intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số biến đổi sinh lý và hoá sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả dưa chuột (Cucumis sativus L.) trồng tại tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu một số biến đổi sinh lý và hoá sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả dưa chuột (Cucumis sativus L.) trồng tại tỉnh Thanh Hóa trình bày khảo sát những biến đổi sinh lý và hóa sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả dưa chuột (Cucumis sativus L.) trồng tại tỉnh Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số biến đổi sinh lý và hoá sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả dưa chuột (Cucumis sativus L.) trồng tại tỉnh Thanh Hóa

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0086 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIẾN ĐỔI SINH LÝ VÀ HOÁ SINH TRONG QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ DƯA CHUỘT (Cucumis sativus L.) TRỒNG TẠI TỈNH THANH HÓA Hà Thị Phương1, Lê Văn Trọng1,*, Hoàng Văn Chính1, Lê Thị Huyền1, Lê Đình Chắc1, Đỗ Thị Hải1, Trịnh Thị Hương1, Bùi Bảo Thịnh2, Tống Mạnh Tiến3 Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm khảo sát những biến đổi sinh lý và hóa sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả dưa chuột (Cucumis sativus L.) trồng tại tỉnh Thanh Hóa. Quả dưa chuột được đo kích thước và hàm lượng diệp lục, carotenoid, đường khử, tinh bột, acid hữu cơ tổng số và vitamin C từ 2 đến 12 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều dài và đường kính của quả dưa chuột đạt kích thước gần như tối đa tại 11 ngày tuổi. Hàm lượng diệp lục trong vỏ dưa chuột đạt giá trị cao nhất tại 8 ngày tuổi, sau đó giảm dần. Hàm lượng carotenoid thấp trong quá trình hình thành quả và sau đó tăng lên cho đến khi quả chín. Hàm lượng vitamin C và đường khử tăng liên tục và đạt cực đại tại 11 ngày tuổi, sau đó giảm nhẹ. Hàm lượng tinh bột và acid hữu cơ tổng số đạt cực đại khi quả được 9 ngày tuổi, sau đó giảm dần. Những kết quả này cho thấy quả dưa chuột nên được thu hoạch tại 11 ngày tuổi để phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng và chất lượng của quả. Từ khóa: Chỉ tiêu hóa sinh, chỉ tiêu sinh lý, chín sinh lý, quả dưa chuột. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dưa chuột có tên khoa học là Cucumis sativus L., thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Trong lịch sử, dưa chuột là một trong những cây trồng lâu đời nhất và được cho là có nguồn gốc từ châu Á. Hiện tại, dưa chuột là loại rau được trồng rộng rãi thứ tư trên thế giới (sau cà chua, hành tây và bắp cải) và Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về loại rau này (Ugwu và Suru, 2021). Dưa chuột là cây đơn tính cùng gốc tự nhiên. Loại cây này có đặc điểm là rễ và thân bám đất mọc lên trên các khung đỡ, bằng các tua xoắn ốc. Quả dưa chuột có kích thước khác nhau và nhìn chung có chiều dài lên đến 60 cm với đường kính trung bình 10 cm, có dạng gần như hình trụ với các đầu thuôn dài. Hiện nay, quả dưa chuột là một loại rau quan trọng trên toàn thế giới (Liu và cộng sự, 2018). Nó là thành phần phổ biến của món salad, được đánh giá cao chủ yếu nhờ kết cấu giòn và độ ngon (Zhang và cộng sự, 2019). Dưa chuột có hương vị nhẹ và mùi thơm tùy thuộc vào giống, do các aldehyde không bão hòa có trong quả (Schieberle và cộng sự, 1990). Chúng chứa hàm lượng cao vitamin K, triterpenoid, flavonoid và các chất chống oxy hóa như β-carotene, vitamin C, vitamin B và khoáng chất (Mukherjee và cộng sự, 2013). Theo truyền thống, dưa chuột đã được sử dụng trong y học dân gian để điều trị các 1 Trường Đại học Hồng Đức 2 Trường Khoa học Tự nhiên, Đại học Liên bang Viễn Đông, LB Nga 3 Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Giáo dục TSV Việt Nam * Email: levantrong@hdu.edu.vn
  2. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 775 bệnh như tiêu chảy, tiểu đường và cao huyết áp. Ngoài ra, dưa chuột được cho là có đặc tính ngăn ngừa và chống ung thư, chống oxy hóa và chống viêm (Ugwu và Suru, 2021). Dưa chuột cũng đã được báo cáo là làm thay đổi lipid huyết tương và hoạt động như một loại thuốc giảm đau (Abu-Reidah và cộng sự, 2012). Cho đến nay, dưa chuột đã được trồng rộng rãi ở Việt Nam với nhiều giống khác nhau. Việc tiêu thụ dưa chuột tương đối phổ biến ở nhiều địa phương, tuy nhiên việc thu hoạch dưa chuột không có cơ sở khoa học đã làm giảm chất lượng quả bày bán trên thị trường. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét những biến đổi sinh lý và hóa sinh của quả dưa chuột trồng tại tỉnh Thanh Hóa ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Từ đó tìm ra thời gian chín sinh lý của quả dưa chuột để tối đa hóa giá trị dinh dưỡng của quả trong quá trình thu hoạch. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới có diện tích 1000 m2 tại thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa vào tháng 1 năm 2021. Các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh học, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức. Giống dưa chuột baby Hà Lan F1 FADIA được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Nông Hưng Phú. Quả có chiều dài 12-15 cm, đường kính 3 cm, hình dạng ngắn, thẳng, bề mặt nhẵn và không có gai. Quả có vị giòn, ngọt, hương vị ngon. Cây dưa chuột được trồng trên giá thể với thành phần dinh dưỡng gồm đất thịt, trấu hun, xơ dừa, phân chuồng hoai mục. Số cây thí nghiệm là 200 cây, các cây đều có sự sinh trưởng, phát triển bình thường, không sâu bệnh và điều kiện chăm sóc khá đồng đều. 2.2. Phương pháp thu mẫu Quả dưa chuột được thu theo phương pháp lấy m u h n hợp trên toàn diện tích vườn thí nghiệm theo sơ đồ đường chéo tại năm điểm: điểm giữa tâm và bốn điểm chính giữa của các đoạn thẳng nối tâm đến bốn góc của đỉnh. Khi quả mới hình thành, tiến hành đánh dấu hàng loạt quả trên các cây thí nghiệm, ghi chép theo ngày tháng, ở m i thời điểm tiến hành thu m u ở 20 cây. Quả dưa chuột được thu vào buổi sáng, cho vào túi nylon và nhanh chóng vận chuyển đến phòng thí nghiệm. Thí nghiệm tiến hành ở các thời điểm quả được 2, 4, 6, 8, 9, 10, 11 và 12 ngày tuổi. 2.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh - Xác định chiều dài và đường kính quả bằng thước kẹp kỹ thuật số Vernier với độ chính xác 0,1 mm. - Xác định hàm lượng sắc tố bằng phương pháp quang phổ theo công thức của ac- Kinney (Nguyễn Văn ã và cộng sự, 2013). - Xác định hàm lượng đường khử và tinh bột bằng phương pháp Bertrand (Nguyễn Văn Mùi, 2001).
  3. 776 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - Xác định hàm lượng acid hữu cơ tổng số bằng phương pháp trung hoà (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2008). - Xác định hàm lượng vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ (Nguyễn Văn ùi, 2001). 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý và phân tích phương sai ANOVA bằng phần mềm IRRISTAT 5.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sự biến đổi chiều dài và đường kính của quả dưa chuột Sau khi thụ tinh và hình thành quả, dưa chuột bắt đầu sinh trưởng và phát triển. Theo quá trình phát triển, dưa chuột có sự thay đổi về chiều dài và đường kính, việc theo dõi sự thay đổi này cho phép xác định thời điểm quả ngừng sinh trưởng và đạt kích thước tối đa, là tiền đề để xác định thời điểm chín của quả (Zhang và cộng sự, 2019). Sự biến đổi chiều dài và đường kính của quả dưa chuột trong quá trình sinh trưởng và phát triển được thể hiện ở Hình 1. Hình 1. Sự biến đổi chiều dài và đường kính trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả dưa chuột Chiều dài và đường kính của quả dưa chuột tăng dần theo quá trình sinh trưởng và phát triển (Hình 1). Chiều dài và đường kính tăng nhanh trong khoảng thời gian từ 2 đến 10 ngày tuổi. Điều này có thể là do quả có sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và kích thước tế bào. Sau đó, chiều dài và đường kính quả v n tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn và ổn định hơn. Tại 11 ngày tuổi, chiều dài quả đạt 12,415 cm và đường kính quả đạt 3,014 cm. Khi quả được 12 ngày tuổi, chiều dài và đường kính v n tăng lên nhưng không đáng kể, lúc này các giá trị không thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê. Như vậy, trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả dưa chuột, sự tăng trưởng về chiều dài và đường kính có liên quan chặt chẽ với nhau. Sự liên quan đó được điều khiển bởi các quá
  4. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 777 trình trao đổi chất cộng với sự điều hòa, chi phối của phức hệ các hoocmon nội sinh trong tế bào. 3.2. Sự biến đổi hàm lượng sắc tố của quả dưa chuột Sự biến đổi trong hệ sắc tố vỏ quả là chỉ tiêu quan trọng cho phép xác định được những biến đổi màu sắc bên ngoài vỏ quả, từ đó làm căn cứ để xác định thời điểm thu hái quả thích hợp. Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng sắc tố trong vỏ quả dưa chuột được thể hiện ở Hình 2. Tại 2 ngày tuổi, hàm lượng diệp lục trong vỏ dưa chuột thấp, hàm lượng diệp lục a và diệp lục b lần lượt đạt 0,016 mg/g và 0,039 mg/g. Từ 2 đến 8 ngày tuổi, hàm lượng diệp lục a và diệp lục b tăng nhanh và đạt giá trị cao nhất ở ngày thứ 8 (diệp lục a đạt 0,139 mg/g, diệp lục b đạt 0,245 mg/g). Sau 8 ngày tuổi, hàm lượng diệp lục giảm dần (Hình 2). Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu cho rằng sự phân hủy chất diệp lục có liên quan đến sự trưởng thành của quả (Du và cộng sự, 2014; Trong và cộng sự, 2019). Hình 2. Sự biến đổi hàm lượng sắc tố trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả dưa chuột Hàm lượng carotenoid tăng dần trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả dưa chuột (Hình 2). Hàm lượng carotenoid đạt 0,006 mg/g tại 2 ngày tuổi. Từ 2 đến 6 ngày tuổi, hàm lượng carotenoid tăng chậm, sau đó tăng nhanh theo độ chín của quả. Ở 12 ngày tuổi, hàm lượng carotenoid đạt 0,119 mg/g. Ở giai đoạn đầu, quả có màu xanh chủ yếu do lượng lớn chất diệp lục che khuất các carotenoid, khi bước vào quá trình chín, màu vàng của carotenoid xuất hiện nhiều hơn do diệp lục bị phân hủy (Charoenchongsuk và cộng sự, 2015). 3.3. Sự biến đổi hàm lượng đường khử và tinh bột của quả dưa chuột Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng đường khử và tinh bột cho phép đánh giá một phần chất lượng của quả khi chín. Hàm lượng đường khử trong thời kỳ đầu của quả dưa chuột (2 ngày tuổi) tương đối thấp đạt 0,880 % (Bảng 1). Từ 2 đến 11 ngày tuổi, hàm
  5. 778 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM lượng đường khử tăng nhanh và đạt 1,765 % tại 11 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Trong và cộng sự (2019) rằng hàm lượng đường khử tăng nhanh trong giai đoạn phát triển sau của quả. Tuy nhiên, sau 11 ngày tuổi hàm lượng đường khử giảm xuống, điều này là do trong quá trình chín của quả dưa chuột có sự gia tăng về cường độ hô hấp, sự tăng nhanh quá trình hô hấp ở thời điểm này là nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng đường khử vốn là nguyên liệu trực tiếp sử dụng trong quá trình hô hấp. Bảng 1. Sự biến đổi hàm lượng đường khử và tinh bột trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả dưa chuột Tuổi phát Hàm lượng đường khử Hàm lượng tinh bột triển của quả (%) (%) (ngày) 2 0,880f 0,021 1,525c 0,074 4 0,937f 0,022 1,636bc 0,042 6 1,254e 0,024 1,957ab 0,038 8 1,376d 0,015 2,092ab 0,094 9 1,542c 0,034 2,318a 0,048 10 1,709a 0,026 1,917ab 0,023 11 1,765a 0,038 1,731b 0,025 12 1,615b 0,012 1,318d 0,036 Ghi chú: Trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05. Khi quả dưa chuột mới hình thành, hàm lượng tinh bột thấp chỉ đạt 1,525 % tại 2 ngày tuổi, và hàm lượng tinh bột cao nhất đạt 2,318 % tại 9 ngày tuổi (Bảng 1). Đây là thời điểm quả có xu hướng tích lũy chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho quá trình chín. Sau 9 ngày tuổi, hàm lượng tinh bột trong quả giảm xuống do quả chuyển hóa mạnh. Ở 12 ngày tuổi, hàm lượng tinh bột giảm xuống còn 1,318 %. Trong giai đoạn này, hoạt tính của enzyme α-amylase cũng tăng lên, dưới tác dụng của enzyme α-amylase, tinh bột được chuyển hóa thành đường làm nguyên liệu cho quá trình hô hấp sinh năng lượng. 3.4. Sự biến đổi hàm lượng acid hữu cơ tổng số và vitamin C của quả dưa chuột Trong tế bào thực vật có thể gặp acid hữu cơ ở dạng tự do, dạng muối amon hoặc các este. Khi ở dạng este nó quy định chất lượng và mùi thơm của nhiều loại quả. Hàm lượng acid hữu cơ trong quả thay đổi tùy theo từng loài, giống và theo từng giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn quả dưa chuột bắt đầu hình thành (2 ngày tuổi), hàm lượng acid hữu cơ tổng số lớn đạt 36,583 mg/100 g. Từ 2 đến 9 ngày tuổi, hàm lượng acid hữu cơ tổng số trong quả dưa chuột tăng dần và đạt giá trị cao nhất là 53,128 mg/100 g tại 9 ngày tuổi (Bảng 2). Ở thời kỳ quả từ 9-12 ngày tuổi, hàm lượng acid hữu cơ giảm do acid hữu cơ dùng trong quá trình hô hấp để cung cấp năng lượng cho các quá trình tổng hợp tinh bột. Mặt khác, năng lượng tiếp tục cần cho quá trình sinh tổng hợp các chất đặc trưng cho quá trình chín của quả như enzyme thủy phân, este tạo mùi thơm cho quả ở thời kỳ chín và tổng hợp đường tạo vị ngọt cho quả, d n đến giảm hàm lượng acid hữu cơ (Prasanna và cộng sự, 2007).
  6. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 779 Bảng 2. Sự biến đổi hàm lượng acid hữu cơ tổng số và vitamin C trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả dưa chuột Tuổi phát triển Hàm lượng acid hữu cơ Hàm lượng vitamin C của quả (ngày) tổng số (mg/100 g) (mg/100 g) 2 36,583e 0,972 1,937e 0,652 4 39,415d 1,261 2,634d 0,931 c 6 46,732 2,467 3,026c 1,347 b 8 49,057 2,138 3,531b 2,125 9 53,128a 1,575 3,729b 1,628 a 10 52,167 0,937 4,116a 1,015 b 11 50,568 1,208 4,515a 2,437 12 47,352c 1,025 4,327a 2,015 Ghi chú: Trong cùng một cột số liệu, các giá trị mang cùng chữ cái thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa, các giá trị mang chữ cái khác nhau thể hiện sự khác nhau ở mức ý nghĩa α = 0,05. Vitamin C là một acid hữu cơ tan trong nước được tổng hợp trong cơ thể thực vật và là thành phần dinh dưỡng chủ yếu của con người. Hàm lượng vitamin C là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của nhiều loại trái cây. Hàm lượng vitamin C trong quả dưa chuột từ 2 đến 11 ngày tuổi tăng chậm (Bảng 2). Sau 11 ngày, hàm lượng vitamin C giảm. Hàm lượng vitamin C giảm do nó tham gia vào quá trình sinh tổng hợp ethylene, oxalate và tartrate trong trái cây (Singh và cộng sự, 2011). 4. KẾT LUẬN Quả dưa chuột trồng tại tỉnh Thanh Hóa đạt kích thước gần như tối đa về chiều dài và đường kính tại 11 ngày tuổi. Lúc này quả có màu xanh do có nhiều chất diệp lục và hàm lượng carotenoid thấp. Các thành phần như tinh bột, acid hữu cơ tổng số thay đổi theo quá trình sinh trưởng và phát triển của quả. Ở ngày 11 tuổi, quả dưa chuột có hàm lượng đường khử và vitamin C tối đa. Sau 11 ngày tuổi, hàm lượng một số thành phần chính của quả giảm xuống, vì vậy cần thu hoạch quả dưa chuột tại 11 ngày tuổi để đảm bảo giá trị dinh dưỡng của quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Abu-Reidah, I. M., Arráez-Román, D., Quirantes-Piné, R., Fernández-Arroyo, S., Segura- Carretero, A., and Fernández-Gutiérrez, A., 2012. HPLC–ESI-Q-TOF-MS for a comprehensive characterization of bioactive phenolic compounds in cucumber whole fruit extract. Food Research International, 46(1): 108-117. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2008. TCVN: 4589-88, ngày 30/12/2008 - Phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số và axit bay hơi. Charoenchongsuk, N., Ikeda, K., Itai, A., Oikawa, A., and Murayama, H., 2015. Comparison of the expression of chlorophyll-degradation-related genes during ripening between stay-green and yellow-pear cultivars. Scientia Horticulturae, 181: 89-94.
  7. 780 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Du, L., Yang, X., Song, J., Ma, Z., Zhang, Z., and Pang, X., 2014. Characterization of the stage dependency of high temperature on green ripening reveals a distinct chlorophyll degradation regulation in banana fruit. Scientia Horticulturae, 180: 139-146. Liu, X., Wang, T., Bartholomew, E., Black, K., Dong, M., Zhang, Y., Yang, S., Cai, Y., Xue, S., Weng Y., and Ren, H., 2018. Comprehensive analysis of NAC transcription factors and their expression during fruit spine development in cucumber (Cucumis sativus L.). Horticulture Research, 5: 31. Mukherjee, P. K., Nema, N. K., Maity, N., and Sarkar, B. K., 2013. Phytochemical and therapeutic potential of cucumber. Fitoterapia, 84: 227-236. Nguyễn Văn ã, La Việt Hồng & Ong Xuân Phong, 2013. Phương pháp nghiên cứu sinh lý học thực vật. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 223 tr. Nguyễn Văn ùi, 2001. Thực hành hóa sinh học. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 205 tr. Prasanna, V., Prabha, T. N., and Tharanathan, R. N., 2007. Fruit ripening phenomena–an overview. Critical Reviews in Food Science and Nutrition, 47(1): 1-19. Schieberle, P., Ofner, S., and Grosch, W., 1990. Evaluation of potent odorants in cucumbers (Cucumis sativus) and muskmelons (Cucumis melo) by aroma extract dilution analysis. Journal of Food Science, 55(1): 193-195. Singh, R. K., Ali, S. A., Nath, P., and Sane, V. A., 2011. Activation of ethylene- responsive p-hydroxyphenylpyruvate dioxygenase leads to increased tocopherol levels during ripening in mango. Journal of Experimental Botany, 62(10): 3375-3385. Trong, L. V., Tuong, L. Q., Thinh, B. B., Khoi, N. T., and Trong, V. T., 2019. Physiological and biochemical changes in tomato fruit (Solanum lycopersicum L.) during growth and ripening cultivated in Vietnam. Bioscience Research, 16(2): 1736- 1744. Ugwu, C., and Suru, S., 2021. Cosmetic, Culinary and Therapeutic Uses of Cucumber (Cucumis sativus L.). In: Cucumber Economic Values and Its Cultivation and Breeding. United Kingdom: IntechOpen. Zhang, T., Li, X., Yang, Y., Guo, X., Feng, Q., Dong, X., and Chen, S., 2019. Genetic analysis and QTL mapping of fruit length and diameter in a cucumber (Cucumis sativus L.) recombinant inbred line (RIL) population. Scientia Horticulturae, 250: 214-222.
  8. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 781 STUDY ON SOME PHYSIOLOGICAL AND BIOCHEMICAL CHANGES DURING GROWTH AND DEVELOPMENT OF CUCUMBER (Cucumis sativus L.) GROWN IN THANH HOA PROVINCE Ha Thi Phuong1, Le Van Trong1,*, Hoang Van Chinh1, Le Thi Huyen1, Le Dinh Chac1, Do Thi Hai1, Trinh Thi Huong1, Bui Bao Thinh2, Tong Manh Tien3 Abstract. This study aimed to investigate the physiological and biochemical changes during the growth and development of cucumber (Cucumis sativus L.) grown in Thanh Hoa province. Cucumbers were measured for size and content of chlorophyll, carotenoid, reducing sugar, starch, total organic acid, and vitamin C, from 2 to 12 days after anthesis (DAA). Research results showed that the length and diameter of the cucumber reached maximum size at 11 DAA. The chlorophyll content of the fruit reached its maximum value at 8 DAA and then decreased. The carotenoid content was low during fruit formation and increased until the fruit ripening. The vitamin C content and reducing sugar content increased continuously and reached a maximum at 11 DAA before decreasing slightly. The starch content and total organic acid content reached a maximum at 9 DAA and then gradually decreased. These results suggest that cucumbers should be harvested at 11 DAA to maximize the nutritional value and quality of the fruit. Keywords: Biochemical indicators, cucumber fruit, physiological indicators, physiological ripening. 1 Hong Duc University 2 Far Eastern Federal University, Russia 3 TSV Vietnam Education Investment & Development Company Limited * Email: levantrong@hdu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2