intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để việc đi lại của người khiếm thị thuận lợi, an toàn, ngoài yếu tố chủ quan của người khiếm thị là kĩ năng định hướng di chuyển thì yếu tố khách quan là người tham gia giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng, họ phải nhận diện ra người khiếm thị khi tham gia giao thông để tránh và hỗ trợ, giúp đỡ… Tuy nhiên, hiện nay việc tạo chú ý cho người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khi băng qua đường, di chuyển vào ban đêm. Điều này làm cho người khiếm thị thiếu tự tin, cảm thấy không an toàn khi băng qua đường, di chuyển vào ban đêm. Đề tài này nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị

  1. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH GẬY CÓ GẮN ĐÈN VÀ ÂM THANH DÀNH CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ Huỳnh Hữu Cảnh, Nguyễn Anh Tuấn, Hồ Phạm Uyên Phương, Nguyễn Thị Thùy Dung (SV năm 3, Khoa GDĐB) GVHD: TS Nguyễn Thị Kim Anh 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trong việc định hướng di chuyển của người khiếm thi thì gậy là một thiết bị hỗ trợ không thể thiếu. Với cây gậy, người khiếm thị có thể di chuyển một cách thuận lợi trong môi trường quen, môi trường lạ, tránh va chạm các chướng ngại vật, giúp định hướng trong không gian. Để việc đi lại của người khiếm thị thuận lợi, an toàn, ngoài yếu tố chủ quan của người khiếm thị là kĩ năng định hướng di chuyển (kĩ thuật an toàn khi gặp chướng ngại vật, kĩ thuật sử dụng gậy…) thì yếu tố khách quan là người tham gia giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng, họ phải nhận diện ra người khiếm thị khi tham gia giao thông để tránh và hỗ trợ, giúp đỡ… Tuy nhiên, hiện nay việc tạo chú ý cho người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khi băng qua đường, di chuyển vào ban đêm. Điều này làm cho người khiếm thị thiếu tự tin, cảm thấy không an toàn khi băng qua đường, di chuyển vào ban đêm. Trước thực trạng và nhu cầu đó, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị. 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị. 1.3.2. Khách thể nghiên cứu Những thiết bị hỗ trợ định hướng di chuyển dành cho người khiếm thị. 1.4. Giả thiết nghiên cứu Nếu cây gậy được thiết kế bằng nhôm có gắn đèn và âm thanh, phù hợp với chiều cao người sử dụng thì tạo thuận lợi và an toàn cho người khiếm thị: - Tạo sự tự tin cho người khiếm thị khi lưu thông trên đường, đặc biệt khi băng qua đường và khi di chuyển vào ban đêm. - Tạo sự chú ý cho những người tham gia giao thông khác. 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu 22
  2. Năm học 2010 – 2011 • Hệ thống hóa cơ sở lí luận về định hướng di chuyển, mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị. • Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị. 1.6. Giới hạn đề tài • Thiết kế mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị. • Lấy ý kiến chuyên gia, giáo viên và điều tra ý kiến của các học sinh chủ yếu của trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu, TP HCM và Trung tâm bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng. 1.7. Phương pháp nghiên cứu • Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận • Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp thiết kế mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh, phương pháp thống kê toán học. 2. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 2.1.1. Lịch sử “Ngày cây gậy trắng” Xuyên suốt dòng lịch sử, các loại gậy đã tồn tại như một công cụ hỗ trợ đi lại cho người khiếm thị. Mãi tới thế kỷ XX cho đến nay, cây gậy mới được khuyến khích để người khiếm thị sử dụng như một dấu hiệu để báo cho người khác biết sự có mặt của mình. Người đã sáng kiến ra cây gậy trắng là James Biggs quê ở Bristol (nước Anh) vào năm 1921. Năm 1931 ở Pháp, Guilly d'Herbemont đã đưa ra một phong trào cây gậy toàn quốc cho người khiếm thị. Sau đó, cây gậy trắng được công nhận rộng rãi như một biểu tượng về người khiếm thị. Sắc lệnh Cây Gậy Trắng đầu tiên được thông qua vào tháng 12-1930 tại Peoria, Illinois. Nhờ đó, người khiếm thị nào sử dụng cây gậy trắng để đi lại đều nhận được sự bảo vệ và nhường đường. Năm 1935, Michigan bắt đầu nâng cây gậy trắng lên làm biểu tượng của người khiếm thị. Ngày 25-2-1936, một sắc lệnh được thông qua để thành phố Detroit thừa nhận cây gậy trắng. Ngày 6-10-1964, một nghị quyết chung số HR 753 của Quốc hội Mỹ đã được ký kết, uỷ quyền cho Tổng thống Mỹ công bố: Ngày 15-10 hàng năm là “Ngày An Toàn của Cây Gậy Trắng” “WHITE CANE SAFETY DAY”. 2.1.2. Các nghiên cứu về gậy thông minh Sản phẩm “Chiếc gậy thông minh” của anh Đậu Hòa Vang (TP Hồ Chí Minh) với một bộ hồng ngoại có độ nhạy lớn gắn trên chiếc gậy giúp phát hiện các vật cản trên đường chế tạo này có thể giúp việc di chuyển của những người khiếm thị dễ dàng, thuận lợi và an toàn hơn. 23
  3. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Hình 2. Gậy thông minh của anh Đậu Hòa Vang - Một nhóm sinh viên thuộc Viện Kỹ thuật Delhi (Ấn Độ) đã chế tạo một loại gậy kỹ thuật cao nhằm giúp người khiếm thị đi lại dễ dàng. Nó được gọi là gậy thông minh, gồm có 2 phần: một thiết bị phát tín hiệu bằng cách rung khi phát hiện các chướng ngại vật và thiết bị siêu âm để giúp người khiếm thị sử dụng xe buýt. Hình 3. Gậy thông minh của Ấn Độ 2.1.3. Các thiết bị hiện đại hỗ trợ người khiếm thị định hướng di chuyển Thiết bị cảnh báo nguy hiểm cho người khiếm thị Bằng cách lắp đặt thêm camera 3D và một số phụ kiện công nghệ cao, các nhà phát minh Đức đã cải tiến cây gậy dò đường màu trắng truyền thống dành cho người khiếm thị thành một thiết bị giúp họ tránh chướng ngại vật hữu hiệu hơn trong khi di chuyển. Bất chấp những tiến bộ gần đây như ứng dụng cả công nghệ tiếng vang siêu âm và tia laser, cây gậy dò đường màu trắng truyền thống vẫn là một trong những công cụ thông dụng nhất giúp người khiếm thị đi đây đó mà không bị va chạm với các chướng ngại vật. Tuy nhiên, thông qua dự án có tên gọi Các hỗ trợ di chuyển cho Hình 4. Thiết bị cải tiến có gắn camera 3D người khiếm thị (NAVI), các sinh dẫn đường cho người khiếm thị viên thuộc Đại học Konstanz (Đức) đã tập trung vào các khả năng tạo ảnh 3D của máy ảnh Kinect Microft để thiết kế một thiết bị có thể cải tiến cây gậy dò đường màu trắng công nghệ thấp. Bằng cách sử dụng phản hồi âm thanh và rung động, hệ thống NAVI có thể giúp xác định tốt hơn vị trí các hiểm nguy tiềm tàng đối với người khiếm thị 24
  4. Năm học 2010 – 2011 Theo trang Discovery, thiết bị trên là sản phẩm sáng tạo của hai học viên thạc sỹ Michael Zollner và Stephan Huber. Thiết bị này được gắn trên đỉnh đầu của người khiếm thị thông qua một chiếc mũ cứng và băng keo dán, máy ảnh Kinect có thể phát hiện các vật thể nằm bên ngoài phạm vi kiểm soát nhỏ hẹp của cây gậy. 2.2. Những khái niệm có liên quan 2.2.1. Người khiếm thị Thuật ngữ khiếm thị có thể đề cập đến bất cứ trường hợp nào mà mắt không thể nhìn được như “bình thường”, nó bao gồm cả nhìn kém và mù hoàn toàn. “Khiếm thị” được dùng để chỉ việc mất thị giác khiến cho một người nào đó hoặc không thể hoàn thành những nhiệm vụ hàng ngày mà không có sự điều chỉnh đặc biệt. 2.2.2. Định hướng di chuyển Định hướng và di chuyển (Orientation and Mobility hay O&M) là môn học chuyên biệt và rất quan trọng cho người khiếm thị từ khi sinh ra đời đến cao tuổi. Nó vừa là giáo dục vừa là phục hồi chức năng và cũng là một trong những ngành học và nghiên cứu trong bộ môn Giáo dục đặc biệt cho người khiếm thị. Nó giúp người khiếm thị biết mình từ đâu đến, đang ở đâu trong không gian, sắp đi đến đâu. Ở lứa tuổi nhỏ, định hướng và di chuyển giúp các em trong các động tác sinh hoạt hằng ngày như xác định vị trí một đồ vật, các khác niệm không gian cơ bản như định hướng trái phải, sau trước để mang giầy dép, mắc quần áo, phân biệt vật chất cứng, mềm, kim lọai, gỗ, v.v… sau đó là di chuyển đến và cầm nắm chúng. Xa hơn là giúp người mù di chuyển độc lập, an toàn và có hiệu quả trong môi trường trong nhà (nơi quen thuộc ) và ngoài đường phục vụ cho sinh hoạt, học tập và lao động. 2.2.3. Gậy dành cho người khiếm thị Gậy dành cho người khiếm thị là một công cụ, phương tiện nhằm giúp người khiếm thị định hướng di chuyển và đi lại dễ dàng Hiện nay có hai loại gậy mà người khiếm thị có thể lựa chọn trong khi di chuyển là gậy không có bánh xe tức là gậy truyền thống mà người khiếm thị thường sử dụng trước đây và gậy có bánh xe. Loại gậy thứ nhất không có bánh xe có ưu điểm là khi gặp các chướng ngại vật thì không bị xóc ngược lại phía người khiếm thị và có thể phát hiện các vật trên không cách mặt đất không cao lắm và ở từ xa nhưng chúng ta không thể quan sát được toàn bộ mặt đường như những vũng nước hoặc những vật có kích thước nhỏ nằm trên mặt đường. Loại gậy thứ hai mà người khiếm thị có thể sử dụng được nữa là gậy có bánh xe nghĩa là ở đầu gậy có gắn thêm một bánh lăng như một bánh xe. Ở gậy này thì người khiếm thị chỉ việc lắc cổ tay nhẹ nhàng đưa gậy qua lại như việc vẽ cung đều đi đúng nhịp giúp cho người khiếm thị dễ dàng quan sát được mặt đường một cách toàn diện. Nhưng nó có khuyết điểm là khi di chuyển gặp những chướng ngại vật nhô lên cao hơn 25
  5. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH mặt đất thì dễ bị xóc ngược vào người, vì không nhấc gậy lên khỏi mặt đất nên không thể biết được những vật trên không và chỉ quan sát được ở gần. Loại gậy có gắn bánh xe chia thành hai loại là bánh xe bằng nhựa cứng và bánh xe bằng vỏ bánh xe hơi. Ở loại bằng nhựa cứng, giúp chúng ta dễ dàng nhận ra được nước và dễ di chuyển hơn so với làm bằng vỏ xe hơi nhưng ở loại làm bằng nhựa thì mau mòn hơn loại làm bằng vỏ xe hơi. Trên đây là ưu khuyết điểm của hai loại gậy mà bản thân chúng tôi là những người khiếm thị rút ra được khi sử dụng. 2.2.4. Đèn LED LED (viết tắt của Light Emitting Diode) là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại. Cũng giống như điốt, LED được cấu tạo từ một khối bản dẫn loại P ghép với một khối bản dẫn loại N. Đèn chiếu sáng sử dụng các LED phát ánh sáng trắng. LED được dùng để làm bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện, điện tử, đèn quảng cáo, trang trí, đèn giao thông. Các LED phát ra tia hồng ngoại được dùng trong các thiết bị điều khiển từ xa cho bộ điện tử dân dụng. Một đặc điểm khác của đèn LED là ít tiêu hao năng lượng (chỉ cần 3 - 24 V để phát sáng) và không nóng. Do ít tiêu hao năng lượng nên đèn LED có thể sử dụng ở vùng sâu vùng xa mà không cần nhà máy phát điện công suất cao. Với các ưu điểm: ánh sáng lớn, độ bền cao và ít tiêu hao năng lượng, LED được ứng dụng rộng rãi trên các lĩnh vực như bảng quảng cáo ngoài trời, bảng quảng cáo, đồng hồ cỡ lớn đặt tại các biển quảng cáo tấm lớn trên đường cao tốc, hệ thống đèn giao thông, biển chỉ dẫn và các chỉ dẫn khác như bảng chạy chữ điện tử, bảng hệ thống giờ… 3. Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị 3.1. Cơ sở nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh Tình hình giao thông ở Việt Nam hiện nay gây rất nhiều khó khăn cho người khiếm thị khi sử dụng gậy đi trên đường như: lề đường có rất nhiều chướng ngại vật (cột đèn, xe…); người tham gia giao thông rất đông; thiếu những thiết bị hỗ trợ cho người khiếm thị (thiết bị âm thanh báo đèn xanh, đèn đỏ); cầu vượt, hầm chui dành cho người đi bộ còn rất ít… Vì vậy, người khiếm thị còn thiếu tự tin, cảm thấy không an toàn do không tạo được sự chú ý cao cho những người tham gia giao thông khác khi đi trên đường đặc biệt là băng qua đường và đi vào ban đêm. Dựa trên những mặt ưu, hạn chế đã được trình bày ở mục 2.2.4 và cấu trúc của gậy thông thường, nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu mô hình gậy được gắn thêm bóng đèn LED và âm thanh. Bằng những động tác đơn giản như bật công tắc, người sử dụng có thể bật sáng đèn hoặc phát âm thanh, hoặc mở cùng lúc đèn và âm thanh. So với gậy thông thường thì cây gậy này sẽ hỗ trợ cho người khiếm thị tốt hơn trong việc định hướng di chuyển: o Khi băng qua đường người sử dụng có thể bật âm thanh để tạo sự chú ý cho những người tham gia giao thông khác. 26
  6. Năm học 2010 – 2011 o Khi đi vào ban đêm người sử dụng có thể bật sáng đèn để tạo sự chú ý cho những người tham gia giao thông khác. Với những người có thị lực kém thì nhờ vào bóng đèn LED này sẽ có tính năng như một chiếc đèn pin soi đường. 3.2. Thiết kế mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị 3.2.1. Nguyên vật liệu - 4 đoạn ống nhôm (đường kính 1,5 cm), - Dây dù, - Một bóng đèn LED, - Một thiết bị phát âm thanh, - Dây điện, - Công tắc, - Gậy màu trắng dài từ 1 mét đến 1,2 mét. 3.2.2. Hệ thống đèn của gậy Gắn một đèn LED ở phía trước tay cầm, cách chỗ nối giữa tay cầm và ống thứ 2 khoảng 3 cm. Đèn hoạt động nhờ vào hệ thống dây điện được kết nối với hai cục pin và được bật sáng bởi công tắc đèn. 3.2.3. Hệ thống âm thanh của gậy Bộ phát âm thanh được gắn ở phía tay phải của tay cầm và trên bóng đèn 1 cm, được hoạt động nhờ vào hệ thống dây điện nối với 2 cục pin và công tắc bật âm thanh. 3.2.4. Hệ thống năng lượng Gồm hệ thống dây điện, 2 cục pin được gắn bên trong ống tay cầm. T h ết bịi p h á âm t th an h Công tắc đèn Nắp Công tha tắc piny âm thanh Đèn LED Hình 5. Mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị 3.2.5. Cách thức bảo quản gậy - Trong thời gian dài nếu không sử dụng đèn và bộ máy phát âm thanh thì không để pin trong gậy. - Hạn chế không để phần tay cầm va chạm mạnh như: quăng gây, gậy va đập mạnh vào các vật khác… - Dùng bao cao su trong bọc phần tay cầm khi đi trong trời mưa (tránh để nước mưa thấm vào hệ thống âm thanh và pin). - Khi không sử dụng gậy, phải để gậy nơi khô thoáng, tránh để chỗ ẩm thấp. 27
  7. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 3.3. Đánh giá về tính khả thi của mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị 3.3.1. Đánh giá của giáo viên dạy định hướng di chuyển Việc xây dựng bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến của giáo viên dạy định hướng di chuyển về thực trạng sử dụng gậy thông thường hiện nay và tính khả thi của mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị trong thực tiễn đời sống hàng ngày. Qua việc khảo sát này, nhóm nghiên cứu cũng tiếp nhận những ý kiến đóng góp của giáo viên dạy định hướng di chuyển của trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu TP HCM, Trung tâm bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng để đề tài mang tính thực tiễn và khoa học hơn. Đối tượng khảo sát: Giáo viên dạy định hướng di chuyển của trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu TP HCM và Trung tâm bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng. ƒ Số lượng phiếu phát và thu: 20 ƒ Thời gian thực hiện: từ 15-3-2011 đến 07-4-2011 Kết quả ý kiến thu được sau khảo sát: Sau khi xử lý số liệu từ bảng hỏi ý kiến giáo viên dạy định hướng di chuyển về tính khả thi của mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị nhóm đề tài đã thu được những kết quả sau: Bảng 1. Thống kê mẫu (giáo viên) Nam 50% Giới tính Nữ 50% HS từ 10 – 15 tuổi 100% Giáo viên phụ trách HS tiểu học 100% Ý kiến của giáo viên về thực trạng nhu cầu sử dụng gậy của người khiếm thị Có 50% giáo viên cho rằng phần lớn người khiếm thị được học định hướng di chuyển ở nhà trường, 50% giáo viên cho rằng đa phần người khiếm thị học định hướng di chuyển qua kinh nghiệm trong đời sống. 100% giáo viên cho rằng: để bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông thì người khiếm thị cần phải nắm vững kỹ thuật “Định hướng di chuyển, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm, sử dụng gậy khi di chuyển, tạo sự chú ý cho người khác. Có 75% cho rằng, người khiếm thị rất thường xuyên tự mình băng qua đường; 25% cho rằng, người khiếm thị thỉnh thoảng tự mình băng qua đường. Hình 6. Nhu cầu băng qua đường của người khiếm thị 28
  8. Năm học 2010 – 2011 Có 50% giáo viên cho rằng học người khiếm thị từ mình băng qua đường rất tự tin, 50% giáo viên cho rằng người khiếm thị còn thiếu tự tin khi tự mình băng qua đường. Hình 7. Đánh giá của giáo viên về trình độ khi băng qua đường của học sinh khiếm thị Kết quả khảo sát cũng cho thấy người khiếm thị gặp nhiều khó khăn, thiếu tự tin trong việc dùng gậy thông thường khi định hướng di chuyển, khi tham gia giao thông, khi băng qua đường vào ban ngày và đặc biệt vào ban đêm trong tình hình giao thông phức tạp như hiện nay ở TP HCM. Ý kiến về mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị Có 80% giáo viên cho rằng, gậy mà người khiếm thị đang sử dụng có những mặt hạn chế như: chất liệu không bền, quá nặng gây khó khăn khi di chuyển, còn thiếu những tính năng hỗ trợ trong khi di chuyển (đèn, âm thanh, thiết bị báo trước khi gặp chướng ngại vật…), chưa tạo được chú ý cao cho những người tham gia giao thông khác. 20 % giáo viên cho rằng gậy thông thường đang sử dụng chưa tạo được chú ý cao cho những người tham gia giao thông khác trong tình hình giao thông ở VN hiện nay. Hình 8. Đánh giá của giáo viên về hạn chế của gậy thông thường Có 70% cho rằng, nếu gậy được thiết kế thêm hệ thống đèn và âm thanh (đèn trắng di chuyển vào ban đêm, âm thanh là tín hiệu khi băng qua đường) thì rất cần thiết. 30% cho rằng không cần thiết. Hình 9. Sự cần thiết của gậy có gắn đền và âm thanh Có 80% giáo viên cho rằng, gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị nên được làm bằng nhôm thì phù hợp với sự an toàn và thuận tiện cho người khiếm 29
  9. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH thị khi sử dụng trong định hướng di chuyển; 10% cho rằng nên làm bằng gỗ và 10% cho rằng nên làm bằng Inox. Có 100% giáo viên cho rằng, chiều dài của gậy có gắn đèn và âm thanh khoảng ngang ngực người sử dụng và tùy theo nhu cầu của người sử dụng thì phù hợp với sự an toàn và thuận tiện cho người khiếm thị khi sử dụng trong định hướng di chuyển. Có 100% giáo viên cho rằng màu sắc chuẩn cho gậy có gắn đèn và âm thanh là màu trắng và đầu gậy có màu đỏ để tạo sự tương phản thì phù hợp với sự an tòan và thuận tiện cho người khiếm thị khi sử dụng trong định hướng di chuyển vào ban ngày và cả ban đêm. Có 60% cho rằng, nếu gậy được thiết kế thêm hệ thống đèn và âm thanh (đèn trắng di chuyển vào ban đêm, âm thanh là tín hiệu khi băng qua đường) thì rất khả thi, 10% khả thi và 30 % cho rằng không khả thi vì chưa thấy người khiếm thị sử dụng thử trong thực tế. Hình 10. Sự khả thi của gậy có gắn đền và âm thanh 3.3.2. Đánh giá của người khiếm thị Đối tượng khảo sát: Người khiếm thị bao gồm cả học sinh và nhân viên khiếm thị của trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu, TP HCM và Trung tâm bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng. ƒ Số lượng phiếu phát và thu: 50 ƒ Thời gian thực hiện: từ 15-3-2011 đến 15-4-2011 Kết quả ý kiến thu được sau khảo sát: Bảng 2. Thống kê mẫu (người khiếm thị) Nam 60% Giới tính Nữ 40% Từ 15 – 18 tuổi 10% Nhóm tuổi Từ 19 – 22 tuổi 30% Trên 22 tuổi 60% Cấp II 10% Trình độ học vấn Cấp III 20% Trên cấp III 70% Ý kiến của người khiếm thị về thực trạng nhu cầu sử dụng gậy 30
  10. Năm học 2010 – 2011 Có 50% người được khảo sát là mù hoàn toàn, 30% mù thực tế, 20% nhìn kém; 60% đã đi làm, 30% là sinh viên, 10% học sinh. 100% người khiếm thị cho biết kỹ năng định hướng di chuyển được học ở nhà trường; 100% người khiếm thị cho rằng, để đảm bảo an tòan khi di chuyển thì phải: nắm vững kỹ năng định hướng, có kinh nghiệm, có sức khỏe tốt, sử dụng gậy khi di chuyển, tạo sự chú ý cho người khác. 30% người khiếm thị rất thường xuyên băng qua đường; 50% thường xuyên; 10% thỉnh thoảng; 10% không bao giờ băng qua đường một mình. 30% rất tự tin khi tự mình băng qua đường; 30% tự tin; 40% không tự tin khi tự mình băng qua đường. 100% người khiếm thị khi di chuyển vào ban đêm thì cảm thấy không an tòan bằng khi di chuyển vào ban ngày. Ý kiến về mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị Có 60% người khiếm thị cho rằng, gậy mà họ đang sử dụng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại, sinh hoạt. 40% người khiếm thị khi được hỏi về hạn chế của gậy thông thường đang sử dụng hiện nay thì họ cho rằng: Chất liệu gậy chưa đảm bảo, còn thiếu những tính năng như phát hiện chướng ngại vật, tạo sự chú ý cho người tham gia giao thông khác. Để cải tiến gậy thông thường đang sử dụng, đa số người khiếm thị đã đề suất : gậy cần chọn những chất liệu nhẹ, bền, thêm một số tính năng như phát hiện chướng ngại vật, tạo sự chú cho người khác. Có 80% người khiếm thị cho rằng, nếu sản xuất được gậy có gắn đèn và âm thanh thì rất cần thiết cho người khiếm thị, 20% cho rằng gậy có gắn đèn và âm thanh là không cần thiết. Hình 11. Sự cần thiết của gậy có gắn đền và âm thanh: Có 70% cho rằng, nếu gậy được thiết kế thêm hệ thống đèn và âm thanh (đèn trắng di chuyển vào ban đêm, âm thanh là tín hiệu khi băng qua đường) thì rất khả thi, 5% khả thi và 25 % cho rằng không khả thi vì chưa được sử dụng thử trong thực tế. Hình 12. Sự khả thi của gậy có gắn đèn và âm thanh 31
  11. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận - Nhìn chung đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận, lịch sử phát triển đề tài, các phát minh sáng chế các loại gậy giúp cho người khiếm thị thuận lợi trong việc đi lại. - Đề tài đã đạt được mục đích là nghiên được mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị với hai tính năng tiện ích bổ sung phù hợp, đặc biệt giá thành làm mô hình rẻ, nguyên vật liệu dễ tìm, cấu trúc đơn giản nhưng an toàn, tiện lợi tạo sự chú ý cho những người khác khi lưu thông di chuyển trên đường nhằm giúp cho người khiếm thị tự tin, an toàn khi băng qua đường vào ban ngày lẫn ban đêm. - Đa phần người khiếm thị, giáo viên dạy định hướng di chuyển cho rằng, gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị là cần thiết và nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng thì sẽ khả thi và mang lại lợi ích thiết thực cho người khiếm thị khi định hướng di chuyển. - Mẫu nghiên cứu của đề tài còn ít nên tính khách quan chưa cao. 4.2. Kiến nghị - Nhóm đề tài kiến nghị các chuyên gia, giáo viên định hướng di chuyển, người khiếm thị có nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa cho đề tài được hoàn chỉnh và mang tính thực tiễn, khoa học cao hơn. - Nếu đề tài “Nghiên cứu mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh dành cho người khiếm thị” mang tính khả thi, đề nghị được Đại học Sư phạm TP HCM, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM, Hội Người mù TP HCM, Sở Khoa học Công nghệ TP HCM hỗ trợ về kinh phí và chuyên môn kỹ thuật để nhóm tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và phổ biến rộng rãi mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh trong thực tế nhằm giúp người khiếm thị được hưởng lợi từ nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trung tâm giáo dục trẻ có tật (1996), Sổ tay chăm sóc giáo dục trẻ khiếm thị, Hà Nội. 2. Trung tâm giáo dục trẻ có tật (1994), Tật thị giác, ảnh hưởng của nó đến quá trình nhận thức của trẻ mù và các biện pháp khắc phục, Hà Nội. 3. Trung tâm Tin học vì người mù Sao Mai (2009), “Radar cho người khiếm thị”. 4. Lê Dân Bạch Việt (2010), Liệu pháp định hướng và di chuyển cho người khiếm thị, http://www.ifpvnalumni.org/. 5. http://en.wikipedia.org/wiki/White_cane. 32
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2