Vi Thị Đoan Chính và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
82(06): 71 - 76<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT VÀ XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT CỦA CHẤT KHÁNG SINH<br />
TỪ 2 CHỦNG XẠ KHUẨN HT28 VÀ K4<br />
<br />
Vi Thị Đoan Chính*, Trịnh Ngọc Hoàng, Liễu Thị Phương, Hoàng Thị Bích Luân<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hai chủng xạ khuẩn HT28 và K4 có hoạt tính kháng sinh (HTKS) cao, có hoạt phổ rộng được sử<br />
dụng trong các thí nghiệm để nghiên cứu tách chiết chất kháng sinh (CKS) và xác định các tính chất<br />
của chất kháng sinh. Để tách chiết chất kháng sinh của chủng HT28 từ sinh khối, ethanol là dung môi<br />
cho hiệu quả cao nhất, để tách chiết CKS từ dịch ngoại bào thì iso-butanol cho hiệu quả cao hơn. Đối<br />
với chủng K4, để tách chiết chất kháng sinh từ cả sinh khối và dịch ngoại bào, iso-butanol và ethanol<br />
đều cho hiệu quả cao. Khả năng hoà tan trong dung môi của các CKS tốt nhất ở pH = 3.<br />
Một số tính chất của CKS của chủng HT28 và K4 đã được nghiên cứu: chất kháng sinh của chủng<br />
HT28 thuộc loại kém bền với nhiệt độ, CKS của chủng K4 thuộc loại bền với nhiệt độ. Chất kháng<br />
sinh của cả 2 chủng HT28 và K4 đều thuộc loại bền trong pH. Dịch chiết kháng sinh vẫn giữ được<br />
hoạt tính trong dải pH từ 3 ÷ 9.<br />
Từ khóa: chất kháng sinh, chủng, dịch chiết kháng sinh, hoạt tính kháng sinh, xạ khuẩn.<br />
∗<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới,<br />
quanh năm nóng, ẩm, mưa nhiều nên có tỷ lệ<br />
bệnh nhiễm trùng khá cao, vì vậy nhu cầu sử<br />
dụng thuốc kháng sinh là khá lớn. Tuy nhiên,<br />
bên cạnh hiệu quả chữa bệnh của thuốc kháng<br />
sinh, Việt Nam đang phải đối đầu với hiện<br />
tượng kháng thuốc ngày càng gia tăng của các<br />
vi sinh vật (VSV) gây bệnh. Theo nhiều<br />
nghiên cứu tại một số bệnh viện lớn của Việt<br />
Nam cho thấy, tỷ lệ các VSV kháng lại với<br />
các kháng sinh thông thường luôn cao hơn<br />
30% [6]<br />
Đứng trước một thực trạng như vậy, để khắc<br />
phục hiện tượng kháng thuốc, một yêu cầu<br />
cấp thiết đặt ra là phải tiếp tục tìm kiếm phát<br />
hiện ra các kháng sinh mới. Trong số các<br />
VSV sinh kháng sinh, xạ khuẩn là nhóm có<br />
nhiều tiềm năng nhất. Trong số các chất<br />
kháng sinh hiện đã biết, có tới hơn 80% là có<br />
nguồn gốc từ xạ khuẩn. Vì vậy, xạ khuẩn<br />
được xem là nguồn tài nguyên quý để tìm<br />
kiếm các kháng sinh mới.<br />
∗<br />
<br />
Tel: 0987 123 606; Email: vichinh57@gmail.com<br />
<br />
Hai chủng xạ khuẩn HT28 và K4 phân lập<br />
được ở Thái Nguyên, có hoạt tính kháng sinh<br />
cao, có hoạt phổ rộng, đặc biệt là có khả năng<br />
kháng được một số vi khuẩn gây bệnh thường<br />
gặp. Hai chủng này đã được chúng tôi tuyển<br />
chọn và nghiên cứu các đặc điểm hình thái,<br />
sinh lý, sinh hoá [1]. Trong bài báo này,<br />
chúng tôi tiếp tục thông báo các kết quả<br />
nghiên cứu tách chiết CKS và một số tính<br />
chất của CKS từ 2 chủng HT28 và K4.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu<br />
- 2 chủng xạ khuẩn HT28 và K4 có HTKS<br />
cao, có hoạt phổ rộng, được chọn ra trong<br />
số các chủng xạ khuẩn phân lập được ở<br />
Thái Nguyên.<br />
- VSV kiểm định: là trực khuẩn mủ xanh<br />
(Pseudomonas aeruginosa ATCC 10145) do<br />
Viện Kiểm nghiệm – Bộ Y tế cung cấp.<br />
Phương pháp<br />
- Xác định HTKS: theo phương pháp thỏi<br />
thạch để sơ tuyển xạ khuẩn và phương pháp<br />
đục lỗ để sàng lọc xạ khuẩn.<br />
71<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vi Thị Đoan Chính và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Tách chiết CKS bằng các dung môi hữu cơ:<br />
dịch lên men sau khi loại bỏ sinh khối, bổ<br />
sung dung môi hữu cơ (tỷ lệ 1 : 1). Xác định<br />
hoạt tính của dịch kháng sinh bằng phương<br />
pháp đục lỗ.<br />
- Xác định khả năng bền nhiệt của CKS: xử lý<br />
dịch kháng sinh thô ở các nhiệt độ khác nhau<br />
trong thời gian: 20 phút, 40 phút và 60 phút.<br />
Xác định hoạt tính của dịch kháng sinh bằng<br />
phương pháp đục lỗ.<br />
- Xác định khả năng bền với pH của CKS: xử<br />
lý dịch kháng sinh thô ở các pH khác nhau từ<br />
3 ÷ 9 trong thời gian 10 phút, sau chỉnh pH =<br />
7. Xác định hoạt tính của dịch kháng sinh<br />
bằng phương pháp đục lỗ.<br />
<br />
82(06): 71 - 76<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tách chiết chất kháng sinh<br />
Khả năng hoà tan của chất kháng sinh trong<br />
các dung môi khác nhau là một yếu tố cần<br />
được chú ý để thu nhận kháng sinh. Tuy<br />
nhiên, độ hoà tan của chất kháng sinh rất khác<br />
nhau trong các loại dung môi. Để xác định<br />
được dung môi thích hợp cho việc tách chiết<br />
chất kháng sinh của xạ khuẩn, chúng tôi nuôi<br />
xạ khuẩn trên các môi trường lên men thích<br />
hợp. Dịch kháng sinh thô được chiết bằng 6<br />
loại dung môi khác nhau. HTKS của dịch<br />
chiết được xác định bằng phương pháp đục lỗ.<br />
Kết quả được thể hiện trên bảng1.<br />
<br />
Bảng 1. HTKS của dịch chiết từ sinh khối và dịch ngoại bào<br />
TT<br />
<br />
Dung môi hữ cơ<br />
<br />
HTKS của chủng HT28<br />
(D-d, mm)<br />
<br />
HTKS của chủng K4<br />
(D-d, mm)<br />
<br />
Sinh khối<br />
<br />
Dịch ng. bào<br />
<br />
Sinh khối<br />
<br />
Dịch ng. bào<br />
<br />
1<br />
<br />
Etyl acetate<br />
<br />
14,2 ± 0,2<br />
<br />
13,5 ± 0,2<br />
<br />
18,3 ± 0,3<br />
<br />
24,4 ± 0,8<br />
<br />
2<br />
<br />
Iso-butanol<br />
<br />
15,6 ± 0,6<br />
<br />
18,0 ± 0,3<br />
<br />
24,8 ± 0,3<br />
<br />
29,7 ± 1,0<br />
<br />
3<br />
<br />
Methanol<br />
<br />
14,4 ± 0,7<br />
<br />
13,7 ± 0,6<br />
<br />
21,2 ± 0,2<br />
<br />
26,3 ± 1,0<br />
<br />
4<br />
<br />
n-propanol<br />
<br />
13,7 ± 0,6<br />
<br />
14,1 ± 1,1<br />
<br />
22,8 ± 0,6<br />
<br />
25,2 ± 0,8<br />
<br />
5<br />
<br />
Ethanol<br />
<br />
19,6 ± 0,7<br />
<br />
12,2 ± 0,1<br />
<br />
21,5 ± 0,6<br />
<br />
28,5 ± 0,7<br />
<br />
6<br />
<br />
Acetone<br />
<br />
16,3 ± 0,3<br />
<br />
16,3 ± 0,6<br />
<br />
23,3 ± 0,6<br />
<br />
24,3 ± 0,7<br />
<br />
Hình 1. Hoạt tính của dịch chiết kháng sinh từ chủng HT28 ở các pH khác nhau<br />
1.Etyl axetate<br />
2. Iso-butanol<br />
3. Metanol<br />
4. n-propanol<br />
5. Etanol<br />
6. Aceton<br />
<br />
72<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vi Thị Đoan Chính và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
82(06): 71 - 76<br />
<br />
Hình 2. Hoạt tính của dịch chiết kháng sinh chủng K4 ở các pH khác nhau<br />
1.Etyl acetate<br />
2. Iso-butanol<br />
3. Methanol<br />
4. n-propanol<br />
5. Etanol<br />
6. Aceton<br />
<br />
Kết quả trên bảng 1 cho thấy, CKS của 2<br />
chủng nằm trong cả sinh khối và dịch ngoại<br />
bào. Cả 6 loại dung môi trên đều có thể sử<br />
dụng để tách chiết CKS. Đó đều là những<br />
dung môi thường dùng, có tính hoà tan tốt<br />
và ít độc.<br />
Đối với chủng HT28, để tách chiết CKS từ<br />
sinh khối, ethanol là dung môi cho hiệu quả<br />
cao nhất, dịch chiết bằng dung môi này có<br />
hoạt lực khá cao (19,6 mm). Nhưng để tách<br />
chiết kháng sinh từ dịch ngoại bào thì isobutanol lại cho hiệu quả cao hơn.<br />
Đối với chủng K4, trong 6 loại dung môi sử<br />
dụng, iso-butanol cho hiệu quả cao nhất. Dịch<br />
kháng sinh thô chiết bằng iso-butanol có hoạt<br />
lực khá cao, đặc biệt là dịch chiết từ dịch<br />
ngoại bào có hiệu số vòng vô khuẩn (VVK)<br />
tới 29,7 mm. Ngoài iso-butanol, có thể sử<br />
dụng ethanol để tách chiết CKS từ sinh khối.<br />
Theo kết quả của nhiều nghiên trước đã công<br />
bố, có nhiều loại dung môi được sử dụng để<br />
tách chiết CKS từ xạ khuẩn [2][3][5]. Tuy<br />
nhiên, việc sử dụng loại dung môi nào là thích<br />
hợp lại tuỳ thuộc vào bản chất hoá học của<br />
từng loại CKS.<br />
Khả năng hoà tan của CKS trong dung môi<br />
còn phụ thuộc vào pH. Để xác định pH cho<br />
<br />
hiệu quả tách chiết CKS cao nhất, chúng tôi<br />
tiến hành tách chiết CKS từ dịch ngoại bào<br />
trong 6 loại dung môi trên ở các ph = 3, pH =<br />
7 và pH = 10. Kết quả thể hiện trên hình 1 và<br />
hình 2 cho thấy, cả 2 chủng HT28 và K4, ở<br />
pH = 3, dịch chiết đều có hoạt lực cao hơn so<br />
với dịch chiết trong các dung môi có pH = 7<br />
và pH = 10. Điều này đã chứng tỏ khả năng<br />
hoà tan trong dung môi của các CKS tốt nhất<br />
trong môi trường axit (pH = 3).<br />
Ngoài ra, một điểm cần lưu ý là pH của môi<br />
trường cũng có ảnh hưởng đến việc CKS đi ra<br />
ngoài môi trường nhiều hay tích tụ trong sinh<br />
khối nhiều [4]. Vì vậy, để tách chiết CKS từ 2<br />
chủng HT28 và K4 có hiệu quả, nên tách<br />
chiết ở trong môi trường axit.<br />
Khả năng bền nhiệt của CKS<br />
Để xác định khả năng bền nhiệt của CKS,<br />
chúng tôi tiến hành nuôi xạ khuẩn trên môi<br />
trường lên men thích hợp. Thu dịch kháng<br />
sinh thô để xử lý với nhiệt độ ở 4 mức nhiệt<br />
độ khác nhau: 40oC, 70oC, 80oC và 100oC<br />
trong các khoảng thời gian: 20 phút, 40 phút<br />
và 60 phút. Xác định hoạt tính của dịch chiết<br />
bằng phương pháp đục lỗ. Kết quả được thể<br />
hiện trên bảng 2.<br />
73<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vi Thị Đoan Chính và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
82(06): 71 - 76<br />
<br />
Bảng 2. HTKS của dịch kháng sinh thô sau khi đã xử lý với nhiệt độ<br />
Thời gian<br />
xử lý<br />
<br />
Ký hiệu<br />
chủng<br />
<br />
Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm)<br />
40oC<br />
<br />
70oC<br />
<br />
80oC<br />
<br />
100oC<br />
<br />
HT 28<br />
<br />
20,8 ± 0,6<br />
<br />
19,3 ± 0,7<br />
<br />
19,0 ± 0,4<br />
<br />
K4<br />
<br />
19,5 ± 0,7<br />
<br />
19,2 ± 0,3<br />
<br />
18,8 ± 0,1<br />
<br />
18,3 ± 0,4<br />
<br />
HT 28<br />
<br />
20,5 ± 0,2<br />
<br />
19,2 ± 0,8<br />
<br />
18.1 ± 0,5<br />
<br />
14,4 ± 0,5<br />
<br />
K4<br />
<br />
19,5 ± 0,5<br />
<br />
19,0 ± 0,1<br />
<br />
18,7 ± 0,1<br />
<br />
18,3 ± 0,1<br />
<br />
HT 28<br />
<br />
17,4 ± 1,1<br />
<br />
17,3 ± 0,6<br />
<br />
15,0 ± 0,4<br />
<br />
5,4 ± 0,9<br />
<br />
K4<br />
<br />
19,5 ± 0,7<br />
<br />
19,0 ± 0,4<br />
<br />
18,7 ± 0,1<br />
<br />
18,1 ± 0,4<br />
<br />
18,9 ± 0,5<br />
<br />
20 phút<br />
<br />
40 phút<br />
<br />
60 phút<br />
<br />
(Đối chứng của chủng HT 28: 20,8 ± 1,2. Đối chứng của chủng K4: 22,7 ± 0,2)<br />
<br />
a. Chủng HT 28<br />
b. Chủng K4<br />
Hình 3. HTKS của dịch chiết ở các nhiệt độ khác nhau<br />
<br />
Kết quả trên đã chứng tỏ, độ bền với nhiệt độ<br />
của CKS chủng HT 28 và K4 có sự khác nhau<br />
rất rõ rệt.<br />
Chủng HT28: HTKS giảm rất nhanh theo<br />
nhiệt độ xử lý. Ở 40oC trong 20 phút, HTKS<br />
hầu như không thay đổi và có giảm nhẹ khi<br />
kéo dài thời gian xử lý lên 60 phút, nhưng ở<br />
100oC trong 60 phút, hoạt tính đã giảm xuống<br />
rất nhanh, chỉ còn khoảng 25% so với đối<br />
chứng (hình 3 a).<br />
Chủng K4: HTKS hầu như không thay đổi<br />
theo thời gian xử lý. Khi tăng nhiệt độ xử lý<br />
từ 40oC đến 100oC, hoạt tính có giảm dần,<br />
nhưng mức độ giảm không nhiều. Đặc biệt, ở<br />
100oC với thời gian xử lý 60 phút, HTKS của<br />
dịch chiết vẫn còn khoảng 80% so với đối<br />
chứng (hình 3 b)<br />
<br />
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu trước về<br />
khả năng bền nhiệt của CKS, trong đó có<br />
CKS xạ khuẩn đã công bố có nhiều CKS rất<br />
bền với nhiệt độ, ở 70oC trong thời gian 60<br />
phút, HTKS vẫn hầu như không thay đổi,<br />
thậm chí, ở 100oC và kéo dài tới 60 phút,<br />
HTKS vẫn còn khoảng 50% hoặc chỉ giảm đi<br />
đôi chút [2][3].<br />
Tuy nhiên, bên cạnh cũng có nhiều CKS không<br />
có khả năng bền nhiệt, chỉ mới hơn 50oC,<br />
HTKS đã bị giảm hoặc mất hoàn toàn [5].<br />
Như vậy, so sánh với các kết quả nghiên cứu<br />
trước, CKS chủng HT28 thuộc loại kém bền<br />
với nhiệt độ. Vì vậy, việc tách chiết, sử dụng<br />
và bảo quản CKS này nên ở nhiệt độ dưới<br />
70oC để đảm bảo hoạt lực của CKS. CKS<br />
chủng K4 thuộc loại bền nhiệt. Đây là một<br />
<br />
74<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vi Thị Đoan Chính và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tính chất rất thuận lợi cho việc tách chiết, tinh<br />
chế và bảo quản CKS.<br />
Khả năng bền với pH của CKS<br />
Khả năng bền vững của CKS với pH là một<br />
đặc điểm đáng chú ý vì điều này không chỉ có<br />
ý nghĩa trong công nghệ tách chiết mà còn có<br />
ý nghĩa trong ứng dụng. Để xác định khả<br />
năng bền với pH của CKS, chúng tôi nuôi 2<br />
chủng HT28 và K4 trên môi trường lên men<br />
thích hợp. Thu dịch kháng sinh thô và điều<br />
chỉnh pH để có các mức pH từ 3 ÷ 9 và giữ ở<br />
nhiệt độ phòng trong 10 phút, sau đó điều<br />
chỉnh về pH = 7. HTKS của dịch chiết được<br />
xác định bằng phương pháp đục lỗ. Kết quả<br />
được thể hiện trên bảng 3 và hình 4.<br />
Kết quả trên bảng 4 cho thấy, dịch kháng sinh<br />
của cả 2 chủng vẫn giữ được hoạt tính ở trong<br />
dải pH từ 3 ÷ 9 trong thời gian 10 phút đã<br />
chứng tỏ: các CKS này đều có khả năng bền<br />
với pH. Dịch chiết kháng sinh từ chủng HT28<br />
có hoạt lực mạnh nhất ở pH = 7, hơi giảm<br />
dần trong các môi trường axit và kiềm. Tuy<br />
nhiên, mức độ giảm không nhiều. Chủng K4,<br />
dịch chiết kháng sinh có hoạt lực mạnh nhất ở<br />
pH = 6, giảm dần trong môi trường có pH từ<br />
7 đến 9 và giảm mạnh hơn trong môi trường<br />
có pH từ 5 đến 3. Kết quả này đã chứng tỏ<br />
CKS của chủng K4 bền vững hơn trong môi<br />
trường kiềm và axit nhẹ.<br />
<br />
82(06): 71 - 76<br />
<br />
Khả năng bền vững của các CKS với pH rất<br />
khác nhau và phụ thuộc vào bản chất hoá học<br />
của từng CKS. Nhiều CKS có độ mẫn cảm<br />
cao với axit, vì vậy sẽ bị mất hoạt tính kháng<br />
khuẩn ở trong môi trường axit. Điều này có ý<br />
nghĩa rất lớn trong thực tiễn, đặc biệt là khi<br />
dùng các loại thuốc kháng sinh qua đường<br />
miệng, dịch dạ dày có pH = 1,5 – 2,0 có thể<br />
sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Song, ngược<br />
lại, có những CKS lại bị giảm hoặc mất hoạt<br />
tính trong môi trường kiềm.<br />
Bảng 3. Khả năng bền với pH của dịch KS<br />
Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm)<br />
pH<br />
Chủng HT28<br />
<br />
Chủng K4<br />
<br />
3<br />
<br />
15,8 ± 0,5<br />
<br />
14,6 ± 0,8<br />
<br />
4<br />
<br />
17,1 ± 0,3<br />
<br />
14,8 ± 0,7<br />
<br />
5<br />
<br />
17,6 ± 0,5<br />
<br />
15,1 ± 0,4<br />
<br />
6<br />
<br />
17,6 ± 0,8<br />
<br />
25,8 ± 0,6<br />
<br />
7<br />
<br />
19,1 ± 0,1<br />
<br />
20,1 ± 0,1<br />
<br />
8<br />
<br />
18,0 ± 0,1<br />
<br />
19,6 ± 0,6<br />
<br />
9<br />
<br />
17,0 ± 0,2<br />
<br />
18,4 ± 0,8<br />
<br />
Như vậy, từ các kết quả trên cho thấy, CKS từ<br />
2 chủng HT28 và K4 thuộc loại bền với pH.<br />
Đây là một đặc điểm rất lợi thế trong công<br />
nghệ thu hồi, tinh chế CKS, đồng thời mở<br />
rộng khả năng ứng dụng của các CKS này.<br />
<br />
Hình 4. HTKS của dịch chiết ở các pH khác nhau<br />
<br />
75<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />