Vũ Thị Phương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
108(08): 127 - 133<br />
<br />
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY THÌA CANH (GYMNEMA SYLVESTRE)<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIEO HẠT VÀ GIÂM HOM CÀNH<br />
TẠI CƠ SỞ NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU<br />
TAM THÁI YÊN – THÁI NGUYÊN<br />
Vũ Thị Phương1*, Đặng Ngọc Hùng2, Ma Thị Tiệp2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cây Thìa canh (hay còn gọi dây Thìa canh) (Gymnema sylvestre) là loại cây thảo dược có giá trị<br />
dược liệu cao, việc nghiên cứu nhân giống và bảo tồn là rất cần thiết, cấp bách đối với việc lưu giữ<br />
nguồn gen quý này. Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và hom cành đạt được một<br />
số kết quả quan trọng đối với nghiên cứu cây giống: ảnh hưởng của nhiệt độ nước để xử lý hạt nảy<br />
mầm tốt nhất là 400: tổng số hạt nảy mầm 257,33 hạt, tỷ lệ nẩy mầm: 85,66% và tỷ lệ hạt sống là cao<br />
nhất và 95,67%, tỷ lệ hạt thối thấp nhất 4,33%. Giâm hom cành tốt nhất là loại hom bánh tẻ: hom<br />
sống là 52,67%, tỷ lệ hom bật chồi là 52%, tỷ lệ hom ra rễ là 44%, số rễ/hom 3,23, chiều dài rễ 3cm.<br />
Giá thể tốt nhất (hỗn hợp đất- thành phần ruột bầu) là CT1: 5% phân hữu cơ hoai mục + 95% đất<br />
mùn tầng A: tỷ lệ sống 67,33%; Tỷ lệ hom bật chồi 49,33%, tỷ lệ hom ra rễ 51,33%, số rễ/hom 3,37<br />
rễ, chiều dài rễ 2,63cm. Chất kích thích ra rễ IBA ảnh hưởng lớn đến khả năng ra rễ và chất lượng rễ<br />
với nồng độ 250ppm: Tỷ lệ ra rễ 75,56%; Chiều dài rễ: 5,72 cm; số rễ/chồi: 6,11 rễ.<br />
Từ khóa: Cây Thìa canh, chất kích thích, giâm hom, gieo hạt, Thái Nguyên.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Hiện nay nhu cầu của con người về nguồn<br />
dược liệu ngày càng tăng, nguồn dược liệu<br />
con người đang sử dụng có thể được tổng hợp<br />
bằng nhiều con đường khác nhau như tổng<br />
hợp từ hóa học, tổng hợp từ vi sinh vật, song<br />
nguồn dược liệu từ thực vật đã được con<br />
người sử dụng từ rất lâu và nhu cầu ngày càng<br />
lớn. Tuy nhiên các loài cây trong tự nhiên<br />
đang bị giảm về số lượng và chất lượng bởi<br />
sự khai thác quá mức, các điều kiện ngày<br />
càng bất lợi của môi trường tự nhiên … dẫn<br />
đến nhiều loại cây dược liệu quý hiếm bị<br />
tuyệt chủng, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp<br />
dược liệu bền vững cho con người.<br />
Thìa canh là một loại dược liệu quý cho bệnh<br />
nhân mắc bệnh tiểu đường. Ở Việt Nam cây<br />
thuốc này được phát hiện từ năm 2006, nằm<br />
trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ của nhà nước,<br />
kết quả nghiên cứu của trường Đại học Dược<br />
Hà Nội đã được ứng dụng để xây dựng vùng<br />
nguyên liệu dây Thìa canh theo tiêu chuẩn<br />
quốc tế tại các tỉnh Nam Định, Thái Nguyên,<br />
*<br />
<br />
Tel: 0974942559; Email: vuphuong1987.dhkh@gmail.com<br />
<br />
đảm bảo hàm lượng hoạt chất ổn định. Dược<br />
liệu này có thể sử dụng trong phòng và điều trị<br />
cho cả đối tượng tiền đái tháo đường và người<br />
đã bị đái tháo đường, người bị mỡ máu cao.<br />
Tác dụng hạ đường huyết của dây Thìa canh<br />
có những điểm tương đồng như insulin<br />
nhanh: Đỉnh tác dụng là hạ đường huyết ở 2h<br />
và duy trì đến 4h; mức độ hạ đường huyết<br />
tương đương ở thời điểm 2h và 4h. Ngoài ra<br />
trên một số nghiên cứu khác cho thấy tác<br />
dụng giảm Cholesterol máu giảm béo phì<br />
cũng rất hiệu quả [5,6]. Như vậy dây Thìa<br />
canh có thể ứng dụng điều trị cho cả bênh<br />
nhân tiểu đường týp 1 hoặc týp 2 phối hợp<br />
với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và<br />
làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm<br />
lượng đường huyết, phòng ngừa biến chứng,<br />
giảm Cholesterol và lipid trong máu, nâng cao<br />
đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường<br />
nam giới [7]. Hiệu quả sẽ rất khả quan đạt<br />
được sau đợt dùng 2-3 tháng, kết hợp với chế<br />
độ ăn uống và tập thể dục đều đặn. Hiện nay<br />
dây Thìa canh được phơi sấy khô để sắc nước<br />
uống, sử dụng làm trà cho người bị tiểu<br />
đường, đã được chiết xuất và sản xuất thành<br />
127<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Phương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
dạng viên nang tiện dụng trong sản phẩm<br />
Diabetna tại nhà máy Nam Dược – nhà máy<br />
chuẩn GMP đầu tiên tại Việt Nam và đạt bộ<br />
tích hợp 6 tiêu chuẩn về chất lượng quốc tế.<br />
Sản phẩm Diabetna vinh dự nhận được giải<br />
thưởng chất lượng Quốc gia năm 2010 [6].<br />
Có thể nói việc tìm ra cây dây Thìa canh tại<br />
Việt Nam - một dược liệu quý hiếm, phòng<br />
ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường và mỡ máu,<br />
mở ra triển vọng lớn ứng dụng các cây thuốc<br />
quý Việt Nam cho sức khoẻ con người - một<br />
hướng giải pháp an toàn lâu dài cho bệnh<br />
nhân tiểu đường luôn sống vui khỏe. Ngoài<br />
tác dụng trên cây thìa canh còn có ý nghĩa lớn<br />
về kinh tế. Theo tính toán của công ty cổ phần<br />
sản phẩm thiên nhiên DK (DK – Natura) thì<br />
lợi nhuận thu từ cây Thìa canh là khoảng<br />
>100 triệu VNĐ/ha. Như vậy việc bảo tồn và<br />
phát triển các loài cây dược liệu không những<br />
có giá trị về mặt kinh tế mà còn mang ý nghĩa<br />
lớn trong khoa học. Để có cơ sở khoa học cho<br />
việc phát triển các loài cây dược liệu, cần<br />
thiết phải nghiên cứu khả năng nhân giống và<br />
gây trồng các loài cây dược liệu [6]<br />
Trong điều kiện thực tế hiện nay của nước ta<br />
cây Thìa canh có thể được nhân giống bằng<br />
các phương pháp hữu sinh như giâm củ, gieo<br />
hạt và các phương pháp nhân giống vô tính<br />
như giâm hom, giâm cành và nuôi cấy mô tế<br />
bào, nhưng chủ yếu vẫn là: Giâm hom, gieo<br />
hạt, nuôi cấy mô tế bào. Trong đó, phương<br />
pháp nhân giống bằng giâm hom được xem là<br />
sử dụng phổ biến hiện nay hơn vì: kỹ thuật<br />
thực hiện đơn giản (không phức tạp và tốn<br />
kém như phương pháp nuôi cấy mô tế bào),<br />
hệ số nhân giống khá cao (chỉ kém phương<br />
pháp nuôi cấy mô tế bào), giữ được đặc tính<br />
di truyền của cây mẹ (không bị lẫn tạp do thụ<br />
phấn như phương pháp gieo hạt) [1;2;3,4].<br />
Tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật giâm hom của<br />
người dân còn nghèo nàn, hạn chế. Bên cạnh<br />
đó ta thấy rằng trên thực tế sản phẩm giâm<br />
hom khi đem trồng thì các yếu tố chăm sóc<br />
như lựa chọn loại phân bón và xác định tỷ lệ<br />
phân bón có ý nghĩa quyết định đến tốc độ sinh<br />
<br />
108(08): 127 - 133<br />
<br />
trưởng, phát triển và năng suất mà cây Thìa<br />
canh đem lại đặc biệt là trong giai đoạn đầu<br />
của cây con. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn<br />
trên, việc tiến hành: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân<br />
giống cây Thìa canh (Gymnema sylvestre)<br />
bằng hạt và bằng hom tại cơ sở nghiên cứu<br />
bảo tồn và phát triển cây dược liệu Tam Thái<br />
Yên” là cần thiết và có tính khả thi cao.<br />
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
Hạt và hom cành cây Thìa canh cung cấp bởi<br />
Công ty Cổ phần Sản phẩm thiên nhiên DK<br />
(DK – Natura) xóm Đồng Phủ II, xã Yên<br />
Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.<br />
Cành hom: Không sâu bệnh, được lấy từ<br />
những cây đã thành thục, sinh trưởng tốt và<br />
ổn định và có độ tuổi từ ba năm trở lên.<br />
<br />
Địa điểm tiến hành thí nghiệm:<br />
Các thí nghiệm thực hiện tạ i c ơ sở nghiên<br />
c ứu bảo tồn và phát triển cây d ược liệu Tam<br />
Thái Yên - Hà Thượng, huyện Đạ i Từ, tỉnh<br />
Thái Nguyên.<br />
<br />
Điều kiện nuôi cấy: Các thí nghiệm được tiến<br />
hành trong vườn có hệ thống lưới đen che<br />
chắn có tác dụng điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ<br />
và ánh sáng trong vườn ươm.<br />
Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
nhiệt độ nước xử lý hạt đến tỷ lệ nảy mầm<br />
của hạt Thìa canh.<br />
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu<br />
nhiên với 03 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 100<br />
hạt, bao gồm các công thức sau: CT1: nước<br />
lã, CT2: 50% nước sôi + 50% nước lã (tỷ lệ<br />
1:1); CT3: 2 phần nước sôi + 3 phần nước<br />
lạnh (400), CT4: 3 phần nước sôi + 2 phần<br />
nước lạnh (600), 300 hạt/CT/3 lần nhắc lại,<br />
sau 15 ngày theo dõi và đo đếm số liệu, thời<br />
gian ngâm hạt 8 tiếng, sau đó rửa chua và ủ<br />
nứt nanh và trương thì đem gieo.<br />
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hạt nầy mầm, nứt<br />
nanh, tỷ lệ hạt nổi, tỷ lệ hạt chết.<br />
<br />
128<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Phương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
tuổi hom (loại hom) đến tỷ lệ sống, sinh<br />
trưởng và phát triển dây Thìa canh<br />
Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức cho 3<br />
loại hom giâm khác nhau: CT1: hom già,<br />
CT2: hom bánh tẻ, CT3: hom ngọn (loại hom<br />
có chiều dài là 1 đốt); 150 hom dây thìa<br />
canh/CT/3 lần nhắc lại, sau 25 ngày theo dõi<br />
và đo đếm số liệu.<br />
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống, tỷ lệ hom<br />
còn lá, tỷ lệ hom bật chồi, tỷ lệ hom ra rễ.<br />
<br />
Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá<br />
thể đến khả năng nảy mầm, sinh trưởng và<br />
phát triển của cây Thìa canh bằng phương<br />
pháp giâm hom<br />
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu<br />
nhiên với 03 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 30<br />
hom giâm, bao gồm các công thức sau: Công<br />
thức 1 (CT1): 5% phân chuồng (lợn, gà) hoai +<br />
95% đất tầng A; Công thức 2 (CT2): 5%phân<br />
chuồng (lợn, gà) hoai mục + 3% NPK + 92%<br />
đất tầng A; Công thức 3 (CT3): 5% phân<br />
chuồng (lợn, gà) hoai + 5% NPK (loại Phân<br />
NPK 18-8-16+TE) + 90% đất tầng A; Công<br />
thức 4 (CT4)(ĐC): Không phân (đât tầng A),<br />
150 hom dây thìa canh/CT/3 lần nhắc lại, sau<br />
25 ngày theo dõi và đo đếm số liệu.<br />
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống, tỷ lệ hom<br />
còn lá, tỷ lệ hom bật chồi, tỷ lệ hom ra rễ.<br />
<br />
Thí nghiệm: Nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
nồng độ IBA đến khả năng ra rễ, chiều dài<br />
rễ của dây thìa canh<br />
Thí nghiệm được tiến hành với các công thức<br />
sau: CT1: không bổ sung chất kích thích sinh<br />
trưởng; CT2: 100 ppm IBA; CT3:150 ppm<br />
IBA; CT4: 200 ppm IBA; CT5: 250 ppm<br />
IBA, Với 50 hom/CT/3 lần nhắc lại, 150 hom<br />
dây thìa canh/CT/3 lần nhắc lại, sau 25 ngày<br />
theo dõi và đo đếm số liệu. Chỉ tiêu theo dõi:<br />
tỷ lệ hom ra rễ; chiều dài rễ, số rễ TB/hom.<br />
<br />
108(08): 127 - 133<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Các số liệu được tính toán bằng phần mềm<br />
Excel. Quá trình xử lý theo chương trình<br />
IRRISTAT 4.0. Các công thức so sánh được<br />
tiến hành theo phương pháp kiểm tra sự sai<br />
khác giữa các giá trị trung bình và sử dụng<br />
tiêu chuẩn LSD (Least Significant Different)<br />
ở độ tin cậy 95%. Kiểm tra độ biến động của<br />
thí nghiệm chỉ số tiêu chuẩn CV%.<br />
• Lậ p ô theo dõi tỉ lệ n ẩy mầ m và thế nẩ y<br />
mầ m:<br />
Tỉ lệ nẩy mầm là tỉ số phần trăm giữa số hạt<br />
nẩy mầm cho cây mầm bình thường so với<br />
tổng số hạt đem kiểm nghiệm.<br />
<br />
P=<br />
<br />
n<br />
× 100%<br />
N<br />
<br />
Trong đó: P là tỉ lệ nẩy mầm từng tổ; n là số<br />
hạt nẩy mầm từng tổ; N là số hạt kiểm<br />
nghiệm mỗi tổ.<br />
- 3 ô/CT, theo dõi hạt nẩy mầm: mỗi ô gieo<br />
300 hạt, ghi số ô<br />
- Khi hạt nẩy mầm thì ta định kì theo dõi<br />
mỗi ngày một lần vào 8h sáng.<br />
- Mỗi lần theo dõi ghi chép số hạt đã nẩy<br />
mầm và gắp bỏ ra ngoài.<br />
- Quy định về hạt nẩy mầm đó là rễ phôi bằng<br />
2/3 chiều dài hạt thì coi như đã nẩy mầm.<br />
- Theo dõi quá trình nẩy mầm của hạt với các<br />
chỉ tiêu: Số hạt nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ<br />
sống, tỷ lệ chết.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt<br />
độ nước xử lý hạt đến hiệu quả nảy mầm<br />
của hạt Thìa canh<br />
Việc áp dụng phương pháp xử lý kích thích<br />
hạt nảy mầm có nhiều phương pháp như:<br />
bằng nhiệt (ngâm hạt vào nước nóng, đốt),<br />
bằng hoá chất (dung dịch: H2SO4, ZnSO4,<br />
CuSO4...), bằng cơ giới (trà sát hạt với cát<br />
thô, khía hạt, chặt hạt). Kết quả nghiên cứu<br />
ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý kích thích<br />
hạt nẩy mầm bằng nước sôi thể hiện bảng 1.<br />
129<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Phương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bảng 1: Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử<br />
lý hạt đến hiệu quả nảy mầm của hạt Thìa canh<br />
(300 hạt/CT/3 lần nhắc lại)<br />
<br />
CT<br />
CT1<br />
(ĐC)<br />
CT2<br />
CT3<br />
CT4<br />
CV<br />
LSD<br />
5%<br />
<br />
Số hạt<br />
nảy<br />
mầm<br />
(hạt)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
hạt nảy<br />
mầm<br />
(%)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
hạt<br />
sống<br />
(%)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
hạt<br />
thối<br />
(%)<br />
<br />
77,33<br />
<br />
25,77<br />
<br />
89,00<br />
<br />
11,00<br />
<br />
140,33*<br />
257,33*<br />
200,33*<br />
0,9<br />
<br />
46,77*<br />
85,66*<br />
66,77*<br />
2,4<br />
<br />
88,67<br />
95,67<br />
93,67<br />
<br />
11,33<br />
4,33<br />
5,33<br />
<br />
2,7<br />
<br />
2,5<br />
<br />
(ns: sai khác không có ý nghĩa; *: công thức có<br />
sai khác có ý nghĩa)<br />
<br />
Dữ liệu ở bảng 1 cho thấy các chỉ tiêu về<br />
nhiệt độ nước xử lý hạt Thìa canh có sự khác<br />
nhau. Trong 4 CT trên thì CT3 cho số hạt nảy<br />
mầm 257,33 hạt; tỷ lệ nẩy mầm: 85,66% và tỷ<br />
lệ hạt sống là cao nhất và 95,67%, tỷ lệ hạt thối<br />
thấp nhất 4,33%. Từ CT1-CT2 với số hạt nảy<br />
mầm 77,33-140,33 hạt; tỷ lệ hạt nầy mầm:<br />
25,77-46,77% và tỷ lệ hạt sống 89-88,67%, tỷ<br />
lệ hạt thối 11-11,33%. Nhưng khi thay đổi thời<br />
gian xử lý sang CT4 thấy rằng nhiệt độ nước<br />
tăng lên các chỉ tiêu theo dõi có chiều hướng<br />
suy giảm như: Tỷ lệ nảy mầm: 66,77; hạt sống:<br />
93,67%; hạt thối tăng lên 5,33%. Ở đây nhiệt<br />
độ cho tỷ lệ hạt nảy mầm và tỷ lệ hạt sống cao<br />
nhất là CT3 (2 sôi 3 lạnh - 400).<br />
Bảng 2 cho thấy: các chỉ tiêu về sinh trưởng<br />
giữa các công thức thí nghiệm là có sự khác<br />
nhau. Kết quả cuối cùng trong thí nghiệm này<br />
<br />
108(08): 127 - 133<br />
<br />
cho thấy tỷ lệ sống của hom Thìa canh giảm<br />
dần theo độ tuổi của hom, hom giâm là hom<br />
non (hom ngọn) cho tỷ lệ sống thấp thêm vào<br />
đó là các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của<br />
hom cũng tỷ lệ thuận với tỷ lệ sống của hom.<br />
Công thức 1 (hom già): hom sống 23,67 hom;<br />
tỷ lệ hom sống là 47,33%, tỷ lệ hom bật chồi là<br />
45,67%, tỷ lệ hom ra rễ là 38,67%, số rễ/hom<br />
2,27 rễ, chiều dài rễ 2,43 cm. Khi thay đổi loại<br />
hom ở công thức 2 (hom bánh tẻ) thấy rằng chỉ<br />
tiêu theo dõi đạt tốt nhất so với các công thức<br />
là: số hom sống: 26,33 hom; tỷ lệ hom sống là<br />
52,67%, tỷ lệ hom bật chồi là 52%, tỷ lệ hom<br />
ra rễ là 44%, số rễ/hom 3,23, chiều dài rễ 3 cm.<br />
Đến công thức 3 (hom ngọn) các chỉ tiêu<br />
nghiên cứu giảm xuống: hom sống: 4,67 hom;<br />
tỷ lệ sống là 9,33%, tỷ lệ hom bật chồi là<br />
9,33%, tỷ lệ hom ra rễ là 8,67%, số rễ/hom<br />
2,17, chiều dài rễ 1,9 cm. Như vậy có thể nói<br />
rằng giâm hom Thìa canh ở mỗi tuổi khác<br />
nhau cho tỷ lệ hom sống là khác nhau rõ rệt,<br />
bên cạnh đó những chỉ tiêu nghiên cứu về sinh<br />
trưởng của hom Thìa canh cũng cho kết quả là<br />
khác nhau giữa các công thức. Điều đó cho<br />
thấy thí nghiệm ảnh hưởng của tuổi hom đến<br />
hiệu quả giâm hom Thìa canh là có ý nghĩa<br />
trong thực tiễn.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng loại hom<br />
giâm đến tỷ lệ sống và khả năng ra rễ dây<br />
Thìa canh<br />
Nghiên cứu loại hom (hom ngọn; bánh tẻ;<br />
hom già) đạt được một số kết quả được trình<br />
bày ở bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả nghiên cứu của tuổi hom đến hiệu quả giâm hom cây Thìa canh<br />
(150 hom/CT/3 lần lặp lại)<br />
CT<br />
CT1<br />
CT2<br />
CT3 (ĐC)<br />
Cv<br />
LSD 5%<br />
<br />
Số hom<br />
sống (hom)<br />
23,67*<br />
26,33*<br />
4,67<br />
3,3<br />
1,2<br />
<br />
Tỷ lệ hom<br />
sống (%)<br />
47,33<br />
52,67<br />
9,33<br />
<br />
Tỷ lệ hom<br />
ra rễ (%)<br />
38,67*<br />
44,00*<br />
8,67<br />
3,0<br />
1,8<br />
<br />
Tỷ lệ hom<br />
nảy chồi (%)<br />
45,67<br />
52,00<br />
9,33<br />
<br />
Số rễ/hom<br />
(rễ)<br />
2,27<br />
3,23<br />
2,17<br />
<br />
Chiều dài<br />
rễ (cm)<br />
2,43<br />
3,00<br />
1,90<br />
<br />
(ns: sai khác không có ý nghĩa; *: công thức có sai khác có ý nghĩa)<br />
<br />
130<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Thị Phương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
108(08): 127 - 133<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu của giá thể đến sự sinh trưởng và phát triển hom Thìa canh<br />
Bảng 3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của hom Thìa canh<br />
(150 hom/CT/3 lần lặp lại)<br />
CT<br />
CT1<br />
CT2<br />
CT3<br />
CT4 (ĐC)<br />
CV<br />
LSD 5%<br />
<br />
Số hom<br />
ra rễ<br />
25,67*<br />
15,00ns<br />
15,33ns<br />
14,00<br />
6,7<br />
2,1<br />
<br />
Tỷ lệ hom<br />
ra rễ (%)<br />
51,33<br />
30,33<br />
32,00<br />
28,00<br />
<br />
Tỷ lệ hom<br />
sống (%)<br />
67,33*<br />
56,67*<br />
54,67*<br />
52,00<br />
1,0<br />
1,1<br />
<br />
Tỷ lệ hom bật<br />
chồi (%)<br />
49,33*<br />
42,33*<br />
37,33*<br />
30,67<br />
1,3<br />
0,9<br />
<br />
Số rễ/hom<br />
(rễ)<br />
3,37ns<br />
2,87ns<br />
2,83ns<br />
2,27<br />
5,9<br />
0,3<br />
<br />
Chiều dài rễ<br />
(cm)<br />
2,63<br />
2,13<br />
2,10<br />
1,03<br />
<br />
(ns: sai khác không có ý nghĩa; *: công thức có sai khác có ý nghĩa)<br />
<br />
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể (hỗn<br />
hợp đóng đất bầu) có ý nghĩa đối với giai<br />
đoạn giâm hom cây Thìa canh ở vườn ươm,<br />
được trình bầy ở bảng 3.<br />
Qua bảng 3 cho thấy các giá thể khác nhau<br />
cho tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của<br />
hom giâm là khác nhau. Trong 4 công thức thí<br />
nghiệm thì CT1 cho tỷ lệ sống của hom Thìa<br />
canh là cao nhất 67,33% và khả năng sinh<br />
trưởng, phát triển là tốt nhất thể hiện: Tỷ lệ<br />
hom bật chồi 49,33%, tỷ lệ hom ra rễ 51,33%,<br />
số rễ/hom 3,37 rễ, chiều dài rễ 2,63cm, do giá<br />
thể ở CT này có độ tơi xốp và dinh dưỡng phù<br />
hợp. CT2, CT3 cũng cho tỷ lệ sống tương đối<br />
về sinh trưởng phát triển bình thường nhưng<br />
không tốt bằng CT1 với các chỉ tiêu theo dõi:<br />
tỷ lệ hom sống: 56,67-54,67%; hom bật chồi:<br />
42,33-37,33%; số hom ra rễ: 15-15,33 hom;<br />
số rễ/hom: 2,87-2,83 rễ; chiều dài rễ: 2,132,10 cm. Khi thay đổi sang CT4 (Đ/C) thì các<br />
chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng phát triển kém<br />
nhất với tỷ lệ hom sống chỉ đạt 52,11%, tỷ lệ<br />
bật chồi 30,67%, tỷ lệ hom ra rễ 28%, số<br />
rễ/hom 2,27, chiều dài rễ 1,03cm.<br />
Như vậy, giá thể thích hợp nhất cho giâm<br />
hom Thìa canh trong giai đoạn vườn ươm là<br />
giá thể CT1: 5% phân chuồng (lợn, gà) hoai<br />
mục + 95% đất tầng A.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất<br />
kích thích sinh trưởng (chất kích thích ra<br />
rễ) đến khả năng ra rễ và chiều dài rễ hom<br />
cây Thìa canh.<br />
Nghiên cứu giâm hom cành đối đa số loài cây<br />
lâm nghiệp và cây lâm sản nói riêng đã và<br />
đang sử dụng nhiều loại chất kích thích ra rễ<br />
khác nhau, tùy thuộc vào loại cây đó là cây<br />
thân gỗ hay thân thảo… mà sử dụng loại chất<br />
kích thích ra rễ, nồng độ là khác nhau. Kết<br />
quả sử dụng IBA với các công thức khác nhau<br />
cho kết quả ở bảng 4.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, với độ tin cậy<br />
95%. Việc nghiên cứu ảnh hưởng chất kích<br />
thích ra rễ IBA đến khả năng ra rễ và chất<br />
lượng rễ là rất rõ ràng. Từ CT1-CT2 thấy rằng<br />
các chỉ tiêu theo dõi có sự thay đổi về khả<br />
năng ra rễ thông qua các chỉ tiêu theo dõi<br />
như: Tỷ lệ ra rễ tăng từ 1,33-54,44%; chiều<br />
dài rễ tăng từ 1,4-3,87cm; số rễ TB/chồi:<br />
1,24-4,27 rễ. Đặc biệt khi tăng nồng độ lên từ<br />
CT3-CT4 thì thấy rằng các chỉ tiêu theo dõi<br />
tăng không đáng kể: tỷ lệ ra rễ 62,22-70,00%;<br />
chiều dài rễ: 4,18-5,13 cm; số rễ TB/Chồi:<br />
5,11-5,53 rễ, nhưng chất lượng rễ qua quan<br />
sát có thay đổi rõ ràng: rễ dài hơn, mập hơn,<br />
khỏe và trắng. Khi tăng tiếp lên CT5 thấy chỉ<br />
tiêu theo dõi rễ là tốt, hiệu quả nhất so với các<br />
CT trên: Tỷ lệ ra rễ 75,56%; Chiều dài rễ:<br />
5,72 cm; số rễ/chồi: 6,11 rễ. Vậy CT5 là công<br />
thức tốt nhất khi sử dụng chất kích thích ra rễ<br />
IBA với nồng độ 250ppm.<br />
131<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />