Nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài viết "Nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2021.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM A STUDY ON THE IMPACT OF CAPITAL STRUCTURE ON FINANCIAL PERFORMANCE OF BUILDING MATERIAL ENTERPRISES LISTED ON VIETNAM STOCK MARKET Ngày nhận bài : 17.3.2022 ThS. Đoàn Thị Thu Phương - ThS. Nguyễn Thị Cẩm Vân Ngày nhận kết quả phản biện : 20.4.2022 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 28.4.2022 TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng (DN VLXD) niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2018 đến năm 2021. Kết quả cho thấy: Cấu trúc vốn có tác động nghịch chiều đến hiệu quả tài chính của các DN VLXD, các DN VLXD càng gia tăng việc sử dụng nợ thì hiệu quả tài chính (HQTC) càng thấp. Điều đó chứng tỏ các DN VLXD đã không tận dụng được hiệu ứng của đòn bẩy tài chính trong việc gia tăng HQTC. Từ kết quả nghiên cứu và thực tế trên thị trường Việt Nam, tác giả đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả tài chính cho các DN VLXD. Từ khóa: Cấu trúc vốn, hiệu quả tài chính ABSTRACT The article studies the impact of capital structure on financial performance of building material enterprises listed on Vietnam stock market from 2018 to 2021. The results show that the capital structure has a negative impact on financial performance of building material enterprises, the more debt enterprises increase the use of debt, the lower the financial performance is. It is proved that building material enterprises have not taken advantages of the effect of financial leverage in increasing financial performance. From the research results and the Vietnamese market, some recommendations to improve the financial performance of building material enterprises are proposed. Keywords: Capital structure, financial performance 1. Đặt vấn đề Vấn đề mà các nhà quản trị tài chính luôn quan tâm hàng đầu đó là hoạch định một cấu trúc vốn hợp lý và mang lại hiệu quả tài chính cao cho doanh nghiệp. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường hội nhập và cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì xây dựng một cấu trúc vốn phù hợp là điều hết sức quan trọng. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính tuy nhiên, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có những đặc trưng riêng do đó mức tác động cũng khác nhau. Vì vậy, việc đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp hoạt động trong các nhóm ngành khác nhau là hết sức cần thiết. Ngành Vật liệu xây dựng Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể nhất trong việc hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, xã hội. Các chủng loại vật liệu xây dựng như: xi măng, thép, sứ vệ sinh, kính, vật liệu xây, gạch ốp lát, tấm tường, vật liệu hoàn thiện… đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Từ chỗ cung không đủ cầu, phải nhập khẩu, đến nay chúng ta có thể tự hào vươn lên là nước xuất khẩu hàng đầu khu vực. Hiện nay, sản lượng các chủng loại VLXD tăng trưởng mạnh mẽ hàng năm, với việc các nhà sản xuất đầu tư công nghệ hiện đại và cho ra các sản 21
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN phẩm chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt cả nội địa và quốc tế, các nhà sản xuất không còn cách nào khác là phải áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất; phương pháp quản trị mới, tiến bộ, hiệu quả để cắt giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên cho đất nước. Vì vậy, nhu cầu về sử dụng vốn để đầu tư là rất cao, nguồn vốn này không thể chỉ dựa vào vốn chủ sở hữu mà cần phải huy động thêm vốn vay bên ngoài. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Do đó, việc xem xét, đánh giá tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả tài chính đối với các doanh nghiệp ngành VLXD là rất cần thiết. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Tổng quan về cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính Vốn là tiền đề cơ bản cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để tài trợ hoạt động kinh doanh: từ nguồn vốn chủ sở hữu đến các nguồn tài trợ như vay dài hạn, vay ngắn hạn. Theo Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2013), “Cấu trúc vốn được định nghĩa là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp”. Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp. Cấu trúc vốn tối ưu xảy ra ở điểm mà tại đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Bản chất tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế, tiền tệ thông qua hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Do đó HQTC doanh nghiệp chính là hiệu quả của việc huy động, sử dụng và quản lý nguồn vốn trong doanh nghiệp. HQTC được các nhà đầu tư, các cổ đông đặc biệt quan tâm, vì HQTC là giá trị thu được khi các chủ sở hữu bỏ vốn đầu tư, đó chính là giá trị tài sản mà chủ sở hữu cần đạt đến. Doanh nghiệp muốn phát triển cần phải đầu tư, và sự đầu tư luôn cần các nguồn vốn. Thông thường, hiếm có doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính đủ mạnh để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu (VCSH), nên nợ vay sẽ được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn kinh doanh. Nợ vay được các doanh nghiệp sử dụng như một đòn bẩy để khuếch đại tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE). Lý thuyết Modigliani & Miller (1963): trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp, cấu trúc tài chính có liên quan đến giá trị của doanh nghiệp. Ưu điểm của việc sử dụng nợ là có thể tiết kiệm được thuế bởi vì chi phí nợ là chi phí hợp lý được khấu trừ khỏi phần lợi nhuận trước thuế. Chính vì vậy mà giá trị doanh nghiệp được tăng lên là nhờ lợi ích từ lá chắn thuế. Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu, cấu trúc tài chính có tác động đến Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) và giá trị công ty hay nói khác có một tỷ lệ nợ tối ưu, ở đó WACC của doanh nghiệp là nhỏ nhất và giá trị của doanh nghiệp lớn nhất. Như vậy, theo lý thuyết Modigliani & Miller và lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu chúng ta có thể thấy được việc lựa chọn và sử dụng vốn như thế nào sẽ có tác động đến hiệu quả tài chính. 2.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính Việc nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến HQTC đã được nghiên cứu qua một số nghiên cứu trước đây như: Nghiên cứu của Ahmad, Z., Abdullah, N. M. H., & Roslan, S. (2012): nghiên cứu đánh giá tác động của các khoản nợ đối với hiệu quả hoạt động của 58 công ty ngành công nghiệp trên sàn Main Market của Bursa Malaysia từ năm 2005 đến năm 2010 với tổng số 358 quan sát. Nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD) và tổng nợ (TTD) có mối quan hệ nghịch biến với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua chỉ tiêu ROE và ROA, nợ dài hạn (LTD) có mối quan hệ 22
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN cùng chiều với ROE. Nghiên cứu của Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012): nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động (ROA, ROE, Tobin’Q và EPS) của 237 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Bursa Malaysia trong lĩnh vực xây dựng, trồng trọt, sản xuất hàng tiêu dùng, bất động sản và vận chuyển trong thời gian từ năm 1995 - 2011, tổng số quan sát cho dữ liệu bảng là 3730 quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản (STD), nợ dài hạn/tổng tài sản (LTD), tổng nợ/tổng tài sản (TTD) có quan hệ nghịch biến với ROA, ROE, EPS. Hơn nữa có mối quan hệ đồng biến giữa tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GROWTH) với tất cả các ngành. Nghiên cứu của Zeitun, R., & Tian, G. G. (2014): nghiên cứu đề cập đến tác động của cấu trúc vốn đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Jordan. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn (tổng nợ trên tổng tài sản (TDTA), nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA), nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STDTA) tác động nghịch biến lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi đo lường bằng giá trị thị trường (Tobin’s Q, MBVR, MBVE, P/E) và khi đo lường bằng giá trị sổ sách (ROA, ROE, PROF). Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu trong các phạm vi và phương pháp khác nhau để tìm ra tác động của cấu trúc vốn đến HQTC như: Nghiên cứu của Trịnh Thị Trinh, Lê Phương Dung (2012) về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam cho thấy cấu trúc vốn có tương quan âm với tỷ suất sinh lời trên VCSH, khi tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản lớn hơn 30,37% thì có tương quan âm với ROE. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp ngành sản xuất và chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn HOSE là 47,94% nên cấu trúc vốn có tương quan âm với tỷ suất sinh lời trên VSCH. Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2014) về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn (được đo lường bằng Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn, Tổng nợ) lên hiệu quả hoạt động được đo lường bằng ROA và ROE cho mẫu nghiên cứu 1.302 quan sát của 217 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2012. Kết quả hồi quy cho thấy nợ dài hạn có tác động tích cực đến ROA và ROE trong khi nợ ngắn hạn và tổng nợ có tác động tiêu cực có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa khi đo lường bằng ROA và ROE. Nhìn chung, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến HQTC nhưng nghiên cứu đối với một số ngành nghề cụ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn hạn chế. Vì thế, tác giả chọn ngành VLXD để tìm hiểu cấu trúc vốn ảnh hưởng như thế nào đến HQTC của ngành này để đưa ra những khuyến nghị phù hợp nhất. 3. Dữ liệu, mô hình và phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Trong bài nghiên cứu, tác giả chọn mẫu nghiên cứu gồm 41 doanh nghiệp VLXD niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2018 - 2021. Các doanh nghiệp VLXD niêm yết trên HOSE và HNX là những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: mã ngành cấp 1 là C, mã ngành cấp 2 là 23, 24, 25 theo tiêu chuẩn hệ thống ngành kinh tế Việt Nam tại quyết định số 10/2007/ QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng chính phủ. Theo đó các doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị). Tác giả tiến hành thu thập các báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của 41 doanh nghiệp từ website của Vietstock, từ đó tính toán các biến nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập được. Dữ liệu nghiên cứu là loại dữ liệu bảng, gồm 164 quan sát. 3.2. Mô hình nghiên cứu Dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện, tác giả chọn biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE), biến độc lập là: cấu trúc vốn (đại diện là hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu), quy mô hoạt động, tốc độ tăng trưởng doanh thu, khả năng thanh toán, cấu trúc tài sản. Sau khi xác định các biến trong mô hình, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu để phân tích ảnh hưởng của các biến tác động đến 23
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN HQTC doanh nghiệp: Tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lường HQTC, chỉ tiêu mà các cổ đông và nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi đánh giá HQTC của các doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn đúng với các quan điểm trước đây của các nghiên cứu thực nghiệm cả trong và ngoài nước. Các biến nghiên cứu được tổng hợp trong bảng sau đây: Biến Mã biến Cách tính Kì vọng dấu Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu Y (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân) x100% Cấu trúc vốn X1 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu +/- Quy mô hoạt động X2 Logarit tổng tài sản +/- (Tổng doanh thu năm n – Tổng doanh thu năm n-1)/ Tốc độ tăng trưởng X3 + Tổng doanh thu năm n-1 Cấu trúc tài sản X4 Tài sản cố định/Tổng tài sản +/- Khả năng thanh toán X5 Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn + Trong đó: Dấu + thể hiện mối quan hệ cùng chiều/ thuận chiều của các nhân tố đến hiệu quả tài chính. Dấu - thể hiện mối quan hệ ngược chiều/ nghịch chiều của các nhân tố đến hiệu quả tài chính. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phần mềm phân tích định lượng Stata để thực hiện các bước nghiên cứu. Nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu qua các bước: Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình nhằm có những cái nhìn ban đầu về cơ sở dữ liệu; Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình và từ đó xem xét vấn đề có đa cộng tuyến hay không; Chạy mô hình hồi quy đa biến: Mô hình hồi quy theo phương pháp Pooled OLS, mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Tác giả cũng tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa hai mô hình FEM hay mô hình REM thì kết quả cho thấy mô hình FEM phù hợp với bài nghiên cứu hơn. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thống kê mô tả Bảng 1: Thống kê mô tả các biến Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Y (ROE) 164 10.01744 12.79358 -36.16 49.98 X1 164 114.6625 89.25666 4.92 656.79 X2 164 6.738786 1.672076 3.218876 12.09086 X3 164 7.472439 31.52157 -82.5 143.72 X4 164 1.856829 2.185578 0.25 17.08 X5 164 30.80104 21.64465 0.55 84.29 Từ bảng 1 ta thấy trong giai đoạn 2018 - 2021, bình quân toàn ngành có ROE đạt 10,02%. Điều này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân tạo ra 10,02 đồng lợi nhuận sau thuế, con số này tương đối thấp so với các ngành khác. Bên cạnh đó, có sự chênh lệch rất nhiều giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất giữa các công ty trong ngành, tức là có những doanh nghiệp có ROE âm khá lớn nhưng có những doanh nghiệp lại có ROE rất cao, đạt đến gần 50%. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 24
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN bình quân giai đoạn 2018 - 2021 là 115%, chứng tỏ tài sản của các DN VLXD được tài trợ bởi các khoản nợ nhiều hơn là bởi vốn chủ sở hữu. 4.2. Phân tích tương quan Bảng dưới đây trình bày ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Bảng 2: Phân tích tương quan Y X1 X2 X3 X4 X5 Y 1 X1 -0.2695 1 0.0005 X2 0.1399 0.3393 1 0.0741 0.0000 X3 0.2462 0.0888 0.2861 1 0.0015 0.2580 0.0002 X4 0.0156 -0.3615 -0.3422 -0.0669 1 0.8425 0.0000 0.0000 0.3947 X5 0.1321 0.0080 0.2360 -0.0073 -0.3628 1 0.0917 0.9193 0.0024 0.9258 0.0000 Từ bảng phân tích tương quan trên, tác giả nhận thấy các biến cấu trúc vốn (X ) và tốc độ tăng 1 trưởng (X3) có tương quan có ý nghĩa thống kê với tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Các biến còn lại không có mối tương quan với ROE. Tuy nhiên, kết quả phân tích tương quan còn chịu ảnh hưởng của nhiều vấn đề của dữ liệu hồi quy nên chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng cho nghiên cứu, vì thế tác giả tiến hành phân tích hồi quy. 4.3. Phân tích hồi quy Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để tiến hành xem xét mối quan hệ giữa các biến trong mô hình tác động đến HQTC của doanh nghiệp. Sau đó, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để đánh giá mức độ phù hợp của hai mô hình và từ đó chọn lựa được mô hình REM phù hợp hơn để nghiên cứu. Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy với mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) Biến phụ thuộc: Y Biến độc lập X1 X2 X3 X4 X5 Hệ số β -0.1294073 1.424503 0.1138234 -0.0877031 0.0211654 p-values 0.028 0.157 0.0000 0.861 0.734 Kết quả phân tích hồi quy với mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) cho thấy mô hình tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) có 2 nhân tố có ý nghĩa thống kê đó là: cấu trúc vốn (X1 ) và tốc độ tăng trưởng (X3), trong khi đó quy mô hoạt động (X2), cấu trúc tài sản (X4) và khả năng thanh toán (X5) không có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Từ kết quả phân tích hồi quy ta thấy, hệ số nợ trên VCSH có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lời của VCSH, có nghĩa tác động âm đến HQTC với mức ý nghĩa là 5%. Điều này cho thấy tỷ lệ nợ/ VCSH tăng 1% thì ROE sẽ giảm 12,9% hay tỷ lệ nợ càng cao thì tỷ suất sinh lời VCSH càng giảm. 25
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng có hiệu quả đòn bẩy tài chính để khuếch đại ROE, kết quả này đồng nhất với các nghiên cứu trước đây. Ngược lại với cấu trúc vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu (X3) có mối tương quan cùng chiều với ROE, phù hợp với các nghiên cứu trước đây. 5. Kết luận và một số khuyến nghị Kết quả của việc nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến HQTC của 41 doanh nghiệp ngành VLXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2021 cho thấy, cấu trúc vốn có ảnh hưởng ngược chiều đến HQTC của doanh nghiệp. Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ nợ trên VCSH có tác động ngược chiều đối với HQTC của doanh nghiệp khi đo lường bằng ROE. Điều này cho thấy việc sử dụng nợ của các doanh nghiệp ngành VLXD chưa thực sự có hiệu quả (hệ số nợ của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành này đang ở mức cao và thậm chí có doanh nghiệp lên đến 656%), các DN VLXD càng gia tăng việc sử dụng nợ thì HQTC càng thấp. Với đặc thù các DN VLXD luôn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lâu dài nên các doanh nghiệp này phụ thuộc nhiều vào vốn nợ dẫn đến HQTC chưa tốt. Do đó, để tăng được HQTC của doanh nghiệp thì tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau: Một là, các doanh nghiệp ngành VLXD cần phải điều chỉnh lại cấu trúc vốn của mình bằng cách giảm tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn, lựa chọn các nguồn tài trợ khác bằng VCSH để vừa tăng tính tự chủ của mình vừa có thể cắt giảm các khoản chi phí liên quan để hạn chế chi phí kiệt quệ tài chính có thể phát sinh khi sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn nhằm tăng lợi nhuận cho DN. Tùy thuộc vào đặc thù của chính từng DN mà giám đốc tài chính có thể đưa ra một cấu trúc vốn tối ưu cho DN mình. Việc DN xác định cấu trúc vốn hợp lý theo đúng mục tiêu cần phải quan tâm tới một số yếu tố sau: mức độ rủi ro, lợi ích từ lá chắn thuế, giá trị doanh nghiệp. Hai là, cần nâng cao năng lực cho bộ phận quản trị nguồn vốn để có thể giám sát hiệu quả tình hình thực hiện cơ cấu vốn mục tiêu của DN, kịp thời có những điều chỉnh để duy trì cơ cấu vốn mục tiêu khi có những thay đổi bất thường trong tình hình kinh tế vĩ mô và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đảm bảo khả năng tài chính trong tương lai của DN. Ba là, các DN nên tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách tăng tỷ lệ thu nhập giữ lại hoặc không chia cổ tức bằng tiền mặt mà quy đổi thành cổ phiếu để chi trả cho cổ đông. Lợi nhuận giữ lại đem đến những lợi ích vô cùng to lớn và thiết thực cho sự tồn tại và phát triển của một công ty. Bốn là, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như phát hành Trái phiếu vì chi phí thấp hơn so với vay ngân hàng hoặc có thể vay từ các Quỹ đầu tư. Điều này giúp doanh nghiệp đa dạng hóa cơ cấu tài trợ, hạn chế rủi ro và giảm chi phí tài trợ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmad, Z., Abdullah, N. M. H., & Roslan, S. (2012), “Capital structure effect on firms performance: Focusing on consumers and industrials sectors on Malaysian firms”, International review of business research papers, 8(5), pp. 137-155. 2. Dawar, V. (2014), “Agency theory, capital structure and firm performance: some Indian evidence”, Managerial Finance, 40(12), pp. 1190-1206. 3. Mahfuzah Salim, Dr.Raj Yadav (2012), “Capital Structure and Firm Performance: Evidence form Malaysian Listed Company”, Social and Behavioral Sciences 65 (2012), pp. 156-166. 4. Kiều Thị Xuân Thảo (2017), Nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 5. Nguyễn Hòa Nhân (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính. 6. Website: https://finance.vietstock.vn/nganh/21-vat-lieu-xay-dung.htm 26
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cấu Trúc Vốn & Những Tác Động của nó.
4 p | 496 | 243
-
Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam: tiếp cận bằng hồi quy phân vị
10 p | 469 | 33
-
Phân tích cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty kinh doanh bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp cận bằng hồi quy phân vị
14 p | 97 | 15
-
Tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả kinh doanh: Nghiên cứu trên thị trường chứng khoán
11 p | 16 | 7
-
Nghiên cứu tác động của cơ cấu nguồn vốn tới khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết ở Việt Nam
5 p | 71 | 7
-
Các yếu tố tác động đến rủi ro tài chính trong doanh nghiệp bất động sản: Đánh giá từ mô hình hồi quy phân vị
9 p | 23 | 6
-
Nghiên cứu tác động của cơ cấu vốn đến giá trị của doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
13 p | 46 | 6
-
Tác động của cạnh tranh đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam
14 p | 13 | 5
-
Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
8 p | 75 | 5
-
Tác động của cấu trúc sở hữu đến thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
13 p | 68 | 5
-
Tác động của định thời điểm thị trường đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
16 p | 83 | 5
-
Tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Việt Nam
7 p | 125 | 4
-
Tác động của chính sách tiền tệ đến chỉ số giá chứng khoán VN-index
18 p | 7 | 4
-
Tác động của cấu trúc tài chính đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch niêm yết tại Việt Nam
12 p | 48 | 3
-
Tác động của cơ cấu cho vay đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
9 p | 57 | 3
-
Tác động của cấu trúc sở hữu phân tán tới thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
6 p | 6 | 1
-
Nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam
15 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn