Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA RỐI LOẠN DUNG NẠP GLUCOSE<br />
VỚI TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM BỆNH<br />
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TỪ THÁNG 6/2010 ĐẾN THÁNG 6/2011<br />
Nguyễn Văn Thành*, Hồ Thượng Dũng*, Nguyễn Đức Công*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Rối loạn dung nạp glucose, tăng huyết áp, thường phối hợp với nhau và được cho rằng có chung<br />
cơ chế bệnh sinh, đó là kháng insulin ở mô ngoại vi.<br />
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với tăng huyết áp ở người cao tuổi đến<br />
khám tại bệnh viện Thống Nhất.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 600 bệnh nhân đến khám tại khoa<br />
Khám bệnh, bệnh viện Thống Nhất (từ tháng 6/2010 – 06/2011). được chia thành 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu là<br />
những người cao tuổi ≥ 60 (n = 300) và nhóm chứng < 60 (n = 300).<br />
Kết quả: Ở người cao tuổi rối loạn dung nạp glucose ở nhóm có tăng huyết áp là (78,7%) cao hơn có ý<br />
nghĩa so với nhóm có huyết áp bình thường (55,6%) với P < 0,05.<br />
Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu 600 bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Thống Nhất từ tháng<br />
06/2010 đến tháng 06/2011 chúng tôi rút ra kết luận: Rối loạn dung nạp glucose ở nhóm có tăng huyết áp là<br />
(78,7%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm có huyết áp bình thường (55,6%) với P < 0,05 chứng tỏ rằng rối loạn<br />
dung nạp glucose có liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp ở người cao tuổi.<br />
Từ khóa: Rối loạn dung nạp glucose, người cao tuổi, tăng huyết áp, bệnh viện Thống Nhất.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDY OF THE RELATIONSHIP BETWEEN IMPAIR GLUCOSE TOLERANCE (IGT) AND<br />
HYPERTENSION IN ELDERLY PATIENTS TREATED AT THONG NHAT HOSPITAL<br />
FROM JUN, 2010 TO JUN, 2011<br />
Nguyen Van Thanh, Ho Thuong Dung, Nguyen Duc Cong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 47 - 50<br />
Background: IGT, hypertension, often together and that a common mechanism of pathogenesis, such as<br />
insulin resistance in peripheral tissues.<br />
Objective: To investigate the relationship between IGT and hypertension in elderly patients who have been<br />
treated at Thong Nhat hospital during the time from Jun, 2010 to Jun, 2011.<br />
Study method: The study is conducted on six hundreds of patients who have been treated at the Thong Nhat<br />
hospital, Ho Chi Minh City during the time from Jun, 2010 to Jun, 2011 by using the cross-sectional description<br />
method. There are two groups have been experimented in this study in which one patients group (300 patients) is<br />
over 60 years old and the other (300 patients) is below 60 years old using for comparison.<br />
Results: The IGT of in elderly hypertension group was (78.7%) significantly higher than normal BMI group<br />
(55.6%) with P < 0.05.<br />
* Bệnh Viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Nguyễn Văn Thành<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
ĐT: 0908464248<br />
<br />
Email: bsthanhtn@gmail.com<br />
<br />
47<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Conclusion: The result of this study indicates that hypertension is strictly correlated with the IGT and DM<br />
in the elderly.<br />
Keywords: (IGT) Impair Glucose Tolerance, elderly, hypertension, Thong Nhat Hospital.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rối loạn dung nạp glucose và tăng huyết áp,<br />
thường phối hợp với nhau và được cho rằng có<br />
chung cơ chế bệnh sinh, đó là kháng insulin ở<br />
mô ngoại vi. Đã có rất nhiều công trình nghiên<br />
cứu về mối liên quan giữa đái tháo đường với<br />
tăng huyết áp nhưng nghiên cứu vấn đề này<br />
trên người cao tuổi chưa nhiều. Xuất phát từ<br />
những lý do trên nên chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan<br />
giữa rối loạn dung nạp glucose với tăng huyết<br />
áp ở người cao tuổi đến khám bệnh tại Bệnh<br />
viện Thống Nhất từ (6/2010 – 06/2011)”.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát mối liên quan giữa rối loạn dung<br />
nạp glucose với tăng huyết áp ở người cao tuổi<br />
tại Bệnh viện Thống Nhất từ (6/2010 – 06/2011)”.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Gồm 600 người đến khám tại bệnh viện<br />
Thống Nhất. Tất cả 600 người này không bị<br />
bệnh đái tháo đường theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn<br />
chẩn đoán ĐTĐ của Liên đoàn đái tháo đường<br />
Quốc tế (IDF) năm 2005(4) được chia thành hai<br />
nhóm.<br />
Nhóm nghiên cứu ≥ 60 tuổi (nhóm người<br />
cao tuổi)<br />
Nhóm chứng < 60 tuổi.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là<br />
<br />
corticoid và bệnh nhân không hợp tác.<br />
<br />
Một số tiêu chuẩn được sử dụng trong<br />
nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của liên đoàn<br />
đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2005(4).<br />
Rối loạn dung nạp glucose gồm<br />
Rối loạn glucose máu lúc đói (Impaired<br />
fasting glucose - IFG): glucose máu lúc đói từ 5,6<br />
mmol/L ≤ G0 ≤ 6,9 mmol/L.<br />
Giảm dung nạp glucose (IGT Impaired<br />
glucose tolerance) khi glucose máu sau 2 giờ<br />
làm nghiệm pháp dung nạp glucose có giá trị từ:<br />
7,8 mmol/L ≤ G2 < 11,1 mmol/L.<br />
Đái tháo đường tiềm tàng (DM) khi glucose<br />
máu sau 2giờ uống nước đường G2 ≥ 11,1<br />
mmol/L hoặc G2 ≥ 200mg/dL(2).<br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán phân loại tăng huyết áp<br />
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại<br />
tăng huyết áp theo JNC VII (Uỷ ban quốc gia về<br />
phòng ngừa, kiểm soát và điều trị tăng huyết áp<br />
Hoa Kỳ).<br />
Chẩn đoán xác định tăng huyết áp khi<br />
Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đã và<br />
đang được điều trị bằng các thuốc hạ huyết áp.<br />
Hoặc tại thời điểm khám đo huyết áp có các<br />
số đo huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc<br />
huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.<br />
Bảng 1: Phân loại THA theo JNC VII năm 2003<br />
Phân độ THA<br />
Bình thường<br />
Tiền THA<br />
THA độ 1<br />
THA độ 2<br />
<br />
HA TT (mmHg)<br />
< 120<br />
130 - 139<br />
140 - 159<br />
≥ 160<br />
<br />
đái tháo đường, bệnh nhân suy kiệt, bệnh nhân<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
bị các bệnh cấp tính, ác tính, phụ nữ đang mang<br />
thai, đã hoặc đang dùng một số thuốc ảnh<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả, cắt ngang.<br />
<br />
hưởng đến tiết và kháng Insulin ƯC beta,<br />
<br />
Chọn mẫu<br />
<br />
48<br />
<br />
HA TTr (mmHg)<br />
< 80<br />
80 - 90<br />
90 - 99<br />
≥ 100<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Là những bệnh nhân đến khám tại khoa<br />
Khám bệnh, Bệnh viện Thống Nhất Thành Phố<br />
Hồ Chí Minh. (từ tháng 6/2010 – tháng 06/2011)<br />
<br />
glucose bệnh nhân thực hiện chế độ ăn nhiều<br />
carbonhydrat (khoảng 150-200g/ngày) Lấy máu<br />
tĩnh mạch xét nghiệm glucose lúc đói (Go).<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
<br />
Lựa chọn những bệnh nhân có rối loạn<br />
đường máu lúc đói theo tiêu chuẩn 5,6 ≤ Go ≤<br />
6,9 mmol/L tiến hành làm nghiệm pháp dung<br />
nạp glucose máu bằng đường uống như sau:<br />
<br />
Tính theo công thức sau: n <br />
<br />
2<br />
1/2<br />
<br />
Z<br />
<br />
P 1 P<br />
<br />
d2<br />
Trong đó: n là cỡ mẫu; Z2 1 - /2 = 1,96 là giá trị<br />
giới hạn tương ứng với độ tin cậy áp dụng cho<br />
nghiên cứu này là 95%. p: Là tỷ lệ mắc bệnh ước<br />
đoán trong quần thể; d là sai số mong đợi 5%.<br />
Căn cứ nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng<br />
năm 2009 nghiên cứu trên đối tượng có nguy cơ<br />
cao ở Huế (RLDNG là 28,33%)(5). Do vậy chúng<br />
tôi ước đoán tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở<br />
người cao tuổi (p) là 26% độ chính xác là 95%<br />
với sai số là 5% như vậy cỡ mẫu phải nghiên<br />
cứu tính được là n = 150. Để tăng độ chính xác<br />
của nghiên cứu chúng tôi tăng cỡ mẫu lên n =<br />
600.<br />
Thời gian nghiên cứu<br />
Từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2011.<br />
Khám lâm sàng<br />
Hỏi kỹ tiền sử và khám lâm sàng theo bệnh<br />
án nghiên cứu.<br />
Đo huyết áp<br />
Đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ<br />
của Nhật Bản hiệu “Alka2” (bao của băng<br />
quấn huyết áp kế phù hợp với chu vi cánh<br />
tay, huyết áp được kiểm định định kỳ theo<br />
huyết áp kế thủy ngân chuẩn) và ống nghe.<br />
Đo ở tư thế ngồi, để bệnh nhân ngồi nghỉ 5<br />
phút trong phòng yên tĩnh trước khi bắt đầu<br />
đo huyết áp và đo 2 lần cách nhau 5 - 10 phút,<br />
sau đó lấy trị số trung bình.<br />
Làm nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng<br />
đường uống (OGTT)<br />
Tất cả các bệnh nhân sau khi hỏi về tiền sử<br />
và khám kỹ lâm sàng thỏa mãn tiêu chuẩn lựa<br />
chọn, được xét nghiệm glucose máu lúc đói 2<br />
lần. Nếu glucose máu lúc đói cả 2 lần từ 5,6 – 6,9<br />
mmol/L thì được chọn vào nhóm nghiên cứu. 3<br />
ngày trước khi làm nghiệm pháp dung nạp<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
Cho bệnh nhân uống 75g glucose khan<br />
(anhydrous glucose) ≈ 82,5 gam glucose, hòa tan<br />
trong 250 ml nước đun sôi để nguội, uống hết<br />
trong vòng 5 phút.<br />
Lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm glucose sau<br />
2 giờ (G2). Đánh giá kết quả xét nghiệm theo các<br />
tiêu chuẩn của IDF 2005.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Bằng các thuật toán thống kê như xác định<br />
giá trị trung bình ( X ) bằng phép kiểm t<br />
student. Xác định tỷ lệ bằng phép kiểm χ2 với<br />
độ tin cậy 95%.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
Bảng 2: Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu<br />
Tuổi<br />
Giới<br />
Nam, n (%)<br />
Nữ, n (%)<br />
<br />
≥ 60 tuổi<br />
(n = 300)<br />
184 (61,3)<br />
116 (38,7)<br />
<br />
< 60 tuổi<br />
(n = 300)<br />
166 (55,3)<br />
134 (44,7)<br />
<br />
p<br />
p > 0,05<br />
<br />
Nhận xét: Trong nghiên cứu này chúng tôi<br />
nhận thấy không có sự khác biệt về giới của đối<br />
tượng nghiên cứu với p > 0,05.<br />
Bảng 3: Phân bố các lứa tuổi theo giới của đối tượng<br />
nghiên cứu (n = 600)<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
p<br />
Tuổi<br />
(n = 350)<br />
(n = 250)<br />
18 – 29 tuổi, n (%) 36 (10,3) 35 (14,0) P > 0,05<br />
30 – 39 tuổi, n (%) 51 (14,6) 36 (14,4)<br />
40 – 49 tuổi, n (%) 31<br />
(8,9)<br />
34 (13,6)<br />
50 – 59 tuổi, n (%) 48 (13,7) 29 (11,6)<br />
60 – 69 tuổi, n (%) 151 (43,1) 103 (41,2)<br />
70 – 79 tuổi, n (%) 33<br />
(9,4)<br />
13<br />
(5,2)<br />
Thấp nhất<br />
20<br />
18<br />
p > 0,05<br />
Cao nhất<br />
79<br />
72<br />
Trung bình<br />
53,81 15,23 51,79 15,65<br />
<br />
Nhận xét: Tuổi trung bình của nam giới ở<br />
nhóm nghiên cứu là 53,81 ± 15,23 và nữ là 51,79<br />
<br />
49<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
± 15,65 Tuổi cao nhất là 79, Thấp nhất là 18. Tập<br />
trung nhiều nhất là lứa tuổi từ 60 đến 69 tuổi<br />
trong đó nam là 43,1% và nữ là 41,2% không có<br />
sự khác biệt với p > 0,05.<br />
Bảng 4: Tỷ lệ tăng huyết áp (THA) của đối tượng<br />
nghiên cứu (n = 600)<br />
Tuổi<br />
Tăng HA<br />
THA, n (%)<br />
Không THA, n (%)<br />
<br />
≥ 60 tuổi<br />
(n = 300)<br />
120 (40,0)<br />
180 (60,0)<br />
<br />
< 60 tuổi<br />
(n = 300)<br />
29 (9,7)<br />
271 (90,3)<br />
<br />
p<br />
p < 0,01<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có tăng huyết áp<br />
ở người cao tuổi (≥ 60 tuổi) cao hơn nhiều so với<br />
tăng huyết áp ở người trẻ tuổi (< 60 tuổi), khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.<br />
Bảng 5: Mối liên quan giữa dung nạp glucose với<br />
bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi theo nghiệm<br />
pháp OGTT<br />
THA<br />
Tình trạng DNG<br />
DN glucose bình thường,<br />
n (%)<br />
RLDN glucose, n (%)<br />
GDN glucose, n (%)<br />
<br />
Có THA Không THA<br />
(n = 61)<br />
(n = 45)<br />
13 (21,3) 20 (44,4)<br />
<br />
p<br />
p < 0,05<br />
<br />
48 (78,7)<br />
25 (40,9)<br />
<br />
ĐTĐ tiềm tàng, n (%)<br />
<br />
23 (37,7)<br />
<br />
Trung bình (mmol/L)<br />
<br />
10,48 ±<br />
3,24<br />
<br />
Nghiên cứu của Kaplan NM (1994) nhận<br />
thấy kháng insulin và sau đó là tăng insulin<br />
máu gặp ở trên 50% bệnh nhân tăng huyết áp có<br />
béo phì và đái tháo đường týp 2.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua kết quả nghiên cứu 600 bệnh nhân đến<br />
khám và điều trị tại bệnh viện Thống Nhất. (Từ<br />
tháng 06/2010 đến tháng 06/2011) chúng tôi rút<br />
ra một số kết luận như sau:<br />
Ở người lớn tuổi có mối liên quan chặt chẽ<br />
giữa rối loạn dung nạp glucose với tăng huyết<br />
áp. Cụ thể ở nhóm người có tăng huyết áp thì tỷ<br />
lệ rối loạn dung nạp glucose là 78,7% cao hơn so<br />
với nhóm có huyết áp bình thường tỷ lệ là<br />
55,6%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <<br />
0,05.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
25 (55,6)<br />
15 (33,3)<br />
<br />
1.<br />
<br />
10 (22,2)<br />
<br />
2.<br />
<br />
9,05 ± 2,48 P < 0,05<br />
<br />
Nhận xét: Rối loạn dung nạp glucose ở<br />
người cao tuổi, ở nhóm có tăng huyết áp cao<br />
hơn có ý nghĩa so với nhóm không tăng huyết<br />
áp với P < 0,05.<br />
Nghiên cứu của Litthel P,T, Berne M,C- năm<br />
1991 cho thấy bệnh nhân tăng huyết áp có tăng<br />
<br />
50<br />
<br />
insulin kèm với kháng insulin chiếm tỷ lệ cao<br />
14% bệnh nhân tăng huyết áp.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Ko GT., Chan JC., Chow CC. et al (2004), “Effect of obesity on<br />
the conversion from nomal glucose tolerance to diabetes in<br />
Hong Kong Chinese.” Obes Res; 12(6);p. 889-895.<br />
Lindahl B., Weinhall L., Asplund K., Hallmann G. (1999),<br />
“Screening for of impaired glucose tolerance”. Diabetes Care,<br />
Vol: 22; p. 1988-1992.<br />
Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007), “Bệnh đái tháo<br />
đường”. Nội tiết học đại cương, NXB Y Học Tp Hồ Chí Minh. tr.<br />
373-410.<br />
The International Diabetes Federation (IDF) (2005), “Global<br />
Guidelinefor<br />
Type<br />
2<br />
Diabetes”<br />
www.idf.org,communications@idf.org.<br />
Trần Hữu Dàng và Trần Thừa Nguyên (2009), “Tỷ lệ đái tháo<br />
đường typ 2 và tiền đái tháo đường ở người cao tuổi có béo phì<br />
dạng nam”. Y học thực hành số5, tr. 673 – 674.<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />