intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGHIÊN CỨU SO SÁNH THƯ XIN VIỆC VIỆT - PHÁP

Chia sẻ: Phạm Đức Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

110
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đại đa số sinh viên chuẩn bị ra trường là tìm cho mình một công việc làm phù hợp. Vì vậy cần phải nghiên cứu so sánh thư xin việc ( yếu tố đầu tiên của tuyển dụng ) để tìm ra những nhân tố quan trọng làm nên một bức thư hoàn chỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGHIÊN CỨU SO SÁNH THƯ XIN VIỆC VIỆT - PHÁP

  1. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 NGHIÊN CỨU SO SÁNH THƯ XIN VIỆC VIỆT-PHÁP A STUDY OF VIETNAMESE APPLICATION FORM IN COMPARISON WITH FRENCH APPLICATION FORM SVTH: HỒNG THIỆN KHÁNH Lớp: 04CNP03, Trường Đại học Ngoại Ngữ GVHD: NGUYỄN THÁI TRUNG LÊ THỊ TRÂM ANH Khoa Pháp, Trường Đại học Ngoại Ngữ TÓM TẮT: Mục tiêu của đại đa số sinh viên chuẩn bị ra trường là tìm cho mình một công việc làm phù hợp. Vì vậy cần phải nghiên cứu so sánh thư xin việc ( yếu tố đầu tiên của tuyển dụng ) để tìm ra những nhân tố quan trọng làm nên một bức thư hoàn chỉnh. SUMMARY The gaal of most university graduates is to find a job that suits them well. Thus, it is important to make a comparison of application letters ( the very first phase of recruitment ) to find out important elements that constitute a complete letter. 1. Mở đầu: Từ khi đất nước ta mở cửa, việc hợp tác Việt-Pháp phát triển trên nhiều lĩnh vực , như là: kinh tế, văn hóa, giáo dục… Thực vậy những hoạt động tuyển dụng nhân sự trong cộng đồng Pháp ngữ trở nên ngày càng quan trọng. Trong hồ sơ xin việc thì việc trình bày lá thư xin việc đóng vai trò không thể thiếu. Tôi đã từng thấy những thí sinh Việt Nam gặp phải những khó khăn trong bước quan trọng này. Vì thế, tôi đã quyết định chọn “ nghiên cứu so sánh thư xin việc Việt-Pháp “ để làm đề tài cho báo cáo sinh viên nghien cứu khoa học của mình với mục đích tìm ra được những khó khăn và biện pháp phục. 2. Nội dung: Phương pháp nghiên cứu: Lý thuyết: Thư tín + Định nghĩa thư tín + Chức năng của thư tín: - Thông tin cho người đọc - Biểu hiện tình cảm, mong muốn - Trả lời thông báo - Để xin lỗi… + Cách soạn thảo một bức thư. Thư hành chính + Định nghĩa thư hành chính + Những văn bản mang văn phong hành chính: - Luật, hiến pháp, hiến chương, điều lệ - Nghị quyết, yết thị, sắc lệnh - Khen thưởng, bằng cấp, chứng chỉ - Hợp đòng, thư thương mại, thư xin việc… Thư xin việc. + Định nghĩa thư xin việc. 372
  2. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 + Những yếu tố có trong thư xin việc - Ngày tháng - Tiêu đề: Tên, địa chỉ, số điện thoại người gửi, người nhận. Mục đích gửi Xưng hô - Phần thân, nội dung bức thư - Thể thức. Phân tích Phân tích hình dạng thư xin việc Pháp Phân tích hình dạng thư xin việc Việt + Rút ra những nhận xét về điểm giống nhau và khác nhau giửa 2 bức thư của 2 nước. + Gợi ý 2 cách trình bày 1 bưc thư xin việc - Trình bày theo kiểu Pháp - Trình bày theo kiểu Mỹ So sánh nội dung phần thân thư xin việc Việt- Pháp + Phần mở đầu: - Bức thư trả lời cho thông báo từ trước - Bức thư không trả lời cho thông báo từ trước. + Phần phát triển: - Phần này diển đạt mong muốn điều mà tác giả chuyển tải. - So sánh cách thức diển đạt vấn đề của 2 ngôn ngữ. + Phần kết luận : - Phần này diển đạt sự chờ đợi của tác giả. - So sánh cách thức diển đạt vấn đề của 2 ngôn ngữ. + Thể thức: - Cách kết thúc vấn đề của 2 bức 2 nước Pháp-Việt. So sánh yếu tố ngôn ngữ và văn hóa trong thư xin việc Việt-Pháp.  Yếu tố ngôn ngữ: + Đặc điểm từ ngữ: - Tần suất của tính từ, trạng từ và phân từ. - Tần suất của từ chỉ thời gian và từ nối. + Đặc điểm câu: - Câu đơn - Câu phức - Câu hỏi, câu cảm thán  Yếu tố văn hóa + Cách xưng hô trong thư Pháp + Cách xưng hô trong thư Việt 3. Kết luận: Giúp người đọc hiểu rỏ hơn và qua đó có thể viết thư xin việc một cách hoàn chỉnh hơn. + Về phần hình thức thì 2 bức thư của 2 nước Việt-Pháp đều có những nét tương đồng( ngày tháng, tiêu đề, nội dung thư,thể thức, chữ ký) nhưng ở thư tiếng việt thì đại đa số không có phần mục đích. + Về phần trình bày thì người ta thường trình bày bức thư theo kiểu Mỹ ( không thụt đầu dòng, những từ đầu tiên của câu đều thẳng hàng ). 373
  3. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 + Về phần nội dung thì thư xin việc Việt Nam hay đặt vấn đề ngay từ khổ đầu tiên, sau đó là chi tiết vân đề, trong khi thư xin việc của Pháp thì ngược lại, vì thế phải đọc hết toàn bộ nội dung thư mới hiểu hết vấn đề. + Về phần thể thức, thư tiếng việt thường kết thúc bằng câu: - trân trọng kính chào. Trong tiếng Pháp thì cách diển đạt lại văn hoa hơn và thường có những câu mẫu có sẵn: - vui lòng nhận nơi đây, thưa ông(bà), những tình cảm tốt đẹp nhất. + về phần đặc điểm từ ngữ , người Pháp thích dùng những phân từ, vì nó làm cho câu ngắn gọn, súc tích, còn những tính từ và trạng từ thì không phù hợp với văn phong hành chính, vì chúng thể hiện tính tràng trế cảm xúc. + Về phẩn đặc điểm câu, những câu đơn luôn được khuyến khích dùng vì sự đơn giản của nó, nhưng thường người ta lại dùng câu phức để diển đạt yếu tố phức tạp của thế giới nghề nghiệp. Câu hỏi và câu cảm thán không phù hợp với đặc điểm thông tin cho nên người ta ít dùng trong trong thư xin việc của 2 nước. + Về cách xưng hô, trong thư xin việc của 2 nước thì người viết luôn nêu chức danh cao nhất của người đọc, mặc dù người nhận có thể không phải là họ. Ngoài ra, người ta dùng đại từ nhân xưng “ tôi” và “ông”, “bà”, “cô”….Đặc biệt trong thư Việt Nam thường có các từ “Quí”, “Kính” để thể hiện sự tôn trọng của người viết đối với người nhận. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Hoài Long, tuyển tập 236 mẫu thư giao tiếp tiếng pháp trong các tình huống thông thường, Nhà xuất bản Đà nẵng, 1999. [2] Huỳnh Trung Hậu (bản dịch theo quyển “le grand livre de votre corespondance” - ALBERT L. et DESMARAIS B.), 260 mẫu thư tín Pháp-Việt, NXB TP HCM, 2001. [3] VERDOL Jacques, Correspondance facile (modèle de lettres) : correspondance privée et courrier d’affaires, Hachette, Paris, 1997. [4] BOURNON Jean-Yves, Corresponadance pratique, Hachette, 1997. [5] GERARD S., LIEVREMONT P. et LADKA V., La correspondance, Edition NATHAN, Paris, 1992. [6] NVQM, lettre de candidature efficace, éd Devechi, 1991. 374
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2