JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 42-50<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0006<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT NHÓM CẤU TỬ TẠO HƯƠNG VÀ XÁC ĐỊNH<br />
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CHÚNG TRONG TINH DẦU VỎ QUẢ QUÝT LẠNG SƠN<br />
<br />
Nguyễn Văn Lợi<br />
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Minh Khai, Hà Nội<br />
Tóm tắt. Sử dụng phương pháp sắc kí cột, hệ dung môi rửa giải n-hexan/dietyl ete với tỉ lệ<br />
=1/1 từ 4 mL tinh dầu vỏ quýt Lạng Sơn đã tách chiết được 0,25 mL dịch sánh đặc màu vàng<br />
đậm, có mùi thơm đặc trưng (phân đoạn 2). Bằng phương pháp GC-MS đã xác định được<br />
10 cấu tử chính từ phân đoạn này như: octanal, citronellal, decanal, neral, linalyl acetate,<br />
dodecanal, geranial, α-sinensal, β-sinensal và geranyl acetate. Kết hợp với phương pháp<br />
đánh giá cảm quan A không A đã khẳng định rằng đây chính là nhóm cấu tử tạo hương<br />
trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn. Bên cạnh đó cũng đã xác định được một số hoạt tính<br />
sinh học của nhóm cấu tử tạo hương trong phân đoạn 2, khả năng quét gốc tự do DPPH<br />
(38,17 ± 0,22%) và khả năng kháng 4 chủng vi sinh vật kiểm định: Staphylococcus aureus,<br />
Bacillus cereus, Escherichia coli và Salmonella typhi.<br />
Từ khóa: Nhóm cấu tử tạo hương, hoạt tính sinh học, tách chiết, tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Cây quýt có tên khoa học là Citrus reticulata Blanco var. tangerine. Ở Việt Nam quýt được<br />
trồng ở nhiều nơi, có nhiều giống tốt cho năng suất cao và chất lượng tốt. Cây quýt thích nghi với<br />
điều kiện nhiệt đới, nó ít bị sâu bệnh hơn cam. Cây quýt trước đây chỉ được trồng ở huyện Bắc<br />
Sơn, tỉnh Lạng Sơn, hiện nay được trồng ở tất cả các huyện của tỉnh Lạng Sơn. Loại quýt này<br />
thường cho năng suất cao, quả chín có màu vàng, múi chứa nhiều nước và có vị ngọt. Vỏ quýt<br />
thường mỏng, có chứa túi tinh dầu, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu vỏ quả quýt có chứa nhiều<br />
cấu tử thuộc nhóm tecpen và dẫn xuất chứa oxi của tecpen, có vai trò quan trọng trong công<br />
nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm [1]. Tuy nhiên chỉ có một vài cấu tử chính có giá trị và tạo mùi<br />
thơm đặc trưng cho tinh dầu vỏ quả quýt. Ở Việt Nam hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu và<br />
xác định các cấu tử tạo mùi thơm đặc trưng trong tinh dầu vỏ quả quýt. Trong khi đó nhu cầu về<br />
thông tin, dữ liệu các cấu tử tạo mùi đặc trưng trong tinh dầu vỏ quả quýt sử dụng cho mục đích<br />
hương liệu thực phẩm và mỹ phẩm là rất cần thiết. Nghiên cứu này đã đưa ra quy trình tách chiết<br />
và xác định hoạt tính sinh học của nhóm các cấu tử tạo mùi thơm đặc trưng trong tinh dầu vỏ quả<br />
quýt Lạng Sơn, làm phong phú thêm nguồn tư liệu về quả quýt ở nước ta.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 18/11/2016. Ngày nhận đăng: 8/3/2017.<br />
Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Lợi, địa chỉ e-mail: loichebien@yahoo.com<br />
<br />
42<br />
<br />
Nghiên cứu tách chiết nhóm cấu tử tạo hương và xác định hoạt tính sinh học của chúng trong tinh dầu…<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Thực nghiệm<br />
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn được khai thác bằng phương pháp trích lí bằng etanol 95%<br />
và được làm khan bằng Na2SO4 khan. Dung môi sử dụng để tách chiết cấu tử tạo hương là n-hexan<br />
và dietyl ete. Mẫu tinh dầu chuẩn được ép cơ học trong môi trường lạnh, ly tâm 2500 vòng/phút<br />
trong 5 phút, làm khan phần tinh dầu bằng Na2SO4 khan [4].<br />
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp tách chiết nhóm cấu tử tạo hương<br />
Tách chiết nhóm cấu tử tạo hương bằng phương pháp sắc ký cột được tiến hành với chất hấp<br />
phụ là silicagel Merck 60, cỡ hạt 100 - 160 mesh, được hoạt hóa ở nhiệt độ 105 oC, thời gian 24<br />
giờ, dung môi rửa giải là n-hexan và dietyl ete [2].<br />
- Phương pháp xác định nhóm cấu tử tạo hương<br />
Các cấu tử tạo hương trong tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn được xác định theo phương pháp<br />
GS-MS, bằng máy sắc ký khí GC6890-MS5898, cột mao quản HT-5MS, với chương trình thực<br />
hiện như sau: nhiệt độ cột 80 - 150 oC, tốc độ tăng nhiệt 3 oC/phút, giữ ở 5 phút và 150 - 220 oC<br />
tốc độ tăng nhiệt 8oC/phút, giữ ở 5 phút. Điều kiện MS: ion hóa mẫu ở thế ion hóa 70 eV, nhiệt độ<br />
duy trì 250 oC, khí mang là heli, tốc độ dòng 0,5 mL/phút, tốc độ chia dòng 1:50 [2, 3].<br />
- Phương pháp đánh giá cảm quan nhóm cấu tử tạo hương<br />
Sử dụng phép thử A không A, hội đồng đánh giá cảm quan được lựa chọn là 12 người, mỗi<br />
người được làm quen với mẫu A là mẫu tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn được tách chiết bằng<br />
phương pháp ép lạnh gọi là mẫu chuẩn. Mẫu không A là mẫu phân đoạn 1, phân đoạn 2 và phân<br />
đoạn 3. Mỗi thành viên hội đồng nhận được các cặp mẫu đã được mã hóa, trong mỗi cặp đó có 1<br />
mẫu A và 1 mẫu không A [4].<br />
- Phương pháp xác định khả năng quét gốc tự do DPPH<br />
Dựa trên nguyên tắc 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) có khả năng tạo ra gốc tự do bền<br />
trong dung dịch etanol bão hòa. Mẫu thí nghiệm gồm có 0,1 mL dịch chứa các cấu tử tạo hương, 2<br />
mL etyl axetat, 1,9 mL metanol và 1 mL DPPH. Hỗn hợp sau khi phối trộn lắc nhẹ và để yên<br />
trong bóng tối ở nhiệt độ phòng 30 phút, đo độ hấp thụ ở bước sóng 517 nm [5, 6]. Khả năng quét<br />
gốc tự do của mẫu được tính bằng công thức % DPPH = [(Ao - (A-Ab ))/Ao ] × 100 %, trong đó<br />
Ao : mẫu kiểm chứng, A: mẫu thí nghiệm, Ab: mẫu trắng.<br />
- Xác định khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán thạch<br />
Môi trường canh thang thường, kí hiệu MPA, gồm (g/L): Cao thịt (3,0), cao nấm men (5,0),<br />
pepton (10,0), muối ăn, (5,0), pha trong 1000 mL nước, pH = 6,5- 6,8. Sau khi thanh trùng, môi<br />
trường MPA được làm nguội 45 - 48oC, bổ sung vi sinh vật kiểm định với tỉ lệ 150l dịch chủng<br />
trong 30 mL môi trường MPA xốp, lắc đều và đổ vào đĩa pertri với chiều dày thạch là 5mm. Dùng<br />
khoan nút đục lỗ trên đĩa ( = 5mm). Dùng micropipet nhỏ vào mỗi lỗ 80l mẫu (nồng độ<br />
50 mg/mL), sau đó đặt các đĩa đã nhỏ mẫu vào tủ lạnh ở 4 oC, để trong vòng 3 giờ chờ khuếch tán<br />
dịch. Tiếp theo chuyển đĩa vào tủ ấm 32 oC, đọc kết quả sau thời gian 24 giờ. Khả năng kháng<br />
khuẩn được xác định bằng công thức: D - d = BK trong đó D: đường kính vòng kháng khuẩn<br />
(cm), d: đường kính lỗ khoan thạch (cm), BK: bán kính vòng vô khuẩn (cm) [7-9].<br />
<br />
2.2. Kết quả và thảo luận<br />
2.2.1. Tách nhóm cấu tử tạo hương<br />
Cân 40 g silicagel để nhồi cột, hút 4 mL tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn đưa lên cột. Phân<br />
đoạn 1 được rửa giải với 340 mL dung môi n-hexan thì lớp trong suốt được tách ra. Phân đoạn 2<br />
43<br />
<br />
Nguyễn Văn Lợi<br />
<br />
rửa giải với 320 mL dung môi n-hexan và dietyl ete tỷ lệ là n-hexane: dietyl ete = 1:1 thì lớp<br />
màu vàng đậm được tách ra khỏi cột. Phân đoạn 3 rửa giải với 350 mL dung môi dietyl ete thì<br />
lớp màu vàng nhạt được tách ra khỏi cột. Phân đoạn 1, cô quay 52 phút thì thu được 1,96 mL<br />
dịch trong suốt, không có mùi thơm. Phân đoạn 2, cô quay 15 phút thì thu được 0,25 mL dịch<br />
sánh đặc màu vàng đậm, có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu vỏ quả quýt. Phân đoạn 3, cô quay<br />
14 phút thì thu được 0,35 mL dịch màu vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ. Quy trình tách chiết nhóm<br />
các cấu tử tạo hương được mô tả trên Hình 1.<br />
Tinh dầu vỏ quả quýt<br />
Lạng Sơn (4 mL)<br />
<br />
Phân đoạn 1:<br />
1,96 mL<br />
<br />
Phân đoạn 2:<br />
0,25 mL<br />
<br />
Rửa giải bằng dung môi nhexan (340 mL)<br />
<br />
Rửa giải bằng hệ dung<br />
môi n-hexan/dietyl ete<br />
= 1/1 (320 mL)<br />
Rửa giải bằng dung môi<br />
dietyl ete (350 mL)<br />
<br />
Phân đoạn 3:<br />
0,35 mL<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ quy trình tách chiết nhóm các cấu tử tạo hương<br />
- Phân đoạn 1:<br />
+ Xác định các cấu tử trong phân đoạn 1:<br />
Bằng phương pháp GC-MS đã xác định được 16 cấu tử trong phân đoạn tinh dầu vỏ quả<br />
quýt Lạng Sơn tách chiết với dung môi n-hexan (phân đoạn 1), kết quả được trình bày ở Bảng 1.<br />
Bảng 1 cho thấy các cấu tử trong phân đoạn tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn tách chiết bằng<br />
dung môi n-hexan, không có màu và trong suốt, thành chủ yếu là hidrocacbon. Trong các cấu tử<br />
này nhóm monotecpen có 11 cấu tử chiếm 74,42% (đặc biệt là một số cấu tử chiếm tỷ lệ cao<br />
như limonene: 15,06%, p-cymene: 12,14%, β-pinene: 10,54%, δ-3-carene: 7,89%...) và nhóm<br />
sesquitecpen có 4 cấu tử chiếm 24,76%, trong đó có một số cấu tử chiếm tỷ lệ cao như αfarnesene: 7,87%, valencene: 4,96%.<br />
<br />
Hình 2. Sắc kí đồ các cấu tử trong phân đoạn 1<br />
44<br />
<br />
Nghiên cứu tách chiết nhóm cấu tử tạo hương và xác định hoạt tính sinh học của chúng trong tinh dầu…<br />
<br />
Bảng 1. Các cấu tử trong phân đoạn 1<br />
Stt<br />
<br />
Tên các cấu tử<br />
<br />
Thời gian lưu (phút)<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
1<br />
<br />
nonane<br />
<br />
2,269<br />
<br />
6,06<br />
<br />
2<br />
<br />
α-pinene<br />
<br />
6,846<br />
<br />
2,92<br />
<br />
3<br />
<br />
camphene<br />
<br />
7,118<br />
<br />
3,73<br />
<br />
4<br />
<br />
β-pinene<br />
<br />
7,653<br />
<br />
10,54<br />
<br />
5<br />
<br />
sabinene<br />
<br />
7,841<br />
<br />
2,83<br />
<br />
6<br />
<br />
δ-3-carene<br />
<br />
8,056<br />
<br />
7,89<br />
<br />
7<br />
<br />
myrcene<br />
<br />
9,923<br />
<br />
2,96<br />
<br />
8<br />
<br />
α-phellandrene<br />
<br />
12,127<br />
<br />
3,82<br />
<br />
9<br />
<br />
α-terpinene<br />
<br />
13,943<br />
<br />
6,47<br />
<br />
10<br />
<br />
p-cymene<br />
<br />
14,905<br />
<br />
12,14<br />
<br />
11<br />
<br />
limonene<br />
<br />
15,237<br />
<br />
15,06<br />
<br />
12<br />
<br />
α-cubebene<br />
<br />
15,617<br />
<br />
3,05<br />
<br />
13<br />
<br />
δ-elemene<br />
<br />
15,765<br />
<br />
4,02<br />
<br />
14<br />
<br />
β-bisabolene<br />
<br />
15,893<br />
<br />
4,86<br />
<br />
15<br />
<br />
valencene<br />
<br />
17,627<br />
<br />
4,96<br />
<br />
16<br />
<br />
α-farnesene<br />
<br />
18,338<br />
<br />
7,87<br />
<br />
Ghi chú. Tỉ lệ (%) tính theo diện tích pic sắc kí<br />
+ Xác định mùi của phân đoạn 1:<br />
Để xác định mùi của phân đoạn 1, xét các cặp mẫu theo phương pháp A không A, kết quả<br />
được thể hiện ở Bảng 2.<br />
Bảng 2. Tổng hợp kết quả trả lời của nhóm người thử trên mẫu phân đoạn 1<br />
Người thử lựa chọn<br />
Mẫu giới<br />
thiệu<br />
<br />
A<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Không A<br />
<br />
Giá trị<br />
quan sát<br />
<br />
Giá trị<br />
lí thuyết<br />
<br />
Giá trị<br />
quan sát<br />
<br />
Giá trị<br />
lí thuyết<br />
<br />
A<br />
<br />
3<br />
<br />
5,5<br />
<br />
9<br />
<br />
6,5<br />
<br />
12<br />
<br />
Không A<br />
<br />
8<br />
<br />
5,5<br />
<br />
4<br />
<br />
6,5<br />
<br />
12<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
11<br />
<br />
11<br />
<br />
13<br />
<br />
13<br />
<br />
24<br />
<br />
Giá trị:<br />
<br />
Giá trị X2 tính toán được này lớn hơn giá trị X2tb = 3,84 ở mức ý nghĩa α là 5%. Điều đó kết<br />
luận rằng người thử đã phân biệt được hai mẫu A và không A. Có nghĩa là phân đoạn 1<br />
(tách chiết bằng dung môi n-hexan) không có mùi giống mùi của tinh dầu vỏ quả quýt<br />
45<br />
<br />
Nguyễn Văn Lợi<br />
<br />
Lạng Sơn tách chiết bằng phương pháp ép lạnh. Như vậy phân đoạn 1 không có mùi thơm của<br />
tinh dầu.<br />
- Phân đoạn 2:<br />
+ Xác định các cấu tử trong phân đoạn 2:<br />
Sử dụng phương pháp GC-MS, xác định được 10 cấu tử trong phân đoạn này, kết quả được<br />
thể hiện ở Bảng 3.<br />
Bảng 3. Các cấu tử trong phân đoạn 2<br />
Stt<br />
Tên các cấu tử<br />
Thời gian lưu (phút)<br />
Tỉ lệ (%)<br />
1<br />
octanal<br />
2,785<br />
3,79<br />
2<br />
citronellal<br />
5,610<br />
20,62<br />
3<br />
decanal<br />
7,341<br />
14,53<br />
4<br />
neral<br />
9,266<br />
11,75<br />
5<br />
linalyl acetate<br />
10,357<br />
7,06<br />
6<br />
dodecanal<br />
11,628<br />
7,12<br />
7<br />
geranial<br />
12,754<br />
9,18<br />
8<br />
α-sinensal<br />
15,342<br />
11,69<br />
9<br />
β-sinensal<br />
16,129<br />
9,04<br />
10 geranyl acetate<br />
16,573<br />
4,16<br />
<br />
Hình 3. Sắc kí đồ các cấu tử trong phân đoạn 2<br />
Phân đoạn tinh dầu vỏ quả quýt Lạng Sơn tách chiết với hệ dung môi n-hexan và dietyl ete<br />
có màu vàng đậm, mùi thơm đặc trưng, trong đó có 8 cấu tử thuộc nhóm andehit chiếm 87,72%,<br />
đặc biệt là có một số cấu tử chiếm tỷ lệ cao như citronellal: 20,62%, decanal: 14,53%, neral:<br />
11,47% và α-sinensal: 11,69%. Nhóm este có 2 cấu tử chiếm 11,22% (linalyl acetate: 7,06% và<br />
geranyl acetate: 4,16%). Theo tác giả Lê Thanh Vân và cộng sự [11] cho rằng cấu trúc tổ hợp<br />
hương gồm 2 thành phần chính là thành phần tạo hương (chất mùi chủ thể, chất khuếch tán và<br />
chất hỗ trợ) và thành phần cố định hương. Thành phần cố định hương, thường là những thành<br />
phần có khối lượng phân tử lớn, nhiệt độ sôi cao, khó bay hơi trong không khí, ở dạng sệt, có độ<br />
nhớt cao hoặc kết tinh rắn, chẳng hạn như β-cyclodextrin, maltodextrin. Tác giả Choi H.S và cộng<br />
sự [12], khi nghiên cứu các cấu tử trong tinh dầu của quả thuộc họ citrus cho rằng, các cấu tử có<br />
nhóm chức andehit đóng vai trò là chất tạo mùi chủ thể và các cấu tử có nhóm chức este đóng vai<br />
trò là chất khuếch tán.<br />
+ Xác định mùi của phân đoạn 2:<br />
Để khẳng định phân đoạn 2 có phải là phân đoạn tạo mùi thơm đặc trưng cho tinh dầu vỏ<br />
quả quýt Lạng Sơn hay không, sử dụng phép thử A-không A, nhằm xác định mùi của phân đoạn<br />
tinh dầu vỏ quýt Lạng Sơn tách chiết bằng dung môi n-hexan và dietyl ete với mùi của tinh dầu<br />
vỏ quả quýt Lạng Sơn được tách chiết bằng phương pháp ép lạnh. Kết quả thu được, trình bày ở<br />
Bảng 4.<br />
46<br />
<br />