<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
Tác động của cơ cấu vốn đến lợi nhuận<br />
của các doanh nghiệp trên Sở Giao dịch<br />
Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Lê Hoàng Vinh<br />
Nguyễn Ngọc Sơn<br />
Ngày nhận: 01/07/2017 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 30/11/2017 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 22/03/2018<br />
<br />
Bài viết nghiên cứu tác động của cơ cấu vốn đến lợi nhuận của nhóm<br />
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán<br />
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Mẫu nghiên cứu là 171 doanh<br />
nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2013- 2016, dữ liệu được tiếp cận<br />
từ báo cáo tài chính đã kiểm toán. Phân tích hồi quy cho thấy cơ cấu<br />
vốn có tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, cụ thể là mức<br />
độ sử dụng nợ có tác động ngược chiều đến suất sinh lời trên vốn<br />
chủ sở hữu (ROE) và ngoài ra, ROE còn được giải thích bởi tác động<br />
cùng chiều của quy mô doanh nghiệp.<br />
Từ khóa: Cơ cấu vốn, suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, quy mô<br />
doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
<br />
Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung<br />
nghiên cứu khía cạnh biểu hiện thứ nhất của rủi<br />
ro tài chính thông qua kiểm định tác động của<br />
cơ cấu vốn đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu<br />
của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết<br />
trên HOSE trong giai đoạn 2013- 2016.<br />
<br />
ơ cấu vốn đề cập đến mối quan<br />
hệ kết hợp giữa các nguồn tài<br />
trợ khác nhau trong doanh<br />
nghiệp (Brigham và Houston,<br />
2009), thường là nhấn mạnh đến<br />
sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu<br />
(Brealey và các tác giả, 2008). Sự tồn tại của<br />
nợ trong cơ cấu vốn hình thành nên đòn bẩy tài<br />
chính, khi đó chủ sở hữu phải đối mặt với rủi ro<br />
tài chính với hai khía cạnh biểu hiện: (i) mức<br />
độ phân tán lợi nhuận dành cho chủ sở hữu gia<br />
tăng và (ii) khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính.<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
2. Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực<br />
nghiệm<br />
Suất sinh lời dành cho chủ sở hữu được cấu<br />
thành bởi suất sinh lời trên tài sản và tác động<br />
của nợ, trong đó tác động của nợ đến suất sinh<br />
lời dành cho chủ sở hữu được tiếp cận theo định<br />
<br />
52<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 190- Tháng 3. 2018<br />
<br />
<br />
<br />
đề II của Lý thuyết M&M (1958) trong điều<br />
kiện có thuế, bao gồm hiệu quả sử dụng nợ và<br />
mức độ sử dụng nợ (Ngô Kim Phượng và các<br />
tác giả, 2016). Theo đó, doanh nghiệp gia tăng<br />
mức độ sử dụng nợ làm gia tăng suất sinh lời<br />
dành cho chủ sở hữu nếu hiệu quả sử dụng nợ<br />
được đảm bảo. Tuy nhiên, gia tăng nợ sẽ làm<br />
tăng thêm rủi ro kiệt quệ tài chính nên trong<br />
một số trường hợp các chủ nợ có khuynh hướng<br />
đòi hỏi mức lãi suất cao hơn, dẫn đến hiệu quả<br />
sử dụng nợ bị giảm, khiến cho tác động tích cực<br />
của nợ đến suất sinh lời dành cho chủ sở hữu sẽ<br />
giảm, hoặc doanh nghiệp không còn nhận được<br />
tác động tích cực mà chuyển sang tác động tiêu<br />
cực do không đảm bảo hiệu quả sử dụng nợ và<br />
kết quả là suất sinh lời dành cho chủ sở hữu bị<br />
giảm nhiều hơn.<br />
Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của<br />
cơ cấu vốn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp<br />
được cụ thể với biến độc lập là cơ cấu vốn, thể<br />
hiện qua mức độ sử dụng nợ, có thể đo lường<br />
bởi tỷ số nợ hoặc hệ số nợ trên vốn chủ sở<br />
hữu và biến phụ thuộc là lợi nhuận, đo lường<br />
bởi suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Kết quả<br />
nghiên cứu thực nghiệm cũng cung cấp bằng<br />
chứng khác nhau về tác động của cơ cấu vốn<br />
đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, chẳng hạn<br />
như:<br />
(i) Cơ cấu vốn có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi<br />
nhuận đã được kiểm chứng bởi nghiên cứu<br />
của Lucy W. M. và các cộng sự (2014) đối<br />
với trường hợp 42 doanh nghiệp phi tài chính<br />
niêm yết tại Kenya trong giai đoạn 2006- 2012,<br />
nghiên cứu của Syed Shah Fasih Ur Rehman<br />
(2013) cho trường hợp 35 doanh nghiệp niêm<br />
yết thuộc ngành đường tại Pakistan trong giai<br />
đoạn 2006- 2011, nghiên cứu của Tharmila K.<br />
và Arulvel K. K. (2013) cho trường hợp 30<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng<br />
khoán (TTCK) Colombo trong giai đoạn 20072011, nghiên cứu của Onaolapo A. A. và Kajola<br />
S. O. (2010) đối với 30 doanh nghiệp phi tài<br />
chính niêm yết trên TTCK Nigeria trong giai<br />
đoạn 2001- 2007, hay nghiên cứu của Abbasali<br />
P. và Esfandiar M. (2012) cho trường hợp 80<br />
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK<br />
Tehran trong giai đoạn 2006- 2010.<br />
(ii) Cơ cấu vốn có ảnh hưởng tích cực đến lợi<br />
nhuận được khẳng định trong nghiên cứu của<br />
Nirajini A. và Priya K. B. (2013) cho trường<br />
hợp 11 doanh nghiệp thương mại niêm yết tại<br />
Sri Lanka trong giai đoạn 2006- 2010, hay<br />
nghiên cứu của Abor J. (2005) đối với trường<br />
hợp 22 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại<br />
Ghana từ năm 1989 đến năm 2002.<br />
Như vậy, cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực<br />
nghiệm trước đây cho thấy cơ cấu vốn có thể<br />
tác động tích cực hoặc tiêu cực đến lợi nhuận<br />
tùy từng trường hợp cụ thể, từ đó mô hình<br />
hồi quy dự kiến đối với trường hợp các doanh<br />
nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE tác giả<br />
đề xuất theo nghiên cứu thực nghiệm của Abor<br />
J. (2005) như sau:<br />
ROE = β0 + β1*DA + β2*SIZE + β3*SG<br />
Trong đó:<br />
ROE : Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu<br />
DA <br />
: Tỷ số nợ<br />
SIZE : Quy mô doanh nghiệp<br />
SG <br />
: Khả năng tăng trưởng<br />
3. Giải thích các biến và kỳ vọng dấu<br />
Mô hình hồi quy dự kiến về tác động của cơ cấu<br />
vốn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp phi tài<br />
chính niêm yết trên HOSE bao gồm các biến<br />
như sau:<br />
<br />
Bảng 1. Kỳ vọng dấu tác động của các biến<br />
<br />
Biến độc lập<br />
<br />
Dấu kỳ vọng<br />
<br />
DA<br />
<br />
–<br />
<br />
Lucy W. M. và các cộng sự (2014), Syed Shah Fasih Ur Rehman (2013),<br />
Tharmila K. và Arulvel K. K. (2013), Abbasali P. và Esfandiar M. (2012),<br />
Onaolapo A. A. và Kajola S. O. (2010).<br />
<br />
+<br />
<br />
Nirajini A. và Priya K. B. (2013), Abor J. (2005)<br />
<br />
SIZE<br />
<br />
+<br />
<br />
Abor J. (2005), Abbasali P. và Esfandiar M. (2012)<br />
<br />
SG<br />
<br />
+<br />
<br />
Abor J. (2005)<br />
<br />
Bằng chứng thực nghiệm<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
Số 190- Tháng 3. 2018<br />
<br />
53<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
Bảng 2. Thống kê mô tả các biến<br />
ROE<br />
<br />
DA<br />
<br />
SIZE<br />
<br />
SG<br />
<br />
Giá trị trung bình<br />
<br />
0,1175<br />
<br />
0,4313<br />
<br />
1.248.750<br />
<br />
0,1928<br />
<br />
Giá trị lớn nhất<br />
<br />
0,9412<br />
<br />
0,9481<br />
<br />
43.809.126<br />
<br />
15,5564<br />
<br />
Giá trị nhỏ nhất<br />
<br />
-0,9993<br />
<br />
0,0020<br />
<br />
1.285<br />
<br />
-0,9530<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
<br />
0,1403<br />
<br />
0,2271<br />
<br />
3.113.360<br />
<br />
1,0009<br />
<br />
684<br />
<br />
684<br />
<br />
684<br />
<br />
684<br />
<br />
Số quan sát<br />
<br />
Nguồn: Xử lý từ EViews 8 của nhóm tác giả<br />
<br />
- Biến phụ thuộc là lợi nhuận, được đo lường<br />
bởi suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE),<br />
bằng lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở<br />
hữu bình quân.<br />
- Biến độc lập là cơ cấu vốn, được đo lường bởi<br />
tỷ số nợ (DA), bằng tổng nợ chia cho tổng tài<br />
sản.<br />
- Hai biến kiểm soát là quy mô doanh nghiệp<br />
(SIZE), được đo lường bởi logarit của doanh<br />
thu thuần và khả năng tăng trưởng (SG), thể<br />
hiện qua tăng trưởng doanh thu thuần, được<br />
đo lường bởi tỷ lệ tăng (giảm) doanh thu thuần<br />
năm sau so với năm trước liền kề.<br />
Bảng 1 thống kê kỳ vọng về dấu tác động của<br />
cơ cấu vốn, quy mô doanh nghiệp và khả năng<br />
tăng trưởng đến lợi nhuận trong mô hình hồi<br />
quy.<br />
4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
Mẫu nghiên cứu tác động của cơ cấu vốn đến<br />
lợi nhuận là 171 doanh nghiệp phi tài chính<br />
niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 20132016, dữ liệu lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm<br />
toán hàng năm. Các doanh nghiệp được lựa<br />
chọn căn cứ vào việc thỏa mãn đầy đủ các tiêu<br />
chí như sau:<br />
(i) Không phải là doanh nghiệp thuộc ngành tài<br />
chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).<br />
(ii) Cổ phiếu của doanh nghiệp vẫn còn niêm<br />
yết tính đến thời điểm kết thúc năm 2016.<br />
(iii) Năm tài chính được tính từ ngày 01/01 cho<br />
đến ngày 31/12.<br />
(iv) Có đầy đủ báo cáo tài chính từ năm 2013<br />
đến năm 2016.<br />
(v) Tất cả báo cáo tài chính được kiểm toán và<br />
báo cáo kiểm toán cho ý kiến chấp nhận tính<br />
<br />
54 Số 190- Tháng 3. 2018<br />
<br />
hợp lý và trung thực theo nguyên tắc trọng yếu.<br />
Với mẫu nghiên cứu đề cập trên, bài viết sử<br />
dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến<br />
với dữ liệu bảng theo mô hình các yếu tố tác<br />
động cố định (FEM) và mô hình các yếu tố tác<br />
động ngẫu nhiên (REM). Kiểm định Hausman<br />
được sử dụng để lựa chọn mô hình phù hợp và<br />
đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa biến phụ<br />
thuộc và các biến độc lập, giả thuyết lựa chọn<br />
mô hình như sau:<br />
H0: chấp nhận mô hình các yếu tố tác động<br />
ngẫu nhiên.<br />
H1: chấp nhận mô hình các yếu tố tác động cố<br />
định.<br />
5. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
5.1. Thống kê mô tả<br />
Bảng 2 mô tả các biến trong mô hình nghiên<br />
cứu theo giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá<br />
trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn, theo đó, biến<br />
phụ thuộc ROE nằm trong khoảng từ -99,93%<br />
đến 99,12%, trung bình là 11,75% với độ lệch<br />
chuẩn là 14,03%, cho thấy mẫu nghiên cứu bao<br />
gồm cả doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và có<br />
lãi sau thuế. Biến độc lập DA có giá trị trung<br />
bình là 43,13%, cho thấy các doanh nghiệp<br />
trong mẫu nghiên cứu có cơ cấu vốn nghiêng về<br />
vốn chủ sở hữu, ít tài trợ bằng nợ, thậm chí có<br />
doanh nghiệp duy trì tỷ số nợ khoảng gần 2%,<br />
tuy nhiên mẫu nghiên cứu vẫn tồn tại doanh<br />
nghiệp với tỷ số nợ rất cao, cao nhất là 94,81%.<br />
Biến kiểm soát SIZE được đo lường thông<br />
qua doanh thu thuần; theo bảng 2, doanh thu<br />
thuần của các doanh nghiệp dao động từ 1.285<br />
triệu đồng đến 43.809.126 triệu đồng cho thấy<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả hồi quy<br />
<br />
Biến phụ thuộc: ROE<br />
Dữ liệu thời gian: 4<br />
<br />
Dữ liệu chéo: 171<br />
<br />
Tổng số quan sát dữ liệu bảng cân bằng: 684<br />
FEM<br />
<br />
REM<br />
<br />
Hệ số β<br />
<br />
Thống kê t<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
Hệ số β<br />
<br />
Thống kê t<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
DA<br />
<br />
-0,1199<br />
<br />
-2.5427<br />
<br />
0,0113<br />
<br />
-0,1692<br />
<br />
-5,7703<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
SIZE<br />
<br />
0,0198<br />
<br />
2.1061<br />
<br />
0,0357<br />
<br />
0,0296<br />
<br />
6,0135<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
SG<br />
<br />
0,0039<br />
<br />
0.8543<br />
<br />
0,3933<br />
<br />
0,0022<br />
<br />
0,5233<br />
<br />
0,6010<br />
<br />
C<br />
<br />
-0,0907<br />
<br />
-0.7313<br />
<br />
0,4649<br />
<br />
-0,1976<br />
<br />
-3,1431<br />
<br />
0,0017<br />
<br />
R2<br />
<br />
0,6309<br />
<br />
0,0773<br />
<br />
Prob(F-statistic)<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
0,0000<br />
Nguồn: Xử lý từ EViews 8 của nhóm tác giả<br />
<br />
Bảng 4. Kiểm định Hausman<br />
<br />
Correlated Random Effects- Kiểm định Hausman<br />
Test cross-section random effects<br />
Test Summary<br />
<br />
Chi-Sq. Statistic<br />
<br />
Chi-Sq. d.f.<br />
<br />
Prob.<br />
<br />
3,583939<br />
<br />
3<br />
<br />
0,3100<br />
<br />
Cross-section random<br />
<br />
Nguồn: Xử lý từ EViews 8 của nhóm tác giả<br />
<br />
mẫu nghiên cứu có sự đa dạng doanh nghiệp<br />
theo quy mô. Khả năng tăng trưởng của doanh<br />
nghiệp cũng đóng vai trò là biến kiểm soát,<br />
được đo lường thông qua tỷ lệ tăng/giảm doanh<br />
thu thuần; theo bảng 2, tỷ lệ tăng/giảm doanh<br />
thu thuần có độ lệch chuẩn là 100,09%, cho<br />
thấy khả năng tăng trưởng giữa các doanh<br />
nghiệp không đồng đều.<br />
5.2. Phân tích hồi quy<br />
Bảng 3 là kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE<br />
với biến độc lập DA và hai biến kiểm soát<br />
SIZE, SG theo FEM và REM, theo đó, các biến<br />
độc lập DA và biến kiểm soát SIZE đều có giá<br />
trị p nhỏ hơn 5%, cho thấy các biến này có ý<br />
nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc ROE, còn<br />
biến kiểm soát SG không có ý nghĩ thống kê.<br />
Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy theo FEM<br />
và REM lần lượt là 63,09% và 7,73%.<br />
Kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn<br />
mô hình phù hợp, kết quả trình bày tại Bảng<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
4, theo đó, giá trị p lớn hơn 5% nên bác bỏ giả<br />
thuyết H1 và chấp nhận giả thuyết H0 nhằm<br />
giải thích tác động của cơ cấu vốn đến lợi<br />
nhuận của các doanh nghiệp phi tài chính niêm<br />
yết trên HOSE.<br />
Để xác định phương trình hồi quy, biến kiểm<br />
soát SG không có ý nghĩa thống kê trong kết<br />
quả nêu trên nên loại bỏ biến này ra khỏi mô<br />
hình; kết quả hồi quy và kiểm định Hausman<br />
sau khi loại bỏ biến kiểm soát SG được trình<br />
bày tại Bảng 5 và Bảng 6.<br />
Theo Bảng 5, biến độc lập DA và biến kiểm<br />
soát SIZE vẫn có ý nghĩa thống kê trong mô<br />
hình, trong đó biến độc lập DA có quan hệ<br />
ngược chiều với biến phụ thuộc ROE, phù hợp<br />
với kết quả nghiên cứu của Lucy W. M. và các<br />
cộng sự (2014), Syed Shah Fasih Ur Rehman<br />
(2013), Tharmila K. và Arulvel K. K. (2013),<br />
Abbasali P. và Esfandiar M. (2012), Onaolapo<br />
A. A. và Kajola S. O. (2010), và biến kiểm<br />
soát SIZE có quan hệ cùng chiều với biến phụ<br />
thuộc ROE, phù hợp với kết quả nghiên cứu của<br />
<br />
Số 190- Tháng 3. 2018<br />
<br />
55<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
Bảng 5. Kết quả hồi quy sau khi loại bỏ bớt biến kiểm soát<br />
<br />
Biến phụ thuộc: ROE<br />
Dữ liệu thời gian: 4<br />
<br />
Dữ liệu chéo: 171<br />
<br />
Tổng số quan sát dữ liệu bảng cân bằng: 684<br />
FEM<br />
<br />
REM<br />
<br />
Hệ số β<br />
<br />
Thống kê t<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
Hệ số β<br />
<br />
Thống kê t<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
DA<br />
<br />
-0,1195<br />
<br />
-2,5339<br />
<br />
0,0116<br />
<br />
-0,1693<br />
<br />
-5,7854<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
SIZE<br />
<br />
0,0223<br />
<br />
2,5056<br />
<br />
0,0125<br />
<br />
0,0299<br />
<br />
6,1568<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
C<br />
<br />
-0,1234<br />
<br />
-1,0464<br />
<br />
0,2959<br />
<br />
-0,2019<br />
<br />
-3,2442<br />
<br />
0,0012<br />
<br />
R<br />
<br />
2<br />
<br />
Prob(F-statistic)<br />
<br />
0,6304<br />
<br />
0,0771<br />
<br />
0,0000<br />
<br />
0,0000<br />
Nguồn: Xử lý từ EViews 8 của nhóm tác giả<br />
<br />
Bảng 6. Kiểm định Hausman sau khi loại bỏ bớt biến kiểm soát<br />
<br />
Correlated Random Effects- Kiểm định Hausman<br />
Test cross-section random effects<br />
Test Summary<br />
<br />
Chi-Sq. Statistic<br />
<br />
Chi-Sq. d.f.<br />
<br />
Prob.<br />
<br />
3,120910<br />
<br />
2<br />
<br />
0,2100<br />
<br />
Cross-section random<br />
<br />
Nguồn: Xử lý từ EViews 8 của nhóm tác giả<br />
<br />
Abor J. (2005), Abbasali P. và Esfandiar M.<br />
(2012); và theo Bảng 6, kết quả hồi quy theo<br />
REM được chấp nhận theo kiểm định Hausman.<br />
Phương trình hồi quy về tác động của cơ cấu<br />
vốn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp phi tài<br />
chính niêm yết trên HOSE như sau:<br />
ROE = -0,1693 x DA + 0,0299 x SIZE – 0.2019<br />
Hệ số hồi quy của biến độc lập DA là -0,1693,<br />
cho thấy cơ cấu vốn thể hiện qua tỷ số nợ tác<br />
động ngược chiều đến lợi nhuận của doanh<br />
nghiệp, điều này có thể được lý giải bởi việc<br />
sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả, tỷ<br />
số nợ tăng/giảm 1% thì lợi nhuận thể hiện qua<br />
ROE giảm/tăng 0,1693%. Căn cứ báo cáo tài<br />
chính năm 2016 được công bố bởi 570 doanh<br />
nghiệp niêm yết (không tính ngân hàng, chứng<br />
khoán và bảo hiểm), Vietstock đã thống kê<br />
và theo đó có 529 doanh nghiệp báo lãi và 41<br />
doanh nghiệp báo lỗ; mặc dù chỉ có số lượng<br />
doanh nghiệp báo lỗ ít, chỉ khoảng 7% số doanh<br />
nghiệp đã công bố thông tin nhưng nhóm các<br />
doanh nghiệp này lại có mức lỗ tăng gần 3 lần<br />
so với mức lỗ của năm trước (H. Sương, 2017);<br />
<br />
56 Số 190- Tháng 3. 2018<br />
<br />
nhiều nguyên nhân dẫn đến thua lỗ của các<br />
doanh nghiệp, trong đó nhiều trường hợp có<br />
nguyên nhân từ việc sử dụng nợ vay, thậm chí<br />
chìm sâu trong nợ nần với chi phí lãi vay hàng<br />
năm cao điển hình như Công ty cổ phần Hoàng<br />
Anh Gia Lai hay nhiều công ty niêm yết thuộc<br />
ngành vận tải biển,... thậm chí nhiều công ty<br />
phải chấp nhận đặt ra kế hoạch lỗ ròng trong<br />
năm 2017 như Công ty cổ phần Tập đoàn Đại<br />
Dương, Công ty Cổ phần Thuận Thảo, Công ty<br />
Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp, Công ty cổ<br />
phần Bọc ống Dầu khí Việt Nam,... (Vietstock,<br />
2017).<br />
Hệ số hồi quy của biến kiểm soát SIZE là<br />
0,0299, cho thấy quy mô doanh nghiệp tác động<br />
cùng chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp,<br />
có thể lý giải rằng các doanh nghiệp nhận thấy<br />
việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế để giảm<br />
chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh, giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông<br />
tin, giảm chi phí đại diện và dẫn đến cơ hội<br />
tăng lợi nhuận; không những thế, quy mô doanh<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />