intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của việc làm thêm đến sinh viên ngành kế toán - kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu "Tác động của việc làm thêm đến sinh viên ngành kế toán - kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân" cũng đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm giúp cho sinh viên khi đi làm thêm có thể cân bằng hiệu quả được việc học tập trên trường và công việc làm thêm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của việc làm thêm đến sinh viên ngành kế toán - kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐẾN SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN IMPACT OF PART - TIME JOBS ON STUDENTS MAJORING IN ACCOUNTING - AUDITING AT NATIONAL ECONOMICS UNIVERSITY TS. Nguyễn Thị Mai Chi, Nguyễn Thị Linh Giang , Nguyễn Thị Hằng, Dương Thị Phương Nam, Nguyễn Thị Nga, Lê Thị Thảo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Việc đi làm thêm hiện nay không còn là một vấn đề xa lạ đối với mọi người đặc biệt là với sinh viên. Sinh viên luôn không ngừng nỗ lực tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để sau khi ra trường có một công việc thích hợp. Do đó, nghiên cứu tác động của việc đi làm thêm đến sinh viên là rất cần thiết để giúp sinh viên cân bằng giữa việc học và phát triển các kỹ năng của mình. Kết quả nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu được thu thập trực tiếp từ 250 sinh viên chuyên ngành Kế toán- Kiểm toán tại trường đại học Kinh tế Quốc Dân cho thấy sự khác nhau về kết quả học tập thông qua điểm trung bình học kỳ của hai nhóm đối tượng sinh viên sinh viên có đi làm thêm và không đi làm thêm, giữa sinh viên trước khi đi làm và sau khi đi làm. Đồng thời, bài nghiên cứu đưa ra kết luận về ảnh hưởng của các nhân tố như số giờ làm thêm, sự phù hợp của công việc làm thêm với chuyên ngành của sinh viên theo học, loại hình và tính chất của công việc làm thêm đến vấn đề về rèn luyện kỹ năng, tài chính, sức khỏe của sinh viên. Từ đó, bài nghiên cứu cũng đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm giúp cho sinh viên khi đi làm thêm có thể cân bằng hiệu quả được việc học tập trên trường và công việc làm thêm. Từ khóa: Việc làm thêm, sinh viên Kế toán – Kiểm toán, Đại học Kinh tế Quốc dân ABSTRACT Working part-time is no longer a strange problem for everyone, especially for students. Students always keep accumulating knowledge and experience to get a suitable job after graduation. Therefore, studying the impact of part-time job on students is essential to help students balance their studies and develop their skills. Research results (based on data collected directly from 250 students majoring in Accounting-Auditing at National Economics University) show the difference in learning outcomes through GPA, period of two groups of students: students with part-time jobs and without part-time jobs, between students before going to work and after working. At the same time, the research makes conclusions about the influence of factors such as the number of overtime hours, the suitability of the part-time job with the major of the student, the type and nature of the part-time job to the problem of skills training, finance, and the health of students. Since then, the study has also proposed solutions and recommendations to help students when working part-time can effectively balance studying at school and part-time work. Keywords: Part-time jobs, students of Accounting – Auditing, National Economics University 1. Giới thiệu Việc làm thêm đang ngày càng có nhiều thay đổi đa dạng, sinh viên lựa chọn việc làm thêm (VLT) ngày càng nhiều, dẫn đến nhiều tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến chính sinh viên. VLT 831
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ít nhiều điều đó cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập, sức khỏe… của sinh viên. Bên cạnh đó, vấn đề nổi cộm trong VLT của sinh viên cơ bản là mang đặc điểm tự phát, chưa có tính tổ chức chặt chẽ. Phần lớn sinh viên phải làm những công việc không gắn với ngành học của mình. Để có được một VLT phù hợp sinh viên phải đứng trước một bài toán khó khăn, khó tránh khỏi việc nhiều sinh viên còn bỡ ngỡ chưa quen với việc tự lập, chưa có định hướng, cái nhìn toàn diện về VLT, những thách thức, cơ hội từ VLT, đặc biệt những tác động của VLT, cho nên nhóm nghiên cứu (NNC) muốn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này cụ thể trong phạm vi giới hạn, NNC đã chọn đề tài “Tác động của việc làm thêm đến sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân” làm đề tài nghiên cứu của mình. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiện trạng, xác định và phân tích những tác động của VLT đến sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán (KT – K’T), trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD). Từ đó đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thiểu chi phí cơ hội, rủi ro khi sinh viên tham gia công việc bán thời gian trong tương lai. Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài tập trung trả lời câu hỏi: (i) Thực trạng vấn đề làm thêm của sinh viên ngành KT - K’T tại trường ĐH KTQD? (ii) VLT có những tác động nào đến sinh viên ngành KT - K’T tại trường ĐH KTQD? (iii) Giải pháp nào thúc đẩy được những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của việc đi làm thêm tới sinh viên ngành KT - K’T tại trường ĐH KTQD? Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tác động của VLT đến sinh viên ngành KT - K’T tại trường ĐH KTQD. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: Tất cả sinh viên đang theo học tại viện KT - K’T trường ĐH KTQD; Về mặt thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. NNC đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính. 2. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Các nghiên cứu trong và ngoài nước những năm gần đây cũng rất quan tâm đến VLT của sinh viên nói chung cũng như tác động của VLT tới kết quả học tập nói riêng. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu nổi bật sau: 2.1. Các nghiên cứu ngoài nước HSBC Holdings plc (2018) cho thấy được tác động của VLT đến vấn đề tài chính của sinh viên. Tỷ lệ sinh viên trên thế giới đi làm rất cao, cứ 5 sinh viên thì có 4 người vừa học vừa làm. Sinh viên dành phần lớn thời gian với VLT, trung bình từ 3 đến 4 giờ mỗi ngày, nhiều hơn thời gian họ lên giảng đường và học nhóm (từ 2 đến 7 giờ mỗi tuần), học ở nhà (từ 2 đến 5 giờ mỗi tuần) hoặc ở thư viện (từ 1 đến 6 giờ mỗi tuần). Qua nghiên cứu nhận thấy hầu hết các sinh viên lựa chọn VLT để tăng thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống sinh viên. Furr và Elling (2000) chỉ ra một số lý do mà sinh viên quyết định lựa chọn một VLT khi học ở trường đại học, như: vấn đề tài chính, phát triển các kỹ năng mềm của sinh viên. Ngoài ra nghiên cứu cho thấy rằng số giờ làm việc thêm của sinh viên dưới 15 giờ hàng tuần sẽ không gây hoặc ít ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhận định thêm rằng VLT của sinh viên không quá 15 giờ trên tuần có thể không hoặc ít ảnh hưởng đến kết quả của sinh viên nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên và nhiều vấn đề khác. Hielke. B, Gille. M & Melanie. W (2004) đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) như: số giờ làm 832
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 việc, tần suất thời gian làm trong một tuần, loại hình công việc, mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao kỹ năng mềm,… Mussie. T. T, Marzie. A & Kathryn. R (2014) đã chỉ ra ảnh hưởng của VLT tới sự hài lòng và kết quả học tập của sinh viên: sinh viên không đi làm có điểm trung bình cao hơn một chút so với sinh viên đi làm. Nghiên cứu cho rằng VLT không phải lúc nào cũng gây bất lợi cho sinh viên, đối với những sinh viên có số giờ làm thêm ít hơn 10 giờ trong một tuần có sự hài lòng và kết quả ổn định hơn so với sinh viên làm từ 11 đến 15 giờ, từ 16 đến 20 giờ, từ 21 đến 30 giờ mỗi tuần. Đồng thời còn chỉ ra ảnh hưởng của số giờ làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên tại một trường đại học ở Hoa Kỳ, vì thế mở ra hướng nghiên cứu khác tại các trường đại học trên toàn thế giới. Lauren. E. W (2005) đã xem xét về ảnh hưởng của việc làm của sinh viên đến thành tích học tập và xây dựng các giả thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau: (a) Làm việc ít giờ hơn dẫn đến thành tích học tập cao hơn, (b) Các công việc hoặc công việc thực tập (có trả lương hoặc không được trả lương) liên quan đến chuyên ngành của sinh viên có tác động tích cực đến thành tích học tập, (c) Thứ hạng của học sinh cao hơn dẫn đến thành tích học tập cao hơn, (d) Sinh viên học ít giờ tín chỉ hơn sẽ có thành tích học tập cao hơn, (e) Lịch làm việc linh hoạt hơn dẫn đến thành tích học tập cao hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đang bỏ ngỏ khi chưa chắc chắn về thành tích học tập mà sinh viên cung cấp có thể trong quá trình khảo sát, sinh viên đã quên hoặc thay đổi). Mặc dù vậy, kết quả của đề tài cũng đã có nhiều gợi ý cho công trình nghiên cứu trong tương lai. Safrul. M (2017) tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa VLT với thành tích học tập của sinh viên tại English Department of Faculty of Teaching and Teach Training, State Islamic University (UIN) Ar- Raniry, Banda Aceh, Indonesia. Số liệu thu được từ bảng hỏi qua phân tích dữ liệu đã cho kết luận: làm việc bán thời gian không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến kết quả học tập của sinh viên, điểm trung bình của họ vẫn cao, VLT tuy không có ảnh hưởng đáng kể nào đến kết quả học tập của sinh viên nhưng ảnh hưởng đến thời gian học tập và căng thẳng của sinh viên. Lý do phổ biến thu thập được từ cuộc khảo sát lý do họ cần đi làm thêm là do nhu cầu thu nhập để đáp ứng học phí học tập, chi phí sinh hoạt,… và tích lũy thêm kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng của họ trong tương lai. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, số lượng sinh viên làm thêm bán thời gian có sự tăng nhanh theo thời gian. Vì vậy, đã có một số nghiên cứu về tác động của VLT đến một nhóm đối tượng sinh viên cụ thể, chủ yếu tập trung vào tác động đến kết quả học tập. Âu Kim Ngân (2012) cho rằng điểm trung bình giữa kỳ của sinh viên đi làm thêm và không đi làm thêm là khác nhau. Đồng thời kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra có sự khác nhau về kết quả học tập của sinh viên trước và sau khi đi làm thêm. Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Châu Thị Lệ Duyên và Hoàng Minh Trí (2012) đã chỉ ra sự khác nhau rõ rệt về kết quả học tập của các đối tượng sinh viên có – không đi làm thêm và các sinh viên trước – sau khi làm thêm và nêu rõ các ảnh hưởng cụ thể từ VLT. Với số liệu thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 664 sinh viên Đại học Cần Thơ, NNC đã đưa ra kết quả: điểm học tập trung bình của sinh viên trong khi đi làm thấp hơn thời kì không đi làm khoảng 0,12 điểm, số giờ làm thêm tác động ngược chiều đến kết quả học tập, sinh viên làm đúng chuyên ngành có chiều hướng tốt hơn làm công việc khác chuyên ngành từ đó đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp giữa VLT và học tập của sinh viên. Nguyễn Văn Nên (2019) đã tìm hiểu sự tác động của VLT đối với kết quả học tập của sinh 833
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu để phân tích được thu thập từ 405 phiếu trả lời bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc VLT đã phần nào có những tác động tiêu cực nhất định đến kết quả học tập của sinh viên, như: điểm trung bình của sinh viên đi làm thêm thấp hơn sinh viên không đi làm thêm 0,38 điểm. Nghiên cứu cũng chỉ ra có nhiều yếu tố liên quan đến VLT ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, trong đó mức độ linh hoạt của công việc có tác động nhiều nhất và là tác động tích cực. Qua tổng quan nghiên cứu NNC nhận thấy một số tác động chung của VLT đối với sinh viên như sau: (1) VLT có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên; (2) VLT có tác động đến kỹ năng mềm của sinh viên; (3) Cuộc sống cá nhân của mỗi sinh viên đều có sự thay đổi trước và trong khi làm thêm. 2.3. Cơ sở lý thuyết - Lý thuyết lựa chọn hợp lý: Năm 1914, nhà kinh tế học người Áo Friedrich von Wieser đã sử dụng khái niệm “chi phí cơ hội” trong cuốn sách “Lý thuyết về kinh tế xã hội”, đây là lần đầu tiên thuật ngữ “chi phí cơ hội” được sử dụng một cách chính thức. Lý thuyết lựa chọn hợp lý trong kinh tế học bao gồm một hệ thống các lý thuyết đưa ra giải thích về cách con người ra quyết định. Tất cả mọi người đều mong muốn lựa chọn của mình là lựa chọn có lợi ích ròng là lớn nhất. Trên cơ sở thực tế là sự khan hiếm, con người buộc phải đánh đổi, khi chọn làm một việc gì tức là chấp nhận bỏ làm một việc khác vì không có đủ nguồn lực để làm tất cả. Bởi vậy, trước khi đưa ra bất kỳ một sự lựa chọn nào, mỗi cá nhân cũng sẽ cân nhắc, so sánh các phương án với nhau trên nhiều phương diện để ra quyết định một cách đúng đắn. Đó chính là việc tính toán chi phí cơ hội của sự lựa chọn. - Lý thuyết hành vi hợp lý: Năm 1967 “Lý thuyết hành vi hợp lý được hai nhà khoa học Ajzen và Fishbein phát triển đã giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi trong hành động của con người, được sử dụng để đưa ra dự đoán về việc thực hiện hành vi của một người dựa trên thái độ đối với hành vi và ý định hành vi đã có từ trước của người đó trong các tình huống và lĩnh vực khác nhau. Theo lý thuyết, ý định hành vi của một người là yếu tố dự đoán chính về việc liệu họ có thực sự thực hiện hành vi hay không. Ý định thực hiện hành vi chịu sự chi phối của hai nhân tố là thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan. Dựa trên mô hình lý thuyết, NNC đề xuất mô hình phân tích hành vi đưa ra quyết định lựa chọn VLT của sinh viên (Sơ đồ 1). Sơ đồ 1. Mô hình phân tích hành vi đưa ra quyết định lựa chọn VLT của sinh viên Nguồn: Tổng hợp của NNC 2.4. Khoảng trống nghiên cứu Trước những yêu cầu cấp thiết về nghiên cứu tác động của VLT đến sinh viên, NNC nhận thấy các nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn còn tồn đọng những khoảng trống nghiên cứu sau: 834
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thứ nhất, hầu hết những sinh viên lựa chọn VLT đều xuất phát từ vấn đề tài chính cá nhân, nhưng trên thực tế, VLT tác động đến nhiều khía cạnh khác. Vì thế, NNC nghiên cứu tác động đến kết quả học tập, tài chính, kỹ năng và sức khỏe mỗi sinh viên. Đồng thời gợi mở những nguyên nhân mới khiến sinh viên lựa chọn VLT ngày càng nhiều. Thứ hai, các đề tài nước ngoài nghiên cứu về tác động của VLT đến sinh viên, hầu hết chỉ chú trọng đến kết quả học tập của sinh viên nhóm nước phát triển như Mỹ, Cannada, Úc, Singapore, … và các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Đối tượng mà các công trình nghiên cứu đã nêu đều dừng lại ở sinh viên một trường đại học, một khu vực nói chung chưa có sự phân tách ngành để thấy sự phù hợp của VLT với ngành học. Thứ ba, các đề tài nghiên cứu ở Việt Nam đa phần chỉ dừng lại tác động VLT đến kết quả học tập, tài chính, sức khỏe sinh viên, mà chưa đề cập cụ thể tác động VLT đến kỹ năng của sinh viên. Mà trong thời buổi hiện đại hóa – toàn cầu hóa, kỹ năng chính là chìa khóa vàng mở mọi cánh cửa hội nhập. Với khoảng trống nghiên cứu trên NNC đã xây dựng hướng đi cho đề tài. Điểm mới trong nghiên cứu này chính là đưa ra những tác động về số giờ làm thêm, loại hình, tính chất VLT, sự phù hợp với chuyên ngành học của VLT đến tài chính, sức khỏe, đặc biệt đến kết quả học tập và kĩ năng của mỗi sinh viên. 3. Phương pháp nghiên cứu NNC đã sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính cho đề tài của mình. 3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính: NNC sử dụng phương pháp quan sát thực tiễn cuộc sống cùng với quá trình học tập và phương pháp phỏng vấn sâu với các bạn sinh viên thuộc Viện Kế toán- Kiểm toán tại Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân nhằm có thêm dữ liệu để đánh giá, phân tích, sửa đổi lại thang đo, hoàn thiện mô hình nghiên cứu, thiết kế bảng hỏi chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng. 3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng: NNC xem xét sự khác biệt trong kết quả học thông qua điểm trung bình học kỳ của nhóm đối tượng sinh viên có đi làm thêm và không đi làm thêm, giữa những sinh viên trước khi đi làm và sau khi đi làm bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng xem xét các nhân tố của VLT như số giờ làm thêm mỗi ngày/ tuần, loại công việc và tính chất công việc và sự phù hợp của VLT với chuyên ngành của sinh viên đang theo học có tác động như thế nào đến các vấn đề về kết quả học tập, kỹ năng, tài chính và sức khỏe của sinh viên nói chung và cụ thể là sinh viên thuộc viện KT-K’T tại trường ĐH KTQD. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên tổng quan các công trình nghiên cứu trước (Sơ đồ 2). Giả thuyết nghiên cứu của mô hình được xây dựng như sau: Giả thuyết 1: Có sự khác biệt về kết quả học tập ở những sinh viên có đi làm thêm và không đi làm thêm. 835
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Số ngày làm việc mỗi Kết quả học tập ngày/ mỗi tuần Kỹ năng Sinh viên Sự phù hợp với chuyên môn của sinh viên Tài chính Loại công việc và tính Sức khỏe chất công việc Sơ đồ 2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên ngành KT-K’T trường ĐH KTQD Nguồn: NNC tổng hợp từ các nghiên cứu trước Giả thuyết 2: Có sự khác biệt về kết quả học tập ở những sinh viên trước khi đi làm và sau khi đi làm. Giả thuyết 3: Số giờ làm việc thêm có tác động ngược chiều lên kết quả học tập. Giả thuyết 4: Số giờ làm việc thêm một ngày (hoặc một tuần) tăng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nhưng lại có ảnh hưởng tích cực đến tài chính của sinh viên. Giả thuyết 5: VLT gần (phù hợp) với chuyên ngành của sinh viên đang học có tác động tích cực đến kết quả học tập. Giả thuyết 6: Việc đi làm thêm có tác động tích cực đến rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên. Phương pháp thu thập dữ liệu: NNC chủ yếu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập theo phương thức khảo sát online cho đối tượng là sinh viên ngành KT – K’T của trường ĐH KTQD. Việc thu thập thông tin được thực hiện dưới nhiều khía cạnh, góc độ về quan điểm của mỗi cá nhân về tác động của VLT đến các vấn đề về kết quả học tập, tài chính, kỹ năng cũng như sức khỏe của sinh viên. Nhóm đã nhận được 250 phản hồi, trong đó có 32% sinh viên nam và 68% sinh viên nữ phân bổ tương đối đều giữa các năm học, bao gồm 206 sinh viên đã từng đi làm và 44 sinh viên không có đi làm thêm. Phương pháp phân tích dữ liệu: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác đã sử dụng phương pháp xử lý số liệu sau khi thu được từ bảng hỏi để tiến hành tổng hợp, kiểm tra, sắp xếp, loại bỏ những câu trả lời không phù hợp và mã hóa dữ liệu; phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân NNC đã tiến hành kiểm định sự khác nhau giữa điểm trung bình của nhóm đối tượng sinh viên có đi làm thêm và không đi làm thêm đồng thời nhóm đối tượng sinh viên trước và sau khi đi làm thêm. Trước hết xét đến nhóm sinh viên có đi làm thêm và không đi làm thêm: 836
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 1. Kết quả kiểm định T về sự khác nhau của điểm trung bình giữa 2 đối tượng sinh viên Kiểm định sự khác nhau về điểm Kiểm định Levene về sự bằng trung bình giữa 2 nhóm sinh Chỉ tiêu nhau của phương sai viên Giá trị F Sig Giá trị t Mức ý nghĩa Phương sai 0,67 0,414 3,766 0,000 bằng nhau Phương sai không bằng - - 3,574 0,001 nhau Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Kết quả kiểm định ở Bảng 1, với mức ý nghĩa 0,414 cho thấy phương sai của điểm trung bình giữa 2 nhóm sinh viên có đi làm thêm và không đi làm thêm là bằng nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả của kiểm định T được sử dụng tốt ở trường hợp phương sai bằng nhau và từ kết quả này cho thấy với mức ý nghĩa 0,000 so với độ tin cậy là 0,05 thì cho phép NNC kết luận được qua khảo sát thực tế có sự khác nhau về điểm trung bình ở hai đối tượng trong Bảng 2. Một cách cụ thể, Bảng 2 cho thấy điểm trung bình của sinh viên có đi làm thêm là 7,60 trong khi đó điểm của sinh viên không đi làm thêm là 8,01. Điều này chứng tỏ điểm trung bình của sinh viên có đi làm thêm ở xu hướng thấp hơn sinh viên không đi làm thêm. Do đó, giả thuyết 1 được chấp nhận. Bảng 2. Điểm trung bình của sinh viên Phân loại sinh viên Điểm trung bình học kỳ Độ lệch chuẩn Sinh viên có đi làm thêm 7,60 0,77 Sinh viên không đi làm thêm 8,01 0,71 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Để khẳng định chắc chắn về VLT có tác động đến kết quả học tập của sinh viên, NNC tiến hành kiểm định trong trường hợp mẫu từng cặp, tức là sử dụng kiểm định để xem sự khác nhau về điểm của sinh viên trước và sau đi làm. Bảng 3.: Kết quả kiểm định sự khác biệt về điểm của sinh viên trước và sau khi đi làm thêm Paired Samples Test Điểm chênh lệch Độ lệch chuẩn Giá trị t Mức ý nghĩa trung bình Chênh lệch điểm sau và trước 0,00364 0,71970 0,073 0,942 khi đi làm Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Giá trị của kiểm định Paried sample Test = 0.942 > 0.05, vì vậy không có sự khác nhau về giá trị trung bình kết quả học tập của sinh viên trước khi đi làm và sau khi đi làm thêm. Để cụ thể về việc không có sự khác nhau từ điểm trung bình của sinh viên trước và sau khi làm thêm, NNC trích dẫn cụ thể Bảng 4. 837
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 4. Điểm trung bình học kỳ ở giai đoạn trước và sau khi làm thêm Chỉ tiêu Điểm trung bình học kỳ Độ lệch chuẩn Điểm sinh viên trước khi làm thêm 7,6044 0,98 Điểm sinh viên sau khi làm thêm 7,6007 1,06 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Kết quả từ Bảng 4 cho ta kết luận điểm trung bình của sinh viên trước và sau khi làm thêm không có sự thay đổi rõ rệt. Từ đó, cho phép kết luận giả thuyết 2 bị bác bỏ. Như vậy, kết quả cho thấy sinh viên không đi làm có kết quả học tập cao hơn sinh viên có đi làm và sinh viên sau khi đi làm hầu như kết quả học tập không bị ảnh hưởng tại ngành KT – K’T tại trường ĐH KTQD. Kết quả này có thể được giải thích do sinh viên được khảo sát thuộc ngành KT – K’T có ý thức tự giác trong việc học tập, đa phần sinh viên đều cân đối được việc học và VLT nên theo ý kiến chủ quan của mỗi đối tượng khảo sát chiếm phần lớn là sinh viên có số giờ làm việc không ảnh hưởng ngược chiều đến kết quả học tập. Theo nghiên cứu, số giờ làm thêm của sinh viên khá đồng đều, có 48% sinh viên làm thêm dưới 4 tiếng trong ngày và 46% số sinh viên làm thêm từ 4 đến dưới 8 tiếng một ngày. Để xem xét sự ảnh hưởng của số giờ làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên, nhóm tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa sự thể hiện của kết qủa học tập và số giờ họ làm thêm trong 1 ngày, kết quả thể hiện qua kiểm định ANOVA ở Bảng 5 dưới đây: Bảng 5. Kết quả kiểm định tương quan của điểm trung bình và số giờ làm thêm ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression .503 1 .503 .986 .322b Residual 104.096 204 .510 Total 104.599 205 a. Dependent Variable: KQ b. Predictors: (Constant), sogio_MH Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy giá trị sig = 0,322 > 0,05 nên không tồn tại mô hình hồi quy giữa số giờ làm việc thêm và kết quả học tập. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết luận VLT không thực sự ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ngành KT – K’T trường ĐH KTQD nên giả thuyết 3 được bác bỏ. 4.2. Tác động của VLT đến sức khỏe và tài chính của sinh viên NNC nhận thấy, số giờ làm thêm ảnh hưởng đến sức khỏe và tài chính của sinh viên. Cụ thể, càng làm nhiều giờ đồng nghĩa với việc tài chính sinh viên tăng thêm và sức khỏe đồng thời bị giảm sút. Trước tiên, xem xét số giờ làm việc trong một ngày có ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên. Từ kết quả kiểm định ANOVA cho thấy giá trị sig = 0,000 < 0,05 nên tồn tại mô hình hồi quy giữa số giờ làm việc thêm và nhân tố sức khỏe. Hay nói cách khác, số giờ làm việc thêm có ảnh hưởng đến nhân tố sức khỏe. Bảng 6 mô tả cụ thể tác động của số giờ làm thêm đến sức khỏe sinh viên như thế nào. 838
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 6. Kết quả kiểm định số giờ làm thêm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của sinh viên Hệ số R bình phương Bê - ta Mức ý nghĩa Mô hình 0,063 Hằng số 3,685 0,000 Số giờ -0,263 0,000 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Qua kiểm định, mức ý nghĩa của hệ số B0 và B1 đều bằng 0,000 < 0,05 vì vậy tồn tại cả 2 hệ số hồi quy này trong mô hình. Từ mô hình hồi quy này, ta có thể thấy, số giờ làm việc tác động ngược chiều đối với nhân tố sức khỏe. Khi số giờ làm thêm tăng, (giảm) 1 đơn vị thì giá trị trung bình về sự đồng ý cho nhân tố sức khỏe giảm, (tăng) 0,263 đơn vị. Với hệ số R bình phương bằng 0,063, có nghĩa rằng, số giờ làm việc giải thích được 6.3% cho nhân tố sức khỏe. Sau đó xem xét số giờ làm thêm trong một ngày có ảnh hưởng đến tài chính của sinh viên. Qua kết quả kiểm định ANOVA cho thấy giá trị sig = 0,000 < 0,05 nên tồn tại mô hình hồi quy giữa số giờ làm việc thêm và tài chính của sinh viên. Hay nói cách khác, số giờ làm việc thêm có ảnh hưởng đến tài chính của sinh viên (Bảng 7). Bảng 7. Kết quả kiểm định số giờ làm việc ảnh hưởng tài chính của sinh viên Hệ số R bình phương Bê - ta Mức ý nghĩa Mô hình 0,065 Hằng số 3,016 0,000 Số giờ 1,097 0,000 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Từ kiểm định cho thấy mức ý nghĩa của hệ số hồi quy B0 và B1 đều bằng 0,000 < 0,05 vì vậy tồn tại cả 2 hệ số hồi quy này trong mô hình. Ta có thể thấy, số giờ làm việc tác động thuận chiều đối với tài chính của sinh viên. Khi số giờ làm thêm tăng, (giảm) 1 đơn vị thì giá trị trung bình tài chính của sinh viên tăng, (giảm) 1,097 đơn vị. Đồng thời, với giá trị của R bình phương bằng 0,065 chỉ ra số giờ làm việc giải thích được 6,5% cho tài chính sinh viên. Như vậy, với kết quả kiểm định, có thể khẳng định số giờ làm thêm một ngày tăng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nhưng lại có ảnh hưởng tích cực đến tài chính sinh viên nên giả thuyết 4 được chấp nhận. Việc này có thể được giải thích là bởi trong thực tế, khi làm nhiều giờ hơn, sinh viên sẽ luôn được trả lương cao hơn, nhưng bù lại dễ dẫn đến làm việc quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống không điều độ nên ảnh hưởng đến sức khỏe 4.3. Tác động của VLT gần (phù hợp) với chuyên ngành đến kết quả học tập của sinh viên Trong GT5, NNC sử dụng kiểm định ANOVA để phân tích. Kiểm định ANOVA cho thấy mức ý nghĩa là 0,000 < 0,05 nên tồn tại mô hình hồi quy giữa VLT phù hợp và kết quả học tập. Hay nói cách khác , VLT phù hợp có ảnh hưởng đến kết quả học tập. Kết quả được cụ thể với Bảng 8 dưới đây: Bảng 8. Kết quả kiểm định VLT gần (phù hợp) với chuyên ngành tác động đến kết quả học tập Hệ số R bình phương Bê – ta Mức ý nghĩa Mô hình 0,021 Hằng số 7,236 0,000 Việc làm phù hợp 0,134 0,039 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu 839
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Giá trị sig của hệ số hồi quy B0 và B1 đều lần lượt bằng 0,000 và 0,039 < 0,05 vì vậy tồn tại cả 2 hệ số hồi quy này trong mô hình. Từ mô hình hồi quy này ta có thể thấy, VLT phù hợp tác động thuận chiều đối với kết quả học tập. Khi sự phù hợp của VLT tăng, (giảm) 1 đơn vị thì giá trị trung bình kết quả học tập tăng, (giảm) 0,134 đơn vị. Với giá trị R bình phương bằng 0,021, có nghĩa rằng, VLT phù hợp giải thích được 2,1% cho kết quả học tập của sinh viên. Giả thuyết 5 được chấp nhận 4.4. Tác động của VLT đến rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên NNC đã kiểm định ANOVA cho mức ý nghĩa là 0,000
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 VLT. Sinh viên khi đi làm thêm, cần chủ động trong việc cân bằng thời gian và chủ động trong việc học hỏi để có thể tận dụng tốt nhất quỹ thời gian, công sức khi đi làm thêm. Nếu VLT chưa mang lại cho sinh viên một khoản tài chính như mong muốn thì hãy tận dụng nó bằng cách biến VLT tạo giá trị lâu dài về kỹ năng và kinh nghiệm. 5.2.2. Đối với nhà trường Trường ĐH KTQD nói chung và Viện KT - K’T toán nói riêng luôn luôn quan tâm kịp thời đến sinh viên và VLT của sinh viên. Trường đã xây dựng một NEU Career Center để nhằm kết nối sinh viên với nhà tuyển dụng, tạo cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Tuy nhiên nhà trường cần có những buổi talk show, workshop cụ thể hơn để chia sẻ về việc quyết định lựa chọn VLT dành cho sinh viên, đưa ra lời khuyên sinh viên để tìm công việc phù hợp nhất. Tuy nhiên việc hướng nghiệp cụ thể cho từng ngành tại trường ĐH KTQD diễn ra chưa thực sự rõ nét. Vì thế đặc biệt Viện KT - K’T toán với việc đi đầu trong nhiều phong trào, hoạt động cũng như chất lượng sinh viên cần có thêm những sự kiện định hướng, kết nối sinh viên trong viện với những doanh nghiệp, tổ chức để giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm cọ xát nhiều hơn nữa. 5.2.3. Đối với nhà tuyển dụng Nhà tuyển dụng sẽ là những người sử dụng chính nguồn lực sinh viên dồi dào. Tuy nhiên sinh viên thì nhiều song sinh viên “chất lượng” thì quả thật không nhiều. Vậy để làm sao tạo ra được một lứa sinh viên “chất lượng”? Đó không còn là câu trả lời của riêng cá nhân sinh viên hay cá nhân nhà trường đào tạo mà đó còn là câu trả lời của cả những nhà tuyển dụng. Muốn có sinh viên “chất lượng” thì nhà tuyển dụng phải tạo cho sinh viên có cơ hội để tiếp cận và trải nghiệm. Nhà tuyển dụng cần trực tiếp liên hệ với các nhà trường, các khoa viện ngành liên quan đến những công việc cần tuyển dụng để tiếp cận với sinh viên, sang lọc và trao cho sinh viên những cơ hội thực tế. Quả thực không khác gì mò kim đáy bể nếu nhà tuyển dụng để mặc sinh viên tự tìm công việc phù hợp với bản thân họ. Nhà tuyển dụng cần có những chia sẻ thực tế cho sinh viên biết họ cần những yếu tố gì cho công việc này, họ cần chuẩn bị gì để có thể trở thành nhân viên. Rất cần những nhà tuyển dụng “vẽ đường cho hươu chạy” như thế, vì vẽ đường thì “hươu” mới chạy đúng và đỡ tốn thời gian, cũng như sức lực, tâm huyết. 5.2.4. Đối với gia đình Gia đình nên ủng hộ, khuyến khích các con đi làm thêm, cổ vũ các con tự lập. Xây dựng cho các con thói quen đối mặt với cuộc sống cũng như định hướng con đi theo con đường đúng đắn, đưa ra tư vấn gợi ý cho con những VLT phù hợp với năng lực, trình độ, tạo điều kiện để các con phát triển kỹ năng. 5.2.5. Đối với các cơ quan quản lý Trong bất kỳ thời kỳ nào, quốc gia nào, sinh viên luôn được đánh giá là nhóm “tinh hoa tri thức”. Theo Tiến sĩ Trần Hữu Minh – Phí chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia khi trả lời báo VnExpress đã đưa ra quan điểm cần “luật hóa” số giờ làm thêm của sinh viên tại Việt Nam. Tán thành với quan điểm của Tiến sĩ Minh, NNC đưa ra quan điểm các cơ quan nhà nước cần quản lý hiệu quả để bảo vệ người lao động với đối tượng là sinh viên. Phía cơ quan quản lý, thành đoàn cần có những buổi tập huấn về kiến thức lao động, quyền lợi lao động đối với sinh viên, kỹ năng cần thiết trang bị cho sinh viên khi làm thêm. NNC đề xuất các cơ quan quản lý nên có những quy định cụ thể về việc đi làm thêm của 841
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 sinh viên như sau: yêu cầu độ tuổi đi làm thêm, ít nhất là sinh viên học kỳ thứ hai năm nhất; sinh viên phải có lực học ở mức trung bình trở lên, tránh những sinh viên ở mức cảnh cáo mà đi làm thêm, ảnh hưởng xấu hơn đến kết quả học tập; sức khỏe sinh viên phải ổn định; thời gian làm thêm tối đa 20 giờ mỗi tuần; ngành nghề làm thêm hạn chế những ngành có tính chất nhạy cảm như: phục vụ quán bia, quán bi – a, quán karaoke… Tóm lại, trên đây là những giải pháp mà NNC đã nêu ra quan điểm cá nhân dựa trên những thực trạng, khó khăn, những tác động VLT đến sinh viên hiện nay. Quan điểm có thể đúng và phù hợp với từng đối tượng tuy nhiên điều cốt lõi vẫn ở chính mỗi cá nhân, cơ hội làm thêm trong tầm tay, chỉ là người biết nắm bắt người chưa, nên mỗi sinh viên cần sửa soạn cho mình hành trang “chủ động” trước mọi vấn đề. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Âu Kim Ngân (2012). Nghiên cứu tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, (Số 26), 31 – 40. [2] Furr, S.R. & Elling, T.W. (2000). The influence of workon college student development,” NASPA Journal, 37, 2, 454-470. [3] Hielke. B, Gille. M & Melanie. W, (2004), The Determinants of Part-Time Work in EU Countries: Empirical Investigations with Macro-Panel Data, page 1-32, October 2004. [4] HSBC Holdings plc (2018). The Value of Education, The price of success. Truy xuất từ https://www.hsbc.com [5] Lauren. E. W, (2005). The Effects of College Student Employment on Academic Achievement. The University of central Florida undergraduate research journal. [6] Mussie. T. T, Marzie. A & Kathryn, R, (2014). Does Part-Time Job Affect College Students’ Satisfaction and Academic Performance (GPA)? The Case of a Mid-Sized Public [7] Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Châu Thị Lệ Duyên, Hoàng Minh Trí (2013). Tác động của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, (Số 26), 31 – 40. [8] Nguyễn Văn Nên (2019). Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên khối ngành kinh tế khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Kỉ yếu hội nghị khoa học của cán bộ, giảng viên trẻ và người học sau đại học trường Đại học Kinh tế - Luật 2019. [9] Safruk. M, (2017). Part- time Job and students’ Academic Achievement. Ar-Raniry State Islamic University, Banda Aceh, Indonesia. 842
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2