intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu phòng ngừa mộng thịt tái phát bằng Cyclosporine A nhỏ sau phẫu thuật cắt mộng thịt ghép kết mạc rời tự thân

Chia sẻ: Kloi Roong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

82
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết trình bày về hiệu quả phòng ngừa mộng thịt tái phát bằng Cyclosporine A (CsA) nhỏ sau phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc rời tự thân, kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng CsA nhỏ sau phẫu thuật mộng thịt giúp giảm tỷ lệ tái phát, kéo dài thời gian tái phát và giảm cảm giác kích thích sau mổ so với không sử dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu phòng ngừa mộng thịt tái phát bằng Cyclosporine A nhỏ sau phẫu thuật cắt mộng thịt ghép kết mạc rời tự thân

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> NGHIÊN CỨU PHÒNG NGỪA MỘNG THỊT TÁI PHÁT<br /> BẰNG CYCLOSPORINE A NHỎ SAU PHẪU THUẬT CẮT MỘNG THỊT<br /> GHÉP KẾT MẠC RỜI TỰ THÂN<br /> Võ Thị Hoàng Lan*, Dương Trân Cát Tường**<br /> <br /> TÓMTẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phòng ngừa mộng thịt tái phát bằng Cyclosporine A (CsA) nhỏ sau phẫu thuật<br /> mộng thịt ghép kết mạc rời tự thân.<br /> Phương pháp: Thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng.<br /> Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 108 bệnh nhân ở mỗi nhóm kinh điển và CsA với độ tuổi trung bình<br /> 43,01 ± 5,14 và 43,82 ± 5,07 tuổi. Tỷ lệ tái phát ở nhóm kinh điển là 25,00% và CsA là 12,04%, với thời gian tái<br /> phát trung bình lần lượt 16 ± 4,90 tuần và 9,26 ± 5,07 tuần. Sử dụng CsA sau mổ cho mức độ kích thích sau mổ<br /> thấp hơn là không nhỏ. Triệu chứng bỏng rát sau nhỏ thuốc được ghi nhận với tỷ lệ 13,89%, kế đến là nhìn mờ,<br /> cộm xốn.<br /> Kết luận: Sử dụng CsA nhỏ sau phẫu thuật mộng thịt giúp giảm tỷ lệ tái phát, kéo dài thời gian tái phát và<br /> giảm cảm giác kích thích sau mổ so với không sử dụng.<br /> Từ khoá: mộng thịt, tái phát, CsA, Cyclosporine A<br /> <br /> ABSTRACT<br /> THE EFFECT OF TOPICAL CYCLOSPORINE A ON RECURRENCE FOLLOWING CONJUNCTIVAL<br /> AUTOGRAFT PTERYGIUM SURGERY<br /> Vo Thi Hoang Lan, Duong Tran Cat Tuong<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 57 - 63<br /> Purpose: Evaluating the effect of topical CsA on recurrence following conjunctiva auto graft pterygium<br /> surgery.<br /> Methods: Perspective case-control clinical trial.<br /> Result: There were 108 patients in each group of classic and CsA with mean age 43.01 ± 5.14 and 43.82 ±<br /> 5.07, respectively. Recurrence occurred in 25.00% of the classic group and 12.04% of the CsA group, with the<br /> mean time of recurrence as 16 ± 4.90 weeks and 9.26 ± 5.07 weeks, respectively. Post-op topical CsA decreased the<br /> irrigation more than non-CsA group. Burning sensation after drug applying was observed in 13.89% patients,<br /> then blur vision and foreign body sensation.<br /> Conclusion: Topical CsA after pterygium surgery helps preventing recurrence, lengthens recurrence time<br /> and decreases post-op irritation.<br /> Keywords: pterygium, recurrence, CsA, Cyclosporine A.<br /> với phản ứng viêm tại chỗ. Tại Việt Nam, theo<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> thống kê của Viện Mắt Trung ương, tỷ lệ người<br /> Mộng thịt là một tình trạng tăng sinh lành<br /> mắc mộng thịt trên cả nước chiếm 5,24% dân<br /> tính trên bề mặt nhãn cầu, đặc trưng bởi sự tái<br /> số(3). Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ này<br /> cấu trúc, tăng sinh tế bào và mạch máu, đi kèm<br /> * Bộ môn Mắt, ĐHYD TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: BS Dương Trân Cát Tường<br /> <br /> Mắt<br /> <br /> ĐT: 0908888417<br /> <br /> Email: duongtrancattuong@yahoo.com<br /> <br /> 57<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> là 6% (năm 1987) và 4,96% (năm 1996)(3).<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> Trong các thập kỷ gần đây, vấn đề điều trị<br /> mộng thịt ngày càng được quan tâm nhiều<br /> hơn, nhằm đáp ứng cả về mặt chức năng lẫn<br /> thẩm mỹ. Phương pháp điều trị đã xuất hiện<br /> nhiều bước tiến đáng kể, cả về phương diện<br /> nội khoa lẫn ngoại khoa. Tuy nhiên, vẫn còn<br /> tồn tại một tỷ lệ tái phát tương đối sau phẫu<br /> thuật mộng thịt(6). Một điểm đặc biệt ghi nhận<br /> là tỷ lệ tái phát cao đáng kể ở những bệnh<br /> nhân có mộng thịt thân dày tiến triển và ở<br /> bệnh nhân dưới 40 tuổi(8). Sự tái phát sau mổ<br /> này vẫn tiếp tục là một thách thức đối với bác<br /> sĩ nhãn khoa. Vì những lý do trên, những<br /> phương pháp khác nhau nhằm làm giảm tỷ lệ<br /> tái phát vẫn không ngừng được tìm kiếm và<br /> thử nghiệm. Hiện nay, phương pháp ưa<br /> chuộng là phối hợp phẫu thuật với điều trị nội<br /> khoa sau mổ.<br /> <br /> Những bệnh nhân (bệnh nhân) được chẩn<br /> đoán mộng thịt đe dọa tái phát đến khám và<br /> điều trị tại Bệnh viện Trưng Vương trong thời<br /> gian từ 15/04/2012 đến 31/08/2012.<br /> <br /> Các nghiên cứu đã cho thấy CsA có khả<br /> năng chống tế bào T trợ giúp một cách chọn<br /> lọc và ngăn ngừa sự tổng hợp và tiết các<br /> interleukin. CsA cũng được chứng minh hiệu<br /> quả chống các yếu tố tăng sinh mạch máu gây<br /> ra bởi VEGF(1). Dựa trên những hiệu quả này,<br /> CsA được kỳ vọng sẽ có hiệu quả trong việc<br /> điều trị ngăn ngừa tái phát mộng thịt sau phẫu<br /> thuật thông qua cơ chế kháng viêm và ức chế<br /> miễn dịch(1).<br /> Nhận thấy tính cập nhật và thiết thực của<br /> vấn đề, chúng tôi tiến hành công trình nghiên<br /> cứu này nhằm đánh giá hiệu quả phòng ngừa<br /> mộng thịt tái phát bằng CsA nhỏ tại chỗ sau<br /> phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc rời tự thân.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm<br /> chứng.<br /> <br /> Phương pháp phân lô và chọn mẫu ngẫu<br /> nhiên<br /> Mẫu nghiên cứu được chia thành hai nhóm:<br /> - Nhóm 1 (nhóm nghiên cứu): sau mổ<br /> được chỉ định dùng:<br /> Kháng sinh nhỏ Tobramycin 0,3% 4<br /> lần/ngày, mỗi lần 01 giọt.<br /> Prednisolone acetate 1% 4 lần/ngày, mỗi lần<br /> 01 giọt trong vòng 1 tuần sau mổ.<br /> CsA 0,05% nhỏ mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1<br /> giọt, trong vòng 3 tháng sau mổ.<br /> - Nhóm 2 (nhóm chứng): chỉ dùng:<br /> Kháng sinh nhỏ Tobramycin<br /> lần/ngày, mỗi lần 01 giọt.<br /> <br /> 0,3%<br /> <br /> 4<br /> <br /> Prednisolone acetate 1% 4 lần/ngày, mỗi lần<br /> 01 giọt trong vòng 1 tuần sau mổ.<br /> Tất cả các số liệu thu thập được trên các<br /> bệnh nhân sẽ được nhập và phân tích bằng<br /> chương trình Stata 10.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU<br /> Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br /> Trong thời gian 6 tháng nghiên cứu, chúng<br /> tôi ghi nhận được 108 bệnh nhân ở mỗi nhóm,<br /> là những bệnh nhân tái khám đầy đủ và tuân<br /> thủ điều trị.<br /> Tuổi trung bình ở nhóm kinh điển và<br /> nhóm CsA lần lượt là 43,01 ± 5,14 và 43,82 ±<br /> 5,07. Tỷ lệ nữ hơi cao hơn ở cả hai nhóm. Đa<br /> số bệnh nhân đều làm việc ngoài trời (85,19%<br /> và 87,04%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê về tuổi, giới và môi trường làm việc<br /> giữa hai nhóm (p > 0,05).<br /> <br /> Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng thời điểm bắt đầu.<br /> a<br /> <br /> Thị lực (logMAR)<br /> b<br /> Nhãn áp (mmHg)<br /> <br /> 58<br /> <br /> Nhóm 1<br /> 0,05 ± 0,08<br /> 17,38 ± 1,03<br /> <br /> Nhóm 2<br /> 0,06 ± 0,10<br /> 17,48 ± 0,97<br /> <br /> p<br /> 0,76<br /> 0,46<br /> <br /> Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> Nhóm 1<br /> 2,83 ± 0,44<br /> 11,48 ± 1,46<br /> 9,04 ± 0,75<br /> <br /> c<br /> <br /> Mức độ xâm lấn giác mạc(mm)<br /> d<br /> Test Schirmer (giây)<br /> e<br /> TBUT (giây)<br /> a,b,c,d,e<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Nhóm 2<br /> 2,83 ± 0,53<br /> 11,20 ± 1,08<br /> 8,89 ± 1,04<br /> <br /> p<br /> 0,94<br /> 0,11<br /> 0,23<br /> <br /> Kiểm định t-test.<br /> <br /> Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về<br /> thị lực, nhãn áp, mức độ xâm lấn giác mạc cũng<br /> như các kết quả test Schirmer và thời gian vỡ<br /> phim nước mắt giữa hai nhóm (p > 0,05).<br /> <br /> Hiệu quả phòng ngừa tái phát của CsA<br /> nhỏ sau phẫu thuật mộng thịt ghép kết<br /> mạc rời tự thân<br /> Sau 6 tháng nghiên cứu, bệnh nhân được<br /> đánh giá tỷ lệ tái phát chung cuộc theo từng<br /> nhóm. Thời gian tái phát trung bình được ghi<br /> nhận theo đơn vị tuần, với tiêu chuẩn chẩn<br /> đoán tái phát là khi có tình trạng tăng sinh mô<br /> sợi mạch qua rìa giác – củng mạc  1 mm.<br /> Bảng 2. Tỷ lệ tái phát và thời gian tái phát trung bình<br /> từng nhóm.<br /> a<br /> <br /> Tỷ lệ tái phát<br /> Thời gian tái phát<br /> b<br /> trung bình (tuần)<br /> a<br /> <br /> Kiểm định chi bình phương<br /> <br /> Nhóm 1<br /> 12,04%<br /> <br /> Nhóm 2<br /> 25,00%<br /> <br /> p<br /> 0,01<br /> <br /> 16 ± 4,90 9,26 ± 5,07 < 0,01<br /> b<br /> <br /> Kiểm định t-test<br /> <br /> Kết quả này cho thấy có sự khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê về tỉ lệ tái phát giữa 2 nhóm<br /> (p 0,05). Ở nhóm kinh điển, biến chứng<br /> chiếm tỷ lệ cao nhất là tăng nhãn áp, chiếm<br /> 27,78%, kế đến là u hạt viêm, chiếm 22,22% và<br /> hoại tử mảnh ghép kết mạc (21,30%). Ba biến<br /> chứng này không xuất hiện ở nhóm CsA hoặc<br /> xuất hiện với tỷ lệ rất thấp (hoại tử mảnh ghép<br /> kết mạc – 0,01%), và sự khác biệt này có ý nghĩa<br /> về mặt thống kê (p < 0,01).<br /> <br /> Tác dụng phụ của CsA<br /> <br /> các triệu chứng nhìn mờ, cộm xốn. Sung huyết<br /> kết mạc và đau sau khi nhỏ thuốc chiếm tỷ lệ<br /> thấp nhất với 1 trường hợp, tương đương 0,01%.<br /> Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ thỉnh thoảng<br /> xuất hiện và sau đó giảm dần, không có bệnh<br /> nhân nào phải ngưng dùng thuốc vì các tác dụng<br /> phụ này.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Các đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng trước<br /> mổ giữa hai nhóm đều không có khác biệt, giúp<br /> quá trình phân tích sau này không bị gây nhiễu<br /> do hai nhóm mẫu tương đối tương đồng.<br /> Sự chênh lệch về tỷ lệ tái phát giữa các tác<br /> giả bắt nguồn từ sự khác biệt về dân số chọn<br /> mẫu cũng như phương pháp phẫu thuật. Mặt<br /> khác, nghiên cứu của chúng tôi cũng được thiết<br /> kế tập trung vào nhóm dân số có nguy cơ tái<br /> phát mộng thịt cao hơn, bao gồm những bệnh<br /> nhân không quá 50 tuổi, mộng thân dày. Do đó,<br /> tỷ lệ tái phát sẽ cao hơn nhóm dân số thông<br /> thường ở cả hai nhóm.<br /> <br /> Triệu chứng bỏng rát sau nhỏ thuốc được ghi<br /> nhận với tỷ lệ cao nhất, chiếm 13,89%, kế đến là<br /> Bảng 3. Phân tích định lượng (kích thích trung bình) và định tính (phân hạng kích thích) ở từng nhóm.<br /> <br /> a<br /> <br /> 1 ngày<br /> <br /> b<br /> <br /> 1 tuần<br /> <br /> c<br /> <br /> 1 tháng<br /> <br /> d<br /> <br /> 2 tháng<br /> <br /> e<br /> <br /> 3 tháng<br /> <br /> f<br /> <br /> 6 tháng<br /> a,b,c,d,e,f<br /> <br /> 60<br /> <br /> Kích thích trung bình<br /> - Nhẹ<br /> - Trung bình<br /> - Nặng<br /> Kích thích trung bình<br /> - Nhẹ<br /> - Trung bình<br /> - Nặng<br /> Kích thích trung bình<br /> - Nhẹ<br /> - Trung bình<br /> - Nặng<br /> Kích thích trung bình<br /> - Nhẹ<br /> - Trung bình<br /> - Nặng<br /> Kích thích trung bình<br /> - Nhẹ<br /> - Trung bình<br /> - Nặng<br /> Kích thích trung bình<br /> - Nhẹ<br /> - Trung bình<br /> - Nặng<br /> <br /> Nhóm 1<br /> 9,51 ± 1,89<br /> 0<br /> 37<br /> 71<br /> 4,70 ± 1,65<br /> 49<br /> 59<br /> 0<br /> 0,90 ± 1,05<br /> 106<br /> 2<br /> 0<br /> 0,33 ± 0,68<br /> 107<br /> 1<br /> 0<br /> 0,12 ± 0,49<br /> 107<br /> 0<br /> 0<br /> 0,11 ± 0,32<br /> 97<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> Nhóm 2<br /> 11,49 ± 1,10<br /> 0<br /> 10<br /> 98<br /> 9,12 ± 2,05<br /> 4<br /> 53<br /> 51<br /> 5,70 ± 2,01<br /> 24<br /> 75<br /> 9<br /> 4,13 ± 2,21<br /> 71<br /> 35<br /> 0<br /> 1,94 ± 1,65<br /> 85<br /> 9<br /> 0<br /> 0,37 ± 0,49<br /> 81<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> P<br /> < 0,01<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Kiểm định chi bình phương.<br /> <br /> Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Bảng 4. Tình trạng phim nước mắt tại thời điểm đầu và khi kết thúc nghiên cứu.<br /> a<br /> <br /> Nhóm 1 (n = 95)<br /> Nhóm 2 (n = 81)<br /> a,b<br /> <br /> Test Schirmer I (giây) (số lượng)<br /> Trước mổ<br /> 6 tháng<br /> p<br /> 11,53 ± 1,5<br /> 15,57 ± 0,98<br /> < 0,01<br /> 11,02 ± 1,12<br /> 15,02 ± 0,77<br /> < 0,01<br /> <br /> b<br /> <br /> TBUT (giây) (chất lượng)<br /> Trước mổ<br /> 6 tháng<br /> p<br /> 9,00 ± 0,70<br /> 12,11 ± 0,31<br /> < 0,01<br /> 8,84 ± 0,98<br /> 11,94 ± 0,62<br /> < 0,01<br /> <br /> Kiểm định t-test bắt cặp.<br /> <br /> Phương pháp sử dụng CsA nhỏ cũng khác<br /> nhau giữa các tác giả. Tác giả Aydin trong một<br /> nghiên cứu tại Pháp năm 2008 đã sử dụng<br /> CsA 0,05% nhỏ tại chỗ mỗi ngày 2 lần trong<br /> liên tục 3 tháng sau phẫu thuật mộng thịt ghép<br /> kết mạc rời tự thân(1). Tác giả Turan Vural với<br /> phương pháp để trần củng mạc, chỉ định nhỏ<br /> <br /> mỗi ngày CsA 0,05% 4 lần liên tục trong 6<br /> tháng sau mổ(12).Tác giả Ozulken dùng kỹ<br /> thuật ghép kết mạc xoay kết hợp với CsA nhỏ<br /> 6 tháng liên tục sau phẫu thuật trên 26 mắt(9).<br /> Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng CsA 0,05%<br /> nhỏ mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 giọt, trong vòng<br /> 3 tháng sau mổ.<br /> <br /> Bảng 6. Đối chiếu hiệu quả ngăn ngừa tái phát của CsA qua các nghiên cứu.<br /> Phương pháp<br /> phẫu thuật<br /> <br /> Tác giả<br /> (12)<br /> <br /> Turan-Vural<br /> (9)<br /> Ozulken K.<br /> (9)<br /> Ibanez<br /> (2)<br /> A. Aydin<br /> (15)<br /> Yalcin Tok O<br /> (14)<br /> Wu H<br /> D.T. Cát Tường<br /> <br /> Để kết mạc trần<br /> Xoay kết mạc<br /> Ghép kết mạc + MMC<br /> Ghép kết mạc rời<br /> Không rõ<br /> Để kết mạc trần + CsA / Thiopeta<br /> Ghép kết mạc rời<br /> <br /> Tuy có nhiều khác biệt, các tác giả đều<br /> thống nhất CsA nhỏ tại chỗ sau mổ giúp giảm<br /> tỷ lệ tái phát mộng thịt một cách có ý nghĩa so<br /> với phương pháp điều trị kinh điển.<br /> Nhóm CsA có thời gian tái phát trung bình<br /> 16 ± 4,90 tuần, dài hơn hẳn so với nhóm kinh<br /> điển là 9,26 ± 3,81 tuần. Ở giai đoạn 4 tuần<br /> đầu, tỷ lệ thành công ở cả hai nhóm là như<br /> nhau, càng về sau, tỷ lệ thành công ở cả hai<br /> nhóm đều giảm, với nhóm kinh điển nhanh và<br /> nhiều hơn.<br /> Tại các thời điểm 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 2<br /> tháng, 3 tháng sau mổ cho thấy có sự khác biệt<br /> giữa nhóm CsA và nhóm kinh điển về mức độ<br /> kích thích (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1