TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC<br />
CỦA HỢP CHẤT TANIN TỪ LÁ CHÈ XANH VÀ KHẢO SÁT<br />
TÍNH CHẤT ỨC CHẾ ĂN MÒN KIM LOẠI CỦA NÓ<br />
AN INVESTIGATION INTO THE EXTRACTION AND DETERMINATION OF<br />
CHEMICAL CONSTITUENTS OF TANNINS FROM GREEN TEA AND<br />
THE METAL CORROSION INHIBITION OF TANNINS<br />
<br />
<br />
Lê Tự Hải 1, Phạm Thị Thùy Trang 2, Dương Ngọc Cầm 1, Trần Văn Thắm 2<br />
1<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br />
2<br />
Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà - Phú Yên<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình chiết tách tanin trong lá chè xanh ãđ được<br />
nghiên cứu. Các nhóm chức trong tanin được xác định bằng phương pháp quang phổ hồng<br />
ngoại. Thành phần hóa học và cấu tạo của một số cấu tử chính trong tanin được phân tích bằng<br />
phương pháp sắc ký lỏng cao áp kết nối khối phổ. Tính chất ức chế ăn mòn kim loại thép CT3<br />
của tanin được nghiên cứu trong dung dịch NaCl 3,5% bằng phương pháp phân cực điện hoá<br />
trên thiết bị PGS-HH3. Kết quả nghiên cứu đã tìm được điều kiện tối ưu chiết tách tanin trong lá<br />
chè xanh với hàm lượng 12,68% và hiệu quả ức chế ăn mòn thép CT3 của tanin là 57,44%.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This study is concerned with the influence of some factors on the extraction process of<br />
tannins from green tea leaves. The function groups of tannins are determined by the use of<br />
infrared spectroscopy (IS). The chemical components and structure of the main compounds of<br />
tannins are then determined by high performance liquid chromatography mass spectrometry<br />
(HPLC-MS). The corrosion inhibition behaviour on the CT3 steel in 3.5% NaCl solution is<br />
studied by means of an electrochemical method that uses Potentiondyamic programme on the<br />
PGS-HH3 equipment. As a result, we have observed the optimal conditions in extracting tannins<br />
from green tea with the tannin content of 12.68% and the CT3 steel corrosion inhibition rate<br />
produced by tannins amounts to 57.44%.<br />
<br />
<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Tanin là hợp chất hữu cơ polypphenol có trong thực vật ở các bộ phận như lá,<br />
hạt, vỏ… Từ lâu, người ta đã sử dụng tanin trong các ngành thuộc da, công nghiệp<br />
nhuộm và cả trong y dược học [1]. Ngoài ra, hiện nay một số công trình khoa học công<br />
bố việc sử dụng tanin được chiết tách từ một số loài thực vật để làm chất ức chế xanh,<br />
thân thiện môi trường trong chống ăn mòn kim loại nh ằm thay thế các chất ức chế<br />
truyền thống gây ô nhiễm môi trường như cromat, photphat [2, 3, 4].<br />
Ở nước ta việc nghiên cứu chiết tách tanin chưa nhiều và chưa đầy đủ. Một số<br />
công trình chủ yếu tập trung vào nghiên cứu chiết tách tanin cho công nghiệp nhuộm, y,<br />
<br />
71<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
<br />
dược học [5]. Vì vậy, việc nghiên cứu chiết tách tanin từ lá chè và ứng dụng tanin làm<br />
chất ức chế xanh, thân thiện môi trường trong chống ăn mòn kim loại sẽ có ý nghĩa lớn<br />
về mặt khoa học và thực tiễn.<br />
<br />
2. Phương pháp thực nghiệm<br />
2.1. Nguyên liệu<br />
Lá chè xanh được rửa sạch (tránh dập nát thân lá), thái nhỏ bằng d ao kim loại<br />
không gỉ, sấy ở 80oC đến khô.<br />
2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố đến quá trình chiết tanin<br />
Tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tanin gồm có:<br />
kích thước nguyên liệu, tỉ lệ dung môi nước : etanol, nhiệt độ, thời gian, tỉ lệ giữa dung<br />
môi và nguyên liệu.<br />
Định lượng tanin thu được trong dịch chiết bằng phương pháp Lowenthal: oxi<br />
hoá khử bằng chất oxi hoá là KMnO 4 với chất chỉ thị inđigocacmin [5].<br />
2.3. Xác định thành phần hóa học và cấu trúc của các hợp chất trong tanin<br />
Thành phần hóa học và cấu trúc của các hợp chất có trong tanin chè được xác định<br />
bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại (IR), sắc ký lỏng cao áp kết nối khối phổ<br />
(HPLC-MS) tại Phòng phân tích cấu trúc – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br />
2.4. Nghiên cứu tính chất ức chế ăn mòn kim loại của tanin<br />
Tính chất ức chế ăn mòn kim loại của tanin được nghiên cứu bằng phương pháp<br />
đo đường cong phân cực potentiodynamic trên thiết bị PGS - HH3. Điện cực làm việc là<br />
thép CT3 có diện tích bề mặt 1 cm 2, phần còn lại được bọc nhiều lớp nhựa epoxy chồng<br />
lên nhau để cách ly môi trường. Điện cực so sánh là Ag,AgCl / Cl - và điện cực đối là<br />
Platin (Pt). Dung dịch ăn mòn là NaCl 3,5%.<br />
<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Điều kiện tối ưu chiết tách tanin từ lá chè xanh<br />
Ảnh hưởng của một số yếu tố như kích thước nguyên liệu, tỉ lệ nước – etanol, tỉ<br />
lệ nguyên liệu – dung môi, thời gian, nhiệt độ đến hiệu suất quá trình chiết tách tanin từ<br />
lá chè xanh đã được nghiên cứu và đạt hiệu suất tối ưu 12,68% trong điều kiện sau: kích<br />
thước nguyên liệu từ 1 – 5 mm, tỉ lệ nước : etanol = 50 : 50, tỉ lệ nguyên liệu : dung môi<br />
= 2g : 50ml, thời gian 90 phút và nhiệt độ sôi (90oC).<br />
3.2. Tách tanin rắn và phân tích thành phần, cấu trúc của tanin<br />
Tiến hành tách tanin rắn từ dung môi nước và dung môi nước - etanol, kết<br />
quả chụp phổ hồng ngoại (IR) cho thấy các pic dao động đặc trưng của tanin ở 2 mẫu<br />
tương đương nhau như nhóm –OH(3380cm-1), C=O(1690), C=C thơm (1610, 1515,<br />
1448cm-1), =C-O-C- (1230), -C-O-C (1095-1144).<br />
<br />
72<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Phổ hồng IR của tanin tách từ dung môi nước và dung môi nước - etanol<br />
<br />
Điều này cho thấy, tanin tách từ lá chè xanh có các nhóm chức –OH polyphenol<br />
và phù hợp với các công thức của tanin đã được công bố.<br />
Hàm lượng và công thức cấu tạo của một số cấu tử trong dịch chiết tanin được<br />
phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp kết nối khối phổ (HPLC -MS) và trình<br />
bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Hàm lượng và cấu tạo của một số cấu tử chính trong dịch chiết tanin chè xanh<br />
- Công thức phân tử :<br />
OH<br />
C 21 H 16 O 7<br />
OH<br />
- 5'-(p-hiđroxi)<br />
O<br />
phenyleriodictyol<br />
– Hàm lượng: 12,09% HO O<br />
<br />
<br />
<br />
OH O<br />
<br />
- Công thức phân tử: OH<br />
C 22 H 18 O 11 OH<br />
- 3-O-<br />
O<br />
Galoylepigalocatechin – OH OH<br />
- Hàm lượng: 32,96% O<br />
<br />
OH<br />
OH O<br />
<br />
OH<br />
OH<br />
<br />
73<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
<br />
- Công thức phân tử: OH<br />
C 29 H 22 O 15 OH<br />
O<br />
- 3,5-Đi-O- O<br />
HO OH<br />
galoylepigalocatechin – O<br />
- Hàm lượng: 24,66% O<br />
HO<br />
OH OH<br />
HO O<br />
<br />
OH<br />
OH<br />
<br />
<br />
3.3. Tính chất ức chế ăn mòn kim loại của tanin tách từ lá chè xanh<br />
3.3.1. Ảnh hưởng của thời gian ngâm thép đến tính chất ức chế ăn mòn<br />
Điện cực thép CT3 được ngâm trong dung dịch tanin 30mg/l với các thời gian là<br />
5ph, 10ph, 20ph, 30ph, 40ph, 50ph. Sau đó tiến hành đo đường cong phân cực của thép<br />
CT3 trong dung dịch NaCl 3,5%. Kết quả thu được trình bày ở hình 2.<br />
7<br />
10<br />
6<br />
8<br />
6 5<br />
4 4<br />
1<br />
j (mA/cm^2)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
2<br />
0 3<br />
-2<br />
-4<br />
-6<br />
-8<br />
-10<br />
-12<br />
<br />
-0.9 -0.85 -0.8 -0.75 -0.7 -0.65 -0.6 -0.55 -0.5 -0.45 -0.4<br />
U(V)<br />
<br />
<br />
Hình 2. Đường cong phân cực của thép CT3 trong dung dịch NaCl 3,5% với thời gian 0ph (1); 5ph (2);<br />
10ph (3); 20ph (4); 30ph (5); 40ph (6); 50ph (7)<br />
Kết quả xử lí các đường cong phân cực được trình bày trong bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Giá trị dòng ăn mòn (i corr ) và hiệu quả ức chế Z (%) theo thời gian<br />
ngâm thép trong dung dịch tanin 30 mg/l<br />
<br />
Thời gian (ph) icorr (mA/cm2) Z(%) Thời gian (ph) icorr (mA/cm2) Z(%)<br />
0 5.1014E-0001 0 30 3.0497E-0001 40.22<br />
5 4.7303E-0001 7.27 40 2.9063E-0001 43.03<br />
10 4.7149E-0001 7.58 50 2.9118E-0001 42.92<br />
20 4.2463E-0001 16.76<br />
Từ bảng 2 cho thấy, thời gian tối ưu ngâm thép trong trong dung dịch tannin là<br />
40ph.<br />
<br />
74<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
<br />
3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ tannin đến tính chất ức chế ăn mòn<br />
Kết quả đo đường cong phân cực thép CT3 ở các nồng độ tanin được trình bày ở<br />
hình 3.<br />
8<br />
20 5<br />
7<br />
15 6<br />
10 3<br />
j (mA/cm^2)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5 2<br />
1<br />
0 4<br />
-5<br />
<br />
-10<br />
<br />
<br />
-0.9 -0.85 -0.8 -0.75 -0.7 -0.65 -0.6 -0.55 -0.5 -0.45 -0.4<br />
U(V)<br />
<br />
<br />
Hình 3. Đường cong phân cực của thép CT3 trong dung dịch NaCl 3,5% khi ngâm thép 40ph trong<br />
dung dịch tanin nồng độ 0mg/l (1); 20mg/l (2); 30mg/l (3); 40mg/l (4); 60mg/l (5); 80mg/l (6);<br />
100mg/l (7); 120mg/l (8)<br />
<br />
Kết quả xử lí các đường cong phân cực được trình bày trong bảng 3.<br />
<br />
Bảng 3. Giá trị dòng ăn mòn (i corr ) và hiệu quả ức chế Z (%) theo nồng độ tanin<br />
<br />
Nồng độ Nồng độ<br />
icorr (mA/cm2) Z(%) icorr (mA/cm2) Z(%)<br />
(mg/l) (mg/l)<br />
0 5.1014E-0001 0 60 2.5225E-0001 50.55<br />
20 3.5799E-0001 29.83 80 2.1817E-0001 57.23<br />
30 2.9063E-0001 43.03 100 2.1713E-0001 57.44<br />
40 4.5397E-0001 11.01 120 2.1828E-0001 57.21<br />
<br />
Từ bảng 3 cho thấy, khi ngâm thép trong dung dịch tanin nồng độ 100 mg/l thì<br />
hiệu quả ức chế ăn mòn cao nhất và đạt 57,44%. Khả năng ức chế ăn mòn kim loại của<br />
tanin là do khi tanin hấp phụ lên bề mặt kim loại thì các electron chưa tham gia liên kết<br />
trên các nhóm -OH, >C=O có thể liên kết với obitan d còn trống của sắt tạo thành lớp<br />
màng, hoặc tạo phức tanat trên bề mặt và ngăn cách kim loại với môi trường nên ức chế<br />
quá trình ăn mòn kim loại.<br />
<br />
4. Kết luận<br />
- Đã tìm được điều kiện tối ưu cho quá trình chiết tanin từ lá chè xanh là: kích<br />
thước nguyên liệu: 1mm - 5mm; tỉ lệ dung môi nước : etanol = 50% : 50%; nhiệt độ sôi;<br />
thời gian: 90 phút; tỉ lệ rắn : lỏng = 2 gam : 50 ml. Với điều kiện này thì lượng tanin thu<br />
được bằng 12,68% so với lượng nguyên liệu khô.<br />
<br />
75<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010<br />
<br />
- Kết quả đo IR cho thấy thành phần tanin trong 2 mẫu tương đương nhau. Cấu<br />
tạo của một số cấu tử chính có trong tanin đã được xác ịnh đ như 5' -(p-<br />
hiđroxi)phenyleriodictyol (12,09%), 3-O-Galoylepigalocatechin (32,96%), 3,5-Đi-O-<br />
galoylepigalocatechin (24,66%)<br />
- Tanin có tính chất ức chế ăn mòn kim loại. Với thời gian ngâm thép là 40 phút<br />
trong dung dịch tanin 100 mg/l thì hiệu quả ức chế ăn mòn thép CT3 trong dung dịch<br />
NaCl 3,5% của tanin là 57,44%.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
[1] Ann E. Hagerman (1998), Tanin Chemistry, Department of Chemistry and<br />
Biochemistry, Miami University, USA.<br />
[2] G. Matamala, W. Smeltzer, G. Droguett, Comparision of steel anticorrosive<br />
protection formulated with natural tannins extracted from acacia and from pine<br />
bark, Corrosion Science 42(2000)1351-1362.<br />
[3] G. Matamala, W. Smeltzer, R. Benavente, Pine tannin rust converter for steel<br />
protection by painting, Surface Modification Technologies, Switzerland 1989, pp.<br />
403-411.<br />
[4] G. Matamala, W. Smeltzer, Use tannin anticorrosive reaction primer to improve<br />
traditional coating system. The Journal of Science and Enginering Corrosion,<br />
[5] Bộ Y tế (1980), Bài giảng dược liệu tập 1, NXB Y học, Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
76<br />