
lượng<br />
tăng<br />
<br />
Hạn 9 ngày<br />
Hàm<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ<br />
lệ<br />
tăng<br />
<br />
Khaurualon<br />
<br />
1,36±0,003<br />
<br />
1,56±0115<br />
<br />
1,15<br />
<br />
3,04±0,006<br />
<br />
2,24<br />
<br />
5,39±0,080<br />
<br />
3,96<br />
<br />
2.14±0,028<br />
<br />
1,57<br />
<br />
Khautan<br />
<br />
0,99±0,050<br />
<br />
1,33±0,073<br />
<br />
1,34<br />
<br />
2,93±0,023<br />
<br />
2,96<br />
<br />
5,14±0,046<br />
<br />
5,19<br />
<br />
2.79±0,007<br />
<br />
2,81<br />
<br />
Khautanhay<br />
<br />
1,06±0,043<br />
<br />
1,28±0,009<br />
<br />
1,21<br />
<br />
3,68±0,033<br />
<br />
3,47<br />
<br />
5,89±0,007<br />
<br />
5,56<br />
<br />
3.01±0,004<br />
<br />
2,83<br />
<br />
Khautanlanh<br />
<br />
0,67±0,023<br />
<br />
1,01±0,093<br />
<br />
1,51<br />
<br />
3,59±0,078<br />
<br />
5,36<br />
<br />
3,69±0,019<br />
<br />
5,51<br />
<br />
2.81±0,001<br />
<br />
4,19<br />
<br />
Khaule<br />
<br />
0,78±0,223<br />
<br />
1,27±0,004<br />
<br />
1,63<br />
<br />
3,01±0,053<br />
<br />
3,86<br />
<br />
4,46±0,029<br />
<br />
5,72<br />
<br />
2.56±0,053<br />
<br />
3,28<br />
<br />
Qua bảng 3 và hình 3, ta thấy hàm lượng prolin của các giống lúa đều tăng dần trong 7<br />
ngày gây hạn sau đó giảm dần ở thời điểm 9 ngày gây hạn. Hàm lượng prolin cao nhất ở thời<br />
điểm 7 ngày hạn, tại thời điểm này hàm lượng prolin cao nhất là giống Khatanhay tiếp đến là<br />
giống Khaurualon, Khautan, Khaule và thấp nhất là Khautanlanh. Tuy nhiên xét về sự biến động<br />
prolin đứng đầu là Khaule tăng 5,72 lần, tiếp đến là Khautanhay tăng 5,56 lần, Khautanlanh tăng<br />
5,51 lần, Khautan tăng 5,19 lần và thấp nhất là giống Khaurualon tăng 3,96 lần.<br />
7<br />
<br />
Hàm lượng (mM/g)<br />
<br />
6<br />
5<br />
<br />
Khaurualon<br />
<br />
4<br />
<br />
Khautan<br />
Khautanhay<br />
<br />
3<br />
<br />
Khautanlanh<br />
<br />
2<br />
<br />
Khaule<br />
<br />
1<br />
0<br />
Trước hạn<br />
<br />
3 ngày<br />
<br />
5 ngày<br />
<br />
7 ngày<br />
<br />
9 ngày<br />
<br />
Thời điểm gây hạn (ngày)<br />
<br />
Hình 3. Đồ thị biểu diễn sự biến động hàm lượng prolin trước và sau hạn<br />
<br />
Qua các phân tích chúng ta thấy, giống Khaule có chỉ số chịu tương đối (19799,70), tỷ lệ<br />
tăng hàm lượng đường tan (1,79 lần) và prolin (5,72 lần) sau gây hạn so với trước hạn là cao nhất<br />
nên có khả năng chịu hạn là tốt nhất, tiếp đến là giống Khautanhay, Khautanlanh, Khautan và<br />
giống có chỉ số chịu hạn (13366,98) cũng như tỷ lệ tăng hàm lượng đường tan (1,49) và prolin<br />
(3,96) sau hạn so với trước hạn là thấp nhất tương ứng là giống có khả năng chịu hạn thấp nhất.<br />
4. Kết luận<br />
Trong 5 giống lúa tham gia thí nghiệm thì giống Khaule có khả năng chịu hạn tốt nhất chỉ số<br />
chịu hạn là 19799,70 giống Khaurualon chịu hạn kém nhất với chỉ số chịu hạn là 13366,98.<br />
Khả năng chịu hạn của các giống lúa có mối tương quan thuận với sự biến động hàm<br />
lượng prolin, hàm lượng đường tan. Giống Khaule có khả năng chịu hạn cao nhất tỷ lệ tăng hàm<br />
lượng đường tan và prolin sau hạn so với trước hạn cũng cao nhất.<br />
73<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008<br />
<br />
Summary<br />
Assessment droungt tolerant ability of 5 Sonla upland rice cultivars<br />
The competence to stand of drounght – resistant of 5 Sonla upland rice cultivars<br />
(Khaurualon, Khautan, Khautanhay, Khautanlanh, Khaule) were studied. The results showed<br />
Khaule rice cultivars have competence to stand of drounght – resistant better original rice<br />
cultivars.<br />
When drought happens, these local upland rice increase the production of prolin and<br />
sugar these value were highest in Khaule.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998), Phân lập gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất<br />
lợi ở cây lúa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
[2]. Chang E. H. and Troungton J. H. (1972), Chlorophyll a/b ration in C3 and C4 plant.<br />
Photosynthetica, vol 6: No 1: 57- 65.<br />
[3]. Bates LS (1973), Rapid determination of free proline for water- stress studies. Plant Soil, 39:<br />
205- 207.<br />
[4]. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Thường (1998), Thực hành hóa sinh<br />
học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
[5]. Đinh Thị Phòng (2001), Nghiên cứu khả năng chịu hạn và chọn dòng chịu hạn ở lúa bằng<br />
công nghệ tế bào thực vật. Luận án tiến sĩ sinh học, Viện công nghệ Sinh học, Hà Nội.<br />
[6]. Nguyễn Vũ Thanh Thanh(2006), "Nghiên cứu khả năng chịu hạn và hàm lượng prolin,<br />
đường tan của một số giống đậu xanh", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 3(39):58 -64.<br />
<br />
74<br />
<br />