Phạm Thị Thúy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
180(04): 159 - 164<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH LÀM CƠ SỞ<br />
CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN, KHAI THÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN<br />
CÂY RÂU MÈO (Orthosiphon stamineus Benth) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Phạm Thị Thúy1, Vũ Văn Thông2*, Vũ Phạm Thảo Vy3<br />
1<br />
<br />
Đại học Thái Nguyên, 2Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên,<br />
3<br />
Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cây Râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth, còn có tên gọi là Bông Bạc, thuộc<br />
họ Hoa môi (Lamiaceae). Trong chiến lược phát triển ngành dược của Bộ Y tế, cây Râu mèo được<br />
xếp vào loại cây hiếm cần được bảo vệ và phát triển nguồn gen. Cây Râu mèo có tác dụng thanh<br />
nhiệt, lợi tiểu, các nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất sinensetin ở loài cây này có tiềm năng xuất<br />
khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn dược liệu này ngày càng trở lên cạn kiệt, do khai thác quá<br />
mức trong tự nhiên, trong khi việc gây trồng chưa được quan tâm đúng mức. Những nghiên cứu về<br />
cây Râu mèo mới tập trung vào điều tra, mô tả đặc tính sinh học, phân tích thành phần hóa học,<br />
chưa có những nghiên cứu về nhân giống cây Râu mèo cũng như kỹ thuật gây trồng. Nghiên cứu<br />
này đã tiến hành thử nghiệm kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom, kết quả cho thấy:<br />
Sử dụng chất kích thích sinh trưởng IBA, IAA và NAA với nồng độ 500, 1000 và 1500 ppm tỷ lệ<br />
ra rễ bình quân tương ứng là 98,52%; 98,52%; 98,89% và công thức đối chứng là 94,44%. Các<br />
loại chất kích thích sinh trưởng IBA, IAA và NAA không ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom cây<br />
Râu mèo. Tuổi hom (vị trí lấy hom) hầu như không ảnh hưởng đến tỷ lệ ra bật mầm, tỷ lệ ra rễ và<br />
tỷ lệ sống của hom cây Râu mèo. Thời vụ có ảnh hưởng đến số lượng rễ/hom cây Râu mèo trong<br />
điều kiện cùng sử dụng cùng một loại chất kích thích sinh trưởng và cùng nồng độ.<br />
Từ khóa: Râu mèo, dược liệu, nhân giống, bông bạc, giâm hom, thời vụ, bật mầm.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Chữa bệnh bằng thảo dược đang dần trở thành<br />
xu hướng của y học thế giới. Trong khoảng<br />
30 năm trở lại đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ<br />
(CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc hơn<br />
40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm<br />
cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư,<br />
25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm dược<br />
tính mạnh nguồn gốc từ thực vật [1].<br />
Theo Võ Văn Chi đất nước Việt Nam ta có<br />
nguồn dược liệu rất phong phú lên đến trên<br />
4.000 loài thực vật và nấm lớn có công dụng<br />
làm thuốc; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật<br />
và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc<br />
[2]. Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê<br />
cho biết, trong năm 2014, doanh thu sản xuất<br />
thuốc từ dược liệu tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ<br />
đồng (gấp hơn 1,75 lần so với doanh thu năm<br />
2013) [4]. Hiện nay tình trạng khai thác quá<br />
mức và khai khác rừng bừa bãi đã dẫn đến<br />
tình trạng một số loài cây thuốc quý đang<br />
*<br />
<br />
Email: vuvanthong68@gmail.com<br />
<br />
ngày càng khan hiếm, trong đó có cây Râu<br />
mèo, nên việc thúc đẩy và không ngừng phát<br />
triển công tác nghiên cứu gây trồng cây thuốc<br />
là một yêu cầu cấp bách hiện nay.<br />
Cây Râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon<br />
stamineus Benth, còn có tên gọi là Bông Bạc,<br />
thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) [3]. Trong<br />
chiến lược phát triển ngành dược của Bộ Y tế,<br />
cây Râu mèo được xếp vào loại cây hiếm cần<br />
được bảo vệ và phát triển nguồn gen [6]. Do<br />
có những tác dụng to lớn mà cây Râu mèo<br />
mang lại nên người dân địa phương thường<br />
khai thác cây Râu mèo từ ngoài tự nhiên để<br />
sử dụng. Tuy vậy, nguồn dược liệu này ngày<br />
càng trở nên khan hiếm hơn do khai thác<br />
không hợp lý làm hạn chế khả năng tái sinh<br />
của cây. Mặt khác chất lượng dược liệu khai<br />
thác không ổn định do sự sinh trưởng của cây<br />
không đồng đều, điều đó đã ảnh hưởng đến<br />
kết quả không cao trong điều trị bệnh. Nghiên<br />
cứu nhân giống và trồng trọt sẽ góp phần chủ<br />
động nguồn nguyên liệu làm thuốc và nâng<br />
cao chất lượng dược liệu, đưa công tác sản<br />
159<br />
<br />
Phạm Thị Thúy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
180(04): 159 - 164<br />
<br />
xuất dược liệu cây Râu mèo dần đi vào ổn<br />
định về số lượng và chất lượng.<br />
<br />
CT2: Thí nghiệm với IBA, IBA, IAA nồng độ<br />
là: 1000 ppm.<br />
<br />
Lê Duy Thành [5], đã chỉ ra rằng dược chất<br />
sinensetin có mặt trong dịch chiết lá của tất cả<br />
các dòng Râu mèo thu thập được. Tuy vậy,<br />
hàm lượng hợp chất này biến động rất lớn, từ<br />
0,002% đến 0,188% (hàm lượng chất khô).<br />
<br />
CT3: Thí nghiệm với IAA, IBA, IAA nồng độ<br />
là: 1500 ppm<br />
<br />
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây mới tập<br />
trung đi sâu nghiên cứu thành phần hóa học<br />
cũng như công dụng của cây Râu mèo, chưa<br />
có các nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống,<br />
gây trồng loài cây này. Xuất phát từ những lí<br />
do nêu trên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên<br />
cứu nhân giống vô tính cây Râu mèo<br />
(Orthosiphon stamineus Benth) tại tỉnh Thái<br />
Nguyên”, có ý nghĩa cả về lý luận và thực<br />
tiễn, góp phần phục hồi, bảo tồn và khai thác<br />
phát triển nguồn gen loài cây thuốc có giá trị<br />
cao, đồng thời phù hợp với chủ trương phát<br />
triển cây dược liệu của Nhà nước và nguyện<br />
vọng của cộng đồng nhân dân địa phương.<br />
<br />
CT4: Công thức đối chứng không dùng thuốc.<br />
Các công thức thí nghiệm được bố trí theo<br />
phương pháp ngẫu nhiên gồm 3 lần lặp, mỗi<br />
công thức 30 hom.<br />
- Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống; tỷ lệ<br />
bật mầm; tỷ lệ ra rễ; số rễ cấp 1/hom (chiếc)<br />
và chiều dài rễ (cm).<br />
- Thí nghiệm về tuổi hom (vị trí lấy hom).<br />
Không thể xác định được tuổi của hom giâm<br />
nên đề tài đã thay thế tuổi của hom bằng vị trí<br />
lấy hom trên cùng một cành. Hom già là hom<br />
được lấy ở vị trí gốc cành phần sát với thân<br />
cây đến vị trí 1/3 chiều dài của cành, hom lấy<br />
ở vị trí 1/3 đến 2/3 theo chiều dài của cành<br />
(hom bánh tẻ), hom non là hom lấy ở vị trí<br />
2/3 chiều dài của cành đến đỉnh sinh trưởng.<br />
<br />
Bài báo này nhằm cung cấp một số thông tin<br />
về kỹ thuật nhân giống cây Râu mèo bằng<br />
phương pháp giâm hom.<br />
<br />
- Thí nghiệm về mùa, vụ giâm hom. Thí<br />
nghiệm được bố trí vào vụ xuân – hè (tháng<br />
3-6) và vụ thu đông (tháng 8-9).<br />
<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Vật liệu nghiên cứu: Mẫu giống Râu mèo<br />
được lấy từ vườn bảo tồn nguồn gen thuộc<br />
Nhiệm vụ quỹ gen cấp Bộ của Trường Đại<br />
học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên.<br />
<br />
Ảnh hưởng của nồng độ và loại chất kích<br />
thích đến tỷ lệ ra rễ<br />
<br />
- Hóa chất: KMnO4 nồng độ 0,5% để xử lý<br />
giá thể.<br />
- Các hóa chất α-Naphthalene acetic acid<br />
(NAA), indole-3-acetic acid (IAA), Indole-3butyric acid (IBA) có nồng độ tương ứng là<br />
500, 1000 và 1500 ppm.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Tiêu chuẩn hom giâm: Các hom trong thí<br />
nghiệm được lấy ở những cây Râu mèo tuổi<br />
1, chiều dài hom 7-10 cm (mỗi hom có tối<br />
thiểu 3 đốt).<br />
- Bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của loại<br />
thuốc kích thích và nồng độ đến tỷ lệ ra rễ:<br />
CT1: Thí nghiệm với NAA, IBA, IAA nồng<br />
độ là: 500 ppm.<br />
160<br />
<br />
Thí nghiệm được tiến hành vào vụ xuân – hè,<br />
loại hom thí nghiệm là hom lấy ở vị trí 1/3 2/3 theo chiều dài của cành tính từ gốc cành.<br />
Kết quả sau 6-7 ngày hom bắt đầu ra rễ và ra<br />
mầm. Sau 30 ngày giâm hom tiến hành xác định<br />
tỷ lệ hom ra rễ, số rễ trung bình, chiều dài rễ<br />
trung bình và được thể hiện trong bảng 1.<br />
Số liệu ở bảng 1 cho thấy tỷ lệ ra rễ ở các<br />
công thức nồng độ khác nhau trong cùng<br />
một loại thuốc chênh lệch không đáng kể.<br />
Thí nghiệm sử dụng chất kích thích sinh<br />
trưởng IBA tỷ lệ ra rễ dao động từ 97,7898,89%, bình quân 98,52%; sử dụng chất<br />
IAA tỷ lệ ra rễ dao động từ 96,67 – 100%,<br />
bình quân 98,52%; sử dụng chất kích thích<br />
sinh trưởng NAA dao động từ 97,78 –<br />
100%, bình quân 98,89%. Như vậy, bước<br />
<br />
Phạm Thị Thúy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đầu có thể kết luận rằng ảnh hưởng của loại<br />
chất kích thích sinh trưởng với các nồng độ<br />
khác nhau đến tỷ lệ ra rễ là như nhau. Công<br />
thức đối chứng tỷ lệ ra rễ là 94,44%. Từ số<br />
liệu tổng hợp ở bảng 1, đã tiến hành phân<br />
tích phương sai một nhân tố theo loại thuốc<br />
kích thích sinh trưởng trên cùng nồng độ<br />
(1000 ppm), kết quả cho thấy số hom ra rễ<br />
không có sự khác nhau rõ rệt giữa các công<br />
<br />
180(04): 159 - 164<br />
<br />
thức thí nghiệm (Sig.F>0,05), sử dụng chất<br />
kích thích sinh trưởng I B A , IAA và NAA<br />
không có sự sai khác về mặt thống kê. Tuy<br />
nhiên, các chỉ tiêu trên với loại chất kích thích<br />
sinh trưởng NAA với nồng độ 1000 ppm có<br />
trội hơn so với loại chất kích thích sinh<br />
trưởng IBA và IAA ở cùng nồng độ. Do vậy,<br />
các thí nghiệm tiếp theo sẽ sử dụng NAA với<br />
nồng độ 1000 ppm.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ và loại chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ ra rễ<br />
Loại<br />
chất<br />
kích<br />
thích<br />
<br />
IBA<br />
<br />
IAA<br />
<br />
NAA<br />
Đối chứng<br />
<br />
Số hom<br />
thí nghiệm<br />
<br />
Công<br />
thức<br />
<br />
Nồng độ<br />
(ppm)<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
BQ<br />
1<br />
2<br />
3<br />
BQ<br />
1<br />
2<br />
3<br />
BQ<br />
<br />
500<br />
1000<br />
1500<br />
<br />
90<br />
90<br />
90<br />
<br />
500<br />
1000<br />
1500<br />
<br />
90<br />
90<br />
90<br />
<br />
500<br />
1000<br />
1500<br />
<br />
90<br />
90<br />
90<br />
<br />
-<br />
<br />
90<br />
<br />
Số<br />
hom<br />
ra rễ<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
ra rễ<br />
(%)<br />
<br />
Số rễ cấp 1/<br />
hom<br />
<br />
Chiều dài<br />
rễ TB<br />
(cm)<br />
<br />
88<br />
89<br />
89<br />
89<br />
90<br />
87<br />
89<br />
88,70<br />
88<br />
90<br />
89<br />
89,00<br />
85,00<br />
<br />
97,78<br />
98,89<br />
98,89<br />
98,52<br />
100<br />
96,67<br />
98,89<br />
98,52<br />
97,78<br />
100<br />
98,89<br />
98,89<br />
94,44<br />
<br />
5,5<br />
5,7<br />
6,2<br />
5,8<br />
5,9<br />
6,1<br />
6,2<br />
6,1<br />
5,2<br />
6,3<br />
5,5<br />
5,7<br />
5,0<br />
<br />
4,5<br />
4,3<br />
4,1<br />
4,3<br />
3,9<br />
4,5<br />
4,8<br />
4,4<br />
4,5<br />
4,6<br />
4,5<br />
4,5<br />
4,3<br />
<br />
Số liệu bảng 1 được minh họa qua biểu đồ hình 1, 2 dưới đây.<br />
<br />
Hình 1. Ảnh hưởng của loại thuốc đến tỷ lệ ra rễ<br />
của hom Râu mèo<br />
<br />
Hình 2. Ảnh hưởng của loại thuốc đến số rễ cấp 1/hom<br />
Râu mèo<br />
<br />
Ghi chú: 1- IBA, 2 – IAA, 3- NAA, 4 – Đối chứng<br />
<br />
Hình ảnh về mầm, rễ của hom cây Râu mèo lấy ở các vị trí khác nhau được minh họa qua hình 3,<br />
4 và 5 dưới đây.<br />
<br />
161<br />
<br />
Phạm Thị Thúy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Hình 3. Chiều dài mầm hom gốc<br />
Râu mèo sau 30 ngày<br />
<br />
180(04): 159 - 164<br />
<br />
Hình 4. Chiều dài mầm hom giữa Hình 5. Chiều dài mầm hom ngọn<br />
Râu mèo sau 30 ngày<br />
Râu mèo sau 30 ngày<br />
<br />
Ảnh hưởng của vị trí lấy hom đến khả năng ra mầm, ra rễ và tỷ lệ sống<br />
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vị trí hom giâm đến khả năng<br />
ra mầm, ra rễ và tỷ lệ sống của hom cây Râu mèo được tổng hợp ở bảng dưới đây.<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của vị trí lấy hom đến khả năng bật mầm, ra rễ và tỷ lệ sống<br />
Sử dụng chất<br />
kích thích/<br />
Không sử dụng<br />
NAA nồng độ<br />
1000 ppm<br />
Đối chứng<br />
(Không sử dụng<br />
chất kích thích<br />
sinh trưởng)<br />
<br />
Công thức/ Vị trí<br />
hom<br />
<br />
Thời gian<br />
bật mầm<br />
(ngày)<br />
<br />
Thời gian<br />
ra rễ<br />
(ngày)<br />
<br />
Hom ngọn<br />
Hom giữa<br />
Hom gốc<br />
Bình quân<br />
Hom ngọn<br />
Hom giữa<br />
Hom gốc<br />
Bình quân<br />
<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
7<br />
7<br />
8<br />
7,3<br />
<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
8<br />
8<br />
8<br />
8<br />
<br />
Qua bảng 2 nhận thấy thời gian từ khi giâm<br />
đến nẩy mầm của Râu mèo ở các công thức<br />
có sử dụng chất kích thích sinh trưởng khác<br />
nhau không có sự sai khác. Số ngày hom bắt<br />
đầu nảy mầm là 6 ngày. Công thức đối chứng,<br />
số ngày bắt đầu nảy mầm bình quân là 7,3 ngày.<br />
Thời gian giâm hom đến khi bắt đầu ra rễ ở<br />
các công thức có sử dụng chất kích thích sinh<br />
trưởng là 6 ngày. Đối với công thức đối<br />
chứng, thời gian bắt đầu ra rễ là 8 ngày, chậm<br />
hơn 1,3 ngày so với công thức có sử dụng<br />
chất kích thích sinh trưởng. Ở các công thức<br />
thí nghiệm và đối chứng số ngày hom bắt đầu<br />
ra rễ là 8 ngày.<br />
Tỷ lệ bật mầm bình quân chung ở các công<br />
thức thí nghiệm có sử dụng chất kích thích<br />
sinh trưởng là 98,89%, công thức đối chứng<br />
là 92,96%, chênh lệch giữa công thức có sử<br />
dụng chất kích thích sinh trưởng và không sử<br />
162<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
bật<br />
mầm<br />
(%)<br />
100<br />
100<br />
96,67<br />
98,89<br />
94,44<br />
93,33<br />
91,11<br />
92,96<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
ra rễ<br />
(%)<br />
<br />
Tỷ lệ cây<br />
sống<br />
(%)<br />
<br />
100<br />
100<br />
97,78<br />
99,26<br />
96,67<br />
92,22<br />
90,00<br />
92,96<br />
<br />
100<br />
100<br />
95,45<br />
98,48<br />
94,25<br />
96,38<br />
88,89<br />
93,17<br />
<br />
dụng chất kích thích sinh trưởng là 5,93%. Tỷ<br />
lệ ra rễ ở các công thức thí nghiệm có sử dụng<br />
chất kích thích là 99,26%, ở công thức đối<br />
chứng là 92,96%, chênh lệch giữa công thức<br />
có sử dụng chất kích thích sinh trưởng và<br />
không sử dụng chất kích thích sinh trưởng là<br />
6,3%. Tỷ lệ sống của cây hom ở các công<br />
thức thí nghiệm có sử dụng chất kích thích<br />
sinh trưởng 98,48% và không sử dụng thuốc<br />
kích thích sinh trưởng là 93,17%. Như vậy,<br />
tuổi hom (vị trí lấy hom) hầu như không ảnh<br />
hưởng đến tỷ lệ ra bật mầm, tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ<br />
sống của hom cây Râu mèo trong các thí<br />
nghiệm trên đây.<br />
Ảnh hưởng của thời vụ đến số lượng rễ của hom<br />
Để nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến số<br />
lượng rễ của hom cây Râu mèo, đã tiến hành<br />
thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp<br />
giâm hom vào vụ xuân - hè và thu – đông.<br />
<br />
Phạm Thị Thúy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
180(04): 159 - 164<br />
<br />
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã trình bày ở mục trên đây, trong nghiên cứu này tiến hành thử<br />
nghiệm ảnh hưởng của thời vụ đến số lượng rễ của hom ngọn, hom giữa với loại chất kích thích<br />
sinh trưởng là NAA nồng độ 1000 ppm và công thức đối chứng không sử dụng chất kích thích<br />
sinh trưởng.<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ ra rễ của hom<br />
<br />
Công thức<br />
<br />
Nồng<br />
độ<br />
<br />
Vị trí hom<br />
<br />
Số lượng rễ<br />
trung<br />
bình/hom<br />
<br />
Chiều dài rễ<br />
dài nhất (cm)<br />
<br />
Vụ xuân - hè<br />
CT1<br />
CT2<br />
BQ<br />
<br />
1000<br />
1000<br />
<br />
Hom ngọn<br />
Hom giữa<br />
<br />
Đối chứng<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
Hom ngọn<br />
Hom giữa<br />
<br />
BQ<br />
<br />
17,60<br />
14,10<br />
15,85<br />
15,30<br />
13,60<br />
14,45<br />
<br />
Qua kết quả thí nghiệm bảng 3, thời vụ có ảnh<br />
hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Vụ xuân<br />
– hè số lượng rễ bình quân/hom ngọn và hom<br />
giữa là 15,85 và chiều dài bình quân của<br />
những rễ dài nhất là 9,75 cm; vụ Thu – đông,<br />
số lượng rễ bình quân/hom ngọn và hom giữa<br />
là 13,75 và chiều dài bình quân của những rễ<br />
dài nhất là là 5,55 cm. Các chỉ tiêu này ở công<br />
thức đối chứng tương ứng có nhỏ hơn nhưng<br />
không đáng kể. Kết quả phân tích phương sai<br />
một nhân tố về ảnh hưởng của thời vụ đến số<br />
rễ TB/hom ngọn cho thấy đã có sự khác nhau<br />
rõ rệt giữa (Sig.F