intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nhân giống hữu tính cây bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis) lấy nguyên liệu làm thuốc tại huyện Bắc Hà và Si Ma Cai tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis) là cây thuốc quý hiếm, có tác dụng chữa nhiều bệnh như rắn cắn, sốt rét, ho và hen suyễn. Hiện chỉ còn tồn tại ở một số khu rừng ít bị tác động tại các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, và Nghệ An, và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do nạn phá rừng và thu gom quá mức. Để bảo tồn và phát triển loài Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis), cần xây dựng các vườn giống và vườn bảo tồn từ những nguồn gen chất lượng nhằm cải thiện năng suất và chất lượng giống cây dược liệu. Trong nghiên cứu này tập trung vào xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống hữu tính cây này tại Lào Cai (huyện Bắc Hà và Si Ma Cai), góp phần bảo tồn loài cây quý này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nhân giống hữu tính cây bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis) lấy nguyên liệu làm thuốc tại huyện Bắc Hà và Si Ma Cai tỉnh Lào Cai

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀCHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠP CÔNG NGHỆ JOURNAL OF SCIENCE AND Văn Hay và ctv. Đào TECHNOLOGY TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HUNG VUONG UNIVERSITY Tập 36, Số 3 (2024): 68 - 76 Vol. 36, No. 3 (2024): 68 - 76 Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.jst.hvu.edu.vn NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH CÂY BẢY LÁ MỘT HOA (Paris polyphylla var. chinensis) LẤY NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC TẠI HUYỆN BẮC HÀ VÀ SI MA CAI TỈNH LÀO CAI Đào Văn Hay1*, Nguyễn Thị Huê1, Hoàng Văn Tùng1, Trần Danh Việt2 1 Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bắc Hà, Lào Cai 2 Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, Viện Dược liệu Ngày nhận bài: 18/7/2024; Ngày chỉnh sửa: 03/8/2024; Ngày duyệt đăng: 08/8/2024 DOI: https://doi.org/10.59775/1859-3968.215 Tóm tắt B ảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis) là cây thuốc quý hiếm, có tác dụng chữa nhiều bệnh như rắn cắn, sốt rét, ho và hen suyễn. Hiện chỉ còn tồn tại ở một số khu rừng ít bị tác động tại các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, và Nghệ An, và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do nạn phá rừng và thu gom quá mức. Để bảo tồn và phát triển loài Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis), cần xây dựng các vườn giống và vườn bảo tồn từ những nguồn gen chất lượng nhằm cải thiện năng suất và chất lượng giống cây dược liệu. Trong nghiên cứu này tập trung vào xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống hữu tính cây này tại Lào Cai (huyện Bắc Hà và Si Ma Cai), góp phần bảo tồn loài cây quý này. Từ khóa: Bảy lá một hoa, Lào Cai, nhân giống hữu tính, cây thuốc. 1. Đặt vấn đề và gần đây lại bị thu gom bán qua biên giới, Cây Bảy lá một hoa còn gọi là thất diệp nguy cơ tuyệt chủng của chúng, việc bảo tồn nhất chi hoa, trong dân gian, cây được sử các loài bảy lá một hoa đang là một yêu cầu dụng làm thuốc thanh nhiệt giải độc khi bị cấp thiết [4]. rắn độc cắn, trị sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, Muốn quản lý giống tốt và bảo tồn có hiệu hen suyễn, mụn nhọt, là cây thuốc rất quý, quả thì cần phải có quy chế quản lý và đầu hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam [1-5]. tư xây dựng các vườn giống, vườn bảo tồn Hiện chỉ có ở một vài khu rừng nguyên sinh, được thu thập và tuyển chọn từ những nguồn vùng núi cao các tỉnh miền núi như: Lạng gen có chất lượng trồng để cải thiện và nâng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An cao năng suất chất lượng giống cây dược [1]. Tại Lào Cai, cây Bảy lá một hoa phân bố liệu. Xây dựng các vườn giống và vườn bảo ở vùng núi cao như Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn, tồn dược liệu nói chung và cây dược liệu nói Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà. Do riêng là một trong những giải pháp quản lý nạn phá rừng làm thu hẹp môi trường sống giống tốt nhất hiện nay [6-8]. 68 *Email: haysimc@gmail.com
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 36, Số 3 (2024): 68-76 Theo y dược hiện đại, dược liệu bảy + Theo dõi 1 tháng/1 lần trên 50 cây cố lá một hoa có thành phần chủ yếu là các định: Chiều cao cây (cm): Vuốt thẳng lá, đo saponin steroid, ngoài ra còn có flavonol, các từ gốc cây đến chóp lá. hợp chất phenolic, đường, và axit amin [9- + Số lá/thân chính (lá): Đếm số lá thật trên 11]. Hoạt tính dược lý tốt đối với nhiều loại thân chính. bệnh như: ung thư, Alzheimer, nấm, nhiễm + Số cành cấp 1 (cành): Đếm số cành cấp khuẩn, kích thích miễn dịch [12]. 1 trên thân chính. Do vậy nghiên cứu của chúng tôi nhằm Đường kính tán (cm): Đo đường kính tán mục đích xây dựng hoàn chỉnh quy trình ở chỗ tán rộng nhất. kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp hữu tính cây Bảy lá một hoa, cung cấp hạt giống 2.2.2. Phương pháp nhân giống tốt cho yêu cầu phát triển trồng Bảy lá một Nhân giống bằng phương pháp hữu tính hoa tại Lào Cai và các địa phương khác theo (gieo hạt) 20m2: hướng GACP-WHO để lấy nguyên liệu làm Để hoàn thiện nhân giống bằng phương thuốc tại huyện Bắc Hà và Si Ma Cai (chủ pháp hữu tính (gieo hạt) phải thực hiện các yếu là thứ Paris polyphylla var. chinensis). nội dung công việc sau đây: - Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian của 2. Phương pháp nghiên cứu biện pháp xử lý hạt giống đến tỷ lệ nảy mầm: 2.1. Vật liệu + Công thức 1. Gieo hạt sau khi thu - Cây, củ giống bố mẹ: hoạch 7 ngày. + Thu thập được tại các xã của hai huyện + Công thức 2. Gieo hạt sau khi thu Bắc Hà và Si Ma Cai về giám định tên loài hoạch 100 ngày. (Paris polyphylla var. chinensis) để xây dựng Mỗi công thức 50 hạt, nhắc lại 3 lần, mỗi vườn giống gốc lấy hạt nhân giống hữu tính lần nhắc lại theo dõi 30 hạt. Giá thể gieo hạt, và nhân giống vô tính. thời vụ và chế độ chăm sóc ở các công thức + Hạt giống: Hoàn thiện quy trình nhân đồng đều như nhau. Điều kiện che phủ 75- giống bằng phương pháp hữu tính (gieo hạt). 90%. - Nhà lưới ánh sáng 75-90%. - Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể gieo hạt đến tỷ lệ nảy mầm: 2.2. Phương pháp nghiên cứu + Công thức 1. Đất rừng + mùn núi (tỷ 2.2.1. Thu thập, xây dựng vườn giống gốc lệ 1:1). bảy lá một hoa trên địa bàn Huyện Bắc Hà, + Công thức 2. Mùn núi. Si Ma Cai Mỗi công thức 50 hạt, nhắc lại 3 lần, mỗi - Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát lần nhắc lại theo dõi 30 hạt. Thời vụ và chế triển: độ chăm sóc ở các công thức đồng đều như + Thời gian từ trồng đến ra hoa: Tính từ nhau. Điều kiện che phủ 75-90%. lúc trồng đến khi có 50% cây ra hoa. - Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp + Thời gian từ trồng đến đậu quả: Tính từ gieo hạt đến tỷ lệ nảy mầm: lúc trồng đến khi có 50% cây đậu quả. + Công thức 1. Gieo trong khay nhựa. + Thời gian từ trồng đến quả chín: Tính + Công thức 2. Gieo trên luống đất . từ lúc trồng đến khi có 50% cây có quả chín. Làm luống gieo hạt: Đất được làm nhỏ, + Thời gian từ trồng đến thu hoạch: Tính xử lý nấm bệnh và cỏ dại. Lên luống cao 20- từ lúc trồng đến khi thu hoạch dược liệu. 69
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đào Văn Hay và ctv. 25 cm, rộng 1m. San phẳng mặt luống, sau Thường xuyên, kiểm tra, theo dõi tình đó rạch hàng ngang cách nhau 10 cm, sâu hình sâu bệnh hại cây trong suốt quá trình 2-3 cm. sinh trưởng của cây giống trong vườn ươm. Chọn khay: khay nhựa có kích thước 60 × Đánh giá mức độ gây hại, thành phần sâu, 45 cm trên mỗi khay có từ 60-105 hốc/khay. bệnh hại cây giống tại vườn ươm. Hạt được gieo trong các lỗ khay với giá thể - Đề xuất biện pháp phòng trừ hiệu quả, 1/2 đất rừng tự nhiên và 1/2 mùn núi, đặt an toàn với môi trường. khay trong vườn ươm có mái che. - Hoàn thiện quy trình nhân giống bằng Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Mỗi công thức 50 hạt, nhắc phương pháp hữu tính. lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại theo dõi 30 hạt. Giá Trên cơ sở theo dõi các chỉ tiêu trên thể gieo hạt, thời vụ và chế độ chăm sóc ở và áp dụng kỹ thuật trồng cây Bảy lá các công thức đồng đều như nhau. một hoa hiệu quả của Công ty Cổ phần - Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát SUMO Nhật Việt, trong quá trình nghiên triển, tình hình sâu bệnh hại cây giống trong cứu bổ sung hoàn thiện theo thực tế của vườn ươm. địa phương. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Thu thập, xây dựng vườn giống gốc Bảy lá một hoa trên địa bàn huyện Bắc Hà, Si Ma Cai 3.1.1. Kết quả thu thập loài cây Bảy lá một hoa Bảng 1. Kết quả thu thập loại cây Bảy lá một hoa TT Địa điểm thu thập Số lượng cây Tình trạng cây 1 Huyện Si Ma cai 170 Trên 4 năm tuổi, khỏe mạnh, không gãy, - Xã Quan Hồ Thẩn 80 dập nát, thối hỏng cây cao trên 80 cm, có đầy đủ hoa, lá, quả - Xã Nàn Sín 90 2 Huyện Bắc Hà 250 - Xã Tả Van Chư 80 Trên 4 năm tuổi, khỏe mạnh, không gẫy, dập nát, thối hỏng cây cao trên 80 cm, có - Xã Bản Liền 75 đầy đủ hoa, lá, quả - Xã Tả Củ Tỷ 95 Cộng 420 Kết quả định danh loài: Theo kết quả đường kính khoảng 2cm, thân trên thẳng giám định tên khoa học của Trần Thị Lan, đứng, đơn độc, không phân nhánh; lá 5-6 lá, Viện nghiên cứu và phát triển sản phẩm thiên xếp thành một vòng trên thân, phiến lá mỏng nhiên: 2 mẫu của hai huyện Bắc Hà và Si Ma màu lục hình trứng ngược, hình khuôn, kích Cai có chung tên khoa học loài cây Bảy lá thước 25 × 5-7 cm, 5-7 gân chính, xuất phát một hoa “Paris polyphylla var. chinensis” có từ gốc lá, chóp nhọn góc tròn hoặc hình nêm, đặc điểm thực vật học: Thân cỏ, cao khoảng cuống dài 2,4-4cm, hoa mọc đơn độc ở đỉnh 40-100 cm, thân rễ hình trụ ngắn nằm ngang, thân, to, đều, lưỡng tính; cuống dài 14-40 70
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 36, Số 3 (2024): 68-76 cm thẳng đứng; Đài 5-6 lá rời nhau, hình - Địa điểm: xã Lùng Hình, huyện Bắc Hà, mũi giáo, kích thước 5-8 × 1,5-2,5 cm, màu Lào Cai. lục; Cánh hoa 5-6, màu vàng, dạng dải kích - Địa hình tương đối bằng phẳng, độ thước 4,5-6 cm, bằng nhau; Nhị 10-12, dài dốc 3%. 1,5-3 cm, chỉ nhị dẹp, dài 0,5-1,2 cm, đính - Đất đai: Tầng đất dày > 40 cm, thành ở gốc mảnh bao hoa; bao phấn hình thuôn, phần cơ gới nhẹ thoát nước. dính gốc, 2 ô mở bằng khe dọc, đỉnh trung - Nguồn nước: cách 50 m, đủ nước tưới; đới kéo dài thành hình kim, dài 1,3 mm; Bầu pH = 5,5-7. thượng hình trứng, 4-5 lá noãn, 5-6 ô, đính Thiết kế xây dựng vườn giống gốc diện noãn trung trụ, mỗi ô nhiều noãn, vòi nhụy tích 50 m2, làm bằng nhà lưới, cột trụ bằng 5-6, dính nhau phần gốc, đầu nhụy 5-6. sắt thép có mái lợp bằng lưới đen tránh ánh 3.1.2. Xây dựng vườn giống gốc cây Bảy nắng trực tiếp (đảm bảo từ 75-90% che lá một hoa bóng), tránh ngập úng khi trời mưa to: Bảng 2. Các chỉ tiêu theo dõi vườn cây giống gốc Bảy lá một hoa Ngày, tháng, năm 2021-2022 ĐK Chỉ tiêu sinh trưởng Chiều cao Số lá/ TT Ngày Đậu Quả Thu tán phát triển Ra hoa cây (m) cây (lá) trồng quả chín hoạch (cm) Thời gian từ trồng đến 1 khi ra hoa (có 50% cây 25/10 15/4 ra hoa) Thời gian từ trồng đến 2 khi đậu quả (có 50% 15-20/6 cây đậu quả) Thời gian từ trồng đến 3 khi quả chín (có 50% 15-20/8 cây quả chín) Thời gian từ trồng đến 4 25/10 khi thu hoạch Số lần theo dõi 1lần/ 5 tháng/50cây cố định - 15 cây 1,8 m - 10 cây 1,6 m - 8 cây 1,55 m - 15 cây 1,45 m - 2 cây 1,3 m 6 Số lá/thân chính - 15 cây 8 - 10 cây 7 - 10 cây 6 - 15 5 7 Số cành cấp 1 8 Đường kính tán - 20 cây 30 - 25 cây 35 - 5 cây 25 71
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đào Văn Hay và ctv. Qua theo dõi cho thấy từ khi trồng đến khi 3.2.1. Ảnh hưởng thời gian của biện pháp ra hoa là 180 ngày, từ khi ra hoa đến khi đậu xử lý hạt giống đến tỷ lệ nảy mầm quả 50-60 ngày, từ khi đậu quả đến khi quả Hạt cây Bảy lá một hoa (Thất diệp nhất chín 60 ngày, từ khi chín đến khi thu hoạch chi hoa) chín vào tháng 10, cây mẹ bắt đầu 30-35 ngày, như vậy thời gian trồng từ cuối ngủ nghỉ vào tháng 11 khi hạt rụng để bắt tháng 10 đến khi thu hoạch quả giao động từ đầu chu kỳ sinh trưởng mới. Theo một số 360-365 ngày, chiều cao cây, số lá trên cây nghiên cứu cho thấy cùng họ với cây Bảy và đường kính tán lá cơ bản khác nhau. Thời lá một hoa có cây Trọng lâu Việt Nam tỷ lệ gian thu hoạch quả lấy hạt sản xuất giống tốt nảy mầm của hạt rất thấp chỉ khoảng 29%, nhất vào tháng 10 và gieo ươm vào tháng 3 khó phát triển thành cây con trong cả điều năm sau. kiện nhà kính và phòng thí nghiệm (Madhu & cs., 2010). Vì vậy, nghiên cứu biện pháp 3.2. Hoàn thiện quy trình nhân giống Bảy xử lý hạt giống cho cây Bảy lá một hoa là lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis) rất cần thiết. tại huyện Bắc Hà bằng phương pháp hữu tính (gieo hạt) Bảng 3. Ảnh hưởng thời gian của biện pháp xử lý hạt giống đến tỷ lệ nảy mầm TG bảo Nhiệt Số Tỷ lệ quản độ Độ che Thời gian lượng Giá thể nảy Công thức sau thu bảo TG gieo hạt phủ nảy mầm Ghi chú hạt gieo hạt mầm hoạch quản (%) (ngày) (hạt) (%) (ngày) (độ) Đất rừng+ 05/3/2023 CT1 50 7 5-12 2/11/2022 75-90 44,67 mùn núi (123) Theo dõi Nhắc lại Đất rừng+ 05/3/2023 50 7 5-12 2/11/2022 75-90 45 30 hạt cố lần 1 mùn núi (123) định Theo dõi Nhắc lại Đất rừng+ 05/3/2023 50 7 5-12 2/11/2022 75-90 43 30 hạt cố lần 2 mùn núi (123) định Theo dõi Nhắc lại Đất rừng+ 05/3/2023 50 7 5-12 2/11/2022 75-90 46 30 hạt cố lần 3 mùn núi (123) định Theo dõi Đất rừng+ 01/4/2023 CT2 50 100 5-12 6/2/2022/23 75-90 67,67 30 hạt cố mùn núi (56) định Theo dõi Nhắc lại Đất rừng+ 01/4/2023 50 100 5-12 6/2/2022/23 75-90 70 30 hạt cố lần 1 mùn núi (56) định Theo dõi Nhắc lại Đất rừng+ 01/4/2023 50 100 5-12 6/2/2022/23 75-90 65 30 hạt cố lần 2 mùn núi (56) định Theo dõi Nhắc lại Đất rừng+ 01/4/2023 50 100 5-12 6/2/2022/23 75-90 68 30 hạt cố lần 3 mùn núi (56) định 72
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 36, Số 3 (2024): 68-76 Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Quá trình hạt giống nảy mầm phụ thuộc - Tại công thức 1: Thời gian bảo quản hạt vào cả điều kiện bên trong và điều kiện ngoại giống trong cát ẩm ở 7 ngày sau thu hoạch ở cảnh như nhiệt độ, nước, oxy, ánh sáng và nhiệt độ 5-12oC, thời gian gieo hạt vào tháng phương pháp bảo quản hạt giống đóng vai trò 11/2022, thời gian mọc mầm vào tháng 3, số quyết định đến tỷ lệ nảy mầm của hạt; để sản ngày mọc dao động từ 120-123 ngày, tỷ lệ xuất giống cung cấp cho thị trường thì lựa nảy mầm trung bình đạt 44,67%. chọn công thức 2 phù hợp và dễ làm, cho tỷ lệ nảy mầm và năng suất vườn cao hơn. - Tại công thức 2: Thời gian bảo quản hạt giống trong cát ẩm 100 ngày ở nhiệt độ 3.2.2. Ảnh hưởng của giá thể gieo hạt đến 5-12oC, thời gian gieo hạt vào tháng 2/2023, tỷ lệ nảy mầm thời gian mọc mầm vào tháng 4/2023, số Hạt giống sử dụng trong thí nghiệm là ngày mọc dao động từ 54-56 ngày, tỷ lệ nảy chưa qua thời gian ngủ nghỉ. Thu hạt và gieo mầm trung bình đạt 67,67%. ngay theo các công thức thí nghiệm. Bảng 4. Ảnh hưởng của giá thể gieo hạt đến tỷ lệ nảy mầm Số TG sau Thời gian lượng thu Độ che phủ Tỷ lệ nảy Công thức TG gieo hạt nảy mầm Ghi chú hạt hoạch (%) mầm (%) (ngày) (hạt) (ngày) CT1: Đất mùn+Mùn 05/3/2023 50 7 2/11/2022 75-90 44,67 núi (123) 05/3/2023 Theo dõi 30 Nhắc lại lần 1 50 7 2/11/2022 75-90 45 (123) hạt 05/3/2023 Theo dõi 30 Nhắc lại lần 2 50 7 2/11/2022 75-90 43 (123) hạt 05/3/2023 Theo dõi 30 Nhắc lại lần 3 50 7 2/11/2022 75-90 46 (123) hạt 05/3/2023 CT2: Mùn núi 50 7 2/11/2022 75-90 67,67 (123) 05/3/2023 Theo dõi 30 Nhắc lại lần 1 50 7 2/11/2022 75-90 70 (123) hạt 05/3/2023 Theo dõi 30 Nhắc lại lần 2 50 7 2/11/2022 75-90 65 (123) hạt 05/3/2023 Theo dõi 30 Nhắc lại lần 3 50 7 2/11/2022 75-90 68 (123) hạt Giá thể gieo hạt đóng vai trò quan trọng, thể ở CT1 đất rừng + mùn núi tỷ lệ nảy mầm giá thể tơi xốp, độ mùn cao, nhiều dinh trung bình đạt 44,67% thấp hơn 23% so với dưỡng sẽ giữ ẩm và cung cấp đủ lượng chất CT2 mùn núi, như vậy giá thể gieo hạt thích dinh dưỡng ban đầu cho hạt nảy mầm, qua hợp nhất là mùn núi đảm bảo tỷ lệ nảy mầm kết quả nghiên cứu ở Bảng 4 cho ta thấy giá > 67%. 73
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đào Văn Hay và ctv. 3.2.3. Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến tỷ lệ nảy mầm Bảng 5. Ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt đến tỷ lệ nảy mầm Số Tỷ lệ TG sau Thời gian lượng Giá thể gieo TG Độ che nảy Công thức thu hoạch nảy mầm Ghi chú hạt hạt gieo hạt phủ (%) mầm (ngày) (Ngày) (hạt) (%) CT1: Gieo Đất rừng Theo dõi 50 100 6/2/2022 75-90 120 69 trên khay +mùn núi 30 hạt Đất rừng Theo dõi Nhắc lại lần 1 50 100 6/2/2022 75-90 120 73 +mùn núi 30 hạt Đất rừng Theo dõi Nhắc lại lần 2 50 100 6/2/2022 75-90 119 66 +mùn núi 30 hạt Đất rừng Theo dõi Nhắc lại lần 3 50 100 6/2/2022 75-90 121 68 +mùn núi 30 hạt CT2: Gieo trên Đất rừng Theo dõi 50 100 6/2/2022 75-90 120 67,67 luống đất +mùn núi 30 hạt Đất rừng Theo dõi Nhắc lại lần 1 50 100 6/2/2022 75-90 121 70 +mùn núi 30 hạt Đất rừng Theo dõi Nhắc lại lần 2 50 100 6/2/2022 75-90 120 65 +mùn núi 30 hạt Đất rừng Theo dõi Nhắc lại lần 3 50 100 6/2/2022 75-90 119 68 +mùn núi 30 hạt Bảng 5 cho thấy có sự khác biệt nhau giữa phương pháp gieo hạt trên khay là phương hai công thức: CT1 gieo hạt trên khay có tỷ pháp thích hợp để sản xuất cây giống, hạn lệ nảy mầm trung bình đạt 69% cao hơn so chế hiện tượng hạt bị thối mốc do độ ẩm trên với gieo hạt trên luống đất là 1,3%. Như vậy, luống đất. 3.2.4. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại cây giống trong vườn ươm Bảng 6. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại cây giống trong vườn ươm Chiều cao Số lá trên cây Chiều dài củ Đường kính củ Số cây theo dõi Sâu hại Bệnh hại cây (cm) (lá mầm) (cm) (cm) CT 1: 90 cây 1 0,21 0.13 35 20 1 0,25 0,15 + 30 15 1 0,2 0,13 + 25 12 1 0,18 0,11 + CT 2: 90 Cây 1 0.21 0,13 30 20 1 0,25 0,15 + 35 15 1 0,2 0,13 + 25 12 1 0,18 0,11 + Ghi chú: + 25-50% số cây bị bệnh. Qua theo dõi các công thức thức thí - Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển: Ở 2 nghiệm cho thấy: công thức tương đối giống nhau, chiều cao 74
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 36, Số 3 (2024): 68-76 cây, số lá trên cây, chiều dài củ và đường - Phân bón: Sử dụng phân hữu cơ vi sinh kính củ cơ bản giống nhau, chênh lệch nhau hoặc phân chuồng hoai mục và phân chùn về kích thước không đáng kể. quế. Cách bón như sau: - Sâu, bệnh hại: Cây bảy lá một hoa ít bị sâu + Bón lót: Trộn đều phân hữu cơ vi sinh hại, chủ yếu là bị bệnh tập trung 2 loại bệnh (phân chuồng hoai mục đã qua xử lý) với giá chính là bệnh vàng lá và bệnh thối nhũn củ. thể mùn núi với tỷ lệ 2:1 (2 mùn núi + 1 phân - Bệnh thối nhũn củ (Erwinia carotovora): hữu cơ vi sinh (phân chuồng hoai mục)). Bệnh này gây thiệt hại lớn cho thân rễ và gây + Bón thúc: Trước khi đưa cây ra vườn ra thối rễ dưới đất, khi cây bị bênh dùng thuốc giống cần bón thúc cho cây sinh trưởng phát Ridomil Gold pha và phun theo khuyến cáo, triển, đảm bảo cây khỏe mạnh không sâu hạn chế độ ẩm trong đất; bệnh, thời gian bón thúc khi cây mọc được - Bệnh vàng lá, đốm lá (Liberobacter 10-15 ngày. asiaticum): Lá bị bệnh sẽ ảnh hưởng thân cây - Chăm sóc: và ảnh hưởng tới thân rễ. Phương pháp kiểm + Tưới nước: Duy trì độ ẩm 70-80% trong soát kịp thời là tránh úng nước và phun thuốc suốt thời kỳ hạt được gieo trong khay, mùa trừ nấm, thuốc kích thích rễ. Bệnh do nấm khô cần tưới nước ẩm 2 ngày /tuần, mùa mưa Phytophthora parasitica var. piperana. Nấm chú ý thoát úng cho khay. sống dưới đất thích ẩm, chủ yếu phát sinh phát + Làm cỏ, xới xáo: Kiểm tra thường xuyên triển và lây lan trong mùa mưa, nhất là giai trong suốt thời kỳ cây trên khay cần làm cỏ, đoạn giữa và cuối mùa mưa, đầu mùa khô. phá váng để hạt nảy mầm và sinh trưởng phát 3.2.5. Hoàn thiện quy trình nhân giống triển. bằng phương pháp hữu tính - Phòng trừ sâu bệnh hại: - Bảo quản hạt giống: Thời gian bảo quản + Bệnh hại: Chủ yếu là bệnh vàng lá, thối hạt giống: Bảo quản hạt giống trong cát ẩm củ do nấm thuộc họ Fusamium oxysporum 100 ngày ở nhiệt độ 5-12oC, tỷ lệ nảy mầm gây ra. đạt trung bình 67,67%. + Biện pháp phòng trừ: Không để vườn - Thời vụ gieo hạt: Tháng 2-3 hàng năm. giống bị ngập úng, khi xuất hiện bệnh cần - Giá thể gieo hạt: Mùn núi. giảm độ ẩm đất, dọn bỏ cây bị bệnh, sử dụng - Phương pháp gieo hạt: Gieo hạt trên một số thuốc chống nấm Ridomin, Nano khay là phương phát hiệu quả nhất. đồng... với liều lượng phù hợp theo hướng - Mật độ gieo hạt: dẫn trên bao bì. + Gieo hạt trên khay: Theo mật độ lỗ khay có sẵn hoặc chọn khay khoảng cách lỗ từ 5-7 4. Kết luận cm. Kết quả thu thập cây giống gốc Bảy lá một + Gieo hạt trên nền đất: Khoảng cách gieo hoa tại hai huyện Bắc Hà và Si Ma Cai cho hạt cách hạt 10 cm, hàng cách hàng 10 cm. thấy 02 mẫu cây tại hai huyện Bắc Hà và Si - Kỹ thuật gieo: Ma Cai có chung tên khoa học loài cây Bảy + Khay giá thể được đặt trên luống đất đã lá một hoa (Pari polyphylla var. chinensis). chuẩn bị sẵn hoặc trên giàn trong vườn mái Đã xây dựng được vườn giống gốc tại xã che đã làm cố định, tiến hành gieo hạt. Lùng Lình, huyện Bắc Hà để cung cấp hạt + Gieo hạt vào lỗ khay đã có giá thể, dùng giống và hom giống để nhân giống cây dược ngón tay hoặc que tạo một lỗ sâu 2 cm sau đó liệu Bảy lá một hoa đảm bảo yêu cầu. Trên cho hạt vào và phủ 1 lớp giá thể kín mặt khay. cơ sở các nghiên cứu về xử lý hạt giống, giá 75
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Đào Văn Hay và ctv. thể gieo hạt, phương pháp gieo hạt, và theo “Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc (1998- dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và sâu bệnh hại, 2008). Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. nghiên cứu đã đề xuất được quy trình nhân [8] Vũ Thị Diệp, Cao Ngọc Anh, Trần Thị Thu Hiền, giống Bảy lá một hoa tại huyện Bắc Hà bằng Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyễn Tiến Dũng & Đỗ Thị Hà (2018). Góp phần xây phương pháp hữu tính (gieo hạt). Các kết quả dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu Bảy lá một hoa nghiên cứu này sẽ góp phần tích cực cho việc (Paris polyphylla var. chinensis (Franchet) H. bảo tồn loài Bảy lá một hoa - Một loài cây Hara, Trilliaceae) ở Việt Nam. Tạp chí Dược học, quý hiếm, có giá trị dược liệu cao. 4(58), 63-67. [9] Huang Yun, Cui Lijan, Zhan Wenhong, Dou Yuhong, Wang Yongli. Wang Qiang & Zhao Ding Tài liệu tham khảo (2007). Separation and identification of steroidal [1] Viện Dược liệu (2016). Danh lục cây thuốc Việt compounds with cytotoxic activity against human Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. gastric cancer cell lines in vitro from the rhizomes of Paris polyphylla var. chinensis. Chemistry of [2] Đỗ Huy Bích (2006). Cây thuốc và động vật làm Natural Compounds, 43(6), 672-677. thuốc ở Việt Nam, tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [10] Zhou Anhuan, Huang Yongming, Li Xun & Ni Dazhou (1984). Identification and quantitative [3] Đỗ Tất Lợi (2014). Những cây thuốc và vị thuốc determination of amino acids in “Yun Mu Xiang” Việt Nam. Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội. (Sausurea lappa) and manyleaf Paris (Paris [4] Bộ Khoa học và Công nghệ (2007). Sách đỏ Việt polyphylla). Zhongcaoyao, 15, 496-497. Nam phần II - Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự [11] Nguyễn Thị Duyên, Đỗ Thị Hà, Trần Vũ Thắng, nhiên và Công nghệ, Hà Nội. Nguyễn Quyết Chiến & Phạm Quốc Long (2017). [5] Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam, Thành phần hóa học dịch chiết etyl axetat cây tập 1. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. bảy lá một hoa (Paris polyphylla var. chinensis [6] Trần Đình Long (1996). Chiến lược bảo tồn và sử Franchet) trồng tại Việt Nam. Tạp chí Hóa học, dụng nguồn tài nguyên di truyền cây trồng ở Việt 55(3), 367-371. Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [12] Negi J. S., Bisht V. K., Bhadari A. K., Bhatt V. P., [7] Bộ Y tế & Bộ Khoa học và Công nghệ (2009). Báo Singh P. & Singh N. (2014). Paris polyphylla: cáo hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện nhiệm vụ chemical and biological prospectives. Anti-Cancer Agents in Medicinal Chemistry, 14(6), 833-839. RESEARCH ON THE SEXUAL PROPAGATION OF Paris polyphylla var. chinensis FOR MEDICINAL PURPOSES IN BAC HA AND SI MA CAI DISTRICTS, LAO CAI PROVINCE Dao Van Hay1, Nguyen Thi Hue1, Hoang Van Tung1, Tran Danh Viet2 1 Agricultural Services Center of Bac Ha District, Lao Cai 2 Research Centre for Medicinal Plants, National Institute of Medicinal Materials, Hanoi Abstract P aris polyphylla var. chinensis is a rare medicinal plant valued for treating various ailments, including snake bites, malaria, cough, and asthma. Currently, it is found only in a few relatively undisturbed forests in mountainous provinces such as Lang Son, Cao Bang, Lao Cai, and Nghe An and faces extinction due to deforestation and overharvesting. To conserve and develop Paris polyphylla var. chinensis, establishing seed and conservation gardens with high-quality genetic sources is crucial to improving its yield and medicinal quality. This research focuses on creating a technical process for sexually propagating this plant in the Bac Ha and Si Ma Cai districts of Lao Cai, supporting efforts to conserve this valuable species. Keywords: Lao Cai, medicinal plant, Paris polyphylla var. chinensis, sexual propagation. 76
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2