intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc thành lập quỹ môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

88
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm tìm ra mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc thành lập Quỹ môi trường tại khu du lịch (KDL) Hồ Núi Cốc Thái Nguyên bằng bảng hỏi phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết du khách đều rất quan tâm tới vấn đề môi trường cảnh quan tại KDL Hồ Núi Cốc. Trung bình một khách nội địa sẵn lòng chi trả 9.572,98 đồng/người; khách quốc tế là 0,9469 USD/người. Như vậy, theo số liệu về lượng khách tới KDL Hồ Núi Cốc năm 2009 thì tổng mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc thành lập quỹ môi trường tại KDL Hồ Núi Cốc gần 3 tỷ đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc thành lập quỹ môi trường tại khu du lịch Hồ Núi Cốc

Hoàng Thị Hoài Linh và đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 80(04): 65 - 70<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA DU KHÁCH<br /> CHO VIỆC THÀNH LẬP QUỸ MÔI TRƯỜNG TẠI<br /> KHU DU LỊCH HỒ NÚI CỐC - THÁI NGUYÊN<br /> Hoàng Thị Hoài Linh*, Đào Duy Minh<br /> Khoa Địa lý, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu này nhằm tìm ra mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc thành lập Quỹ môi trường<br /> tại khu du lịch (KDL) Hồ Núi Cốc Thái Nguyên bằng bảng hỏi phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho<br /> thấy hầu hết du khách đều rất quan tâm tới vấn đề môi trường cảnh quan tại KDL Hồ Núi Cốc. Trung<br /> bình một khách nội địa sẵn lòng chi trả 9.572,98 đồng/người; khách quốc tế là 0,9469 USD/người.<br /> Như vậy, theo số liệu về lượng khách tới KDL Hồ Núi Cốc năm 2009 thì tổng mức sẵn lòng chi trả<br /> của du khách cho việc thành lập quỹ môi trường tại KDL Hồ Núi Cốc gần 3 tỷ đồng.<br /> Từ khóa: KDL Hồ Núi Cốc – Thái Nguyên, Quỹ môi trường, Thái Nguyên, Môi trường, Sẵn lòng<br /> chi trả<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên KDL Hồ<br /> Núi Cốc với cảnh quan thiên nhiên độc đáo<br /> được đánh giá là KDL trọng điểm của tỉnh thu<br /> hút được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh,<br /> khách quốc tế. Hồ Núi Cốc đang được quản<br /> lý, khai thác các lợi thế của mình, đầu tư xây<br /> dựng cơ sở hạ tầng, các khu nghỉ cuối tuần,<br /> rừng, mặt nước, các điểm du lịch sinh thái<br /> đang được hình thành, những dự án đầu tư<br /> phát triển rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh<br /> thái. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác các<br /> lợi thế, tài nguyên du lịch của Hồ Núi Cốc đã<br /> nảy sinh những vấn đề về môi trường, tình<br /> trạng ô nhiễm nước hồ, diện tích bị thu hẹp,<br /> hiện tượng khai thác cát… đã ảnh hưởng<br /> không nhỏ tới cảnh quan nơi đây. Điều cần<br /> thiết lúc này là phải tạo ra được sự cân bằng<br /> trong phát triển du lịch với vấn đề môi<br /> trường. Ngồn vốn dành cho các dự án môi<br /> trường cần được xây dựng và đi vào hoạt<br /> động có hiệu quả, những nguồn vốn này có<br /> thể từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, mức<br /> sẵn lòng chi trả của du khách cho môi trường<br /> khi đến KDL Hồ Núi Cốc cũng là một nguồn<br /> thu đáng kể. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành<br /> nghiên cứu, thu tập thông tin từ khách du lịch<br /> về vấn đề môi trường tại KDL Hồ Núi Cốc và<br /> <br /> mức sẵn lòng chi trả của du khách để thành<br /> lập một quỹ môi trường. Kết quả nghiên cứu<br /> sẽ là cơ sở thực tiễn để định hướng phát triển<br /> du lịch bền vững của KDL Hồ Núi Cốc nói<br /> riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung.<br /> TỔNG QUAN VỀ KDL HỒ NÚI CỐC<br /> Hồ Núi Cốc - công trình Đại thủy nông được<br /> khởi công xây dựng vào năm 1973, hoàn<br /> thành cơ bản năm 1974 và đưa vào khai thác<br /> năm 1978. Tổng diện tích mặt hồ là 2.500 ha,<br /> dung tích nước chứa khoảng 175 triệu m3, có<br /> một đập chính dài 480m và 7 đập phụ, sâu<br /> trung bình 23m với 89 hòn đảo lớn nhỏ khác<br /> nhau. Khi mới được xây dựng Hồ Núi Cốc<br /> được xác định là cơ sở hạ tầng có giá trị lớn<br /> trong phục vụ phát triển kinh tế xã hội của<br /> tỉnh Thái Nguyên. Đến nay khu vực Hồ Núi<br /> Cốc đã được quy hoạch thành KDL theo<br /> quyết định số: 5076/QĐ-UB ngày 26 tháng 12<br /> năm 2001 của UBND tỉnh Thái Nguyên. KDL<br /> Hồ Núi Cốc cách trung tâm TP Thái Nguyên<br /> 15 km về phía Tây, trên tọa độ 21034’B và<br /> 105046’Đ KDL Hồ Núi Cốc gồm 08 xã cụ thể<br /> như sau: Toàn bộ diện tích tự nhiên của 06<br /> xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương (Thành<br /> phố Thái Nguyên); Tân Thái, Vạn Thọ (huyện<br /> Đại Từ); Phúc Tân (huyện Phổ Yên). Một<br /> phần diện tích 02 xã Bình Thuận, Lục Ba<br /> (huyện Đại Từ). Với tổng diện tích đất tự<br /> <br /> *<br /> <br /> 65<br /> <br /> Hoàng Thị Hoài Linh và đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> nhiên theo quy hoạch: 12.226,69 ha và dân số<br /> trên 35.000 người.<br /> MÔ HÌNH GIẢ ĐỊNH VÀ THIẾT KẾ<br /> BẢNG HỎI<br /> Mô hình đánh giá: Giả sử mỗi du khách đến<br /> với Hồ Núi Cốc đều hiểu được giá trị của<br /> KDL mang lại cho mình và cho thế hệ mai<br /> sau. Nếu cá nhân i sẵn sàng chi trả một mức<br /> wi cho việc bảo tồn giá trị của Hồ Núi Cốc<br /> (như: bảo tồn nguồn nước hồ, bảo vệ tính đa<br /> dạng sinh học, bảo vệ rừng…) thì tổng mức<br /> sẵn lòng chi trả phản ánh giá trị phi sử dụng<br /> của môi trường. Đến lượt mình, mức sẵn lòng<br /> chi trả lại phụ thuộc vào một loạt biến số của<br /> đối tượng được phỏng vấn như: thu nhập, độ<br /> tuổi, giới tính, trình độ học vấn, và những<br /> hiểu biết về sự nhận thức của mức độ cần<br /> thiết phải bảo vệ môi trường...<br /> Thiết lập thị trường giả tưởng: Xác định<br /> mức sẵn lòng chi trả của du khách, tác giả<br /> tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với<br /> khách tham quan. Những thông tin về cảm<br /> nhận của du khách đối với cảnh quan môi<br /> trường KDL Hồ Núi Cốc; Những điểm du<br /> khách hài lòng và không hài lòng tại KDL Hồ<br /> Núi Cốc;… Thông tin về sự sẵn lòng chi trả<br /> của du khách cho vấn đề bảo vệ và cải tạo<br /> môi trường KDL Hồ Núi Cốc. Nghiên cứu đặt<br /> giả định “Ông (Bà) có sẵn lòng đóng góp<br /> thêm một khoản kinh phí (ngoài mức phí tham<br /> qua đã trả) để bảo vệ và cải thiện chất lượng<br /> môi trường của KDL không?”.<br /> Thiết kế bảng hỏi phỏng vấn: bảng hỏi được<br /> chia ra làm 3 phần. Phần 1: Các thông tin<br /> chung về chuyến đi của du khách nhằm tìm<br /> được các thông tin và cách thức mà du khách<br /> biết đến KDL Hồ Núi Cốc; điểm xuất phát; số<br /> lần đã đến KDL Hồ Núi Cốc; số người trong<br /> nhóm; mục đích chuyến đi; thời gian lưu trú;<br /> công việc thay thế nếu du khách không tới<br /> KDL Hồ Núi Cốc. Phần 2 : Mức độ hài lòng<br /> và sẵn lòng chi trả của du khách đối với KDL<br /> Hồ Núi Cốc. Những câu hỏi được thiết kế<br /> trong phần này mục đích để du khách bộc lộ<br /> những hoạt động mà du khách ưa thích tại<br /> KDL Hồ Núi Cốc; chất lượng dịch vụ; mức<br /> 66<br /> <br /> 80(04): 65 - 70<br /> <br /> độ hài lòng... Trong phần này quan trọng là<br /> điều tra được mức sẵn lòng chi trả (WTP) của<br /> khách du lịch cho hoạt động bảo vệ và cải<br /> thiện chất lượng môi trường của KDL. Phần<br /> 3: Thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của du<br /> khách: Phần này thiết kế gồm các thông tin về<br /> địa chỉ hiện nay; giới tính; tình trạng hôn nhân;<br /> tuổi (đối với khách quốc tế bảng hỏi thiết kế<br /> phân chia theo các mức tuổi khác nhau); nghề<br /> nghiệp; trình độ học vấn và thu nhập.<br /> Tổ chức điều tra: Dựa vào mục tiêu nghiên<br /> cứu để xác định các thông tin và số liệu cần<br /> thu thập từ du khách. Tác giả tiến hành thiết<br /> kế bảng hỏi với đầy đủ nội dung cần thiết.<br /> Tiến hành thu thập số liệu điều tra từ tháng 4<br /> đến tháng 6 năm 2010 là thời điểm thường có<br /> nhiều khách du lịch đến tham quan, nghỉ<br /> dưỡng hàng năm. Tác giả đã phỏng vấn ngẫu<br /> nhiên hơn 300 khách du lịch. Kết quả thu<br /> nhận được 217 phiếu có thể sử dụng được (32<br /> phiếu của khách quốc tế; 185 phiếu của khách<br /> nội địa).Số lượng phiếu điều tra có chất lượng<br /> được sử dụng để phân tích là không lớn do<br /> giới hạn về thời gian và nguồn lực. Song các<br /> mẫu có thể tin cậy được bởi hình thức phỏng<br /> vấn trực tiếp là cách tốt nhất để thu thập được<br /> thông tin đầy đủ từ du khách.<br /> MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA DU<br /> KHÁCH CHO VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG<br /> Số lượng du khách sẵn lòng đóng góp:<br /> Trong số 185 khách nội địa được hỏi về mức<br /> độ sẵn lòng chi trả cho vấn đề bảo vệ môi<br /> trường tại KDL Hồ Núi Cốc có 140 khách<br /> đồng ý đóng góp (chiếm 75,7%); không đồng<br /> ý 45 khách (24,3%). Có 30/32 khách quốc tế<br /> chiếm 93,7%.<br /> Tác giả cũng đã thiết kế câu hỏi để tìm câu trả<br /> lời cho lí do du khách chưa sẵn lòng chi trả.<br /> Du khách có thể lựa chọn nhiều lý do trong<br /> bảng hỏi đã thiết kế (Tỷ lệ được tính trên tổng<br /> số lựa chọn). Cụ thể được thể hiện trên bảng 1.<br /> Qua phỏng vấn trực tiếp du khách lí do chưa<br /> sẵn lòng chi trả cho việc bảo vệ Hồ Núi Cốc<br /> thì có đến 71,1 % số câu trả lời là chi phí của<br /> chuyến đi quá cao rồi, trong đó giá vé và chi<br /> phí du lịch tại Hồ Núi Cốc quá đắt nên du<br /> khách không sẵn lòng đóng góp thêm. Đối<br /> <br /> Hoàng Thị Hoài Linh và đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> với du khách quốc tế có 2 ý kiến: không quan<br /> tâm tới việc đóng góp và việc đóng góp<br /> không giải quyết được vấn đề.<br /> Bảng 1. Lí do không đóng góp của du khách nội địa<br /> Người<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Tôi không quan tâm<br /> tới việc này<br /> <br /> 8<br /> <br /> 17.8<br /> <br /> Chi phí của chuyến đi<br /> quá cao rồi<br /> <br /> 32<br /> <br /> 71.1<br /> <br /> Việc đóng góp không<br /> giải quyết được vấn đề<br /> <br /> 12<br /> <br /> 26.7<br /> <br /> Công ty du lịch Hồ Núi<br /> Cốc phải tự trang trải chi<br /> phí này<br /> <br /> 8<br /> <br /> 17.8<br /> <br /> Việc đóng góp phải từ<br /> ngân sách nhà nước hoặc<br /> tổ chức khác<br /> <br /> 23<br /> <br /> 51.1<br /> <br /> Ý kiến khác<br /> <br /> 9<br /> <br /> 20.0<br /> <br /> Lý do không đóng góp<br /> <br /> Tổng số khách<br /> không đồng ý đóng góp<br /> <br /> 45<br /> <br /> Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả điều tra<br /> <br /> Tuy số lượng du khách chưa sẵn lòng đóng<br /> góp cho vấn đề môi trường chưa phải là cao,<br /> nhưng cũng rất đáng để quan tâm bởi lí do du<br /> khách đưa ra không phải vì không quan tâm<br /> đến vấn đề môi trường mà do chi phí chuyến<br /> đi quá cao. Một số khách cũng bày tỏ nếu giá<br /> vé và vé vào các cửa vui chơi giảm xuống thì<br /> du khách sẵn sàng đóng góp cho môi trường.<br /> Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng<br /> chi trả của du khách<br /> Giới tính: Theo kết quả điều tra với khách DL<br /> nội địa bình quân nam giới sẵn lòng chi trả<br /> 12.736,30 đồng/người, nữ giới là 12.573,40<br /> đồng/người. Khách quốc tế, nam giới sẵn<br /> lòng chi trả 0,8735 USD/người, nữ giới<br /> 1,1643 USD/người.<br /> Độ tuổi của du khách: Theo kết quả điều tra<br /> độ tuổi của du khách cũng ảnh hưởng đến<br /> mức độ sẵn lòng chi trả. Những du khách ở<br /> độ tuổi từ 25 - 45 thì mức sẵn lòng chi trả cao<br /> hơn ở các độ tuổi khác. Những du khách ở độ<br /> tuổi này thường có thu nhập ổn định và họ<br /> <br /> 80(04): 65 - 70<br /> <br /> quan tâm nhiều tới vấn đề môi trường. Mức<br /> sẵn lòng chi trả cao nhất là độ tuổi từ 41 - 50<br /> tuổi, trung bình 15.424,57 đồng/người đối với<br /> khách nội địa; khách quốc tế 1,2363<br /> USD/người.<br /> * Trình độ học vấn:<br /> Bảng 2. Trình độ học vấn và mức sẵn lòng chi trả<br /> của khách du lịch<br /> Khách nội địa<br /> Khách quốc tế<br /> Trình độ<br /> WTP<br /> WTP<br /> Số khách<br /> Số khách<br /> học vấn<br /> (VND/<br /> (USD/<br /> (người)<br /> (người)<br /> người)<br /> người)<br /> Tiểu học<br /> 3<br /> 4778,45<br /> 0<br /> Trung học<br /> 0<br /> 12<br /> 8876,41<br /> cơ sở<br /> Trung học<br /> 31<br /> 10668,12<br /> 8<br /> 0,9131<br /> phổ thông<br /> Cao đẳng/<br /> 69<br /> 14356,31<br /> 17<br /> 1,0241<br /> Đại học<br /> Thạc sỹ/<br /> 21<br /> 14387,74<br /> 5<br /> 1,1123<br /> Tiến sỹ<br /> Khác<br /> 4<br /> 6887,37<br /> 0<br /> Tổng số<br /> khách<br /> 140<br /> 30<br /> điều tra<br /> Nguồn: Tác giả xử lí từ kết quả điều tra<br /> <br /> Theo kết quả điều tra, sự sẵn lòng chi trả<br /> trung bình của khách DL nội địa cao nhất là<br /> nhóm du khách có trình độ thạc sỹ/tiến sỹ:<br /> 14.387,74 đồng/người; Nhóm học sinh tiểu<br /> học thì mức sẵn lòng thấp nhất 4.778,45<br /> đồng/người. Đối với khách DL quốc tế cũng<br /> không có sự khác biệt lớn cao nhất là những<br /> du khách có trình độ Thạc sỹ/Tiến Sỹ 1,1123<br /> USD/người.<br /> Mức độ sẵn lòng chi trả trung bình của du<br /> khách: Sau khi tiến hành xử lí số liệu về mức<br /> sẵn lòng chi trả của du khách, tác giả lập bảng<br /> phân chia WTP (mức sẵn lòng chi trả) theo<br /> các mức khác nhau cho khách nội địa và<br /> khách quốc tế. Số khách không sẵn lòng chi<br /> trả thì WTP bằng 0.<br /> Công thức tính mức sẵn lòng chi trả trung<br /> bình của khách du lịch:<br /> WTPtrung bình của du khách =<br /> <br /> ΣWTPcủa du khách được điều tra<br /> Tổng số du khách được điều tra<br /> <br /> Kết quả mức WTP được thể hiện qua bảng 3.<br /> 67<br /> <br /> Hoàng Thị Hoài Linh và đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Kết quả phân tích mẫu điều tra cho thấy, mức<br /> chi trả thường thấy ở du khách nội địa là từ<br /> 10.000 - 18.000 (đồng/ người). Khách du lịch<br /> quốc tế mức sẵn lòng chi trả được lựa chọn<br /> nhiều là 0,5 USD/người.<br /> Như vậy, mức sẵn lòng chi trả của khách du<br /> lịch nội địa là 9.572,98 đồng/người, khách du<br /> lịch quốc tế là 0,9469 USD/người.<br /> Bảng 3. Mức sẵn lòng chi trả của khách nội địa<br /> Số khách<br /> Thành tiền<br /> (người)<br /> (đồng)<br /> 0<br /> 45<br /> 0<br /> 5.000<br /> 18<br /> 90.000<br /> 7.000<br /> 15<br /> 105.000<br /> 10.000<br /> 28<br /> 280.000<br /> 12.000<br /> 24<br /> 288.000<br /> 15.000<br /> 19<br /> 285.000<br /> 18.000<br /> 21<br /> 378.000<br /> 23.000<br /> 15<br /> 345.000<br /> Tổng cộng<br /> 185<br /> 1.771.000<br /> 9.572,98<br /> Mức WTP trung bình<br /> Nguồn: Tác giả xử lí từ kết quả điều tra<br /> Mức WTP<br /> <br /> Bảng 4. Mức sẵn lòng chi trả của khách quốc tế<br /> Số khách<br /> Thành tiền<br /> (người)<br /> (USD)<br /> 0,0<br /> 2<br /> 0,000<br /> 0,5<br /> 15<br /> 7,500<br /> 1,0<br /> 4<br /> 4,000<br /> 1,3<br /> 6<br /> 7,800<br /> 2,0<br /> 3<br /> 6,000<br /> 2,5<br /> 2<br /> 5,000<br /> 3,0<br /> 0<br /> 0,000<br /> 4,0<br /> 0<br /> 0,000<br /> Tổng cộng<br /> 32<br /> 30,300<br /> 0,9469<br /> Mức WTP trung bình<br /> Nguồn: Tác giả xử lí từ kết quả điều tra<br /> Mức WTP<br /> <br /> Xác định mức sẵn lòng chi trả của tổng<br /> lượng khách du lịch<br /> Công thức xác định mức sẵn lòng chi trả của<br /> tổng lượng khách du lịch:<br /> ∑WTPcủa tổng lượt khách du lịch = WTPtrung bình của khách<br /> du lịch × tổng lượng khách du lịch<br /> Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và<br /> Du lịch tỉnh Thái Nguyên Tổng lượt khách<br /> đến KDL Hồ Núi Cốc trong năm 2009 thì<br /> khách nội địa 252.000 người và khách quốc tế<br /> 34.000 người.<br /> 68<br /> <br /> 80(04): 65 - 70<br /> <br /> Khi đó, sự sẵn lòng chi trả của tổng lượt<br /> khách du lịch nội địa là:<br /> 9.572,98 x 252.000 = 2.412.390.960 (đồng)<br /> Với tỷ giá USD trung bình tại thời điểm tháng<br /> 5 năm 2009 là 1 USD = 16.941 đồng, vậy sự<br /> sẵn lòng chi trả của tổng lượt khách du lịch<br /> quốc tế là:<br /> 0,9469 x 16.941 x 34.000 ≈ 545.408.718 (đồng)<br /> <br /> Như vậy, có thể ước tính số tiền mà tổng lượt<br /> khách du lịch sẵn lòng chi trả hàng năm cho<br /> KDL Hồ Núi Cốc là: 2.957.799.678 (đồng)<br /> (Hai tỷ chín trăm năm mươi bảy triệu bảy<br /> trăm chín mươi chín nghìn sáu trăm bảy mươi<br /> tám đồng).<br /> Như vậy, nếu so sánh tổng mức sẵn lòng đóng<br /> góp của du khách với tổng doanh thu của<br /> KDL Hồ Núi Cốc là 15,1 tỷ đồng năm 2009<br /> thì nguồn vốn dành cho môi trường được huy<br /> động từ mức sẵn lòng chi trả của du khách<br /> gần bằng 1/5 tổng số doanh thu.<br /> Kết quả điều tra và con số gần 3 tỷ đồng/năm<br /> được tiến hành trên môi trường giả định. Tức<br /> là du khách không chịu sự chi phối của hoàn<br /> cảnh thật nên mức sẵn lòng chi trả có thể sẽ<br /> thấp hơn khi mà du khách thực tế phải bỏ tiền<br /> ra để ủng hộ. Tuy nhiên, dù là thị trường giả<br /> định nhưng kết quả điều tra cũng đã cho thấy<br /> khách du lịch rất qua tâm đến vấn đề môi<br /> trường tại KDL Hồ Núi Cốc và sẵn lòng bỏ ra<br /> một khoản tiền ngoài khoản chi phí cho<br /> chuyến đi để xây dựng Quỹ Môi trường cho<br /> KDL Hồ Núi Cốc.<br /> ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG THÀNH LẬP VÀ<br /> SỬ DỤNG QUỸ MÔI TRƯỜNG CHO KDL<br /> HỒ NÚI CỐC<br /> Thông qua thực tế ở KDL Hồ Núi Cốc và kết<br /> quả điều tra cụ thể, kết hợp với việc tham<br /> khảo từ những nghiên cứu tương tự trước đó<br /> tác giả đi đến đề xuất: Có cơ sở và khả năng<br /> thành lập một Quỹ môi trường cho KDL Hồ<br /> Núi Cốc.<br /> Mục đích sử dụng Quỹ: Mục đích chủ yếu<br /> của Quỹ là sử dụng cho việc bảo vệ môi<br /> trường tại KDL Hồ Núi Cốc, có thể thông qua<br /> việc hỗ trợ cộng đồng dân cư tạo thêm việc<br /> <br /> Hoàng Thị Hoài Linh và đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> làm để giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào việc<br /> khai thác tài nguyên của KDL. Cần đảm bảo<br /> rằng các khoản thu từ sự đóng góp này được<br /> sử dụng có hiệu quả và đúng mục tiêu. Sẽ là<br /> lý tưởng nếu đưa ra những kết quả nhìn thấy<br /> được, cho thấy rõ số tiền du khách đóng góp<br /> được sử dụng vào công việc phục vụ cho bảo<br /> vệ môi trường.<br /> Thành lập Ban quản lý Quỹ: Quỹ này nên<br /> được đặt dưới sự quản lý của Ban quản lý<br /> Quỹ bao gồm đại diện của các bên: Ban quản<br /> lý KDL Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh, ủy ban nhân<br /> dân của 08 xã nằm trong quy hoạch KDL và<br /> đại diện cộng đồng dân cư địa phương.<br /> Ban quản lý Quỹ gồm có Giám đốc, Phó giám<br /> đốc, kế toàn và các bộ phận chuyên môn<br /> nghiệp vụ. Ban quản lý Quỹ là cơ quan điều<br /> hành Quỹ, có trách nhiệm thẩm định các dự<br /> án/các hoạt động đề nghị hỗ trợ tài chính đã<br /> được đệ trình và đánh giá xem dự án đó có<br /> thể được nhận hỗ trợ tài chính từ Quỹ theo<br /> đúng như quy chế của Quỹ không, xét duyệt<br /> kỹ thuật và tài chính của dự án trình lên Quỹ<br /> từ đó làm cơ sở ra quyết định chấp thuận hỗ<br /> trợ dự án. Ban quản lý Quỹ có trách nhiệm<br /> giám sát quá trình thực hiện dự án và đảm bảo<br /> khoản hỗ trợ tài chính do Quỹ cung cấp được<br /> sử dụng đúng đắn, hợp lý.<br /> Cơ chế huy động nguồn thu cho Quỹ: Để đạt<br /> được hiệu quả trong việc huy động nguồn thu<br /> cho Quỹ môi trường, trước hết nên áp dụng<br /> phụ phí vé vào cổng đối với khách DL dựa<br /> trên sự sẵn lòng chi trả của họ. Đây là phương<br /> án khả thi mặc dù không dễ dàng áp thực hiện<br /> trong giai đoạn đầu. Việc áp dụng phụ phí vé<br /> vào cổng, với tư cách là một công cụ kinh tế,<br /> chắc chắn sẽ không tránh khỏi những phản<br /> ứng ban đầu từ nhiều phía. Trước hết, là phản<br /> ứng từ phía ngành du lịch, họ lo việc áp dụng<br /> phụ phí này có thể làm giảm bớt lượng khách<br /> du lịch. Sự phản ứng này cũng có thể từ phía<br /> khách du lịch, kể cả khách nội địa và quốc tế.<br /> Kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng các<br /> công cụ kinh tế cho bảo vệ môi trường đã chỉ<br /> ra rằng, có thể giảm bớt sự tiêu cực này bằng<br /> nhiều cách và thậm chí có thể biến những<br /> phản ứng ban đầu đó thành sự ủng hộ tích<br /> <br /> 80(04): 65 - 70<br /> <br /> cực. Bên cạnh sự sẵn lòng đóng góp của du<br /> khách, để tăng nguồn thu cho Quỹ và nâng<br /> cao khả năng hỗ trợ, cần phải có một số cơ<br /> chế để tăng nguồn thu tiềm năng cho Quỹ như<br /> từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức<br /> trong nước và quốc tế, tiền lãi và các khoản<br /> lợi khác thu được từ hoạt động của Quỹ…<br /> Cơ chế giải ngân của Quỹ môi trường: Quỹ<br /> môi trường hoạt động nhằm phát triển bền<br /> vững KDL Hồ Núi Núi Cốc có thể cung cấp<br /> các khoản hỗ trợ không hoàn lại và cho vay.<br /> Các dự án có thể như: hỗ trợ nâng cao ý thức<br /> về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững<br /> cho du khách và cộng đồng dân cư quanh hồ<br /> thông qua các hoạt động truyền thông, giáo<br /> dục và đào tạo; Cải tạo chất lượng môi trường<br /> KDL; cung cấp vốn cho người dân quanh Hồ<br /> tham gia vào công tác trồng rừng và bảo vệ<br /> nguồn nước… Thông qua các hoạt động này<br /> để tạo ra cảnh quan môi trường sạch đẹp tại<br /> KDL Hồ Núi Cốc, hệ sinh thái khu vực hồ<br /> được đảm bảo.<br /> KẾT KUẬN<br /> KDL Hồ Núi Cốc là một địa điểm giải trí nổi<br /> tiếng ngày càng thu hút được nhiều du khách<br /> trong nước và quốc tế. Hàng năm số lượng có<br /> hàng trăm nghìn du khách tới đây tham quan,<br /> nghỉ dưỡng, ngắm cảnh và tìm hiểu các giá trị<br /> văn hóa Việt Bắc. Tuy nhiên, trong quá trình<br /> phát triển du lịch đã tạo ra những tác động<br /> tiêu cực đến cảnh quan môi trường. Qua điều<br /> tra cũng cho thấy du khách rất quan tâm đến<br /> vấn đề môi trường và sẵn sàng bỏ ra một<br /> khoản chi phí ngoài những khoản chi trả. Tổng<br /> mức sẵn lòng chi trả của du khách cho vấn đề<br /> môi trường là gần 3 tỷ đồng/năm. Đây là<br /> nguồn tiền đáng kể và là cơ sở cho việc thành<br /> lập một Quỹ môi trường ở KDL Hồ Núi Cốc.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên) (2003) Giáo<br /> trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống kê.<br /> [2]. Trần Văn Đính (chủ biên) (2004), Giáo trình<br /> Kinh tế và Quản lý Du lịch, Nxb LĐ - XH.<br /> [3]. Phạm Khánh Nam (chủ biên) (2005) Kinh tế<br /> tài nguyên và môi trường, Đại học Kinh tế thành<br /> phố Hồ Chí Minh, .<br /> [4]. Báo cáo kết quả hoạt động của KDL Hồ Núi<br /> Cốc các năm từ 2005 – 2010.<br /> <br /> 69<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0