Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br />
<br />
NGHIÊN CỨU NẤM Neocosmospora vasinfecta Smith GÂY HẠI LẠC<br />
(Arachis hypogaea L) TẠI NGHỆ AN<br />
Thị Vinh1, Trần Ngọc Lân2<br />
1<br />
Chi cục Trồng trọt & BVTV Nghệ An<br />
2<br />
Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lạc (Arachis hypogaea L) là cây công<br />
nghiệp cho dầu ngắn ngày hàng đầu ở Việt<br />
Nam. Lạc là một trong 10 loại cây trồng<br />
chính, có giá trị kinh tế cao ở Nghệ An, phù<br />
hợp với các vùng đất cát ven biển, đất phù sa<br />
ven sông và đất đồi. Hàng năm tỉnh Nghệ An<br />
gieo trồng khoảng trên 25.000 ha lạc (vụ xuân,<br />
vụ hè thu và vụ đông) với sản lượng khoảng<br />
48.000 tấn<br />
Việt Nam nói chung và Nghệ An nói<br />
riêng có khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi<br />
cho dịch hại cây trồng phát sinh phát triển, đặc<br />
biệt là các loài nấm bệnh có nguồn gốc từ đất.<br />
Trong những năm gần đây, sự gia tăng về diện<br />
tích trồng lạc và việc áp dụng các biện pháp kỹ<br />
thuật thâm canh đã làm phát sinh ngày càng<br />
nhiều dịch hại nguy hiểm. Gần đây tại Nghệ<br />
An ghi nhận thêm loài nấm bệnh mới gây hại<br />
trên lạc với các triệu chứng đặc trưng là thân<br />
và gốc rễ có màu đen thối. Cấy lên môi trường<br />
PDA nấm hình thành nhiều quả thể màu cam.<br />
Cùng thời điểm đó nấm bệnh cũng được tìm<br />
thấy ở Thừa Thiên Huế, quả thể nấm hình<br />
thành ngay trên vết bệnh ở ngoài đồng ruộng.<br />
Mẫu nấm thuần ở Nghệ An đã được gửi đến<br />
Centraalbureau voor Schimmelcultures (CBS)<br />
và đã được xác định có tên khoa học là<br />
Neocosmospora vasinfecta Smith (Dau.T.V et<br />
al 2010).<br />
Năm 2007, loài nấm này xuất hiện gây<br />
bệnh với tỷ lệ cao trên cây lạc, đậu tương, đậu<br />
xanh ở nhiều vùng của một số nước trong khu<br />
vực châu Á, như là một loài nấm bệnh mới có<br />
nguy cơ gây dịch hại nghiêm trọng cho cây trồng<br />
cạn, nhất là cây lạc (Fuhlbohm M.F et al., 2007).<br />
Để giảm thiểu tác hại của nấm bệnh và<br />
nâng cao năng suất lạc, cần phải có những<br />
nghiên cứu cụ thể nhằm xác định đâu là<br />
nguyên nhân chính gây thiệt hại đến năng suất,<br />
trên cơ sở nghiên cứu tìm ra biện pháp phòng<br />
trừ hữu hiệu để nâng cao năng suất lạc, góp<br />
<br />
một phần vào việc đẩy mạnh sản xuất lạc ở<br />
Nghệ An và Việt Nam.<br />
Bài báo này trình bày kết quả về đặc<br />
điểm sinh học của nấm, quá trình phân lập mẫu<br />
bệnh, lây bệnh nhân tạo và tái phân lập lại tác<br />
nhân lây nhiễm ban đầu tại Nghệ An.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
Mẫu bệnh được thu thập tại các ruộng lạc<br />
thuộc huyện Nghi Lộc, Diễn Châu thời kỳ phân<br />
cành, ra hoa.<br />
* Các vật liệu nghiên cứu trong phòng:<br />
- Môi trường nuôi cấy: + Môi trường<br />
PDA: Khoai tây (250g), Đường Glucose (20g),<br />
Agar (20g), Nước cất (1.000ml).<br />
+ Môi trường CLA: Agar (20gr), Lá cẩm<br />
chướng sấy khô, cắt nhỏ (2x2cm), Nước cất<br />
(1.000ml)<br />
+ Môi trường WA có kháng sinh: Agar<br />
(20gr), Nước cất (1000ml), Steptomycin sulfate<br />
(1.0g/L) và Neomycin sulfate (0,12g/L).<br />
- Các trang thiết bị và dụng cụ: Tủ sấy<br />
dụng cụ, buồng cấy, nồi hấp khử trùng, kính<br />
hiển vi quang học, kính lúp soi nổi, dụng cụ<br />
nuôi cấy nấm.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Phương pháp xác định tác nhân gây<br />
bệnh được tiến hành theo phương pháp<br />
Koch's Postulates: theo 4 bước<br />
Bước 1. Mô tả triệu chứng và nhận dạng<br />
chi tiết. Ví dụ: Triệu chứng héo vàng, thối thân,<br />
rễ, còi cọc...<br />
Bước 2. Phân lập tác nhân gây bệnh và<br />
thông qua đó mô tả và giám định.<br />
Bước 3. Lây bệnh nhân tạo tác nhân gây<br />
bệnh lên cây khỏe, quan sát triệu chứng bệnh<br />
biểu hiện so với mô tả ban đầu.<br />
<br />
935<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Bước 4. Tái phân lập tác nhân lây nhiễm<br />
ban đầu.<br />
2.2.2. Phương pháp phân lập mẫu bệnh<br />
- Phương pháp phân lập dựa theo Burgess<br />
và cộng sự. (2009): Đoạn thân được cắt ra từ<br />
thân cây bệnh bao gồm có cả phần mô bệnh và<br />
mô khỏe, được rửa sạch dưới vòi nước máy, sau<br />
đó rửa sạch bằng nước vô trùng, khử trùng bề<br />
mặt bằng cồn 70% trong 5 giây, rửa sạch lại<br />
bằng nước vô trùng và để khô trên giấy thấm vô<br />
trùng. Một phân miếng mẫu nhỏ được cắt ra từ<br />
đoạn mẫu đã được vô trùng ranh giữa ranh giới<br />
mô bệnh và mô khỏe và cấy lên môi trường WA<br />
có các chất kháng sinh và để ở nhiệt độ phòng.<br />
Tản nấm mọc ra từ đoạn mẫu cấy được cấy<br />
chuyền lên môi trường lá cây hoa cẩm chướng<br />
(CLA), nuôi trong điều kiện phòng (250C)<br />
trước khi làm thuần bằng cách cắt đỉnh sinh<br />
trưởng và cấy lên môi trường PDA.<br />
- Phương pháp cấy đơn bào tử dựa theo<br />
Trần Nguyễn Hà và cộng sự 2005: Bào tử từ ổ<br />
bào tử bằng que cấy nấm, hòa bào tử vào ống<br />
nghiệm chứa 10 mL nước cất vô trùng, lắc đều<br />
tay sau đó đổ dung dịch bào tử vào đĩa môi<br />
trường WA và lắc nhẹ cho dịch tràn đều trên<br />
toàn bộ bề mặt môi trường. Đặt đĩa môi trường<br />
nghiêng khoảng 30-400 cho ráo nước trong<br />
điều kiện tối khoảng 18-20 giờ, quan sát dưới<br />
kính lúp điện để tìm bào tử nảy mầm, dùng que<br />
cấy nấm sắc, dẹt cắt xung quanh bào tử và<br />
chuyển miếng môi trường có bào tử sang môi<br />
trường PDA<br />
2.2.3. Phương pháp lây bệnh nhân tạo<br />
a) Lây bệnh trực tiếp lên cây ký chủ:<br />
Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo với cây lạc<br />
thời kỳ phân cành dựa trên kỹ thuật lây nhiễm<br />
vào thân được mô tả bởi Đậu Thị Vinh và cộng<br />
sự năm 2008: Cây lạc được trồng trong nhà<br />
lưới. Một mảnh của tản nấm được các định là<br />
Neocosmospora vasinfecta được nuối cấy trên<br />
môi trường PDA sau 7 ngày. Các thân cây<br />
được tạo vết thương, cắt một miếng thạch từ<br />
viền của tản nấm khoảng 5x5mm, áp lên vết<br />
thương đã tạo dọc theo thân cây khoảng 2mm.<br />
Dùng Parafilm quấn chặt miếng thạch với vết<br />
thương. Sử dụng các cây ở ô thí nghiệm khác<br />
làm đối chứng và tiến hành tương tự như tạo<br />
vết thương, dùng miếng thạch từ PDA không<br />
có nấm bệnh áp vào vết thương và quấn chặt<br />
<br />
936<br />
<br />
Parafilm. Các cây thí nghiệm được chăm sóc<br />
dưới ánh sáng mặt trời, nhiệt độ hàng ngày<br />
trong khoảng 20-280C. Triệu chứng bệnh điển<br />
hình như trên đồng ruộng đã xuất hiện tại điểm<br />
cắt tạo vết thương của các cây thí nghiệm với<br />
Neocosmospora vasinfecta sau 20 ngày trên tất<br />
cả các cây đã lây nhiễm (Hình 2). Các cây làm<br />
đối chứng không xuất hiện triêu chứng bệnh.<br />
Nấm Neocosmospora vasinfecta đã được phân<br />
lập từ cây làm thí nghiệm tại vị trí cách vết<br />
thương 5cm, hoàn thành quy tắc Koch’s.<br />
b) Phương pháp lây bệnh qua đất:<br />
Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo qua đất<br />
cũng được thực hiện dựa trên kỹ thuật lây<br />
nhiễm vào thân được mô tả bởi Đậu Thị Vinh<br />
và cộng sự năm 2008: Hạt kê và vỏ trấu được<br />
ngâm trong nước và để qua đêm trong tủ lạnh,<br />
chắt bỏ phần nước, cho 150ml giá thể vào một<br />
bình thủy tinh dung tích 250ml, cuộn thật chặt<br />
một nút bông gòn, bọc ngoài bằng vải màn để<br />
nút chặt miệng bình. Dùng giấy nhôm phủ lên<br />
miệng bình và hấp khử trùng, sau đó cấy các<br />
miếng thạch có sợi nấm vào giá thể, chú ý để<br />
nút bình vẫn trong điều kiện vô trùng, thao tác<br />
này được thực hiện trong buồng cấy. Lắc bình<br />
tam giác 2-3 ngày sau khi cấy để đảm bảo<br />
nguồn bệnh được phân bố đều trong giá thể.<br />
Nấm nhân nuôi trong bình tam giác khoảng 15<br />
ngày, lấy ra trộn vào đất vào bốn phía của cây.<br />
Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới<br />
(Hình 2).<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO<br />
LUẬN<br />
3.1. Triệu chứng bệnh trên đồng ruộng<br />
Đối với nấm Neocosmospora vasinfecta<br />
gây bệnh trên cây lạc, triệu chứng bệnh thường<br />
quan sát rõ nét và điển hình nhất vào thời kỳ<br />
cây lạc ra hoa, phát triển tia quả. Ban đầu gốc<br />
thân có những vết màu nâu sau đó đen dần, cây<br />
héo vàng, bệnh nặng cây sẽ bị thối chết.<br />
Triệu chứng bệnh ở bộ phận dưới mặt<br />
đất: Hệ thống rễ cây phát triển chậm. Ban đầu<br />
các chóp rễ bị biến màu có màu nâu nhạt rồi<br />
chuyển sang màu nâu đen, rễ chính bị thối, vỏ<br />
rễ bị thối tạo thành một lớp hoại tử màu đen.<br />
Bộ rễ bị hư hỏng nặng và không cung cấp đủ<br />
nước, lá cây bị biến vàng và cuối cùng chết<br />
toàn bộ cây. Khi chẻ dọc thân và rễ chính cây<br />
lạc, vết bệnh trong thân hóa màu nân đen, khô<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br />
<br />
ráo, ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ rõ<br />
ràng. Trên lớp hoại tử của vết bệnh và trong<br />
<br />
phần đất xung quanh cây bệnh thỉnh thoảng bắt<br />
gặp quả thể nấm màu đỏ cam.<br />
<br />
3.2. Đặc điểm hình thái (Đặc điểm sợi nấm, tản nấm, bào tử…)<br />
Bảng 1: Kết quả giám định nấm Neocosmospora vasinfecta gây bệnh thối thân, rễ cây lạc<br />
TT<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
1<br />
<br />
Sợi nấm (Hyphea)<br />
<br />
2<br />
<br />
Tản nấm (Colony)<br />
Bào tử túi<br />
(Ascospores<br />
Bào tử phân sinh<br />
(Conidia)<br />
Túi bào tử (Asci)<br />
<br />
3<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Sợi nấm mọc thẳng, mọc nhanh trên môi trường PDA, ít phân nhánh, màu<br />
trắng xốp.<br />
Trên môi trường PDA tản nấm có màu trắng nhạt, bông và hình thành<br />
nhiều quả thể<br />
Hình cầu đến elip, thành mỏng, trong suốt.<br />
<br />
Kích thước nhỏ, hình trụ đến hình chữ nhật, elip, trong suốt, được xếp<br />
thành cụm ở đỉnh đầu của cành bào tử phân sinh<br />
5<br />
Hình trụ, thuôn, mỏng. Bên trong chứa 8 bào tử được sắp xếp riêng lẻ.<br />
Có màu đỏ đến da cam, bên ngoài nhẵn, có hình cầu hơi elip được mọc ra<br />
6 Quả thể (Perithecia)<br />
từ cành bào tử phân sinh. Bên trong chứa nhiều túi bào tử.<br />
Ghi chú: Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái nấm Neocosmospora vasinfecta Smith của<br />
chúng tôi tương ứng với mô tả của Cannon và Hawksworth (1988).<br />
4<br />
<br />
b<br />
a<br />
<br />
c<br />
d<br />
Hình 1: Đặc điểm hình thái nấm N. vassinfecta<br />
(a) quả thể<br />
(c) quả thể hình thành trên lá cẩm chướng<br />
<br />
(b) tản nấm<br />
(d) túi bào tử<br />
<br />
937<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMHội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br />
<br />
3.3. Kết quả lây bệnh nhân tạo<br />
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm lây bệnh<br />
nhân tạo cho cây lạc bằng nguồn nấm đã được<br />
phân lập và nhân trên môi trường PDA. Đồng<br />
thời tìm hiểu ảnh hưởng của phương pháp lây<br />
khác nhau đến khả năng nhiễm nấm<br />
Neocosmospora vassinfecta Smith trên cây lạc.<br />
<br />
a<br />
<br />
c<br />
<br />
Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo bằng nguồn nấm<br />
Neocosmospora vassinfecta Smith đã phân lập<br />
từ mẫu cây bị nhiễm nặng bệnh thối gốc do<br />
nấm N.vassinfecta theo 2 phương pháp khác<br />
nhau, theo dõi khả năng tiềm dục và biểu hiện<br />
triệu chứng của bệnh sau lây nhiễm.<br />
<br />
b<br />
<br />
d<br />
e<br />
Hình 2: Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm N. vassinfecta<br />
<br />
(a) Tạo vết thương ở thân; (b) Cây bệnh sau lây nhiễm vào thân<br />
(c) Nhân sinh khối nấm; (d) Cây bệnh sau lây nhiễm vào đất<br />
(e) Quả thể nấm hình thành trên cây bệnh<br />
<br />
938<br />
<br />
938<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm N. vassinfecta trên cây lạc<br />
TT<br />
<br />
Phương pháp lây<br />
<br />
1<br />
<br />
Lây nhiễm nguồn<br />
bệnh vào gốc thân<br />
<br />
2<br />
<br />
Lây nguồn bệnh vào<br />
đất<br />
<br />
4<br />
<br />
Đối chứng<br />
<br />
Cây TN (P)<br />
P1<br />
P2<br />
P3<br />
P4<br />
P5<br />
P6<br />
P7<br />
P8<br />
P9<br />
P10<br />
P1<br />
P2<br />
P3<br />
P4<br />
P5<br />
P6<br />
P7<br />
P8<br />
P9<br />
P10<br />
10 cây<br />
<br />
Mức độ nhiễm bệnh<br />
10 ngày<br />
15 ngày<br />
20 ngày<br />
+<br />
+++<br />
+<br />
++<br />
+<br />
+<br />
++<br />
+<br />
++<br />
+<br />
+++<br />
+<br />
++<br />
+<br />
++<br />
+<br />
+<br />
+<br />
++<br />
+<br />
++<br />
+<br />
+<br />
-<br />
<br />
Ký hiệu: (- ) Không biểu hiện bệnh<br />
(+) Cây ốm yếu, bộ lá biến vàng<br />
(++) Bộ lá vàng úa, gốc thân có màu nâu đen<br />
(+++) Bộ rễ và gốc thối mục, cây chết<br />
<br />
Qua kết quả thí nghiệm trên cho thấy với<br />
thời gian ủ bệnh từ 15 đến 20 ngày, cây lạc được<br />
lây nhiễm xuất hiện triệu chứng giống ngoài<br />
đồng ruộng. Tuy nhiên số cây thể hiện triệu<br />
chứng ở 2 phương pháp có sự khác nhau, phương<br />
pháp cắt vào thân có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn<br />
(100%) sau 20 ngày lây nhiễm và thời gian tiềm<br />
dục ngắn hơn. Chỉ sau 15 ngày hầu hết các cây<br />
đã có biểu hiện bệnh. Còn sử dụng nguồn nấm<br />
nhân trên hạt kê trộn vào đất cho tỷ lệ nhiễm<br />
bệnh thấp hơn (50%) sau 20 ngày lây nhiễm và<br />
thời gian tiềm dục dài hơn (20 ngày). Sau khi cây<br />
bị nhiễm bệnh do lây bệnh nhân tạo, các mẫu tái<br />
phân lập trở lại, kết quả cũng thu được nguồn<br />
nấm Neocosmospora vasinfecta Smith ban đầu.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
4.1. Kết luận<br />
- Việc hoàn thành Quy tắc Koch's<br />
Postulates đã khẳng định nấm Neocosmospora<br />
vasinfecta Smith gây bệnh thối thân rễ cây lạc.<br />
<br />
4.2. Đề nghị<br />
- Tiếp tục nghiên cứu riêng lẻ về quy luật<br />
phát sinh, mức độ gây hại của nấm<br />
Neocosmospora vasinfecta Smith để làm rõ vai<br />
trò của nấm bệnh trong phức hợp bệnh thối<br />
thân rễ cây lạc.<br />
- Cần đi sâu nghiên cứu để xác định phổ<br />
ký chủ của nấm Neocosmospora vasinfecta<br />
Smith tại Việt Nam.<br />
- Đề xuất đưa nấm bệnh Neocosmospora<br />
vasinfecta Smith vào danh mục bệnh hại cây<br />
lạc ở Việt Nam.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Burgess Lester W., Timothy E. Knight, Len<br />
Tesoriero, Phan Thúy Hiền (2009), Cẩm<br />
nang chẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam.<br />
ACIAR.<br />
<br />
939<br />
<br />