intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của lợn nái Landrace nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh sản lợn nái Landrace đã được tiến hành tại Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Kết quả cụ thể như sau: tuổi động dục lần đầu 170,78 ngày; tuổi phối giống lần đầu 217,70 ngày; tuổi đẻ lứa đầu 331,76 ngày; thời gian mang thai 114,06 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ 155,78 ngày; số lứa đẻ/nái/năm 2,34.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của lợn nái Landrace nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai

  1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE NUÔI TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI Trần Thị Hoài Thu 1, Võ Thị Thu Hà2, Hồ Thị Phương Sáu3 Tóm tắt: Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh sản lợn nái Landrace đã được tiến hành tại Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Kết quả cụ thể như sau: tuổi động dục lần đầu 170,78 ngày; tuổi phối giống lần đầu 217,70 ngày; tuổi đẻ lứa đầu 331,76 ngày; thời gian mang thai 114,06 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ 155,78 ngày; số lứa đẻ/nái/năm 2,34. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ, số con cai sữa trên một lứa đẻ là 9,66; 9,22 và 9,04 con/nái. Khối lượng trung bình của lợn con sơ sinh, khối lượng sơ sinh toàn lứa đẻ và khối lượng lợn con cai sữa là 1,56 kg/con; 14,34 kg/lứa và 58,49 kg/lứa. Sản lượng sữa đạt 132,43 kg trên một nái đẻ. Những kết quả trên đã giúp các hộ chăn nuôi lợn có thêm những kiến thức và kỹ năng trong công tác chọn giống lợn thuần cao sản phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển của hộ gia đình và điều kiện khí hậu tại địa phương. Từ khóa: Nghiên cứu, đặc điểm sinh sản, lợn nái Landrace. 1. Đặt vấn đề Gia Lai là tỉnh thuộc phía bắc Tây Nguyên, một trong những trung tâm giao lưu về kinh tế, văn hóa xã hội của vùng Tây Nguyên. Trong những năm qua tình hình chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở Gia Lai đã có nhiều bước phát triển. Ở nước ta, bên cạnh một số giống lợn địa phương thì các giống lợn thuần cao sản đã được sử dụng như Yorkshire (Y), Landrace (L), Duroc (D), Pietrain (Pi) với mục đích nhằm nâng cao khả năng sinh sản, sinh trưởng, tăng tỷ lệ nạc… Từ năm 2020, Trung tâm giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã lai tạo ra đàn lợn Landrace để phục vụ cho chương trình nhân giống nhằm cung cấp cho thị trường những con giống có chất lượng tốt. Tuy nhiên việc đánh giá khả năng thích nghi, khả năng sinh sản của giống lợn Landrace nuôi trong điều kiện khí hậu của tỉnh Gia Lai còn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của lợn nái Landarce nuôi tại tỉnh Gia Lai là việc làm cần thiết, từ đó đưa ra các cơ sở dữ liệu khoa học và kết luận phù hợp với thực tế địa phương, nhằm thúc đẩy chăn nuôi phát triển. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu  Đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản ở lợn nái Landrace được nuôi tại Trung tâm Giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. 2.2. Đối tượng nghiên cứu 1. ThS., Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum 2. ThS., Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum  3. KS., Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum 52
  2. TRẦN THỊ HOÀI THU - VÕ THỊ THU HÀ - HỒ THỊ PHƯƠNG SÁU Giống lợn cái thuần cao sản Landrace có nguồn gốc tại Trung tâm Giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai, nuôi từ tháng 02/2020 đến tháng 02/2021 và tháng 02/2021 đưa vào nghiên cứu khi đang sinh sản lứa đầu tại Trung tâm Giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Theo dõi trên 50 con lợn cái thuần cao sản Landrace sinh sản lứa đầu tại Trung tâm Giống vật nuôi Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Đàn lợn nái chửa được nuôi trong cũi trên nền chuồng bê tông, lợn nái đẻ nuôi con trên chuồng lồng theo phương thức công nghiệp, kiểu chuồng kín. Thức ăn cho các đối tượng lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được nhập trực tiếp từ Công ty cổ phần Việt - Pháp Proconco, có thành phần và giá trị dinh dưỡng cân đối. Đàn lợn nái được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy trình chăn nuôi. Các chỉ tiêu nghiên cứu sinh sản ở lợn nái bao gồm: Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian mang thai, khoảng cách giữa hai lứa đẻ, số lứa đẻ/nái/năm, số con sơ sinh, số con sơ sinh còn sống, số con cai sữa trên một lứa đẻ, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con sơ sinh toàn lứa đẻ, khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm, khả năng sản xuất sữa của lợn nái thuần Landrace. Cách theo dõi và thu thập số liệu: Phương pháp thu thập số liệu: Để đạt được thông số chính xác, chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận trực tiếp với những đối tượng nghiên cứu. - Tuổi động dục lần đầu (ngày): Được xác định bằng khoảng thời gian từ sơ sinh đến khi lợn cái hậu bị có biểu hiện động dục lần đầu như bỏ ăn, phá chuồng, chịu đực. - Tuổi phối giống đầu tiên (ngày): Được xác định qua thực tế sản xuất khi lợn được phối giống lần đầu vào lần động dục thứ 2. - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): Được xác định từ sơ sinh đến khi lợn cái hậu bị đẻ lứa đầu tiên. - Thời gian mang thai (ngày): Được xác định trên thực tế ghi chép (là khoảng thời gian từ lúc lợn nái được phối giống thành công đến lúc đẻ). - Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày): Được xác định bằng thời gian mang thai + thời gian nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau khi cai sữa + thời gian phối giống thành công. Thông qua phân tích sổ ghi chép ở các lứa đẻ đầu của 50 nái sinh sản tại Trung tâm. - Số lứa đẻ/nái/năm được xác định theo công thức: + Số lứa đẻ (nái/năm) = 365 ngày/khoảng cách giữa 2 lứa đẻ. - Số con sơ sinh (con/lứa đẻ): Tổng số con sinh ra của cả lứa, kể cả con sống và con chết/số lứa đẻ khảo sát. - Số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ (con/lứa): Tổng số con còn sống đến 24 giờ sau khi sinh ra. - Số con cai sữa trên một lứa đẻ (con/lứa đẻ): Tổng số con cai sữa của cả lứa, kể cả 53
  3. NGHIÊNKhối lư - CỨU ượng sơ sin (kg/con)SINH SẢN CỦA của lợn con sơ sinh của một nái, xác MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM): Là khối lượng LỢN NÁI LANDRACE... nh l l m c định ngay sau kh đẻ được lau khô và c hi l chưa cho bú sữa đầu. ú con sống Khối lư - và conượng sơlứa đẻ khảo sát. Tổng kh lượng các cá thể si ra còn sống đến 24 chết/số sin nh/lứa đẻ (k kg): hối inh s 4 giờ. - Khối lượng sơ sinh (kg/con): Là khối lượng của lợn con sơ sinh của một nái, xác định ngay sau khi đẻ được lau khô và chưa cho bú sữa đầu. - Khối lư ượng lợn co cai sữa t 21 ngày tuổi/lứa (kg on tại g/lứa): Là k khối lượng lợn con sau l u - Khối lượng sơ sinh/lứa đẻ (kg): Tổng khối lượng các cá thể sinh ra còn sống đến khi c sữa của c lứa. cai cả 24 giờ. - Khả nă tiết sữa: ăng - Khối lượng lợn con cai sữa tại 21 ngày tuổi/lứa (kg/lứa): Là khối lượng lợn con sau khi cai sữa củacông thức Sản lượng sữa/lứa đẻ (kg) = (W - W0).3 Tính theo cả lứa. c: g ẻ W21 - Khả năng tiết sữa: Trong đóó: Tính theo công thức: Sản lượng sữa/lứa đẻ (kg) = (W21 - W0).3 Trong đó:W là khối lượng toàn lứa đẻ lúc 21 ngày (kg W21 i n g) W21là khối lượng toàn llứa đẻ lúc sơ sinh (kg) W là khốillượng toàn lứa đẻ W0 s ngày (kg) 21 W0 là khối lượng toàn lứa đẻ lúc sơ sinh (kg) H số 3 biểu thị khi tăn 1 kg thể trọng cần 3 kg sữa Hệ u ng t Hệ số 3 biểu thị khi tăng 1 kg thể trọng cần 3 kg sữa � 𝑋𝑋 - Cách xử lý số liệu xử lýlý các thô số số thốn kê toán họ theo các phần mềm Excel. - Cách xử lý số liệu xử các thông thống ng toán học theo các phần mềm Excel. x ông kê ọc � + Giá trị trung bình (X ) của tính trạng xác định theo công thức: tr rung bình (𝑋𝑋 tính t trạng xác định theo côn thức: ng 𝑋𝑋 � ∑ � �� �� �� � + Độ lệch chuẩn (Sxx)xác định theo công thức: chuẩn (S ) xác định th công thứ heo ức: 𝑆𝑆� � � , ��� � � �0 � ∑ � ��� ���� ��� � + Hệ số biến dị (Cv%) xác định theo công thức: + Hệ số bi dị (Cv% xác định t iến %) theo công th hức: Cv% < 10%: Tính trạng có độ ổn định cao, ít biến động. Cv% < 10%: Tính trạ có độ ổn định cao, ít biến động ạng n í g. Cv% khoảng 10% - 20%: Tính trạng có độ ổn định trung bình. Cv% > 20%: Tính trạng cóTính tr địnhcó độ ổn định trun bình. Cv% khoả 10% - 20%: độ ổnrạng thấp. ổ ảng ng Cv% >quả vàTính trạ có độ ổn định thấp. 3. Kết 20%: thảo luận ạng n 3.1. Một số chỉ tiêu về luận sản của lợn nái Landrace được đánh giá trên lợn mẹ 3. Kết q và thảo sinh quả Kết quả nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái Landrace được trình bày chiMột ở bảngtiêu về sinh sản của lợn ná Landrace được đánh giá trên lợ mẹ 3.1. tiết số chỉ 1. t n ái h ợn Bảng 1. Một số chỉcứu về một số c của lợnsinh Landrace được đánhná Landrace được trình Kết quả nghiên tiêu về sinh sản tiêu nái lý sinh sản của lợn giá trên lợn mẹ u chỉ h n ái e h bày c tiết ở bả 1. chi ảng Tổng số nái Chỉ tiêu nghiên cứu về sinh sảnsinh khảo sátợn nái Land X được đ Bảng 1. Một số chỉ tiêu về h sản của lợ Giá trị ỉ drace Sx đánhCv (%) lợn mẹ giá trên Tổng số nái 170,78 � 16,58 Giá trị 𝑿𝑿 (con) Tuổi động dục iên cứu (ngày) sản Ch tiêu nghilần đầu về sinh hỉ s 50 n Sx 9,71 Cv (%) Tuổi phối giống lần đầu (ngày) khảo sát (con) 217,70 50 16,91 7,77 Tuổ động dục lần đầu (ng ổi gày) 50 170,78 1 16,58 9,71 54 ổi phối giốn lần đầu (n Tuổ ng ngày) 50 217,70 1 16,91 7,77
  4. TRẦN THỊ HOÀI THU - VÕ THỊ THU HÀ - HỒ THỊ PHƯƠNG SÁU Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 50 331,76 16,62 5,01 Thời gian mang thai (ngày) 50 114,06 1,06 0,93 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 50 155,78 1,33 0,85 Số lứa đẻ/nái/năm 50 2,34 0,02 0,86 Sản lượng sữa (kg/nái) 50 132,43 11,90 8,98 Qua kết quả bảng 1 cho biết: + Tuổi động dục lần đầu trung bình của lợn mẹ là 170,78 ngày với độ lệch tiêu chuẩn là 16,58 và hệ số biến dị 9,71%. Kết quả của Phùng Thị Vân và cs (1995) thì chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu ở lợn Landrace là 219,4 ngày. Dựa vào kết quả nghiên cứu thì lợn mẹ có tuổi động dục sớm hơn so với nhận xét của tác giả trên. Điều này cho thấy chế độ nuôi dưỡng đã có ảnh hưởng tốt đến sự phát dục của nái Landrace, sự động dục sớm là sự báo hiệu về khả năng sinh sản tốt của nái giống. + Tuổi phối giống lần đầu trung bình của lợn mẹ là 217,70 ngày với độ lệch tiêu chuẩn là 16,91 và hệ số biến dị 7,77%. Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (2002) cho biết: Tuổi phối giống lần đầu của lợn Landrace là 254,11 ngày. Như vậy thì lợn mẹ có tuổi phối giống lần đầu sớm hơn so với kết quả của tác giả trên. Điều này cho thấy chế độ nuôi dưỡng đã có ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh sản của nái giống. + Tuổi đẻ lứa đầu trung bình của lợn mẹ là 331,76 ngày với độ lệch tiêu chuẩn là 16,62 và hệ số biến dị 5,01%. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (2000) cho biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn là 363,00 ngày. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và cs (2006), tuổi đẻ lứa đầu của lợn là 362,1 ngày. Dựa vào Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9111:2011 và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định thì yêu cầu về năng suất lợn Landrace về tuổi đẻ lứa đầu, tính bằng ngày, không lớn hơn là 380 ngày. Vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì lợn mẹ nằm trong khoảng 300 - 380 ngày là phù hợp với TCVN 9111:2011. Các giá trị độ lệch tiêu chuẩn (Sx) 16,62 và hệ số biến dị (Cv%) 5,01% cho biết sự ổn định cao. + Thời gian mang thai trung bình của lợn mẹ là 114,0 ngày với độ lệch tiêu chuẩn là 1,06 và hệ số biến dị bằng 0,93%. Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (2000) thì các giống lợn có thời gian mang thai là 110 - 120 ngày. Dựa vào kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì lợn mẹ có thời gian mang thai phù hợp với tác giả trên. 55
  5. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE... + Khoảng cách các lứa đẻ trung bình của lợn mẹ là 155,78 ngày với độ lệch tiêu chuẩn là 1,33 và hệ số biến dị bằng 0,85%. + Số lứa đẻ/nái/năm trung bình là: 2,34 với độ lệch tiêu chuẩn là 0,02 và hệ số biến dị bằng 0,86%. Dựa vào Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9111:2011 áp dụng cho lợn Landrace số lứa đẻ/nái/năm, tính bằng lứa, không nhỏ hơn là 2,1 lứa. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy số lứa đẻ/nái/năm nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Gia Lai đạt cao hơn tiêu chuẩn 2,1 lứa/năm (với giá trị là 2,34 lứa/năm). Như vậy, theo kết quả nghiên cứu thì lợn nái Landrace nuôi tại Trung tâm có khoảng cách các lứa đẻ ngắn, số lứa đẻ/nái/năm cao và phù hợp với TCVN 9111:2001. Khoảng cách các lứa đẻ có độ lệch tiêu chuẩn là 1,33 và hệ số biến dị bằng 0,85%. Số lứa đẻ/nái/năm với độ lệch tiêu chuẩn là 0,02 và hệ số biến dị bằng 0,86% cho biết sự ổn định cao. Sản lượng sữa trung bình của lợn mẹ là 132,43 kg với độ lệch tiêu chuẩn là 11,90 và hệ số biến dị bằng 8,98% (Cv < 10%) cho thấy tính trạng này có sự ổn định cao. Năng suất sữa của lợn mẹ phụ thuộc nhiều yếu tố nội tại và ngoại cảnh. Khi lợn nái đẻ hormone oxytoxin tăng tiết sữa cùng với sự thúc bú của lợn con tuyến sữa được kích thích tăng cường sản sinh sữa. Sản lượng sữa cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như số lợn con để nuôi, dinh dưỡng cho lợn mẹ, chu kỳ tiết sữa, tuổi và lứa đẻ, giống, thời tiết và khí hậu. 3.2. Một số chỉ tiêu về sinh sản của lợn nái Landrace được đánh giá trên lợn con Kết quả nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Landrace được thể hiện trên đàn lợn con trình bày chi tiết ở bảng 2. Bảng 2. Một số chỉ tiêu về sinh sản của lợn nái Landrace được đánh giá trên lợn con Tổng số Cv Chỉ tiêu nghiên cứu về sinh sản nái khảo Giá trị X Sx (%) sát (con) Số con sơ sinh (con/lứa) 50 9,66 1,17 12,12 Số con sơ sinh còn sống sau 24 giờ 50 9,22 1,06 11,45 (con/lứa) Số con cai sữa (con/lứa) 50 9,04 0,83 9,20 Khối lượng sơ sinh (kg/con) 50 1,56 0,10 6,67 Khối lượng sơ sinh/lứa đẻ (kg/lứa) 50 14,34 1,44 10,07 Khối lượng cai sữa/lứa đẻ (kg/lứa) 50 58,49 5,03 8,60 Qua kết quả bảng 2 cho biết: + Số con đẻ ra trung bình trên một lứa của lợn nái Landrace là 9,66 con. Các giá trị độ lệch tiêu chuẩn là 1,17; hệ số biến dị bằng 12,12% cho biết có sự ổn định trung bình về tính trạng này trong quần thể. Theo kết quả nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc và cs (2000) đã tiến hành nghiên 56
  6. TRẦN THỊ HOÀI THU - VÕ THỊ THU HÀ - HỒ THỊ PHƯƠNG SÁU cứu khả năng sinh sản của Landrace và cho biết số con đẻ ra/lứa có nguồn gốc từ dòng Landrace Anh là đạt 9,8 con/lứa. Theo kết quả của Vũ Đình Tôn và cs (2008) thì số con đẻ ra/lứa của lợn nái Landrace là 9,25 con/lứa. Như vậy, kết quả là phù hợp với các tác giả trên. Điều này cho thấy sự ổn định di truyền về khả năng rụng trứng và thụ tinh của lợn mẹ, đảm bảo tính thuần chủng của đàn nái giống nuôi tại Trung tâm. + Số con sơ sinh còn sống trung bình của lợn nái Landrace là 9,22 con với độ lệch tiêu chuẩn là 1,06 và hệ số biến dị bằng 11,45%. Đây chính là giá trị đặc trưng cho lợn nái Landrace nuôi sinh sản trong điều kiện tại Trung tâm giống tỉnh Gia Lai. + Số con cai sữa trung bình là 9,04 con với độ lệch tiêu chuẩn là 0,83 và hệ số biến dị bằng 9,2% cho biết sự ổn định cao về các tính trạng này trong quần thể. Dựa vào Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9111:2011 áp dụng cho lợn nái sinh sản giống Landrace số con cai sữa/lứa đẻ, tính bằng con, không nhỏ hơn là 9,0 con/lứa đẻ. Như vậy, kết quả nghiên cứu về số con cai sữa/lứa đẻ phù hợp với TCVN 9111:2011. Vậy chế độ dinh dưỡng và điều kiện sống của lợn mẹ đã ảnh hưởng tốt đến lượng sữa mẹ nên kết quả số con cai sữa/lứa đẻ chiếm tỷ lệ cao. Đồng thời lợn con được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt. Khối lượng lợn con sơ sinh trung bình là 1,56 kg cho thấy sự ổn định cao, ít bị biến đổi. Khối lượng lợn con sơ sinh của toàn lứa đẻ trung bình là 14,34 kg; khối lượng lợn con của toàn lứa đẻ ở 21 ngày trung bình là 58,49 kg. 4. Kết luận Lợn nái Landrace nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Gia Lai trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp (kiểu chuồng kín) đều có các chỉ số sinh sản tốt. Cụ thể: Tuổi động dục lần đầu là 170,78 ngày; Tuổi phối giống lần đầu là 217,70 ngày; Tuổi đẻ lứa đầu là 331,76 ngày. Thời gian mang thai đạt 114,06 ngày. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ đạt 155,78 ngày. Số lứa đẻ trên năm là 2,34. Số con đẻ ra, số con sơ sinh còn sống và số con cai sữa trên một lứa đẻ đạt 9,66; 9,22 và 9,04 kg/con. Khối lượng trung bình của lợn con sơ sinh, khối lượng sơ sinh toàn lứa đẻ và khối lượng lợn con cai sữa tại 21 ngày tuổi đạt 1,56/kg/con; 14,34 kg/lứa và 58,49 kg/lứa. Sản lượng sữa đạt 132,43 kg trên một nái đẻ. Như vậy có thể sử dụng giống lợn nái Landrace để nâng cao năng suất sinh sản trong điều kiện chăn nuôi ở Gia Lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Vũ Bình (2002), “Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi. Giáo trình sau đại học”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 37 – 55. [2] Nguyễn Văn Thắng và Đặng Hữu Bình (2006), “Năng suất sinh sản, nuôi thịt, chất 57
  7. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LANDRACE... lượng thân thịt và chất lượng thịt của giống lợn Móng Cái phối với lợn đực Yorkshire và Pietrain”, Tạp chí khoa học Nông nghiệp, tập IV. [3] Vũ Đình Tôn, Phan Văn Tuân, Nguyễn Văn Duy (2008), “Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 (Landrace x Yorkshire) với đực giống (Duroc x Pietrain)”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 11, 4: 58 – 61. [4] Đoàn Xuân Trúc, Tăng Văn Lĩnh, Nguyễn Thái Hoà (2000), “Nghiên cứu chọn lọc nái Yorkshire và Landrace có năng suất sinh sản cao tại xí nghiệp giống Mỹ Văn”, Báo cáo khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phần chăn nuôi gia súc 1999-2000, 5: 152 – 157. [5] Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Lê Thị Kim Ngọc, Trương Hữu Dũng (1995), “Kết quả nghiên cứu các công thức lai giữa lợn ngoại”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1969 – 1995, Nhà xuất bản nông nghiệp. [6] Phùng Thị Vân và Trần Thị Hồng (2000), “Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Thụy Phương”, Báo cáo Khoa học Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phần chăn nuôi gia súc 1999 - 2000, 196 – 201. [7] Viện Chăn nuôi (2011) “TCVN 9111:2011”, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. RESEARCH ON SOME REPRODUCTIVE CHARACTERISTICS OF LANDRACE SOWS RAISED AT CHU PHA LIVESTOCK CENTER, GIA LAI PROVINCE TRAN THI HOAI THU, VO THI THU HA, HO THI PHUONG SAU Kon Tum Community College Abstract: The study on some reproductive characteristics of Landrace sows was conducted at Chu Pah Livestock Breeding Center, Gia Lai province. The results show that: the first estrus age is 170.78 days; the age of first mating is 217.70 days; the first calving age is 331.76 days; pregnancy period is 114.06 days; the interval between calving is 155.78 days; number of litters per year is 2.34; The litter size at farrowing, at 24h and at weaning are 9.66; 9.22; 9.04 piglets/sow. The average body weight at farrowing/piglet, at farrowing/litter and at weaning are 1.56 kg/piglet; 14.34 kg/litter; 58.49 kg/litter. The average milk yield is of 132.43 kg/sow. These results helped sows farming households gain more knowledge and skills in selecting high-yielding purebred sows suitable to the household’s economic development and local climatic conditions. Keywords: Research, reproductive characteristics, Landrace sows. 58
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2