Nguyễn Thị Kim Tuyến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
186(10): 205 - 212<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA<br />
SINH VIÊN VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC<br />
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Kim Tuyến*, Lê Thị Hằng<br />
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này nghiên cứu về một số nhân tố, ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của sinh viên về các<br />
dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên, và nghiên cứu cho trường hợp cụ thể là trường Đại học Công nghệ<br />
Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên. Trong bài báo, tác giả nghiên cứu một số dịch<br />
vụ hỗ trợ cụ thể như: Cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, đội ngũ giảng viên, hoạt động ngoại khóa.<br />
Để thực hiện được tác giả đã đi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, cộng với thu thập số liệu thông qua<br />
phiếu khảo sát, bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Sau đó đi thống kê, phân tích số liệu thu được<br />
bằng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,<br />
phân tích dựa trên mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Từ đó tác giả đưa ra những kết quả và kiến<br />
nghị, giúp trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên khắc phục những<br />
thiếu sót về các dịch vụ hỗ trợ, giúp trường sẽ ngày càng thu hút sinh viên, và có hình ảnh xanh,<br />
sạch đẹp, chất lượng trong tâm trí của mỗi sinh viên.<br />
Từ khóa: Đại học, sinh viên, dịch vụ hỗ trợ, sự hài lòng, ảnh hưởng<br />
<br />
GIỚI THIỆU *<br />
Thu hút sinh viên là vấn đề quan trọng mà bất<br />
cứ trường đại học, cao đẳng nào cũng phải<br />
chú tâm và thực hiện. Sinh viên đóng vai trò<br />
hết sức quan trọng và là một trong những<br />
nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi<br />
trường. Vì vậy, các trường đại học cao đẳng<br />
muốn phát triển mạnh mẽ thì cần phải tìm<br />
kiếm sinh viên, thu hút sinh viên.<br />
Và để làm được điều đó, mỗi trường đại học,<br />
cao đẳng cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể,<br />
khảo sát và phân tích dữ liệu nhằm nắm được<br />
những nhân tố dịch vụ hỗ trợ nào đã làm hài<br />
lòng sinh viên. Vấn đề nghiên cứu về dịch vụ<br />
hỗ trợ sinh viên đã được nhiều nhà khoa học,<br />
nhà quản lý trong và ngoài nước nghiên cứu<br />
và bước đầu đã đề xuất ra những giải pháp đạt<br />
hiệu quả cao vừa mang tính lý thuyết, vừa<br />
mang tính thực tiễn. Cụ thể: Năm 2012, nhóm<br />
tác giả Mussie T. Tessama, Kathryn Ready,<br />
Wei-choun (2012), nghiên cứu nhân tố ảnh<br />
hưởng đến sự hài lòng (SHL) của sinh viên<br />
(SV) về chương trình học. Kết quả nghiên<br />
cứu chỉ ra rằng có 05 nhân tố ảnh hưởng đến<br />
SHL của SV gồm chất lượng giảng dạy, bề<br />
*<br />
<br />
dày kinh nghiệm, tư vấn học thuật [1]. Một<br />
nghiên cứu khác của nhóm tác giả<br />
Muhammed Ehsan Malik, Rizwan Qaiser<br />
Danish, Ali Usman thuộc trường đại học<br />
Punjab Pakistan (2010) thực hiện. Nghiên cứu<br />
nhằm mục đích phân tích những tác động của<br />
chất lượng những dịch vụ khác nhau đến SHL<br />
của SV tại các học viện của tỉnh Punjab [2].<br />
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thành Long,<br />
nghiên cứu đề tài đánh giá chất lượng đào tạo<br />
của trường đại học An Giang thông qua đánh<br />
giá của SV đại học An Giang [3]. Năm 2008,<br />
tác giả Trần Xuân Kiên đã nghiên cứu đề tài “<br />
“Đánh giá SHL của SV về chất lượng đào tạo<br />
trường Đại học Kinh Tế và Quản trị Kinh<br />
doanh Thái Nguyên” [4]. Nhìn chung, các kết<br />
quả nghiên cứu đề xuất của các nhóm tác giả<br />
trên mới chỉ nghiên cứu một nhân tố riêng lẻ<br />
về dịch vụ hỗ trợ của sinh viên, mà chưa đi<br />
nghiên cứu một cách rộng rãi và bao quát.<br />
Xuất phát từ thực tế đó, trong bài báo này<br />
chúng tôi đi nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ sinh<br />
viên của trường Đại học Công nghệ Thông tin<br />
và Truyền thông. Qua đó, nhằm đưa ra những<br />
giải pháp để khắc phục những thiếu sót mà<br />
trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền<br />
thông gặp phải.<br />
<br />
Tel: 0965888594; Email: ntktuyen@ictu.edu.vn<br />
<br />
205<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Tuyến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH<br />
Cơ sở lý thuyết<br />
Khái niệm về nhân tố, dịch vụ, chất lượng<br />
dịch vụ, sự hài lòng<br />
Khái niệm nhân tố: Nhân tố là biến tiềm ẩn<br />
hay còn gọi là biến nội sinh (nhân tố kết quả)<br />
trong mô hình nghiên cứu. Nó thể hiện một<br />
khái niệm lý thuyết, không thể đo trực tiếp<br />
được mà phải thông qua các biến quan sát<br />
(nhân tố giải thích). Như vậy, chúng ta thấy<br />
giữa nhân tố kết quả và nhân tố giải thích có<br />
mối quan hệ hồi quy tuyến tính, nhân tố kết<br />
quả sẽ được giải thích và đo lường thông qua<br />
nhiều nhân tố giải thích [5].<br />
Khái niệm về dịch vụ: Theo Từ điển tiếng<br />
Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp<br />
cho những nhu cầu nhất định của số đông, có<br />
tổ chức và được trả công. Theo ISO 8402,<br />
“Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động<br />
tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng<br />
và các hoạt động nội bộ của bên cung ứng để<br />
đáp ứng nhu cầu khách hàng.<br />
Khái niệm về chất lượng dịch vụ: Theo ISO<br />
8402, chất lượng dịch vụ là “Tập hợp các đặc<br />
tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng đó<br />
khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra<br />
hoặc tiềm ẩn”, hoặc chất lượng dịch vụ là sự<br />
thỏa mãn khách hàng được đo bằng hiệu số giữa<br />
chất lượng mong đợi và chất lượng đạt được.<br />
Sự hài lòng của khách hàng: Sự hài lòng của<br />
khách hàng là phản ứng của họ về sự khác<br />
biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự<br />
mong đợi [6].<br />
Khác với chất lượng sản phẩm hữu hình được<br />
đo lường bằng những thông số, đặc tính kỹ<br />
thuật, chất lượng dịch vụ như đã phân tích ở<br />
những phần trên, được xác định bởi khách<br />
hàng. Khách hàng đánh giá chất lượng dịch<br />
vụ thông qua cảm nhận chủ quan của họ đối<br />
với quá trình thực hiện dịch vụ. Vì vậy, đo<br />
lường chất lượng dịch vụ thường dựa trên mối<br />
quan hệ giữa những mong đợi và cảm nhận<br />
thực tế của khách hàng về dịch vụ. Một số mô<br />
hình đo lường dịch vụ như:<br />
+ Mô hình chất lượng chức năng và chất<br />
lượng kỹ thuật Gronroos<br />
+ Mô hình lý thuyết về chỉ số hài lòng của khách<br />
hàng (Customer Satisfaction Index – CSI)<br />
206<br />
<br />
186(10): 205 - 212<br />
<br />
+ Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL<br />
+ Mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF<br />
Giới thiệu về dịch vụ hỗ trợ sinh viên trong<br />
trường đại học<br />
Tùy vào chất lượng cũng như điều kiện cơ sở<br />
vật chất của mỗi trường, mà sinh viên được<br />
sống và học tập trong những môi trường khác<br />
nhau. Vậy để khảo sát xem sinh viên trường<br />
đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông<br />
đã thực sự hài lòng về chất lượng giáo dục cũng<br />
như những hoạt động mà trường dành cho sinh<br />
viên hay chưa, tác giả đi nghiên cứu và khảo sát<br />
về một số nhân tố dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên<br />
của trường như: tình trạng cơ sở vật chất, đội<br />
ngũ giảng viên, đội ngũ nhân viên, hoạt động<br />
khác - hỗ trợ sinh viên.<br />
Trong đó:<br />
Nhân tố tình trạng cơ sở vật chất (CSVC):<br />
Nhân tố tình trạng cơ sở vật chất là biến tiềm<br />
ẩn của bài toán, không trực tiếp đo được, vậy<br />
để đánh giá sự hài lòng của sinh viên về tình<br />
trạng cơ sở vật chất, tác giả dùng các biến<br />
quan sát như trong bảng 1.<br />
Nhân tố đội ngũ giảng viên (GV): Tương tự<br />
như vậy, sự hài lòng của sinh viên về giảng<br />
viên được đánh giá thông qua một số biến<br />
như trong bảng 1.<br />
Nhân tố đội ngũ nhân viên (NV) các phòng<br />
ban, chức năng: Để biết được mức độ hài lòng<br />
của sinh viên về nhân viên các phòng ban như<br />
thế nào, cần dựa vào các nhân tố như trong<br />
bảng 1.<br />
Nhân tố hoạt động (HD) khác, hỗ trợ sinh<br />
viên: Mức độ hài lòng của sinh viên về hoạt<br />
động ngoại khóa của nhà trường được đo qua<br />
các nhân tố như trong bảng 1.<br />
Mô hình nghiên cứu<br />
Các nhân tố ảnh hưởng<br />
Có rất nhiều nhân tố dịch vụ hỗ trợ sinh viên<br />
ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên, tuy<br />
nhiên tác giả chỉ đi nghiên cứu một số nhân tố<br />
như: Tình trạng cơ sở vật chất, các hoạt động<br />
ngoại khóa, đội ngũ giảng viên cố vấn học<br />
tập, đội ngũ nhân viên phòng ban. Từ đó, tác<br />
giả sẽ có kết quả và nắm được nhân tố dịch vụ<br />
hỗ trợ nào mà sinh viên đã hài lòng. Trên cơ<br />
sở đó tác giả sẽ đưa ra những kiến nghị, nhằm<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Tuyến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
góp phần khắc phục những thiếu sót mà<br />
trường gặp phải, với mục đích làm hài lòng<br />
sinh viên về các dịch vụ đó, góp phần tăng số<br />
lượng sinh viên qua các năm tuyển sinh.<br />
Dựa trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giả thuyết<br />
của mô hình nghiên cứu như sau:<br />
H1: Tình trạng cơ sở vật chất có ảnh hưởng<br />
cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên<br />
H2: Đội ngũ nhân viên có ảnh hưởng cùng<br />
chiều đến sự hài lòng của sinh viên<br />
H3: Đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng cùng<br />
chiều đến sự hài lòng của sinh viên<br />
H4: Các hoạt động ngoại khóa có ảnh hưởng<br />
cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên<br />
<br />
Hình 1. Mô hình một số nhân tố dịch vụ hỗ trợ<br />
ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên<br />
(Nguồn: Tác giả đề xuất)<br />
<br />
186(10): 205 - 212<br />
<br />
Trên cơ sở đi nghiên cứu các nhân tố trên<br />
cùng với dựa vào một số mô hình dịch vụ<br />
được đề cập ở cơ sở lý thuyết, tác giả đã đề<br />
xuất mô hình nghiên cứu như hình 1.<br />
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT, KIỂM<br />
ĐỊNH MÔ HÌNH<br />
Số liệu được sử dụng cho nghiên cứu được<br />
thu thập từ cuộc khảo sát trực tiếp sinh viên<br />
trường Đại học Công nghệ Thông tin và<br />
Truyền thông. Nghiên cứu sử dụng phần mềm<br />
SPSS, AMOS để hỗ trợ việc phân tích dữ<br />
liệu. Quá trình phân tích, kiểm định bao gồm<br />
các bước sau:<br />
Bước 1: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin<br />
cậy Cronbach’s alpha<br />
Để đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố,<br />
tác giả đã sử dụng thang đo Likert với thang<br />
điểm từ 1 đến 5 (1.Hoàn toàn không đồng ý,<br />
2.Không đồng ý, 3.Trung hòa, 4. Đồng ý,<br />
5.Hoàn toàn đồng ý). Thang đo được đánh giá<br />
độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.<br />
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại<br />
các biến không thỏa mãn điều kiện. Các biến<br />
số có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3<br />
sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số<br />
Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.<br />
Dưới đây là bảng tóm tắt phân tích hệ số<br />
Cronbach Alpha<br />
<br />
Bảng 1. Bảng tóm tắt phân tích hệ số Cronbach Alpha<br />
Biến quan sát<br />
Hệ số tương<br />
Hệ số<br />
quan biến tổng Cronbach<br />
Alpha nếu<br />
loại biến<br />
Nhân tố 1: Tình trạng CSVC nhà trường<br />
1 Thư viện của trường có nguồn tài liệu đa dạng, có đầy đủ chỗ ngồi,<br />
0.394<br />
0.783<br />
phòng học nhóm yên tĩnh thoáng mát (CSVC1)<br />
2 Thư viện điện tử của trường tiện lợi, dễ tra cứu dễ download (CSVC2)<br />
0.419<br />
0.679<br />
3 Trường có cảnh quan, môi trường xanh sạch đẹp (CSVC3)<br />
0.335<br />
0.794<br />
4 Trường có phòng y tế sạch sẽ, đầy đủ trang thiết bị (CSVC4)<br />
0.434<br />
0.577<br />
5 Trường có khu kí túc xá đẹp, sân chơi thể thao đáp ứng được sự hài<br />
0.459<br />
0.563<br />
lòng của sinh viên (CSVC5)<br />
6 Trường có nhà vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo nguồn nước (CSVC6)<br />
0.475<br />
0.580<br />
7 Trường có giảng đường, phòng thực hành đầy đủ, hiện đại, sạch đẹp,<br />
0.376<br />
0.696<br />
đủ trang thiết bị phục vụ (máy chiếu, micro, loa…) (CSVC7)<br />
Hệ số Cronbach Apha = 0.726<br />
Nhân tố 2: Đội ngũ nhân viên các phòng ban, chức năng<br />
1 Nhân viên phòng ban nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên (NV1)<br />
0.575<br />
0.670<br />
2 Nhân viên phòng ban thân thiện với sinh viên (NV2)<br />
0.442<br />
0.780<br />
3 Nhân viên phòng ban làm việc trách nhiệm, giải quyết thắc mắc<br />
0.570<br />
0.688<br />
nhanh chóng (NV3)<br />
TT<br />
<br />
207<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Tuyến và Đtg<br />
TT<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
Biến quan sát<br />
<br />
4<br />
<br />
Nhân viên phòng ban luôn có thái độ niềm nở, hòa nhã (NV4)<br />
Hệ số Cronbach Alpha = 0.773<br />
Nhân tố 4: Đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập<br />
1 Giảng viên sử dụng tốt các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, luôn đổi mới<br />
phương pháp giảng dạy (GV1)<br />
2 Giảng viên có năng lực chuyên môn, kiến thức sâu rộng, cung cấp tài<br />
liệu hướng dẫn đầy đủ cho SV (GV2)<br />
3 Giảng viên nhiệt tình trong việc việc định hướng, tư vấn, hỗ trợ từ cố<br />
vấn học tập, luôn lấy người học làm trung tâm (GV3)<br />
4 Giảng viên đánh giá, cho điểm công bằng (GV4)<br />
5 Giảng viên nhiệt tình trong việc hướng dẫn SV cách đọc, tra cứu tài<br />
liệu (GV5)<br />
Hệ số Cronbach Alpha = 0.833<br />
Nhân tố 4: Một số hoạt động khác, hỗ trợ sinh viên<br />
1 Trường thường xuyên mở ngày hội việc làm, hướng nghiệp, giao<br />
lưu giữa SV và nhà tuyển dụng (HD1)<br />
2 Trường thường xuyên hướng dẫn SV liên hệ với doanh nghiệp để<br />
thực tập, tổ chức các buổi tham quan thực tế (doanh nghiệp, cơ sở<br />
sản xuất) (HD2)<br />
3 Trường thường xuyên tổ chức buổi hội thảo chuyên đề do Khoa/<br />
Trường tổ chức (HD3)<br />
4 Nhà trường có thư viện cung cấp đủ sách, giáo trình, tài liệu cập nhật<br />
thường xuyên (HD4)<br />
5 Nhà trường thường xuyên tổ chức các hội thi văn nghệ, thể dục, thể<br />
thao (HD5)<br />
Hệ số Cronbach Alpha = 0.829<br />
1 Sinh viên cảm thấy hài lòng với các dịch vụ hỗ trợ của trường đại<br />
học (SHL1)<br />
2 Các dịch vụ hỗ trợ của trường đại học vượt kì vọng của sinh viên<br />
(SHL2)<br />
Hệ số Cronbach Alpha = 0.757<br />
<br />
Theo bảng 1, hệ số Cronbach’s Alpha của các<br />
biến lần lượt là 0.726, 0.773, 0.833, 0.829,<br />
0.757 > 0.6 do đó mô hình là phù hợp. Theo<br />
đó không có biến nào bị loại bỏ ra khỏi mô<br />
hình do hệ số tương quan biến tổng của các<br />
biến đều >0.3. Vậy có thể thấy các thang đo<br />
của đều phù hợp với mô hình nghiên cứu.<br />
Bước 2: Kiểm định thang đo bằng phương<br />
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA<br />
Sau khi đã đánh giá được các biến, và các<br />
thang đo của các biến phù hợp với mô hình và<br />
dữ liệu nghiên cứu bằng phương pháp phân<br />
tích hệ số tin cậy alpha. Ta tiến hành phân<br />
tích nhân tố khám phá EFA để tiếp tục loại bỏ<br />
biến ra khỏi mô hình. Theo phương pháp này<br />
đòi hỏi mô hình nghiên cứu phải thỏa mãn<br />
208<br />
<br />
186(10): 205 - 212<br />
<br />
Hệ số tương<br />
Hệ số<br />
quan biến tổng Cronbach<br />
Alpha nếu<br />
loại biến<br />
0.395<br />
0.786<br />
<br />
0.646<br />
<br />
0.564<br />
<br />
0.570<br />
<br />
0.695<br />
<br />
0.598<br />
<br />
0.757<br />
<br />
0.609<br />
0.494<br />
<br />
0.540<br />
0.778<br />
<br />
0.619<br />
<br />
0.727<br />
<br />
0.606<br />
<br />
0.748<br />
<br />
0.589<br />
<br />
0.819<br />
<br />
0.564<br />
<br />
0.828<br />
<br />
0.539<br />
<br />
0.815<br />
<br />
0.734<br />
<br />
0.745<br />
<br />
0.612<br />
<br />
0.769<br />
<br />
một số điều kiện nhất định. Hệ số KMO phải<br />
nằm trong khoảng từ 0.5 đến 1 và hệ số ý<br />
nghĩa của mô hình theo kiểm định Bartlett<br />
phải có ý nghĩa thống kê 5%. với các biến có<br />
trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0.5 trong<br />
EFA sẽ bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu.<br />
- Phân tích nhân tố với các thang đo của<br />
biến độc lập<br />
Bảng 2. Kết quả kiểm định KMO và Barlett<br />
đối với biến độc lập<br />
KMO and Bartlett's Test<br />
Kaiser-Meyer-Olkin Measure<br />
0.746<br />
of Sampling Adequacy<br />
Bartlett's Test of<br />
Approx. Chi968.476<br />
Sphericity<br />
Square<br />
Df<br />
120<br />
Sig.<br />
0.000<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Tuyến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hệ số KMO = 0.756 > 0.5: phân tích nhân tố<br />
thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả<br />
kiểm định Bartlett’s là 958.476 với mức ý<br />
nghĩa sig = 0.000 < 0.05, điều này chứng tỏ<br />
dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn<br />
thích hợp.<br />
Ma trận xoay nhân tố:<br />
Bảng 3: Ma trận xoay các biến độc lập (EFA)<br />
Rotated Component Matrixa<br />
Component<br />
1<br />
2<br />
3<br />
.942<br />
.914<br />
.875<br />
.896<br />
.767<br />
.893<br />
.795<br />
.783<br />
.768<br />
.712<br />
.754<br />
.854<br />
.758<br />
.698<br />
.736<br />
.719<br />
<br />
4<br />
CSVC3<br />
CSVC4<br />
CSVC2<br />
CSVC7<br />
CSVC1<br />
CSVC5<br />
CSVC6<br />
NV2<br />
NV3<br />
NV1<br />
NV4<br />
GV5<br />
GV2<br />
GV1<br />
GV3<br />
GV4<br />
HD2<br />
.762<br />
HD3<br />
.825<br />
HD5<br />
.780<br />
HD1<br />
.795<br />
HD4<br />
.821<br />
Extraction Method: Principal Component Analysis.<br />
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.<br />
a. Rotation converged in 4 iterations.<br />
<br />
Từ ma trận xoay nhân tố cho thấy 21 thang đo<br />
độc lập ban đầu đều có ý nghĩa thực tiễn (><br />
0.5) và được tổng hợp thành 4 nhân tố như<br />
bảng 3.<br />
Phân tích nhân tố với thang đo biến phụ thuộc<br />
Bảng 3. Kết quả kiểm định KMO và Barlett<br />
đối với biến phụ thuộc<br />
KMO and Bartlett's Test<br />
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling<br />
0.759<br />
Adequacy.<br />
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi243.695<br />
Square<br />
Df<br />
21<br />
Sig.<br />
0.000<br />
<br />
Hệ số KMO = 0.759 > 0.5: phân tích nhân tố<br />
thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả<br />
<br />
186(10): 205 - 212<br />
<br />
kiểm định Bartlett’s là 243.695với mức ý<br />
nghĩa sig = 0.000 < 0.05, điều này chứng tỏ<br />
dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn<br />
thích hợp.<br />
Bước 3: Kiểm định thang đo bằng phương<br />
pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA<br />
Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình<br />
với bộ dữ liệu khảo sát, các nhà nghiên cứu<br />
sử dụng một số chỉ số đánh giá như Chisquare; df; Chi-square/df; GFI; AGFI; CFI;<br />
RMSEA. Nếu một mô hình nhận được giá trị<br />
Chi-square/df < 3; GFI, AGFI, CFI từ 0.9 đến<br />
1; RMSEA < 0.08 được xem là mô hình phù<br />
hợp tốt với bộ dữ liệu khảo sát.<br />
Sau khi có kết quả phân tích nhân tố khám<br />
phá EFA, ta tiến hành bước tiếp theo là phân<br />
tích nhân tố khẳng định CFA. Sử dụng dữ liệu<br />
nghiên cứu ta phân tích bằng phần mềm SPSS<br />
bằng phương pháp principal axis factoring với<br />
promax, và kết quả đạt được ta lấy ma trận<br />
xoay các thang đo độc lập.<br />
Bảng 5. Ma trận xoay các thang đo (CFA)<br />
Pattern Matrixa<br />
Factor<br />
1<br />
2<br />
3<br />
0.942<br />
0.867<br />
0.556<br />
0.672<br />
0.487<br />
0.623<br />
0.926<br />
0.737<br />
0.754<br />
0.676<br />
0.698<br />
0.700<br />
0.919<br />
0.863<br />
0.703<br />
0.780<br />
<br />
4<br />
CSVC4<br />
CSVC3<br />
CSVC2<br />
CSVC7<br />
CSVC1<br />
CSVC5<br />
CSVC6<br />
NV1<br />
NV3<br />
NV2<br />
NV4<br />
GV5<br />
GV2<br />
GV1<br />
GV3<br />
GV4<br />
HD2<br />
0.744<br />
HD3<br />
0.681<br />
HD5<br />
0.671<br />
HD1<br />
0.781<br />
HD4<br />
0.865<br />
SHL1<br />
SHL2<br />
Extraction Method: Principal Axis Factoring.<br />
Rotation Method: Promax with Kaiser<br />
Normalization.<br />
a. Rotation converged in 4 iterations.<br />
<br />
5<br />
<br />
0.859<br />
0.737<br />
<br />
209<br />
<br />