Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG SUẤT TRỒNG RONG SỤN<br />
(Kappaphycus alvarezii Doty, 1989) BẰNG CÁCH HẠN CHẾ CÁ DÌA<br />
(Siganus spp.) ĂN RONG<br />
RESEARCH ON IMPROVEMENT OF KAPPAPHYCUS (Kappaphycus alvarezii Doty, 1989)<br />
CULTURE PRODUCTION BY PREVENTING RABBIT FISH (Siganus spp.)<br />
Phạm Quốc Hùng1, Lê Thị Hồng Mơ2, Phùng Thế Trung3,<br />
Nguyễn Quang Huy4, Svend Jørgen Steenfeldt5<br />
Ngày nhận bài: 05/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 03/11/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu nhằm xác định biện pháp hạn chế cá dìa ăn rong hiệu quả trong vùng trồng rong sụn tại Cam Ranh, nơi<br />
hoạt động trồng rong bị ảnh hưởng lớn bởi sự phá hoại của loài cá này. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn với<br />
12 đơn vị trồng (diện tích mỗi đơn vị 10x10 m2) thuộc 4 nghiệm thức: T1 – quây lưới với kích thước mắt lưới 2a = 2 cm,<br />
T2 – quây lưới 2a= 3 cm, T3 – quây lưới 2a= 5 cm và thả cá chẽm trong vùng trồng, T4 – không quây lưới hạn chế cá dìa.<br />
Kết quả cho thấy, tốc độ sinh trưởng đặc trưng của rong ở T3 cao nhất (3,25% / ngày), tiếp theo là T1 (2,89% / ngày), thấp<br />
nhất là T2 và T4 (lần lượt là 2,49 và 2,57% / ngày). Mặc dù chi phí đầu tư cao nhưng nhờ cho sản lượng lớn, giá thành<br />
sản phẩm rong sụn ở T3 và T1 thấp nhất (15,1 và 16,9 ngàn đồng/kg khô theo thứ tự). Vì thế, hiệu quả kinh tế của hai mô<br />
hình này cao hơn T2 và T4.<br />
Từ khoá: rong sụn, cá dìa, ăn rong, cá dữ, Lates calcarifer<br />
<br />
ABSTRACT<br />
An experiment was conducted to determine proper technique for preventing rabbit fish from grazing Kappaphycus<br />
on culture area in Cam Ranh, where Kappaphycus cultivation was seriously affected by this herbivorous fish species.<br />
Completely randomized design was applied with 12 culture unit (10x10 m2 surface area each) distributed into 4 treatments:<br />
T1 – using net-fence at 2 cm mesh size, T2 – using net-fence at 3cm mesh size, T3 – using net-fence at 5 cm mesh size with<br />
seabass seabass stocked in the area, T4 – without protection. The results showed that, specific growth rate of seaweed in<br />
T3 was highest (3.25%.day-1), followed by T1 (2.89%.day-1), and lowest in T2 and T4 (2.49 and 2.57%.day-1, respectively).<br />
Although the investment was high, higher production resulted in the lowest cost prices of seaweed in T3 and T1 (15.1 and<br />
16.9 thousand VND/kg DW, respectively). Therefore, the profits of these culture models were higher than T2 and T4.<br />
Keywords: Kappaphycus alvarezii, rabbit fish, carnivorous, Lates calcarifer<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rong sụn (Kappaphycus alvarezii) là loài rong<br />
đỏ nhiệt đới phân bố tự nhiên ở một số quốc gia<br />
Châu Á, đặc biệt là Philippines và Indonesia. Đây<br />
là nguồn rong biển kinh tế quan trọng trong chiết<br />
xuất kappa- Carrageenan [6], [7]. Tại Việt Nam, rong<br />
sụn được nuôi trồng nhiều ở các tỉnh ven biển Nam<br />
Trung Bộ như Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận<br />
[2], [6]. Đây là loài rong được di nhập từ năm 1993<br />
với mục tiêu xóa đói giảm nghèo và đã thành công<br />
<br />
trong việc bảo đảm sinh kế cho nhiều cộng đồng cư<br />
dân ven biển [1], [2]. Nghề trồng rong sụn ven biển<br />
tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển cả về<br />
diện tích lẫn sản lượng. Tuy nhiên, việc phát triển<br />
trồng loại rong này còn gặp phải một số khó khăn<br />
về nguồn giống, giá thu mua, bệnh và địch hại [2].<br />
Vì hoạt động nuôi trồng rong sụn diễn ra trong vùng<br />
biển mở, địch hại mà chủ yếu là các loài thuộc giống<br />
cá dìa Siganus ăn rong là khó khăn thường xuyên<br />
<br />
TS. Phạm Quốc Hùng, 2 ThS. Lê Thị Hồng Mơ, 3 ThS. Phùng Thế Trung: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Nguyễn Quang Huy: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I<br />
5<br />
GS. Svend Jørgen Steenfeldt: Viện Nghiên cứu Nguồn lợi thủy sản Đan Mạch (DTU Aqua)<br />
1<br />
4<br />
<br />
24 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
làm giảm năng suất nuôi trồng. Việc hạn chế cá dìa<br />
trong vùng trồng rong sụn sẽ nâng cao năng suất,<br />
sản lượng và thu nhập của người trồng rong [1].<br />
Đã có một số biện pháp hạn chế cá dìa ăn rong<br />
như lựa chọn vùng trồng ít cá dìa hoặc quây lưới<br />
quanh vùng trồng rong nhưng hiệu quả mang lại<br />
thấp, chưa được kiểm chứng cũng như chưa xác<br />
định được kích thước mắt lưới phù hợp [2].<br />
Trong bối cảnh đó, việc cải tiến mô hình trồng<br />
rong sụn bằng cách sử dụng lưới bao phù hợp hoặc<br />
thả nuôi cá dữ xua đuổi cá dìa là hướng nghiên cứu<br />
mới hứa hẹn và có ý nghĩa thiết thực. Trong bối<br />
cảnh giá rong nguyên liệu tăng giảm thất thường<br />
như hiện nay, hạn chế sự phá hoại của cá dìa nhằm<br />
tăng năng suất là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo<br />
thu nhập ổn định của người trồng rong.<br />
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định<br />
được biện pháp hạn chế cá dìa hiệu quả trong vùng<br />
trồng rong sụn. Từ đó góp phần nâng cao năng suất<br />
<br />
và hiệu quả kinh tế của nghề trồng rong sụn ven<br />
biển miền Trung.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiến hành trên rong sụn<br />
(Kappaphycus alvarezii) tại vùng biển thuộc vịnh<br />
Cam Ranh từ 4/2013 đến 7/2013.<br />
2. Phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức và<br />
3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Các đơn vị thí<br />
nghiệm (lần lặp) được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn<br />
trên diện tích 10x150 m2. Mỗi đơn vị thí nghiệm<br />
được triển khai trên diện tích 10x10 m2 với mật độ<br />
ra giống khoảng 1 kg/m2.<br />
Các đơn vị thí nghiệm được bố trí cách nhau 5 m.<br />
Vì khu triển khai thí nghiệm có diện tích hẹp, kéo dài<br />
vuông góc với hướng thủy triều lên xuống nên các lô<br />
căng lưới không ảnh hưởng nhiều đến các lô kế cận.<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn các đơn vị thí nghiệm<br />
<br />
Nghiệm thức T1: bao lưới (cước trắng) bảo vệ với kích thước mắt lưới nhỏ 2a = 2 cm.<br />
Nghiệm thức T2: bao lưới (cước trắng) bảo vệ với kích thước mắt lưới vừa 2a = 3 cm.<br />
Nghiệm thức T3: trồng rong kết hợp thả nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) (cỡ 420 ± 26 g/con, mật độ 1kg/10 m2)<br />
trong khu bao lưới (PE đen) mắt lưới lớn 2a = 5 cm. Việc bao lưới PE chủ yếu với mục đích thả nuôi nhốt cá<br />
chẽm, không nhằm hạn chế cá ăn rong bằng cách bao lưới. Cá chẽm không được cho ăn.<br />
Nghiệm thức T4: đối chứng; không sử dụng lưới bao và cá dữ để bảo vệ rong trước cá dìa.<br />
Thí nghiệm được tiến hành trong 12 tuần, trùng thời gian chính vụ trồng rong sụn tại địa phương thí nghiệm.<br />
Tất cá các biện pháp chăm sóc và quản lý khác được bảo đảm tiến hành như nhau ở các lô thí nghiệm.<br />
3. Phương pháp thu thập số liệu<br />
3.1. Theo dõi các yếu tố môi trường<br />
Một số yếu tố môi trường liên quan được xác định hàng tuần theo phương pháp và thiết bị được trình bày<br />
trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường nước trong vùng trồng rong<br />
Yếu tố<br />
<br />
Nhiệt độ<br />
Độ mặn<br />
pH<br />
Độ trong<br />
Ammonia (TAN)<br />
Phospho hòa tan (PO4-P)<br />
Chất rắn lơ lửng (TSS)<br />
<br />
Phương pháp, thiết bị đo<br />
<br />
Nhiệt kế thủy ngân<br />
Khúc xạ kế<br />
pH test<br />
Đĩa Secchi<br />
Pp Phenate<br />
Pp Ascorbic acid<br />
Sấy ở 103oC trong 24h<br />
<br />
Độ chính xác<br />
<br />
1oC<br />
1ppt<br />
0,5<br />
5 cm<br />
1 µg/L<br />
1 µg/L<br />
1 mg/L<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 25<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng<br />
Định kỳ hàng tuần thu ngẫu nhiên 30 cụm rong<br />
trong mỗi khung thí nghiệm để cân và tính khối<br />
lượng trung bình. Qua đó, tốc độ sinh trưởng bình<br />
quân ngày (DWG) và tốc độ sinh trưởng đặc trưng<br />
về khối lượng (SGR) được xác định theo thời gian<br />
thu mẫu bằng các công thức sau.<br />
DWG (g/ngày) = (W2 – W1) / (t2 – t1)<br />
SGR (%/ngày) = 100 x ln(W2/W1) / (t2 – t1)<br />
Trong đó: W1 là khối lượng rong (g) tại ngày<br />
nuôi t1, W2 là khối lượng rong (g) tại ngày nuôi t2.<br />
Bên cạnh đó, khoảng 1kg rong tươi trong mỗi<br />
đơn vị thí nghiệm cũng được thu đem đi sấy khô ở<br />
1050C trong 24 giờ để xác định tỷ lệ khô tươi trong<br />
từng lần thu mẫu.<br />
3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế<br />
Chi phí cho từng khung rong của từng nghiệm<br />
thức và khấu hao vật liệu cũng được ghi nhận để<br />
xác định tổng chi cho từng nghiệm thức. Từ năng<br />
suất, sản lượng rong thu hoạch ở từng nghiệm thức<br />
kết hợp với giá bán rong nguyên liệu tại thời điểm<br />
thu hoạch, mức thu ở từng nghiệm thức cũng sẽ<br />
được xác định.<br />
Với các số liệu kể trên, giá thành và lợi nhuận<br />
trên từng đơn vị khối lượng rong sản xuất được sẽ<br />
được xác định nhằm so sánh hiệu quả kinh tế giữa<br />
các mô hình trồng rong thí nghiệm.<br />
4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu<br />
Số liệu được lưu trữ và xử lý trên phần mềm<br />
<br />
Số 1/2014<br />
MS Excel 2007. Khác biệt trong từng chỉ tiêu giữa<br />
các nghiệm thức được so sánh bằng cách phân<br />
tích phương sai một nhân tố (Oneway ANOVA)<br />
và kiểm chứng bằng Turkey Test trên phần mềm<br />
SPSS 20.<br />
Số liệu được trình bày dưới dạng Mean ± SD<br />
(giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn).<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Diễn biến các yếu tố môi trường nước khu<br />
vực nghiên cứu<br />
Hầu hết các yếu tố môi trường trong vùng<br />
trồng rong tương đối ổn định giữa các đơn vị thí<br />
nghiệm khác nhau. Qua thời gian thí nghiệm, nhiệt<br />
độ dao động trong khoảng 25 - 320C, phù hợp với<br />
khoảng thích nghi của cả rong sụn [5], [7] và cá<br />
chẽm [3], [4]. pH chỉ thỉnh thoảng đạt giá trị cao,<br />
gần 9 vào buổi chiều. Độ mặn cũng tương đối ổn<br />
định, giao động từ 28 - 33 ppt do không có mưa lớn<br />
kéo dài. Yếu tố môi trường thay đổi lớn nhất là độ<br />
trong, dao động trong khoảng 65 - 120 cm do ảnh<br />
hưởng của con nước thủy triều và sự phát triển<br />
của tảo chủ yếu xả thải ra từ khu nuôi tôm gần đó.<br />
Độ trong ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của rong<br />
biển vì gián tiếp ảnh hưởng đến lượng ánh sáng<br />
rong sử dụng cho quang hợp. Tuy vậy, thời gian độ<br />
trong thấp tại vùng thí nghiệm không kéo dài nên<br />
không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của rong<br />
sụn nuôi trồng.<br />
<br />
Bảng 2. Diễn biến các yếu tố môi trường nước tại vùng thí nghiệm<br />
Yếu tố<br />
<br />
Nhiệt độ (0C)<br />
pH<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Thấp nhất<br />
<br />
Cao nhất<br />
<br />
25<br />
<br />
29<br />
<br />
Sáng<br />
<br />
28 ± 1,4<br />
<br />
Chiều<br />
<br />
30 ± 1,9<br />
<br />
27<br />
<br />
32<br />
<br />
Sáng<br />
<br />
-<br />
<br />
7,5<br />
<br />
8,0<br />
<br />
-<br />
<br />
8,0<br />
<br />
9,0<br />
<br />
Độ mặn (ppt)<br />
<br />
Chiều<br />
<br />
30 ± 1,5<br />
<br />
28<br />
<br />
33<br />
<br />
Độ trong (cm)<br />
<br />
92 ± 18,3<br />
<br />
65<br />
<br />
120<br />
<br />
Ammonia tổng số (µg/L)<br />
<br />
54 ± 8,7<br />
<br />
41<br />
<br />
70<br />
<br />
Phospho hòa tan (µg/L)<br />
<br />
12 ± 2,0<br />
<br />
9<br />
<br />
16<br />
<br />
Chất rắn lơ lửng (mg/L)<br />
<br />
19 ± 8,8<br />
<br />
12<br />
<br />
38<br />
<br />
Các yếu tố môi trường có sự biến động theo<br />
thời gian thí nghiệm. Theo đó, nhiệt độ có xu hướng<br />
tăng dần từ thấp đến cao theo thời gian chuyển mùa.<br />
Độ mặn biến động tùy thuộc vào con nước và ảnh<br />
hưởng của nước ngọt đổ về sau các cơn mưa. Cũng<br />
trong thời gian thí nghiệm, hàm lượng ammonia tổng<br />
số có chiều hướng giảm đều ở tất cả các đơn vị thí<br />
nghiệm trong khi hàm lượng chất rắn lơ lửng tăng<br />
nhẹ; còn hàm lượng phospho hòa tan lại tương đối<br />
<br />
26 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
ổn định. Những biến đổi này có thể là do tác động<br />
tổng hợp của mùa vụ, sự lên xuống của thủy triều<br />
cũng như việc xả thải nước từ khu nuôi tôm ven bờ<br />
gần khu vực thí nghiệm. Hàm lượng ammonia tổng<br />
số thường chiếm hơn 55% hàm lượng nitrogen tổng<br />
số trong nước biển [5]. Như vậy, có thể thấy hàm<br />
lượng nitrogen trong nước biển vùng trồng rong thí<br />
nghiệm đạt giá trị trung bình trên 0,1 mg/L, phù hợp<br />
với nhu cầu sinh trưởng của rong sụn nuôi trồng.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
2. Sinh trưởng của rong sụn trồng với các biện pháp hạn chế cá dìa khác nhau<br />
<br />
Hình 2. Sinh trưởng của rong sụn trồng tại các nghiệm thức khác nhau<br />
Các ký tự a,b,c,d trên đồ thị thể hiện sự sai khác về mặt thống kê (p