TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 22, 2004<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG KHỬ NOX <br />
BẰNG C3H6 TRÊN XÚC TÁC Cu/ZSM5 KHI CÓ MẶT OXI <br />
Lê Thanh Sơn, Đại học Huế<br />
Tr ần Văn Nhân, ĐH QG Hà nội<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Các chất ô nhiễm chính có trong khí thải công nghiệp và khí thải động cơ bao <br />
gồm CO, hidrocacbon và NOx (gồm khoảng 90% NO và NO2), trong đó NOx là một <br />
trong những “thủ phạm” chính huỷ hoại môi trường sinh thái và sức khỏe con người. <br />
Vì vậy, nghiên cứu loại bỏ NOx nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường là mối quan tâm <br />
của nhiều nhà nghiên cứu trong vài thập kỷ qua.<br />
Trong điều kiện khí thải giầu oxi, phương pháp khử chọn lọc xúc tác bằng <br />
hidrocacbon (Hydrocarbon Selective Catalytic Reduction HCSCR) tỏ ra có nhiều triển <br />
vọng. Những kết quả nghiên cứu trên nhiều hệ xúc tác khác nhau đã được công bố <br />
[6]. Hệ xúc tác Zeolite ZSM5 trao đổi với ion đồng lần đầu tiên đã được Iwamoto và <br />
cộng sự [2], Held và cộng sự [7] nghiên cứu. Ưu điểm của xúc tác Cu/ZSM5 là khả <br />
năng phân huỷ cao đối với NOx. Tuy nhiên để có thể sử dụng hệ xúc tác này vào <br />
thực tiễn, cần khắc phục một số nhược điểm mà quan trọng nhất là hoạt tính xúc tác <br />
bị giảm nhanh bởi sự có mặt của hơi nước và SO2. Mặt khác cho đến nay, bản chất <br />
của tâm hoạt động cũng là vấn đề còn tiếp tục tranh luận.<br />
Tiếp theo các báo cáo trước đây [4,5], trong bài này chúng tôi trình bày một số <br />
kết quả nghiên cứu phản ứng trên bằng phương pháp phản ứng bề mặt theo chương <br />
trình nhiệt độ (Temperature Programmed Surface ReactionTPSR).<br />
<br />
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM<br />
II.1. Phương pháp điều chế xúc tác:<br />
Chúng tôi sử dụng chất mang zeolite ZSM5 có tên thương mại: ZEOLYSTTM <br />
CBV 8014 Zeolite Ammonium ZSM5 Powder do nhà sản xuất Zeolite International <br />
(Mỹ) cung cấp (tỷ lệ Si/Al= 47). Các mẫu xúc tác được chế tạo bằng phương pháp <br />
tẩm ướt dung dịch Cu(NO3)2 trên ZSM5. Sau khi tẩm, các mẫu được sấy khô ở <br />
1200C trong 2 giờ và tiếp theo nung ở 5000C trong 3 giờ.<br />
II.2. Phương pháp hấp phụ và giải hấp phụ:<br />
Hỗn hợp NOx (NO, NO2)/N2 và hỗn hợp phản ứng (NO, NO2, C3H6, O2/N2) được <br />
hấp phụ trên xúc tác ở nhiệt độ phòng, sau đó giải hấp phụ trong dòng N2 theo <br />
chương trình nhiệt độ (Temperature Programed DesorptionTPD) với tốc độ nâng <br />
nhiệt độ 100C/phút.<br />
II.3. Phương pháp đo hoạt tính xúc tác:<br />
1<br />
Phản ứng được tiến hành trong điều kiện TPSR, tốc độ nâng nhiệt độ <br />
10 C/phút từ nhiệt độ phòng đến 6000C. Trước phản ứng, xúc tác được hoạt hóa <br />
0<br />
<br />
trong dòng khí (tỉ lệ thể tích N2/O2= 80/20) ở 5000C trong 2 giờ (tốc độ nâng nhiệt độ <br />
50C/phút). Hỗn hợp phản ứng có thành phần thể tích như sau: 340ppmNO x, <br />
580ppmC3H6, 8%O2.Tốc độ dòng nguyên liệu 250ml/phút. Lượng xúc tác sử dụng cho <br />
mỗi phản ứng là 100 mg.<br />
Thành phần hỗn hợp phản ứng được xác định trên thiết bị chuyên dùng cho <br />
phản ứng DeNOx của Phân viện Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) <br />
tại Thành phố Hồ Chí Minh với đầu dò hồng ngoạivà FID của sắc ký khí (Siemens), <br />
cho phép khảo sát đồng thời biến thiên nồng độ của C 3H6, NO, NO2, N2O,CO và CO2 <br />
sau từng thời gian 3 giây.<br />
Độ chuyển hóa của các chất được tính theo công thức:<br />
0<br />
C Ct<br />
X (%) .100<br />
C0<br />
với C 0 và C t là nồng độ ban đầu và nông độ tại thời điểm t.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Chúng tôi đã điều chế và thực hiện phản ứng trên 5 mẫu xúc tác Cu/ZSM5 <br />
với hàm lượng đồng trên mỗi gam HZSM5 lần lượt là 1.10 4, 2.104, 3.104, 4.104 và <br />
5.104 mol (ký hiệu là Cu1, Cu2, Cu3,Cu4 và Cu5). Kết quả thu được như sau:<br />
III.1. TDP sau hấp phụ:<br />
Quá trình hấp phụ và giải hấp theo chương trình nhiệt độ (TPD) được tiến <br />
hành trên xúc tác Cu3. Kết quả giải hấp hỗn hợp phản ứng/N 2 và NO+NO2/N2 được <br />
trình bày lần lượt trên các hình 1 và 2.<br />
Trong khi sự giải hấp của NO và NO 2 diễn ra gần như đồng thời ở vùng nhiệt <br />
độ khoảng 4000C sau khi hấp phụ hỗn hợp NO x, thì quá trình giải hấp của hỗn hợp <br />
phản ứng (ngoài NO và NO2 còn có O2 và C3H6) có 2 điểm khác biệt: thứ nhất là <br />
không phát hiện thấy NO2 trong pha khí và thứ hai là sự giải hấp của NO xẩy ra ở <br />
nhiệt độ thấp hơn so với trường hợp hấp phụ NOx (2 pic giải hấp ở khoảng 2000C và <br />
2700C trên hình 1). Như vậy có thể cho rằng khi có mặt C 3H6 thì NO2 bị khử thành N2 <br />
và O2, còn NO bị giải hấp ở nhiệt độ thấp hơn do C3H6 hấp phụ cạnh tranh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Nång ®é (ppm)<br />
100<br />
<br />
<br />
<br />
80<br />
<br />
NO<br />
60<br />
NOx<br />
<br />
40 C3H6<br />
<br />
<br />
20<br />
NO2<br />
<br />
0<br />
<br />
<br />
0 100 200 300 400 500 600 700 800<br />
O<br />
NhiÖt ®é ( C)<br />
<br />
<br />
Hình 1: Giải hấp trong Nitơ theo chế độ TPD sau khi hấp phụ hỗn hợp phản ứng/N2<br />
Nång ®é (ppm)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
100<br />
<br />
90<br />
<br />
80<br />
<br />
70<br />
<br />
60 NOx<br />
50<br />
<br />
40<br />
<br />
30 NO<br />
<br />
20<br />
NO2<br />
10<br />
<br />
0<br />
<br />
0 100 200 300 400 500 600<br />
0<br />
NhiÖt ®é( C)<br />
<br />
Hình 2: Giải hấp trong Nitơ theo chế độ TPD sau khi hấp phụ NOx/N2<br />
III.2. TPSR:<br />
III.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và hàm lượng đồng đến độ chuyển hoá <br />
NOx:<br />
Phương pháp TPSR cho phép theo dõi sự biến đổi nồng độ của các cấu tử trong <br />
hệ phản ứng theo nhiệt độ. Hình 3 đưa ra kết quả TPSR trên xúc tác Cu1/ZSM5 để <br />
minh hoạ.<br />
<br />
3<br />
,NO2,NOx(ppm)<br />
Cu1/ZSM-5<br />
Nång ®é (ppm)<br />
2500 800<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NhiÖt ®éC)<br />
(<br />
CO2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
O<br />
2000<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nång ®é NO<br />
600<br />
<br />
<br />
1500<br />
NOx NhiÖt ®é 400<br />
NO<br />
1000<br />
C3H6<br />
200<br />
500<br />
CO NO2<br />
<br />
0 0<br />
N2O<br />
00:00 00:28 00:56 01:24 01:52 02:20<br />
Thêi gian (g:ph)<br />
<br />
<br />
Hình 3: Kết quả TPSR trên xúc tác Cu1/ZSM5<br />
Sự phụ thuộc của độ chuyển hoá NOx (X%) vào nhiệt độ trên các xúc tác được <br />
biểu diễn trên bảng 1 và hình 4. Kết quả cho thấy: ở cả 5 mẫu xúc tác, khi tăng nhiệt <br />
độ, độ chuyển hóa của NOx đều tăng qua cực đại. Trong vùng nhiệt độ 3000C 4000C, <br />
độ chuyển hoá của NOx tăng khi tăng hàm lượng đồng. Sự giảm dần nhiệt độ tại độ <br />
chuyển hoá cực đại của NOx (ký hiệu Tmax) khi tăng số mol đồng (hình 5) cho thấy rõ <br />
điều đó.<br />
Bảng 1: Độ chuyển hoá của NOx ở các nhiệt độ phản ứng trên các xúc tác Cu/ZSM5<br />
<br />
XNOx (%)<br />
T(0C)<br />
Cu1 Cu2 Cu3 Cu4 Cu5<br />
200 5,12 3 0,58 0,78 0,62<br />
250 5,4 3,13 2,65 3,65 16,86<br />
300 7,16 10,12 8,2 9,9 52,95<br />
350 13,24 14,59 29,3 45,23 96,96<br />
363 15,76 22,56 39,33 54,23 99,15<br />
379 22,74 41,31 55,14 72,66 92,55<br />
386 25,19 49,87 62,01 84,02 82,27<br />
390 26,91 53,67 65,76 86,19 74,03<br />
400 32,69 57,31 71,41 76,66 52,11<br />
402 34,08 56,95 71,72 74,58 48,58<br />
440 56,45 61,32 53,33 49,11 34,67<br />
447 58,4 63,28 49,09 45,07 31,56<br />
450 58,59 62,65 47,32 44,29 31,34<br />
454 58,67 61,12 45,88 44,21 31,74<br />
500 44,58 42,99 33,68 39,08 28,7<br />
<br />
4<br />
550 33,41 43,04 27,99 36,77 27,82<br />
XNOx(%) 600 29,47 29,4 25,57 36,87 21,7<br />
<br />
110<br />
100<br />
90<br />
Cu1<br />
80<br />
Cu2<br />
70 Cu3<br />
60 Cu4<br />
50 Cu5<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
-10<br />
200 300 400 500 600<br />
0<br />
NhiÖt ®é ( C)<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Sự phụ thuộc của độ chuyển hóa NOx vào nhiệt độ trên<br />
các xúc tác Cu/ZSM5 có hàm lượng đồng khác nhau<br />
Tmax( C)<br />
0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
460<br />
<br />
<br />
440<br />
<br />
<br />
420<br />
<br />
<br />
400<br />
<br />
<br />
380<br />
<br />
<br />
360<br />
<br />
<br />
0.0001 0.0002 0.0003 0.0004 0.0005<br />
Sè mol Cu/g ZSM-5<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5: Ảnh hưởng của hàm lượng đồng đến nhiệt độ <br />
tại độ chuyển hóa cực đại của NOx (Tmax)<br />
Sự biến thiên nồng độ của C3H6 cho thấy: nhiệt độ mà tại đó độ chuyển hóa <br />
của NOx đạt cực đại (Tmax) cũng chính là nhiệt độ mà tại đó sự oxi hóa C3H6 đạt cực <br />
đại (X=100%). Kết quả này được trình bày trong bảng 2.<br />
5<br />
Bảng 2: Độ chuyển hoá của NOx và của C3H6 ở nhiệt độ Tmax trên xúc tác Cu/ZSM5<br />
<br />
Độ chuyển hóa X (%)<br />
Xúc tác Tmax (0C)<br />
NOx C3H6<br />
Cu1 454 58,67 100<br />
Cu2 447 63,28 100<br />
Cu3 402 71,72 100<br />
Cu4 390 86,19 100<br />
Cu5 363 99,15 100<br />
<br />
III.2.2. Quan hệ giữa độ chuyển hoá của NOx với lượng NOx hấp phụ hóa <br />
học:<br />
Chúng tôi đã xác định lượng NOx hấp phụ hóa học trên các mẫu xúc tác và nhận <br />
thấy rằng: khi lượng NOx hấp phụ hóa học càng lớn thì độ chuyển hóa NO x sẽ càng <br />
cao như biểu diễn trên hình 6. Như vậy ở đây có sự tương quan đồng biến giữa hàm <br />
lượng đồng, lượng NOx hấp phụ hóa học và độ chuyển hoá của NO x.Kết quả này <br />
cho thấy khả năng hấp phụ hóa học của NO x là một yếu tố làm tăng độ chuyển hóa <br />
của NOx.<br />
(%)<br />
XNOx max<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
100 Cu5<br />
<br />
<br />
90<br />
Cu4<br />
<br />
<br />
80<br />
<br />
<br />
Cu3<br />
70<br />
<br />
Cu2<br />
<br />
60<br />
Cu1<br />
<br />
<br />
40 60 80 100 120 140 160 180<br />
qhhNOx(ppm)<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6: Biến thiên của độ chuyển hoá cực đại của NOx theo lượng NOx hấp phụ hoá học<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Đã nghiên cứu hấp phụ, giải hấp phụ theo chương trình nhiệt độ TPD và phản <br />
ứng khử chọn lọc NOx bằng chất khử C3H6 trong điều kiện dư oxi theo phương pháp <br />
<br />
6<br />
TPRS trên xúc tác Cu/ZSM5 được điều chế bằng cách tẩm dung dịch muối Cu(NO 3)2 <br />
lên HZSM5. Kết quả cho phép rút ra các kết luận:<br />
1. Với sự có mặt O2 và C3H6, quá trình giải hấp phụ của NO xẩy ra ở nhiệt độ <br />
thấp hơn so với khi không có mặt C3H6 và O2, đồng thời không phát hiện thấy NO2 <br />
giải hấp trong pha khí.<br />
2. Khi tăng hàm lượng đồng từ 104 đến 5.104mol/g ZSM5, độ chuyển hoá của <br />
NOx tăng. Trong khoảng nhiệt độ từ 3000C đến 4000C, ứng với mỗi độ chuyển hoá <br />
nhất định thì nhiệt độ chuyển hoá càng thấp nếu hàm lượng đồng trên xúc tác càng <br />
cao.<br />
3. Đã xác định được lượng NOx hấp phụ hoá học và nhận thấy giữa độ <br />
chuyển hoá của NOx và lượng NOx hấp phụ hoá học có mối quan hệ đồng biến.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. M. Iwamoto, H. Yahiro, Y. Yuu, S. Shundo, N. Mizuno, Shokubai 32 (1990) <br />
430. (a) M. Iwamoto., Stud. Surf. Sci Catal. 54:121, 1990; M. Iwamoto, H. <br />
Hamada., Catal. Today 10:57, 1991; M Iwamoto , N Mizuno. J Automobile Eng <br />
207:23, 1993; M Iwamoto. Stud. Surf. Sci Catal. 84:1395,1994; M. Iwamoto. <br />
Catal. Today 29:29, 1996; (b) A. Fritz, V. Pitchon. Appl. Catal. B 13:1, 1997; (c) <br />
H. Akama, H. Kanesaki, S. Yamamoto, K Matsumoto. Jidoushgijutu 54:77, 2000.<br />
2. M D. Amiridis, T Zhang, R J. Farrauto. Appl. Catal B 10:203 (1996).<br />
3. Trần Văn Nhân, Khúc Quang Đạt, Lê Thanh Sơn. Tạp chí hoá học,T.39, số 4, <br />
(2001) 6367.<br />
4. Trần Văn Nhân, Lê Thanh Sơn, Khúc Quang Đạt. Tuyển tập các công trình <br />
khoa học, Hội nghị khoa học lần thứ 3, Ngành Hoá học, Hà nội (12/2002) 154 <br />
156.<br />
5. V.I. Pârvulescu, P.Grange, B.Delmon. Catal. Today 46:233316 (1998).<br />
6. W.Held, A.Koenig, T.Richter, L.Puppe, SAE Paper 900496.<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Quá trình khử NOx có thể được thực hiện bằng cách sử dụng hidrocacbon làm tác nhân <br />
khử. Trong điều kiện đó, hidrocacbon ưu tiên phản ứng với NO x hơn với oxi.Quá trình này <br />
được gọi là quá trình khử xúc tác chọn lọc NOx bởi hidrocacbon trong khí quyển oxi (HC<br />
SCR). Các kết quả thực hiện phản ứng trên xúc tác CuZSM5 đã được công bố lần đầu tiên <br />
vào năm 1990 [1]. Các tác giả [2,3] cũng đã tổng kết các kết quả nghiên cứu thu được về <br />
phản ứng HCSCR. Trong bài này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu phản ứng khử NO x <br />
bằng C3H6 trên xúc tác Cu/ZSM5 với sự có mặt của oxi.<br />
<br />
A STUDY OF THE REDUCTION OF NOX BY C3H6 ON THE CATALYST <br />
CU/ZSM5 IN THE PRESENCE OF OXYGEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Le Thanh Son, Hue University<br />
Nguyen Viet Nhan, Hanoi National University<br />
<br />
SUMMARY<br />
The reduction of NOx can be accomplished by using hydrocarbons as reducing agents, <br />
which preferentially react with NOx rather than with oxygen. This process, selective catalytic <br />
reduction of NOx with hydrocarbons in an oxidizing atmosphere (HCSCR), was first reported <br />
over Cu/ZSM5 in 1990 [1]. Several reviews [2,3] have already summarized the progress of <br />
HCSCR. In this paper we study the reduction of NO x by the C3H6 on the catalyst Cu/ZSM5 in <br />
the presence of oxygen.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />