Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông<br />
Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
Vũ Thị Hồng Nghĩa<br />
<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên<br />
Khoa Môi trường<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02<br />
Người hướng dẫn: GS.TSKH Đặng Trung Thuận<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
<br />
<br />
Abstracts. Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội. Trình bày đối<br />
tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phân tích hiện trạng chất lượng nước<br />
sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đánh giá chất lượng nước sông Cầu và đề<br />
xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông Cẩu.<br />
<br />
Keywords. Khoa học môi trường; Thái Nguyên; Chất lượng nước<br />
<br />
Content<br />
Sông Cầu là sông liên tỉnh, dài 290km, bắt nguồn từ Bắc Kạn và đổ vào sông Thái<br />
Bình tại Phả Lại. Sông Cầu có ý nghĩa rất to lớn về cung cấp nước cho các hoạt động KT-<br />
XH, duy trì các HST nước cho 6 tỉnh trên lưu vực: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc,<br />
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây dòng sông Cầu<br />
đã có những dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên, do<br />
đó đề tài : “Nghiên cứu quản lý chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái<br />
Nguyên” được lựa chọn và thực hiện.<br />
Mục tiêu nghiên cứu trong luận văn là : Đánh giá hiện trạng chất lượng nước<br />
sông Cầu, khả năng tiếp nhận chất thải và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nước<br />
sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với cách tiếp cận Quản lý nước theo lưu vực<br />
sông, quản lý theo hướng phát triển bền vững và phân tích hệ thống theo mô hình DPSIR<br />
( Động lực- Áp lực- Hiện trạng- Tác động- Phản hồi). Học viên đã sử dụng các phương<br />
pháp nghiên cứu:<br />
+ Thu thập, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước từ năm 2006 đến năm 2010<br />
của Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường tỉnh;<br />
+ Điều tra, khảo sát thực địa, lấy mẫu bổ sung vào 2 mùa: mùa khô ( tháng 4/<br />
2011) và mùa mưa ( tháng 8/2011);<br />
+ Xử lý, thống kê, sử dụng phần mền Exel để vẽ đồ thị diễn biến chất lượng nước<br />
theo không gian, thời gian;<br />
+ Phương pháp bản đồ để thiết lập các bản đồ về chất lượng nước, hiện trạng ô<br />
nhiễm, và các bản đồ dự báo chất lượng môi trường nước ứng với các phương án được<br />
xây dựng. Trên cơ sở các số liệu phân tích tại các điểm quan trắc, đã sử dụng phần mềm<br />
Mapinfo để thành lập: Bản đồ về hiện trạng môi trường nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh<br />
Thái Nguyên, thể hiện được các vị trí ô nhiễm trên từng đoạn sông và Sơ đồ phân đoạn ô<br />
nhiễm sông Cầu;<br />
+ Phương pháp tính chỉ số WQI để đánh giá tổng hợp chất lượng nước sông Cầu;<br />
+ Phương pháp tính khả năng tiếp nhận chất thải của từng đoạn sông (theo thông<br />
tư 02/2009/TT-BTMTM).<br />
Trước hết, cần điểm qua về đặc điểm tự nhiên- kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên.<br />
Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vùng núi Trung du Bắc bộ, có diện tích tự nhiên 3.541,1km2,<br />
chiếm 1,08% diện tích cả nước, có tọa độ địa lý: 20020’ vĩ độ Bắc và 105025’ kinh độ<br />
Đông.<br />
Về đặc điểm địa hình, độ cao trung bình Thái Nguyên là 200 – 300m so với mực<br />
nước biển. Bề mặt địa hình trên địa phận Thái Nguyên thay đổi trong một khoảng lớn, từ<br />
điểm thấp nhất 20m tại xã Lương Phú huyện Phú Bình đến điểm cao nhất 1.592m trên<br />
đỉnh dãy núi Tam Đảo. Phía tây nam Thái Nguyên có dãy núi Tam Đảo án ngữ, kéo dài<br />
theo hướng tây bắc- đông nam. Phía đông bắc và tây bắc có các dãy núi hình cánh cung<br />
Ngân Sơn, Bắc Sơn bao quanh.<br />
Khí hậu Thái Nguyên có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa trùng mùa nóng (tháng 5-10),<br />
mùa khô trùng với mùa lạnh (tháng 11-4). Về thủy văn: Ngoài dòng chính sông Cầu, còn<br />
có các phụ lưu cấp 1: sông Chợ Chu, Nghinh Tường, Sông Đu, Linh Nham và sông<br />
Công.<br />
Ở Thái Nguyên, tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt than đá, vật liệu xây<br />
dựng và các mỏ kim loại.<br />
Dân số Thái Nguyên là 1.124.786 người (năm 2009), trong đó dân số thành thị<br />
chiếm 25,62%, nông thôn chiếm 74,38%. Thái Nguyên hiện có 01 thành phố Thái<br />
Nguyên, 01 thị xã sông Công và 07 huyện; đang ĐTH và CNH.<br />
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 5 KCN, 20 CCN chủ yếu là ngành công<br />
nghiệp luyện kim , sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất giấy, khai khoáng, nhiệt<br />
điện, phân bố ở phía nam thành phố là chính.<br />
Trong những năm gần đây, Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế,<br />
tuy nhiên chính điều đó lại đặt Thái Nguyên đứng trước những thách thức to lớn về vấn<br />
đề ô nhiễm môi trường, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông Cầu.<br />
Để nghiên cứu chất lượng dòng chính sông Cầu, học viên đã lấy mẫu dọc sông<br />
theo các vị trí : Quảng Chu (Chợ Mới- Bắc Kạn), Văn Lăng, Hòa Bình, Sơn Cẩm, Hoàng<br />
Văn Thụ, Cầu Gia Bảy, Đập Thác Huống, Cầu Trà Vườn, Cầu Mây, Tân Phú, Cầu Vát-<br />
Bắc Giang.<br />
Học viên Đã xử lý tổng hợp hơn 300 mẫu phân tích từ Trung tâm Quan trắc và<br />
Công nghệ môi trường tỉnh. Bên cạnh đó, lấy và phân tích bổ sung 11 mẫu dọc dòng<br />
chính và 4 mẫu ở cửa các phụ lưu cấp 1 của sông, vào 2 thời điểm mùa khô và mùa mưa<br />
năm 2011. Các mẫu được phân tích theo 10 chỉ tiêu: pH, hàm lượng chất rắn lơ lửng<br />
TSS, BOD5, COD, NH4, Coliform, Fe, As, Pb, Zn để nghiên cứu.<br />
Qua các kết quả phân tích mẫu nước, có thế đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông<br />
Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 đến nay theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc<br />
gia về chất lượng nước mặt QCVN 08: 2008/BTNMT (QCVN) như sau:<br />
- Trên toàn tuyến sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên, giá trị hàm lượng<br />
các thông số môi trường nước sông Cầu thay đổi trong một khoảng lớn theo mùa, theo<br />
năm và vị trí điểm quan trắc. Không có một điểm nào, mà ở đó tất cả các thông số môi<br />
trường đều cùng đạt QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn loại A2.<br />
- Theo chiều dòng chảy, chất lượng nước tại khu vực thượng lưu tốt hơn so với hạ<br />
lưu. Đoạn sông Cầu bắt đầu từ địa phận Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đến địa phận xã Văn<br />
Lăng, tỉnh Thái Nguyên, chất lượng nước còn tương đối tốt, do ở khu vực này không có<br />
nhiều các nhà máy công nghiệp, dân cư sống thưa thớt nên chưa có vấn đề ô nhiễm do<br />
nước thải sinh hoạt.<br />
- Chất lượng nước sông Cầu từ vị trí xã Hòa Bình đến đập Thác Huống có dấu<br />
hiệu bị ô nhiễm, chủ yếu là bởi nước thải sinh hoạt, y tế và nước thải của một số nhà máy,<br />
đặc biệt là nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn<br />
môi trường.<br />
- Chất lượng nước phía dưới đập Thác Huống, nơi có khu công nghiệp luyện kim<br />
Thái Nguyên đổ thải, đến Cầu Mây hầu hết các chỉ tiêu như chất hữu cơ, vi sinh đều có<br />
nồng độ vượt quá ngưỡng cho phép đối với nguồn nước loại A2, điều đó cho thấy mức độ<br />
ảnh hưởng trầm trọng của khu công nghiệp này tới chất lượng nước sông Cầu.<br />
- Về vấn đề ô nhiễm kim loại nặng chỉ mới phát hiện hàm lượng cao của Pb tại<br />
một số điểm như Sơn Cẩm, Hoàng Văn Thụ, Cầu Trà Vườn là vượt quá ngưỡng cho phép<br />
đối với QCVN cột A2. Các nguyên tố khác đều nằm trong giới hạn của QCVN cột A2.<br />
- So sánh giữa mùa khô và mùa mưa có thể thấy rằng, vào mùa khô thường chất<br />
lượng nước sông Cầu kém hơn mùa mưa, ngoại trừ chỉ tiêu như TSS và một số chỉ tiêu<br />
như BOD5, COD tại một vài vị trí, có thể là do nước mưa chảy tràn qua các khu dân cư,<br />
đô thị, nông nghiệp đưa chất ô nhiễm vào sông.<br />
- Các nguồn thải phân tán trên trên khắp địa phận Thái Nguyên theo các phụ lưu<br />
cấp 1 đổ vào sông Cầu không trực tiếp gây ô nhiễm dòng chính sông Cầu, mà chỉ góp<br />
phần thay đổi cục bộ chất lượng nước sông Cầu ở một vài nơi.<br />
Để làm sáng tỏ hiện trạng chất lượng nước dòng chính sông Cầu và đánh giá tổng<br />
quát mức độ ô nhiễm của nó, cần thiết phải sử dụng một chỉ tiêu môi trường mang tính<br />
định lượng và tổng hợp hơn, đó là Chỉ số chất lượng nước WQI . Chỉ số WQI là một đại<br />
lượng không có thứ nguyên, được nêu ra đầu tiên bởi EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường<br />
Mỹ), là một công cụ hữu ích để đánh giá tổng thể chất lượng nước. Chỉ số WQI cũng<br />
được dùng để lập bản đồ đánh giá chất lượng nước công Cầu. Chỉ số chất lượng nước<br />
WQI được xác định như sau:<br />
n Ci<br />
WQI = ∑<br />
i.=1 Cch<br />
i.=1<br />
i.=1<br />
<br />
Trong đó: Ci là nồng độ của một chất ô nhiễm đo được trong nước<br />
Cch là QCVN 08:2008/BTNMT đối với chất ô nhiễm đó, tiêu chuẩn A2- sử<br />
dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt sau xử lý phù hợp và B1- dùng cho mục đích tưới<br />
tiêu, thủy lợi.<br />
Qua số liệu phân tích năm 2011 và các số liệu thu thập được trong các năm trước<br />
đó, nhận thấy rằng các thông số môi trường nước sông Cầu có thể chia thành 2 nhóm để<br />
đưa vào công thức tính chỉ số chất lượng nước WQI, nhóm hữu cơ: BOD5, COD, NH4,<br />
Coliform và nhóm kim loại: Fe, Pb, As, Zn. Kết quả tính toán được trình bày trong các<br />
bảng dưới đây:<br />
CCOD CNH + CColiform<br />
CBOD5 4<br />
+<br />
Chỉ số WQI hữu cơ = + +<br />
QCVN QCVN QCVN QCVN<br />
<br />
CFe CPb CAs CZn<br />
Chỉ số WQI kim loại = + + +<br />
QCVN QCVN QCVN QCVN<br />
<br />
Trên cơ sở WQI tính được, ta có thể phân loại và đánh giá chất lượng môi trường<br />
nước sông Cầu theo 3 mức độ ô nhiễm: không ô nhiễm (WQI ≤ 4) , ô nhiễm nhẹ (4 <<br />
WQI ≤ 6), ô nhiễm trung bình (WQI > 6). Dùng ký hiệu màu để thể hiện các mức độ ô<br />
nhiễm lên bản đồ: màu xanh- không ô nhiễm, màu vàng ô nhiễm nhẹ, và màu đỏ- ô<br />
nhiễm nặng.<br />
Bảng 1: Phân loại chất lượng nước theo WQI<br />
Loại WQI Giải thích<br />
I ≤4 Không ô nhiễm<br />
II 4-6 Ô nhiễm nhẹ<br />
III ≥6 Ô nhiễm trung bình<br />
Từ đó, ta có thể đánh giá được chất lượng nước tại các khu vực quan trắc<br />
mùa khô năm 2011 như sau:<br />
<br />
Bảng 2: Chất lượng nước tại các điểm quan trắc sông Cầu mùa khô năm 2011<br />
Chỉ số WQI hữu cơ (QCVN<br />
Vị trí Đánh giá chất lượng<br />
A2)<br />
Chợ mới (Bắc Kạn) 1,8 Không ô nhiễm<br />
Văn Lăng 2,0 -nt-<br />
Hoà Bình 3,8 -nt-<br />
Sơn Cẩm 3,7 -nt-<br />
Hoàng Văn Thụ 6,1 Ô nhiễm trung bình<br />
Cầu Gia Bảy 4,3 Ô nhiễm nhẹ<br />
Đập Thác Huống 4,2 -nt-<br />
Cầu Trà Vườn 6,6 Ô nhiễm trung bình<br />
Cầu Mây 3,7 Không ô nhiễm<br />
Tân Phú 2,1 -nt-<br />
Cầu Vát (Bắc Giang) 3,1 -nt-<br />
Hình 1. Sơ đồ phân đoạn sông Cầu dựa trên chỉ số WQI hữu cơ<br />
<br />
Đối với các thông số kim loại, trên cơ sở WQI tính được, nhận thấy ngoại trừ vị<br />
trí Hoàng Văn Thụ thì sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa có dấu hiệu ô nhiễm<br />
kim loại.<br />
Từ hiện trạng chất lượng nước sông Cầu ở trên, vấn đề đặt ra là những nguyên<br />
nhân gây nào gây nên ô nhiễm nước sông Cầu. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm sông<br />
Cầu là do: Các nguồn thải công nghiệp, nguồn thải sinh hoạt, nguồn thải y tế và nguồn<br />
thải nông nghiệp.<br />
Nguồn thải công nghiệp: Các ngành công nghiệp chủ yếu ở các KCN là luyện<br />
kim, sản xuất than cốc, xi măng và vật liệu xây dựng, cơ khí, công nghiệp chế biến nông -<br />
lâm sản, thực phẩm, sản xuất giấy, khai khoáng, nhiệt điện. Đó là các nguồn có nguy cơ<br />
gây ô nhiễm cao, nước thải của chúng đều được dẫn đổ ra sông Cầu. Theo thống kê đến<br />
nay tỉnh Thái Nguyên có 1468 cơ sở công nghiệp với lưu lượng nước thải gần 2 triệu<br />
m3/tháng. Lượng thải trung bình năm giai đoạn 2005-2010 của các ngành sản xuất là:<br />
Khai khoáng 12.142.228 m3, luyện kim 6.093.540 m3, chế biến thực phẩm 197.724 m3,<br />
sản xuất vật liệu xây dựng 470.004 m3, giấy 550.320 m3, cơ khí 305.572 m3, nhiệt điện<br />
87.840 m3. Tổng lượng nước thải của hoạt động công nghiệp các loại ước tính<br />
19.847.228 m3.<br />
Nguồn thải sinh hoạt: Những năm gần đây, nước sông Cầu ở nhiều nơi bị nhiễm<br />
bẩn dinh dưỡng và hữu cơ ở mức độ cao. Đó là do nước thải sinh hoạt từ các thành phố,<br />
thị xã, thị trấn, chủ yếu chỉ được xử lý qua bể tự hoại và đưa vào hệ thống thoát nước của<br />
địa phương, rồi đổ trực tiếp vào sông Cầu và các sông suối khác. Theo cơ sở dữ liệu của<br />
tỉnh, hiện nay lượng nước dùng cho sinh hoạt trung bình là 120l/người/ngày ở khu vực đô<br />
thị và 100 l/người/ngày ở khu vực nông thôn. Mức sử dụng nước sinh hoạt có thể tăng<br />
đến 150 l/ngày (ở đô thị) và 120 l/ngày (ở nông thôn) vào năm 2020. Ước tính lưu lượng<br />
nước thải sinh hoạt năm 2010 là 64.998,4m3/ngày và tăng lên 119.073,4m3/ngày năm<br />
2020 (tăng 1,83 lần).<br />
Nguồn thải y tế: Theo thống kê đến hết năm 2009, tỉnh Thái Nguyên có 493 cơ sở<br />
y tế với 3.885 giường bệnh, lượng nước thải y tế ước tính là 2.331 m3/ngày. Hiện chỉ có<br />
một số bệnh viện ở thành phố có hệ thống xử lý nước thải hoạt động tương đối hiệu quả,<br />
chất lượng nước sau xử lý đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải. Nhiều bệnh viện có hệ thống<br />
xử lý nước thải, nhưng hiệu quả không cao chất lượng nước sau xử lý không đáp ứng<br />
được tiêu chuẩn , nhưng thải trực tiếp vào các sông suối rồi đổ ra sông Cầu, mang theo<br />
nhiều hóa chất độc hại, các chất hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh.<br />
Nguồn thải nông nghiệp:<br />
+ Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học<br />
Các vùng sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên có biểu hiện của dư lượng thuốc<br />
tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật, cũng như phân bón trong đất. Đó là một trong<br />
những nguyên nhân gây ô nhiễm sông Cầu, có thể gây những hậu quả không mong muốn<br />
đối với sinh vật và con người.<br />
+ Do nước thải chăn nuôi<br />
Nước thải chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi<br />
trường nước. Nguồn thải chính của các trang trại chăn nuôi là nước thải phát sinh từ quá<br />
trình vệ sinh chuồng trại, có chứa một lượng lớn các chất gây ô nhiễm nguồn nước như<br />
các loại muối, chất hữu cơ, vi khuẩn,...là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường nước<br />
sông Cầu.<br />
Vậy trước những vấn đề trên, câu hỏi đặt ra là liệu sông Cầu còn khả năng tiếp<br />
nhận thêm chất thải không? Dựa vào thông tư 02/2009/TT-BTNMT, học viên đã tính<br />
toán khả năng tiếp nhận chất thải đối với từng đoạn sông và đưa ra kết luận như sau:<br />
- Đoạn từ đầu nguồn giáp với tỉnh Bắc Kạn đến Sơn Cẩm: Còn khả năng tiếp<br />
nhận đối với tất cả các chất thải;<br />
- Đoạn từ Sơn Cẩm đến Cầu Trà Vườn: Chỉ còn khả năng tiếp nhận chất thải: As,<br />
Zn;<br />
- Đoạn từ Cầu Trà Vườn đến hết tỉnh Thái Nguyên: Không có khả năng tiếp nhận<br />
các chất thải: TSS, BOD5, COD.<br />
Đây chính là cơ cở để cấp phép xả thải ra sông Cầu.<br />
Căn cứ vào hiện trạng chất lượng nước và mức độ ô nhiễm nước sông Cầu, dưới<br />
đây đề xuất 5 nhóm giải pháp về quản lý nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm và cải thiện<br />
chất lượng nước sông Cầu:<br />
1. Nhóm giải pháp về luật pháp & chính sách<br />
2. Nhóm giải pháp về quy hoạch & kế hoạch<br />
3. Nhóm giải pháp về kỹ thuật & công nghệ<br />
4. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục & nâng cao năng lực<br />
5. Nhóm giải pháp về kinh tế<br />
- Đối với nhóm giải pháp 1: Dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý về môi trường:<br />
Luật bảo vệ môi trương 2005, nghị định hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và<br />
các văn bản khác của tỉnh.<br />
- Đối với nhóm giải pháp 2: Tuân thủ quy hoạch BVMT tỉnh Thái Nguyên đến<br />
năm 2020.<br />
- Đối với nhóm giải pháp 3 : Căn cứ vào nguồn thải chủ yếu chất ô nhiễm là hữu<br />
cơ và một số kim loại, do vậy đối với nguồn thải sinh hoạt để xử lý thích hợp các chất<br />
hữu cơ, đối với các nguồn công nghiệp để xử lý các kim loại<br />
- Đối với nhóm giải pháp 4: Vấn đề bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân<br />
và cả cộng đồng. Vì vậy, phải dùng nhiều hình thức khác nhau để tuyên truyền, nâng cao<br />
nhận thức và ý thức của cộng đồng về môi trường<br />
- Đối với nhóm giải pháp 5: Thực hiện nguyên tắc chủ đạo là “người gây ô<br />
nhiễm phải chi trả”<br />
Từ những trình bày ở trên, có thể rút ra kết luận:<br />
1. Sông Cầu trên địa phận Thái Nguyên có vai trò rất quan trọng đối với phát<br />
triển KT-XH của tỉnh, cung cấp nước để phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và<br />
đời sống sinh hoạt của nhân dân và có chức năng giữ cân bằng hệ sinh thái và cảnh quan<br />
thiên nhiên toàn khu vực. Nhưng nước sông Cầu đã có biểu hiện ô nhiễm;<br />
2. Ô nhiễm nước sông Cầu chủ yếu là ô nhiễm do các chất hữu cơ và một số kim<br />
loại, nhưng sự ô nhiễm chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ, một số nơi trung bình, mang tính cục<br />
bộ;<br />
3. Dòng chính sông Cầu chảy theo địa phận tỉnh Thái Nguyên chia thành 5 đoạn,<br />
trong đó đoạn chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên (từ Hoàng Văn Thụ đến Cầu<br />
Trà Vườn) là ô nhiễm nhất;<br />
4. Kết quả tính toán cho thấy, trên dòng chính sông Cầu, khả năng tiếp nhận chất<br />
thải khác nhau, trong đó, đoạn từ đầu nguồn giáp với tỉnh Bắc Kạn đến Sơn Cẩm, khả<br />
năng tiếp nhận chất thải cao nhất, tiếp đến là đoạn từ Cầu Trà Vườn đến hết tỉnh Thái<br />
Nguyên, cuối cùng đoạn từ Sơn Cẩm đến Cầu Trà Vườn hầu như không còn khả năng<br />
tiếp nhận thêm chất thải.<br />
5. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sông Cầu do các hoạt động công nghiệp, sản<br />
xuất nông nghiệp, nước thải sinh hoạt đô thị, y tế,… chưa được xử lý triệt để. Trong đó<br />
nguồn gây ô nhiễm lớn nhất là nguồn nước thải sinh hoạt đô thị từ thành phố Thái<br />
Nguyên.<br />
6. Trước những tác động bất lợi đến chất lượng nước sông Cầu cần phải có các giải<br />
pháp khắc phục hiện trạng và bảo vệ bền vững lâu dài sông, bao gồm các nhóm giải<br />
pháp: luật pháp và chính sách, quy hoạch và kế hoạch, kỹ thuật và công nghệ, tuyên<br />
truyền- giáo dục và nâng cao năng lực, kinh tế. Tùy theo điều kiện thực tế cho phép có<br />
thể ưu tiên lựa chọn một nhóm hoặc tổ hợp vài nhóm giải pháp để khắc phục ô nhiễm<br />
nước sông Cầu.<br />
References<br />
<br />
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2006,<br />
Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông<br />
Đồng Nai, Hà Nội.<br />
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Dự thảo quy hoạch tổng thể mạng lưới<br />
quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020, Hà Nội<br />
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT Quyđịnh<br />
đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, Hà Nội.<br />
4. Cục Bảo vệ môi trường (2005), Báo cáo chất lượng nước lưu vực sông Cầu năm<br />
2005, Hà Nội.<br />
5. Cục Bảo vệ môi trường (2007), Báo cáo chất lượng nước lưu vực sông Cầu năm<br />
2007, Hà Nội.<br />
6. Cục Thống kê Thái Nguyên (2007), Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, Thái<br />
Nguyên.<br />
7. Lưu Đức Hải- Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển<br />
bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
8. Nguyễn Thượng Hùng (1997), Quan điểm bền vững trong sự nghiệp khai thác và<br />
sử dụng tài nguyên nước, Tạp chí Địa chất thủy văn, Hà Nội .<br />
9. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ (2004), Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ<br />
môi trường nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.<br />
10. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2006), Báo cáo hiện trạng môi<br />
trường nước lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.<br />
11. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2008), Báo cáo hiện trạng môi<br />
trường tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.<br />
12. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2010), Báo cáo hiện trạng môi<br />
trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2010, Thái Nguyên.<br />
13. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2008), Báo cáo tổng hợp kết quả thực<br />
hiện Kế hoạch “Điều tra các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, xác định cơ sở<br />
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”,<br />
Thái Nguyên.<br />
14. Phạm Xuân Sử, Tăng cường pháp lý trong quản lý tài nguyên nước. Hội thảo<br />
“Quản lý điều hành hiệu quả ngành nước”.<br />
15. Đặng Trung Thuận (2003), Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt<br />
Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
16. Tổng cục môi trường (2009), Lập Quy hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu<br />
đến năm 2015 và định hướng đến 2020, Hà Nội.<br />
17. Tổng cục môi trường (2010), Báo cáo tổng hợp năm 2010, nhiệm vụ: “Điều tra,<br />
đánh giá bổ sung các nguồn gây ô nhiễm và đề xuất các giải pháp quản lý, khắc<br />
phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Đồng Nai”, Hà Nội.<br />
18. Lê Thị Thủy và NNK (2009), Báo cáo khoa học môi trường “Ô nhiễm nước và<br />
hậu quả của nó”, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. .<br />
19. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2006), Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh<br />
Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.<br />
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh<br />
Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.<br />
21. Ủy ban nhân dân 6 tỉnh lưu vực sông Cầu ( Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh,<br />
Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc) (2005), Đề án tổng thể “Bảo vệ môi trường<br />
sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu”.<br />
22. Viện khí tượng thủy văn (2005), Báo cáo hội thảo: “ Quản lý tổng hợp tài nguyên<br />
nước và một số giải pháp kỹ thuật liên quan”, Hà Nội<br />
23. Viện Môi trường và Phát triển bền vững (2005), Đề tài: “Quản lý lưu vực sông ở<br />
Việt Nam nhằm phát triển bền vững”, Hà Nội<br />
24. Website hệ thống văn bản pháp quy<br />
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,1&_dad=portal&_schema=P<br />
ORTAL<br />
25. Website của Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên<br />
http://www.tnmtthainguyen.gov.vn<br />
26. Website của Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn<br />
27. Website của Tổng cục Môi trường http://vea.gov.vn/vn/Pages/trangchu.aspx<br />
28. Website Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên http://www.thainguyen.gov.vn/<br />
29. Website của Viện chiến lược, chinh sách tài nguyên và môi trường<br />
http://www.isponre.gov.vn/home/chien-luoc-phat-trien-kt-xh/nganh-tnmt/180-chien-luoc-<br />
bao-ve-moi-truong-quoc-gia-den-nam-2010-va-dinh-huong-den-nam-2020<br />