Nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 1
download
Nghiên cứu "Nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam" dựa trên dữ liệu thu thập được từ 27 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004-2013 nhằm khám phá tác động của đa dạng hóa hoạt động kinh doanh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đa dạng hóa thu nhập thông qua mở rộng sang các hoạt động kinh doanh mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (thông qua đo lường khả năng sinh lời ROA và khả năng sinh lời điều chỉnh rủi ro của tài sản, RAROA). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam
- NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Nguyễn Trần Thuần Mai Thị Thanh Chung Hà Xuân Thùy Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu thu thập được từ 27 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2004-2013 nhằm khám phá tác động của đa dạng hóa hoạt động kinh doanh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đa dạng hóa thu nhập thông qua mở rộng sang các hoạt động kinh doanh mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam (thông qua đo lường khả năng sinh lời ROA và khả năng sinh lời điều chỉnh rủi ro của tài sản, RAROA). Tuy nhiên, khi chia mẫu điều tra thành hai nhóm, các ngân hàng quy mô lớn và các ngân hàng nhỏ hơn, thì tác động của đa dạng hóa thu nhập đối với nhóm các ngân hàng hàng có quy mô lớn lại mạnh hơn so với nhóm ngân hàng còn lại. Từ khóa: đa dạng hóa thu nhập, hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại, Việt Nam. Abstract Based on data collected from 27 commercial banks in Vietnam for years 2004 to 2013, this study investigates the impact of the level of income diversification to the commercial banks’ performance. Findings is that income diversification by expanding to non-credit activities can enhance the banks’ performance (through measuring the profitability of banks, return on assets (ROA) and risk-adjusted return on assets (RAROA). However, when dividing the full sample into two groups, large banks and small banks, the impact of income diversification for large banks is stronger than the sample group of small-sized banks. Key words: commercial bank, income diversification, performance; Vietnam. 479
- 1. Giới thiệu Đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng là quá trình mở rộng danh mục hoạt động sang các loại hình kinh doanh phi truyền thống1 nhằm tạo ra nhiều nguồn thu nhập phi lãi. Đa dạng hóa thu nhập có mối quan hệ với rủi ro/khả năng sinh lời/hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các nghiên cứu về mối quan hệ này đã được thực hiện rộng rãi, cả trong phạm vi một quốc gia hay đa quốc gia. Chẳng hạn, các nghiên cứu thực nghiệm tại Mỹ (Stiroh, 2004; DeYoung và Rice, 2004; Stiroh và Rumble, 2006; Deng và cộng sự, 2007), tại châu Âu (Acharya và cộng sự, 2006; Baele và cộng sự, 2007; Behr và cộng sự, 2007; Chiorazo và cộng sự, 2008; Mercieca và cộng sự, 2007; Lepetit và cộng sự, 2008), tại châu Á (Nguyen và cộng sự, 2012; Lee và cộng sự, 2014; Meslier và cộng sự, 2014). Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề này tại các nền kinh tế mới nổi hoặc các nước đang phát triển còn khá khiêm tốn (Meslier và cộng sự, 2014). Tại Việt Nam, thực tiễn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phép đa năng hóa hoạt động kinh doanh từ cuối thập kỷ 90 nhưng nhiều ngân hàng vẫn phụ thuộc khá nặng vào thu nhập từ các hoạt động tín dụng (Lâm Chí Dũng và cộng sự, 2015). Quy mô hệ thống ngân hàng ngày càng lớn thông qua tăng trưởng nhanh hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, như là hệ quả của mở rộng hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại Việt Nam lại đối mặt với chất lượng tài sản giảm, với tình trạng nợ xấu tăng từ trên 6% đến trên 8% vào năm 2013 (Canh Thi Nguyen và cộng sự, 2015). Do đó, đa dạng hóa thu nhập thông qua mở rộng sang các hoạt động kinh doanh phi truyền thống được nhìn nhận như là lối đi mới tất yếu và là cơ hội cho các ngân hàng thương mại Việt Nam cải thiện hiệu quả hoạt động trong tương lai. Về mặt học thuật, mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam ngày càng được quan tâm (như Canh Thi Nguyen và cộng sự, 2015; Lâm Chí Dũng và cộng sự, 2015; Võ Xuân Vinh và Trần Phương Mai, 2015). Tuy nhiên, theo điều tra của nhóm tác giả, vẫn chưa có sự thống nhất cao trong các nghiên cứu về mối quan hệ tác động giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt nam. Chẳng hạn, điều tra 32 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2012, Canh Thi Nguyen và cộng sự (2015) cho rằng các ngân hàng với thu nhập phi lãi cao hơn có thể chịu rủi ro thấp hơn so với các ngân hàng dựa chủ yếu từ thu nhập lãi. Tác động tích cực của đa dạng hóa thu nhập càng trở nên mạnh hơn đối với các ngân hàng quy mô lớn, trong khi đối với các ngân hàng quy mô nhỏ, tác động này lại không được xác nhận rõ ràng. Ngược lại, cũng với dữ liệu 37 ngân 1 Hoạt động phi truyền thống (non-traditional activities): phân biệt với hoạt động kinh doanh truyền thống là huy động vốn và cấp tín dụng. Trong bài báo này được hiểu là các hoạt động có thu nhập ngoài lãi tín dụng, như: phí, hoa hồng từ các dịch vụ, lãi kinh doanh ngoại hối, vàng,… mà không bao gồm các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. 480
- hàng thương mại Việt Nam từ 2006 đến 2013 nhưng Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) lại cho rằng các ngân hàng thương mại càng đa dạng hóa hoạt động thì lợi nhuận càng cao nhưng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro lại giảm và do đó, nhóm tác giả kết luận rằng đa dạng hóa thu nhập không có lợi cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Rõ ràng, vẫn chưa có sự nhất quán cao trong các nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Được tạo động lực thúc đẩy từ thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như sự thiếu thống nhất trong nghiên cứu về vấn đề này, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm, góp phần làm rõ hơn về mối quan hệ tác động giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam. Các phần chính tiếp theo của bài báo gồm: cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và phần cuối cùng là kết luận và hàm ý chính sách. 2. Cơ sở lý thuyết Xét từ quan điểm lý thuyết, quá trình đa dạng hóa các nguồn thu nhập thông qua mở rộng danh mục hoạt động kinh doanh sang các hoạt động phi truyền thống có liên quan đến cả khía cạnh hiệu quả cũng như rủi ro của ngân hàng. Theo Klein và Saidenberg (1997), khi cung cấp danh mục nhiều dịch vụ tài chính hơn sẽ làm tăng hiệu quả của ngân hàng thông qua khai thác lợi thế kinh tế đặc thù (economics of scope), tức là đa dạng hóa thông qua cung cấp các dịch vụ mới sẽ làm gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, quan điểm ủng hộ lợi ích của đa dạng hóa thu nhập này gặp phải thách thức khi một số nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mặt trái của nó đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhiều nghiên cứu khẳng định mặt tích cực của đa dạng hóa thu nhập đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chẳng hạn, dựa trên báo cáo thường niên của các ngân hàng Italia, Chiorazzo và cộng sự (2008) đã tìm thấy thu nhập điều chỉnh rủi ro (risk- adjusted returns) của ngân hàng tăng khi thực hiện đa dạng hóa thu nhập. Nghiên cứu còn cho thấy sự khác biệt về tác động này phụ thuộc cơ bản vào vị thế so sánh của các ngân hàng trên thị trường, cụ thể tác động này trở nên mạnh hơn đối với các ngân hàng lớn hơn. Landskroner và cộng sự (2005) cũng cho rằng đa dạng hóa thông qua mở rộng danh mục các hoạt động phi truyền thống sẽ tạo ra cơ chế thúc đẩy khả năng tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồng quan điểm nhưng Mester (2010) lập luận dựa trên lợi thế kinh tế về quy mô (economies of scale) khi cho rằng các ngân hàng có thể hưởng lợi từ đa dạng hóa danh mục hoạt động sang các hoạt động phi truyền thống. Trong khi đó, với kỳ vọng tác động giảm chi phí nợ, Cornett và 481
- cộng sự (2002) và Deng và cộng sự (2007) cho rằng các hoạt động kinh doanh phi truyền thống có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Xét từ lợi ích bán chéo sản phẩm, Klein và Saidenberg (1997) cho rằng các ngân hàng có lợi từ khai thác lợi thế kinh tế đặc thù (economics of scope) khi cung cấp nhiều hơn các dịch vụ tài chính đa dạng. Theo hai tác giả, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng được thúc đẩy khi hướng đến loại bỏ các hoạt động không cần thiết và tận dụng các thông tin về khách hàng mà họ có được từ các mối quan hệ cho vay để làm lợi cho việc cung ứng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng. Ngược lại, các ngân hàng cũng có lợi ích khi sử dụng thông tin thu thập được từ cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho khách hàng để hạn chế vấn đề thông tin bất đối xứng trong các mối quan hệ cho vay. Không những thế, dưới quan điểm cạnh tranh, đa dạng hóa thu nhập sẽ tạo ra áp lực giữa các ngân hàng khi phải cạnh tranh trên các phân khúc thị trường rộng lớn hơn. Điều này sẽ tạo ra động lực thúc đẩy cải tiến và ứng dụng công nghệ vào cung cấp các dịch vụ và tất yếu khiến hiệu quả cung ứng dịch vụ của các ngân hàng cũng tăng. Lập luận này có thể tìm thấy trong nghiên cứu của Morgan và Samolyk (2003), Acharya và cộng sự (2006) và Lepetit và cộng sự (2008). Tuy nhiên, vẫn tồn tại quan điểm khẳng định việc đa dạng hóa thu nhập có thể không đem lại lợi ích cho các ngân hàng. DeYoung và Roland (2001) lập luận rằng thu nhập phi lãi làm tăng tính dễ tổn thương thu nhập của ngân hàng vì ba lý do chính: lý do đầu tiên là so với các hoạt động kinh doanh phi truyền thống, thu nhập từ hoạt động cho vay (truyền thống) khá ổn định hơn qua thời gian; lý do thứ hai là để chuyển từ thu nhập lãi sang thu nhập phi lãi có thể yêu cầu ngân hàng phải đầu tư tốn kém nhiều hơn vào công nghệ và con người, do đó làm tăng đòn bẩy hoạt động và mức dễ tổn thương về thu nhập của ngân hàng; và lý do cuối cùng là vì nhiều hoạt động tạo ra thu nhập từ phí có thể thực hiện mà ít hoặc không có yêu cầu về vốn để đảm bảo an toàn như hoạt động cho vay, dẫn đến khả năng ngân hàng thực hiện đòn bẩy tài chính tăng cao hơn và do đó khiến thu nhập của ngân hàng dễ bị tổn thương hơn. Stiroh và Rumble (2006) cũng phát hiện rằng không có mối liên kết giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động ngân hàng nhưng tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi lãi sẽ có tác động tiêu cực, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Còn Laeven và Levine (2007) thì khẳng định đa dạng hóa thu nhập thông qua mở rộng danh mục hoạt động sang các dịch vụ phi truyền thống sẽ không đem lại các lợi ích cho các ngân hàng như kỳ vọng (không làm tăng thu nhập cao hơn, phân phối nguồn lực không hiệu quả hơn, và không tạo ra lợi thế kinh tế đặc thù (economies of scope)) để làm tăng giá trị của các ngân hàng. Ngược lại, quá trình này càng khiến cho vấn đề đại diện (agency problem) trở nên phức tạp hơn. Các nghiên cứu khác cũng đã lập luận rằng đa dạng hóa không làm giảm rủi ro của ngân hàng (Demsetz và Strahan, 1997), hoặc làm cho việc đánh đổi 482
- giữa rủi ro và thu nhập của ngân hàng trở nên trầm trọng hơn (DeYoung và Rice, 2004; Stiroh, 2004), hoặc làm tăng rủi ro hệ thống (Baele và cộng sự, 2007). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động của ngân hàng là phi tuyến tính hoặc không rõ ràng hoặc là không có mối quan hệ. Chẳng hạn, nghiên cứu của Mercieca và cộng sự (2007) cho thấy việc đa dạng hóa thu nhập không đem lại lợi ích rõ ràng cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Khi xét yếu tố rủi ro hệ thống, Pozsar và cộng sự (2010) thấy rằng đa dạng hóa sang các hoạt động kinh doanh phi truyền thống như chứng khoán hóa, các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, bảo hiểm, đầu tư vốn mạo hiểm, và các công cụ phái sinh có thể khiến hệ thống ngân hàng trở nên phức tạp và đối mặt với vấn đề rủi ro hệ thống gia tăng đáng kể. Trong khi đó, Lepetit và cộng sự (2008) cho rằng đa dạng hóa thu nhập sẽ làm gia tăng rủi ro chủ yếu đối với các ngân hàng quy mô nhỏ và rủi ro này chủ yếu đến từ các hoạt động tạo ra thu nhập từ phí và hoa hồng (fee - based income) chứ không phải từ các hoạt động có thu nhập từ kinh doanh mua, bán (trading income). Rõ ràng, có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, theo Saunders và Walter (1994), vẫn chưa có được câu trả lời nhất quán về mối quan hệ tác động này. 3. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã có, nghiên cứu này nỗ lực khám phá tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu và mô hình ứng dụng được triển khai cụ thể như sau: Xây dựng chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng: nghiên cứu sử dụng đồng thời hai biến: tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời điều chỉnh rủi ro trên tài sản (RAROA) của các ngân hàng. ROAit = Thu nhập sau thuếit/((Tổng TSit – Tổng TSit-1)/2) RAROAit = ROAit/σROAi Xây dựng chỉ tiêu đo lường đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng: nguồn thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam được chia thành 2 nhóm: thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng (NET) và thu nhập thuần từ hoạt động phi tín dụng (NON)2. Chỉ số đo lường đa dạng hóa thu nhập (DIV) trong nghiên cứu này được tính toán theo cách tiếp cận của Stiroh và Rumble (2006): 2 Theo báo cáo kết quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt nam, thu nhập thuần từ các hoạt động phi tín dụng bao gồm: Lãi/lỗ thuần từ các hoạt động kinh doanh ngoại hối (+) Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh (+) Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (+) Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác (nghiệp vụ mua, bán nợ; công cụ phái sinh, hoạt động kinh doanh khác + Thu nhập khác) (+) Các khoản thu từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần. 483
- DIV = 1 – [(NET/(NET + NON))2 + (NON/(NET + NON))2] (1) Theo đó, nếu chỉ số DIV nhận giá trị 0, có nghĩa là mức độ đa dạng hóa thu nhập đang ở mức tối thiểu (hoặc toàn bộ thu nhập của ngân hàng tạo ra chỉ từ hoạt động tín dụng hoặc chỉ từ hoạt động phi tín dụng). Chỉ số này tăng dần đồng nghĩa với mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng tăng và khi chỉ cố này nhận giá trị 0.5 thì có nghĩa là ngân hàng đã đạt mức đa dạng hóa hoàn toàn. Các nhân tố khác có thể tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng: Thông qua khảo sát các nghiên cứu đã công bố, ngoài yếu tố về đa dạng hóa thu nhập, nghiên cứu này xác định các nhân tố khác có khả năng tác động đến tỷ suất sinh lời (ROA) và tỷ suất sinh lời điều chỉnh rủi ro (RAROA) của các ngân hàng thương mại Việt Nam, bao gồm các nhân tố nội tại của ngân hàng và chỉ số kinh tế vĩ mô như bảng sau: Bảng 1. Các nhân tố có khả năng tác động đến ROA và RAROA Tác động Tên biến Mô tả biến kỳ vọng DIV Đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng (công thức 1) + EQUITY Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản + EFFICIENCY Tổng chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động - SIZE Logarit tự nhiên giá trị tổng tài sản của từng ngân hàng +/- LOAN Cho vay khách hàng/Tổng tài sản + DEPOSIT Tiền gửi của khách hàng/Tổng tài sản LDR Cho vay khách hàng/Tiền gửi của khách hàng GDPGR Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế + Mô hình nghiên cứu Để kiểm tra tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy dạng rút gọn sau: Yi,t = α + βDIVi,t + γCONTROLi,t + εi,t (2) 484
- Trong đó: (i) Yit là biến phụ thuộc, đại diện lần lượt cho tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời điều chỉnh rủi ro trên tài sản (RAROA) của ngân hàng i trong năm t; (ii) DIVi,t là biến độc lập, đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng i trong năm t (theo công thức (1)); (iii) CONTROLi,t là biến kiểm soát các nhân tố khác tác động đến ROA và RAROA của ngân hàng i trong năm t, gồm các nhân tố nội tại khác (EQUITY, EFFICIENCY, LOAN, DEPOSIT, LDR, và SIZE) và chỉ số kinh tế vĩ mô (GDPGR); (iv) α là hệ số chặn; β và γ là các tham số ước lượng; và ε là sai số ngẫu nhiên (error term); Với dữ liệu không cân bằng, mô hình (1) được ước lượng thông qua lựa chọn và sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định (fixed effect model) hoặc mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (random effect model). Kiểm định Hausman giúp lựa chọn mô hình phù hợp và kết quả mô hình tác động cố định được lựa chọn. 4. Dữ liệu nghiên cứu 4.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng (unbalanced data) trong 10 năm (2004-2013) thu thập từ các ngân hàng thương mại Việt Nam, không bao gồm các loại hình ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam (do không tiếp cận được dữ liệu). Cuối cùng, mẫu nghiên cứu còn lại 27 Ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM VN) với 205 quan sát “ngân hàng - năm”. Đối với các nhân tố nội tại của ngân hàng, nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng đã được kiểm toán độc lập. Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế (GDPGR) được tính từ Global Financial Development Reports của World Bank. Để kiểm định giả thiết là có sự khác nhau về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng theo quy mô của chúng, nghiên cứu cũng phân loại mẫu thành 2 nhóm dựa vào tiêu chí tổng tài sản 100 ngàn tỷ đồng tính đến thời điểm 31/12/2013. Kết quả: nhóm 1 gồm có 10 ngân hàng quy mô lớn với tổng tài sản trên 100 ngàn tỷ đồng và nhóm 2 gồm 17 ngân hàng có quy mô tổng tài sản nhỏ hơn.3 3 Nhóm 1 (10 NH có tổng tài sản lớn hơn 100 ngàn tỷ đồng): Vietinbank, BIDV, VCB, Techcombank, Eximbank, MB, Sacombank, SHB, ACB và VPbank; Nhóm 2 (17 NH có tổng tài sản nhỏ hơn 100 ngàn 485
- 4.3 Thống kê mô tả Bảng 2. Thống kê mô tả các biến RAROA ROA DIV DEPOSIT EFFICIENCY EQUITY GDPGR LDR LOAN SIZE Toàn bộ mẫu (27 ngân hàng) Mean 2.796 0.015 0.304 0.574 0.432 0.118 6.202 0.961 0.526 24.264 Maximum 6.650 0.060 0.500 0.928 0.971 0.463 7.547 3.829 0.936 27.080 Minimum 0.009 0.000 0.006 0.209 0.000 0.042 5.247 0.407 0.155 20.534 Std. Dev. 1.431 0.009 0.135 0.131 0.151 0.071 0.795 0.389 0.145 1.397 Mẫu lớn (10 ngân hàng) Mean 2.996 0.013 0.327 0.622 0.391 0.089 6.266 0.853 0.516 25.154 Maximum 6.445 0.031 0.500 0.848 0.786 0.387 7.547 1.489 0.733 27.080 Minimum 0.049 0.000 0.006 0.227 0.000 0.042 5.247 0.532 0.329 21.002 Std. Dev. 1.399 0.006 0.116 0.119 0.138 0.048 0.825 0.199 0.106 1.291 Mẫu nhỏ (17 ngân hàng) Mean 2.645 0.015 0.287 0.537 0.463 0.140 6.153 1.041 0.534 23.595 Maximum 6.650 0.060 0.500 0.928 0.971 0.463 7.547 3.829 0.936 25.471 Minimum 0.009 0.000 0.007 0.209 0.176 0.052 5.247 0.407 0.155 20.534 Std. Dev. 1.442 0.010 0.147 0.128 0.153 0.077 0.772 0.470 0.168 1.062 Nguồn: Tác giả tự tính toán ROA trung bình của toàn bộ 27 ngân hàng được điều tra khoảng 0,015, trong đó các ngân hàng có quy mô nhỏ (nhóm 2) có ROA lớn hơn so với nhóm các ngân hàng quy mô lớn hơn (nhóm 1). Tuy nhiên, độ phân tán giữa hai nhóm ngân hàng này là như nhau, từ 0 đến 0,06. Trong khi đó, tỷ suất sinh lời điều chỉnh rủi ro (RAROA) của nhóm các ngân hàng có quy mô lớn cao hơn so với các ngân hàng quy mô nhỏ. Tuy nhiên, mức độ dao động trong chỉ tiêu RAROA của các ngân hàng quy mô nhỏ cao hơn so với các ngân hàng quy mô lớn, độ lệch chuẩn lần lượt là 1,442 và 1,399. Chỉ số đa dạng hóa thu nhập (DIV) của các ngân hàng quy mô nhỏ (0,287) cũng thấp hơn đáng kể so với các ngân hàng lớn hơn (0,327). Tuy nhiên, độ dao động chỉ tiêu này của các ngân hàng quy mô nhỏ lại lớn hơn khi độ lệch chuẩn của nó là 0,147 (cao hơn so với các ngân hàng có quy mô lớn, 0,116). Điều này có thể giải thích vì các ngân hàng quy mô lớn có lợi thế kinh tế về quy mô, ưu thế cạnh tranh về mạng lưới hoạt động và quan hệ khách hàng nên có thể có sức mạnh cạnh tranh trong khai thác nhiều loại hình dịch vụ phi tín dụng, tính ổn định cũng tốt hơn so với các ngân hàng quy mô nhỏ. Các vấn đề phương sai không đồng nhất, đa cộng tuyến và sự tồn tại của mô hình cũng đã được kiểm tra. tỷ đồng): VIB, OCB, DongAbank, Saigonbank, Seabank, Southernbank, VietAbank, AnBinhbank, Kienlongbank, Oceanbank, PGbank, Lietvietpostbank, MDB, NVB, HDbank, NamAbank, và MSB 486
- 5. Kết quả nghiên cứu Hồi quy lần lượt biến ROA và RAROA với biến độc lập đo lượng mức độ đa dạng hóa thu nhập (DIV) và các biến kiểm soát theo mô hình (2), ta có kết quả như bảng 3 sau: Bảng 3. Kết quả mô hình hồi quy (biến phụ thuộc là ROA và RAROA) Toàn bộ mẫu (27 NH) Nhóm 1 (10 NH lớn) Nhóm 2 (17 NH nhỏ) ROA RAROA ROA RAROA ROA RAROA -0.02169 -3.09822 0.008252 2.298045 -0.0393 -6.08222 C (-0.85441) (-0.77917) (0.285367) (0.386922) (-0.94998) (-1.07475) 0.006233 1.11279 0.00949 1.93091 0.003623 0.552051 DIV (1.666555)* (1.89916)* (2.128875)** (2.109003)** (0.638558) (0.71118) -0.02355 -4.65802 -0.04083 -8.44973 -0.02274 -4.4094 DEPOSIT (-2.89514)*** (-3.65549)*** (-2.68598)*** (-2.70617)*** (-1.85344)* (-2.62761)** -0.01484 -1.95571 -0.03149 -4.85546 -0.00629 -0.49164 EFFICIENCY (-3.73094)*** (-3.13947)*** (-6.02331)*** (-4.52224)*** (-1.13636) (-0.64977) 0.029562 4.015531 0.026386 4.642687 0.033243 4.242567 EQUITY (2.99648)*** (2.597961)** (1.994992)** (1.709095)* (2.386665)** (2.22658)** 0.001803 0.314895 0.000117 0.046034 0.003143 0.53286 GDPGR (2.19959)** (2.452397)** (0.134364) (0.257751) (2.455417)** (3.043159)*** -0.0088 -1.4938 -0.01742 -3.37497 -0.00906 -1.48309 LDR (-2.5414)** (-2.75447)*** (-1.95405)* (-1.84285)* (-2.00502)** (-2.39908)** 0.001387 0.219188 0.001168 0.19008 0.001607 0.247774 SIZE (1.73758)* (1.75211)* (1.40923) (1.116853) (1.171618) (1.32039) 0.027232 5.247745 0.042778 8.946475 0.030564 5.600991 LOAN (2.79773)*** (3.44126)*** (2.710839)*** (2.7603)*** (2.166399)** (2.90214)*** Adjusted R2 0.580901 0.631022 0.57834 0.67178 0.592445 0.63265 F-statistic 9.316429*** 11.26112*** 8.019255*** 11.47446*** 8.026017*** 9.323947*** Observations 205 205 88 88 117 117 t-statistic thể hiện trong ngoặc đơn; ***,**,* lần lượt là ý nghĩa tại mức 1%;5% và 10%. 487
- Với mức ý nghĩa 10%, kết quả hồi quy cho thấy đa dạng hóa thu nhập (DIV) có mối tương quan thuận với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời (ROA) và tỷ suất sinh lời điều chỉnh rủi ro (RAROA) đối với toàn bộ mẫu 27 ngân hàng được điều tra. Tương tự kết quả nghiên cứu của Sanya & Wolfe (2011) và Pennathur và cộng sự (2012) đối với ngân hàng tại các nền kinh tế mới nổi, kết quả này cho thấy rằng mức độ đa dạng hóa thu nhập thông qua mở rộng danh mục sang các hoạt động phi tín dụng dường như có thể nâng cao khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, tác động của đa dạng hóa thu nhập mang lại là không như nhau đối với tất cả các ngân hàng có quy mô khác nhau. Khi phân tách mẫu 27 ngân hàng được điều tra thành 2 nhóm dựa trên tiêu chí tổng tài sản là 100 ngàn tỷ đồng (tính đến thời điểm 31/12/2013), kết quả hồi quy cho thấy tác động khác nhau của đa dạng hóa thu nhập đến từng nhóm ngân hàng này. Đối với nhóm 10 ngân hàng quy mô lớn hơn 100 ngàn tỷ đồng, sự đa dạng hóa thu nhập có tác động tích cực, thúc đẩy tăng ROA và RAROA ở mức ý nghĩa khá cao (5%). Trong khi đó, đối với mẫu 17 ngân hàng quy mô nhỏ hơn, tác động này lại không có ý nghĩa, dù các hệ số ước lượng đều dương. Nhìn chung, đa dạng hóa thu nhập có tác động tích cực, thúc đẩy khả năng sinh lời và khả năng sinh lời sau điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam được điều tra, tác động này thể hiện rất mạnh đối với nhóm các ngân hàng có quy mô lớn hơn. Một điểm cũng cần lưu ý trong các kết quả hồi quy trên là hệ số ước lượng tác động của đa dạng hóa thu nhập (DIV) lên tỷ suất sinh lời điều chỉnh rủi ro (RAROA) lớn hơn nhiều so với đến tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), và điều này đúng bất kể đối với mẫu toàn bộ ngân hàng, mẫu nhóm các ngân hàng quy mô lớn lớn hay mẫu nhóm các ngân hàng có quy mô nhỏ. Có thể lý giải hai khả năng xảy ra đằng sau kết quả này: 1) đa dạng hóa thu nhập làm tăng khả năng sinh lời và giảm rủi ro cho các ngân hàng; hoặc 2) đa dạng hóa thu nhập đồng thời làm tăng khả năng sinh lời và rủi ro cho các ngân hàng nhưng tốc độ tăng khả năng sinh lời nhiều hơn. Và tất nhiên, cả hai khả năng này đều dẫn đến tỷ suất sinh lời sau điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng tăng. Rõ ràng, nghiên cứu này củng cố quan điểm cho rằng đa dạng hóa thu nhập thông qua mở rộng sang các hoạt động kinh doanh phi tín dụng có khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng được điều tra. 6. Kết luận và hàm ý Về học thuật, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ các quan điểm học thuật về mối quan hệ thuận chiều giữa đa dạng hóa thu nhập với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với dữ liệu thu thập từ 27 ngân hàng thương mại 488
- Việt Nam trong 10 năm (2004-2013), kết quả mô hình hồi quy cho thấy tác động tích cực của đa dạng hóa thông qua mở rộng sang các hoạt động phi tín dụng mới đối với tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời điều chỉnh rủi ro trên tài sản (RAROA) của các ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khẳng định sự hiện diện của lợi thế kinh tế về quy mô khi tác động của đa dạng hóa thu nhập đối với nhóm 10 ngân hàng quy mô tổng tài sản lớn hơn 100 ngàn tỷ đồng mạnh hơn so với 17 ngân hàng có quy mô nhỏ còn lại. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Demsetz và Strahan (1997). Về thực tiễn, thực tế hiện nay mức độ đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam được điều tra vẫn chưa cao. Sở dĩ như vậy vì dù hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phép đa năng hóa hoạt động kinh doanh từ cuối thập kỷ 90 nhưng nhiều ngân hàng vẫn phụ thuộc khá nặng vào thu nhập từ các hoạt động tín dụng (Lâm Chí Dũng và cộng sự, 2015). Do đó, nghiên cứu này cho thấy lợi ích của đa dạng hóa thu nhập và ủng hộ xu hướng mở rộng danh mục hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ra khỏi phạm vi các hoạt động truyền thống – vốn phụ thuộc nhiều vào thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng như hiện nay. Trong thời gian tới, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tiếp tục gay gắt. Đặc biệt là sự kiện hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN cuối năm 2015 có thể khiến các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt với thách thức lớn hơn từ ngân hàng ngoại. Hệ quả tất yếu, để tồn tại và phát triển, dường như ưu tiên lựa chọn của các ngân hàng thương mại Việt Nam là nỗ lực trở thành các ngân hàng đa năng thông qua thực hiện mạnh mẽ hơn nữa quá trình đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập (Lâm Chí Dũng và cộng sự, 2015). Và do đó, các nhà hoạch định chính sách cần phải lưu ý điều này khi thực hiện các chính sách điều tiết liên quan để đảm bảo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển. Hạn chế của nghiên cứu này là chưa tính đến tác động của M&A, sự thay đổi chính sách điều tiết của nhà nước qua thời gian trong mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập với hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhằm có một bức tranh toàn diện hơn. Ngoài ra, khả năng tiếp cận dữ liệu còn hạn chế khiến cho nghiên cứu chưa tính đến các loại hình ngân hàng khác như ngân hàng liên doanh, ngân hàng Việt Nam có 100% vốn nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Những yếu tố này này cần được bổ sung và tiếp tục nghiên cứu trong tương lai. 489
- Tài liệu tham khảo (i) Acharya, V., Hasan, I., & Saunders, A., (2006). Should banks be diversified? Evidence from individual bank loan portfolios. The Journal of Business, 79(3), 1355–1412. (ii) Baele, L., DeJonghe, O., & Vennet, R.V., (2007). Does the stock market value bank diversification?. Journal of Banking & Finance, 31(7), 1999–2023. (iii) Behr, A., Kamp, A., Memmel, C., Pfingsten, A., (2007). Diversification and the banks’ risk-return-characteristics-evidence from loan portfolio of German banks. In: Deutsche Bundesbank, Discussion Paper Series 2: Banking and Financial Studies. (iv) Céline Meslier, Ruth Tacneng, & Amine Tarazi, (2014). Is bank income diversification beneficial? Evidence from an emerging economy. Journal of International Financial Markets, Institutions & Money, 31, 97–126. (v) Chiorazzo, V., Milani, C., Salvini, F., (2008). Income diversification and bank performance: evidence from Italian banks. Journal of Financial Services Research, 33, 181-203. (vi) Cornett, M.M., Ors, E., & Tehranian, H., (2002). Bank performance around the introduction of section 20 subsidiary. Journal of Finance, 52, 501–521. (vii) Demsetz, R.S., & Strahan, P.E., (1997). Diversification, size, and risk at bank holding companies. Journal of Money, Credit & Banking, 29(3), 300–313. (viii) Deng, S., Elyasiani, E., & Mao, C., (2007). Diversification and the cost of debt of bank holding companies. Journal of Banking & Finance, 31(8), 2453– 2473. (ix) DeYoung, R., & Rice, T., (2004). Noninterest income and financial performance at US commercial banks. Financial Review, 39(1), 101–127. (x) DeYoung, R., & Roland, K.P., (2001). Product mix and earnings volatility at commercial banks: evidence from a degree of leverage model. Journal of Financial Intermediation, 10(1), 54–84. (xi) Thi Canh Nguyen, Dinh Vinh Vo & Nguyen Van Chien (2015). Risk and income diversification in the Vietnamese banking system. Journal of Applied Finance & Banking, 5 (1), 99-115. (xii) Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành (2015). Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 106+107, tháng 01+02/2015. (xiii) Klein, P. G., & Saidenberg, M. R. (1997). Diversification, Organization, and Efficiency: Evidence from Bank Holding Companies. Wharton School Center for Financial Institutions, University of Pennsylvania. 490
- (xiv) Laeven, L., & Levine, R., (2007). Is there a diversification discount in financial conglomerates?. Journal of Financial Economics, 85(2), 331–367. (xv) Landskroner, Y., Ruthenberg, D., & Zaken, D. (2005). Diversification and performance in banking: The Israeli case. Journal of Financial Services Research, 27(1), 27–49. (xvi) Lâm Chí Dũng, Nguyễn Trần Thuần & Phạm Quang Tín (2015). Nghiên cứu tác động của thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(6), 23-29. (xvii) Lee, C.C., Hsieh, M.F., 2013. The impact of bank capital on profitability and risk in Asian banking. Journal of International Money and Finance, 32, 251–281. (xviii) Lepetit, L., Nys, E., Rous, P., & Tarazi, A. (2008). Bank income structure and risk - An empirical analysis of European banks. Journal of Banking & Finance, 32(8), 1452–1467. (xix) Mester, L., (2010). Scale economies in banking and financial regulatory reform. The Region, 24, 10–13. Federal Reserve Bank of Minneapolis. (xx) Morgan, D. P., & Samolyk, K. (2003). Geographic diversification in banking and its implications for bank portfolio choice and performance. Manuscript. Research and Market Analysis Group, Federal Reserve Bank of New York. (xxi) Mercieca, S., Schaeck, K., Wolfe, S., (2007). Small European banks: benefits from diversification?. Journal of Banking and Finance, 31, 1975-1998 (xxii) Nguyen, M., Skylly, M., Perera, S., (2012). Market power, revenue diversification and bank stability: Evidence from selected South Asian countries. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 22, 897-912 (xxiii) Pennathur, A.K., Subrahmanyam, V., & Vishwasrao, S., (2012). Income diversification and risk: does ownership matter? An empirical examination of Indian banks. Journal of Banking and Finance, 36(8), 2203–2215. (xxiv) Pozsar, Z., Adrian, T., Ashcraft, A.B., & Boesky, H., (2010). Shadow Banking. Staff Report No. 458, Federal Reserve Bank of New York. (xxv) Sanya, S., & Wolfe, S., (2011). Can banks in emerging countries benefit from revenue diversification?. Journal of Financial Services Research, 40(1-2), 79–101. (xxvi) Stiroh, K.J., (2004). Diversification in banking: is non-interest income the answer?. Journal of Money, Credit and Banking, 36, 853-882. (xxvii) Stiroh, K.J., & Rumble, A., (2006). The dark side of diversification: the case of US financial holding companies. Journal of Banking & Finance, 30(8), 2131–2161. (xxviii) Võ Xuân Vinh & Trần Ngọc Phương Mai (2015). Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(8),54-70. 491
- Phụ lục Bảng 4. Ma trận tự tương quan (toàn bộ mẫu 27 ngân hàng) RAROA ROA DIV DEPOSIT EFFICIENCY EQUITY GDPGR LDR LOAN SIZE RAROA 1.00 0.48 0.05 0.07 -0.38 -0.01 0.26 0.16 0.30 0.00 ROA 0.48 1.00 -0.10 -0.19 -0.40 0.44 0.23 0.25 0.10 -0.34 DIV 0.05 -0.10 1.00 0.12 -0.12 -0.16 0.00 -0.20 -0.10 0.15 DEPOSIT 0.07 -0.19 0.12 1.00 0.03 -0.30 -0.08 -0.48 0.31 0.26 EFFICIENCY -0.38 -0.40 -0.12 0.03 1.00 -0.05 -0.52 -0.15 -0.07 0.13 EQUITY -0.01 0.44 -0.16 -0.30 -0.05 1.00 0.02 0.40 0.15 -0.63 GDP_GR 0.26 0.23 0.01 -0.08 -0.52 0.02 1.00 0.16 0.10 -0.40 LDR 0.16 0.25 -0.20 -0.48 -0.15 0.40 0.16 1.00 0.58 -0.38 LOAN 0.30 0.10 -0.10 0.31 -0.07 0.15 0.10 0.58 1.00 -0.20 SIZE 0.00 -0.34 0.15 0.26 0.13 -0.63 -0.40 -0.38 -0.20 1.00 Bảng 5. Ma trận tự tương quan (nhóm 1: 10 ngân hàng quy mô lớn) RAROA ROA DEPOSIT DIV EFFICIENCY EQUITY GDPGR LDR SIZE LOAN RAROA 1.00 0.47 0.06 0.14 -0.44 -0.10 0.15 0.04 0.02 0.14 ROA 0.47 1.00 -0.09 0.28 -0.54 0.19 0.22 -0.19 -0.25 -0.32 DEPOSIT 0.06 -0.09 1.00 0.20 -0.12 -0.26 0.09 -0.61 0.03 0.41 DIV 0.14 0.28 0.20 1.00 -0.30 0.04 -0.03 -0.23 0.12 -0.08 EFFICIENCY -0.44 -0.54 -0.12 -0.30 1.00 0.04 -0.52 0.27 0.24 0.24 EQUITY -0.10 0.19 -0.26 0.04 0.04 1.00 0.02 0.20 -0.49 -0.17 GDPGR 0.15 0.22 0.09 -0.03 -0.52 0.023 1.00 -0.04 -0.55 -0.03 LDR 0.04 -0.19 -0.61 -0.23 0.27 0.202 -0.04 1.00 0.10 0.42 SIZE 0.02 -0.25 0.03 0.12 0.24 -0.490 -0.55 0.10 1.00 0.25 LOAN 0.14 -0.32 0.41 -0.08 0.24 -0.168 -0.03 0.42 0.25 1.00 492
- Bảng 6. Ma trận tự tương quan (nhóm 2: 17 ngân hàng quy mô nhỏ) RAROA ROA DIV DEPOSIT EFFICIENCY EQUITY GDPGR LDR SIZE LOAN RAROA 1.00 0.53 -0.02 0.01 -0.31 0.10 0.33 0.26 -0.17 0.39 ROA 0.53 1.00 -0.22 -0.20 -0.42 0.49 0.26 0.31 -0.40 0.22 DIV -0.02 -0.22 1.00 0.01 0.02 -0.18 0.01 -0.16 0.05 -0.09 DEPOSIT 0.01 -0.20 0.01 1.00 0.27 -0.19 -0.26 -0.42 0.16 0.33 EFFICIENCY -0.31 -0.42 0.02 0.27 1.00 -0.22 -0.53 -0.37 0.38 -0.22 EQUITY 0.10 0.49 -0.18 -0.19 -0.22 1.00 0.07 0.38 -0.65 0.23 GDPGR 0.33 0.26 0.01 -0.26 -0.53 0.07 1.00 0.28 -0.50 0.17 LDR 0.26 0.31 -0.16 -0.42 -0.37 0.38 0.28 1.00 -0.51 0.63 SIZE -0.17 -0.40 0.05 0.16 0.38 -0.65 -0.50 -0.51 1.00 -0.48 LOAN 0.39 0.22 -0.09 0.33 -0.22 0.23 0.17 0.63 -0.48 1.00 493
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác động của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ của ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp Vietcombank tại Tp. Hồ Chí Minh
11 p | 99 | 10
-
Tác động của chính sách giãn thuế và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
10 p | 94 | 6
-
Tác động của cơ cấu vốn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 68 | 6
-
Tác động của danh tiếng truyền thông tới hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam
22 p | 36 | 6
-
Tác động của định thời điểm thị trường đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
16 p | 83 | 5
-
Đánh giá tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
12 p | 11 | 5
-
Tác động của đa dạng hóa đến rủi ro hệ thống của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
18 p | 51 | 5
-
Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam
5 p | 88 | 5
-
Áp dụng mô hình ARDL nghiên cứu tác động của các chỉ số giá đến thị trường chứng khoán Việt Nam
10 p | 111 | 4
-
Nghiên cứu tác động của chất lượng thông tin kế toán đến quá trình ra quyết định của doanh nghiệp Việt Nam
13 p | 62 | 4
-
Tác động của đa dạng hóa đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
13 p | 38 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
3 p | 5 | 3
-
Tác động của việc làm thêm đến sinh viên ngành kế toán - kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
12 p | 4 | 1
-
Tác động của chất lượng dịch vụ chung cư thương mại đến sự hài lòng của khách hàng - nghiên cứu điển hình trên địa bàn thành phố Hà Nội
6 p | 4 | 1
-
Tác động của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
4 p | 9 | 1
-
Tác động của cấu trúc sở hữu phân tán tới thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
6 p | 6 | 1
-
Tác động của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (2)
9 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn