intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu kỹ thuật nhuộm BAND G để lập karyotype trong chẩn đoán các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

152
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để phục vụ nhu cầu chẩn đoán và tư vấn di truyền tại địa phương, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài này nhằm hai mục tiêu sau: Cải tiến và hoàn thiện việc làm tiêu bản NST tế bào máu ngoại vi; cải tiến và hoàn thiện quy trình nhuộm nhiễm sắc thể bằng kỹ thuật nhuộm band G.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu kỹ thuật nhuộm BAND G để lập karyotype trong chẩn đoán các bệnh rối loạn nhiễm sắc thể

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHUỘM BAND G ĐỂ LẬP KARYOTYPE <br /> TRONG CHẨN ĐOÁN CÁC BỆNH RỐI LOẠN NHIỄM SẮC THỂ<br />  Hà Thị Minh Thi<br /> Đoàn Thị Duyên Anh, Nguyễn Viết Nhân<br /> Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế<br /> <br /> <br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bất thường nhiễm sắc thể  (NST) là một trong những nguyên nhân quan trọng <br /> gây ra các bệnh lý di truyền, được gặp với tỷ  lệ 1/150 trẻ sinh sống và trongû 50% <br /> trường hợp sẩy thai ngẫu nhiên ở ba tháng đầu thai kỳ [6].<br /> Lập karyotype là một xét nghiệm cần thiết cho tất cả các trường hợp trên lâm  <br /> sàng nghi ngờ có bất thường số lượng hoặc cấu trúc NST [2]. Kết quả không những  <br /> phục vụ  việc chẩn đoán xác định mà còn có ý nghĩa quyết định trongû công tác tư <br /> vấn di truyền.<br /> Từ  năm 1970, người ta đã không công nhận những Karyotype được lập với kỹ <br /> thuật nhuộm Giemsa thường (không có band) vì với kỹ  thuật nhuộm này khó nhận  <br /> dạng chính xác từng NST cũng như không thể phát hiện được những bất thường cấu  <br /> trúc kiểu đảo đoạn, nhân đôi đoạn,...[6]. Từ  đó đến nay, tất cả  các karyotype thông <br /> thường được lập tại các phòng xét nghiệm di truyền trên thế giới chỉ sử dụng các kỹ <br /> thuật nhuộm band, trong đó thông dụng nhất là kỹ thuật nhuộm band G.<br /> Để   việc  nhuộm  band  G   đạt   được  kết   quả  tối   ưu  làm  cơ   sở   cho  việc   lập <br /> karyotype, cần phải hoàn thiện hai bước quan trọng đó là (1) làm được tiêu bản với  <br /> các cụm NST phân tán tốt, không bị  biến dạng (sau khi đã nuôi cấy mẫu); (2) xử lý <br /> tiêu bản và nhuộm đúng kỹ thuật với kết quả các band trên NST đạt tiêu chuẩn.<br /> Việc lập karyotype có thể  tiến hành đối với các mẫu nghiệm như  tế  bào máu  <br /> ngoại vi (tế bào lympho), tế bào nước ối, tủy xương, tế bào da... nhưng tế  bào máu  <br /> ngoại vi được sử  dụng nhiều nhất. Vì vậy, chúng tôi chọn nuôi cấy tế  bào máu  <br /> ngoại vi để nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhuộm band G các cụm NST.<br /> Tuy nhiên, việc nhuộm NST bằng kỹ  thuật nhuộm band đòi hỏi phải có hoá  <br /> chất đặc biệt, thao tác kỹ thuật tinh tế cũng như điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ <br /> ẩm) thích hợp cho việc làm tiêu bản [1]. Vì vậy, hiện nay một số phòng xét nghiệm <br /> di   truyền   trong   toàn   quốc   vẫn   phải   lập   karyotype   với   kỹ   thuật   nhuộm   Giemsa  <br /> thường.<br /> 129<br /> Để  phục vụ  nhu cầu chẩn  đoán và tư  vấn di truyền tại  địa phương, nhóm <br /> nghiên cứu tiến hành đề tài này nhằm hai mục tiêu sau:<br />  Cải tiến và hoàn thiện việc làm tiêu bản NST tế bào máu ngoại vi.<br />  Cải tiến và hoàn thiện quy trình nhuộm nhiễm sắc thể  bằng kỹ thuật nhuộm  <br /> band G.<br /> <br /> 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu:<br />  Chúng tôi nghiên cứu lập Karyotype tế bào máu ngoại vi người. <br /> Các mẫu máu được nghiên cứu lấy từ  những người bình thường tình nguyện <br /> cũng như  những bệnh nhân với lâm sàng có chỉ  định lập Karyotype được giới thiệu  <br /> từ khoa Nhi và Khoa Sản Bệnh viện Trung ương Huế.<br />  Nghiên cứu thiết kế tủ làm tiêu bản, giá gác tiêu bản khi nhuộm.<br />  Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhỏ tiêu bản nhằm tăng chất lượng tiêu bản<br />  Nghiên cứu hoàn thiện các bước làm già, xử lý và nhuộm tiêu bản<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu:<br /> Tất cả  các nghiên cứu cải tiến cũng như  hoàn thiện quy trình làm tiêu bản và <br /> nhuộm band G của chúng tôi đều dựa trên những tiêu chuẩn kỹ  thuật của Hội kỹ <br /> thuật Di truyền thế giới (AGT). Đối với mỗi bước kỹ thuật đều có nhiều cách làm  <br /> khác nhau tuỳ  theo từng phòng xét nghiệm. Vì vậy, đối với mỗi mẫu nuôi cấy thu  <br /> hoạch từ mỗi người được nghiên cứu, chúng tôi chia nhiều lô để thử nghiệm.<br /> Tế   bào   máu   ngoại   vi   sau   khi   được   nuôi   cấy   bằng   môi   trường   F10   và <br /> phytohemagglutinin trong 3 ngày sẽ được thu hoạch với colcemide, sốc nhược trương <br /> bằng  dung  dịch  KCl  và   sodium   citrate,   cố   định   trong  Carnoy  (3  methanol:  1  acid <br /> acetic). Sau đó tiến hành các bước làm tiêu bản và nhuộm như sau:<br /> 2.2.1. Làm tiêu bản:<br /> Chúng tôi nghiên cứu để tiêu bản đạt chất lượng chuẩn là: các NST phân tán <br /> tốt, tối đa chỉ  3 NST có biểu hiện chồng chéo và không có NST bị  biến dạng hoặc <br /> đứt gãy.<br /> Để đạt được kết quả này, quá trình làm tiêu bản phải được thực hiện với các <br /> điều kiện sau:<br /> Điều kiện nhiệt độ, độ   ẩm khu vực nhỏ  tiêu bản thích hợp nhằm giúp tiêu  <br /> bản khô trong khoảng thời gian 30­45 giây : Hầu hết các phòng xét nghiệm di truyền <br /> tế bào trên thế giới đều sử dụng Thermotron để ổn định nhiệt độ, độ ẩm. Trong điều  <br /> kiện độ ẩm Thừa Thiên Huế cao (80­90%), lại không có Thermotron, chúng tôi thiết  <br /> kế một tủ làm tiêu bản bằng cách nối máy hút ẩm thông thường với một tủ kính có <br /> cửa sổ. <br /> Lam kính được chuẩn bị tốt : chúng tôi sử dụng các loại lam ướt như sau: <br />  Lam ngâm trong nước 10­20 C<br /> o<br /> <br />  Lam ngâm trong nước 50­60 C<br /> o<br /> <br />  Lam ngâm nước 30­40 C <br /> o<br /> <br /> Sau khi nhỏ, lượng nước trên tiêu bản được làm ráo bằng giấy Kimwipes.<br /> 130<br /> Tư  thế  lam kính khi nhỏ  dịch treo tế  bào phù hợp : chúng tôi lần lượt thử <br /> nghiệm với các tư thế như sau:<br />  Lam kính được đặt nằm ngang<br />  Lam kính được đặt nằm nghiêng 20­30 .<br /> o<br /> <br /> 2.2.2. Làm già tiêu bản:<br /> Có các cách như sau:<br />  Để ở nhiệt độ phòng trong 3­4 ngày<br />  Để  trong tủ sấy 90­95 C, trong 20 phút<br /> o<br /> <br />  Để trong tủ sấy 60 C, trong 12­24 giờ<br /> o<br /> <br /> 2.2.3. Xử lý tiêu bản bằng trypsin 0,025%:<br /> Tác dụng của trypsin lên NST nhằm tạo band khi nhuộm phụ  thuộc vào thời  <br /> gian tiếp xúc với tiêu bản, độ pH của trypsin. Chúng tôi chỉnh pH = 8 bằng Na 2HPO4. <br /> Thời gian ngâm tiêu bản trong trypsin được thử nghiệm ở 10, 15, 20 giây.<br /> Sau khi ngâm trypsin, tiêu bản được rửa 2 lần trong dịch muối đẳng trương.<br /> 2.2.4. Nhuộm bằng thuốc nhuộm Wright:<br />  Sử dụng thuốc nhuộm Wright mẹ pha với dung dịch đệm Gurr tỷ lệ 1: 4<br />  Thời gian nhuộm là 3 phút<br />  Vì thuốc nhuộm Wright rất dễ kết tủa nên thay vì ngâm nhiều tiêu bản trong  <br /> cốc nhuộm, chúng tôi cải tiến bằng cách tạo 1 giá nhuộm  ở  la­va­bô. Trên giá này <br /> chúng tôi gác các tiêu bản đã xử lý trypsin và đổ thuốc nhuộm sử dụng lên mỗi tiêu  <br /> bản. Tiêu bản được rửa và làm khô bằng không khí ép.<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ<br /> 3.1. Thiết bị tự thiết kế:<br /> 3.1.1. Tủ làm tiêu bản:<br /> Chúng tôi đã thiết kế  thành công tủ  làm tiêu bản bằng cách nối máy hút  ẩm  <br /> với một tủ kính có 2 cửa sổ.<br /> Sau khi bật máy hút  ẩm 30­60 phút, độ   ẩm trong tủ  còn khoảng 50­60%. <br /> Người kỹ thuật viên dễ dàng luồn tay qua cửa sổ để thao tác việc làm tiêu bản.<br /> 3.1.2. Giá gác tiêu bản để nhuộm:<br /> Chúng tôi đã thiết kế một giá để gác các tiêu bản khi nhuộm ngay tại la­va­bô. <br /> Để nhuộm 1 tiêu bản, chỉ cần trộn 1 ml dung dịch Wright mẹ với 4 ml đệm Gurr rồi <br /> phủ lên tiêu bản đã gác trên giá. Sau 3 phút, rửa ngay tiêu bản tại la­va­bô.  <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 131<br /> 3.2. Chất lượng tiêu bản:<br /> Bảng 1: Chất lượng tiêu bản theo tư thế và điều kiện nhiệt độ<br /> của lam kính khi nhỏ tiêu bản<br /> Nhiệt độ   Thời gian  <br /> Lam kính nằm ngang Lam kính nghiêng  20­30oC<br /> nước ngâm   khô<br /> lam kính<br /> Có hiện tượng 2 cụm NST  Hiện tượng 2 hoặc nhiều <br /> o<br /> 10­20 C > 60 giây trộn   lẫn   nhau;   hoặc   các  cụm NST trộn lẫn nhau rất <br /> cụm không phân tán nhiều.<br /> Cụm   NST   có   phân   tán <br /> 30­40oC 30­50 giây nhưng   số   NST   có   sự  Cụm NST phân tán tốt<br /> chồng chéo nhiều (> 3)<br /> 50­60oC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2