T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN AMINO ACID VÀ ĐIỆN DI PROTEIN DỰ TRỮ<br />
TRONG HẠT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH (Vigna radiata (L.) Wilczek)<br />
Nguyễn Vũ Thanh Thanh (Khoa KHTN&XH- ĐH Thái Nguyên) - Chu Hoàng Mậu (Đại học Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) là cây trồng có giá trị kinh tế cao, nó cung cấp<br />
protein cho con người, có giá trị trong y học và cũng là cây cải tạo đất [3]. Nghiên cứu chất<br />
lượng hạt đậu xanh dựa trên phân tích hàm lượng protein, lipid, hàm lượng đường và enzyme đã<br />
được chúng tôi quan tâm nghiên cứu. Trong bài báo này, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu một số<br />
đặc điểm hóa sinh của 14 giống đậu xanh dựa trên phân tích hàm lượng và thành phần amino<br />
acid, điện di protein dự trữ trong hạt của các giống đậu xanh nghiên cứu.<br />
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
Hạt của 14 giống đậu xanh (11 giống do Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ Viện cây lương thực và thực phNm cung cấp và 3 giống sưu tập tại tỉnh Hòa Bình và Vĩnh Phúc)<br />
làm vật liệu nghiên cứu. Đặc điểm của các giống được trình bày trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Đặc điểm của 14 giống đậu xanh<br />
Ký<br />
hiệu<br />
<br />
Tên giống<br />
<br />
Nơi cung cấp<br />
<br />
Khối lượng 1000<br />
hạt (g)<br />
<br />
Màu vỏ hạt<br />
<br />
Màu vỏ quả<br />
<br />
1<br />
<br />
V123<br />
<br />
Viện KH Nông nghiệp VN<br />
<br />
64,50±0,85<br />
<br />
Xanh bóng<br />
<br />
Đen nâu<br />
<br />
2<br />
<br />
KP11<br />
<br />
Viện KH Nông nghiệp VN<br />
<br />
57,10±0,62<br />
<br />
Xanh mốc<br />
<br />
Đen<br />
<br />
3<br />
<br />
KPS1<br />
<br />
Viện KH Nông nghiệp VN<br />
<br />
65,50±0,87<br />
<br />
Xanh bóng<br />
<br />
Đen<br />
<br />
4<br />
<br />
T135<br />
<br />
Viện KH Nông nghiệp VN<br />
<br />
53,30 ±0,47<br />
<br />
Xanh mốc<br />
<br />
Đen<br />
<br />
5<br />
<br />
MN93<br />
<br />
Viện KH Nông nghiệp VN<br />
<br />
45,30±0,49<br />
<br />
Xanh mốc<br />
<br />
Đen<br />
<br />
6<br />
<br />
VC6144<br />
<br />
Viện KH Nông nghiệp VN<br />
<br />
59,30±0,64<br />
<br />
Nâu bóng<br />
<br />
Đen nâu<br />
<br />
7<br />
<br />
HB1<br />
<br />
Hoà Bình-VN<br />
<br />
61,00±0,60<br />
<br />
Xanh bóng<br />
<br />
Vàng nâu<br />
<br />
8<br />
<br />
HB2<br />
<br />
Hoà Bình-VN<br />
<br />
57,40±0,25<br />
<br />
Xanh mốc<br />
<br />
Vàng nâu<br />
<br />
9<br />
<br />
ĐX06<br />
<br />
Viện KH Nông nghiệp VN<br />
<br />
50,00±1,16<br />
<br />
Xanh nâu<br />
<br />
Đen<br />
<br />
10<br />
<br />
263<br />
<br />
Viện KH Nông nghiệp VN<br />
<br />
41,20±0,55<br />
<br />
Xanh bóng<br />
<br />
Đen<br />
<br />
11<br />
<br />
Ninh Thuận<br />
<br />
Viện KH Nông nghiệp VN<br />
<br />
60,50±0,84<br />
<br />
Xanh bóng<br />
<br />
Đen<br />
<br />
12<br />
<br />
Quảng Bình<br />
<br />
Viện KH Nông nghiệp VN<br />
<br />
35,40±0,75<br />
<br />
Vàng<br />
<br />
Đen<br />
<br />
13<br />
<br />
Kon Tum<br />
<br />
Viện KH Nông nghiệp VN<br />
<br />
48,60±0,85<br />
<br />
Xanh mốc<br />
<br />
Đen<br />
<br />
14<br />
<br />
Vĩnh Phúc<br />
<br />
Vĩnh Phúc-VN<br />
<br />
41,40±0,44<br />
<br />
Xanh mốc<br />
<br />
Đen<br />
<br />
Xác định hàm lượng và thành phần amino acid trên máy phân tích amino acid tự động<br />
Biochrom 20 của hãng Pharmacia Biotech tại Phòng thí nghiệm trung tâm trường Đại học Nông<br />
lâm Thái Nguyên. Thành phần amino acid được xác định theo gam amino acid/100g bột.<br />
Tách chiết và phân đoạn protein theo phương pháp Osborne và Klimenko như mô tả của<br />
Trần Thị Phương Liên (1999) [2]. Sau đó phân tích bằng điện di trên gel polyacrylamide có<br />
chứa SDS theo phương pháp của Leammli [7]. Hạt được nghiền nhỏ thành bột mịn, loại lipid<br />
bằng ether petroleum sau đó tiến hành điện di protein phân đoạn. Protein được chiết bằng 2<br />
cách: trong dung dịch NaCl 1M và nước cất.<br />
66<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1 Hàm lượng amino acid trong hạt của các giống đậu xanh nghiên cứu<br />
Giá trị sinh học của protein phụ thuộc trực tiếp vào thành phần amino acid. Kết quả phân<br />
tích hàm lượng amino acid trong hạt của 14 giống đậu xanh đều thu được 17 loại amino acid<br />
(hàm lượng cysteine và cystine được tính chung), trong đó đều có 7 loại amino acid không thay<br />
thế (lysine, valine, isoleucine, phenylalanine, leucine, threonine, methionine). Riêng amino acid<br />
không thay thế thứ 8 là tryptophan bị phân giải trong quá trình xử lý mẫu trong HCl nên không<br />
thu nhận được. Glutamin và asparagin chuyển hóa thành glutamic acid và aspartic acid. Từ kết<br />
quả phân tích hàm lượng protein và hàm lượng từng loại amino acid trong hạt của mỗi giống<br />
đậu xanh chúng tôi đã xác định được thành phần amino acid trong protein hạt của các giống đậu<br />
xanh này. Amino acid tổng số dao động trong khoảng 21,3 g - 28,28 g amino acid/100 g bột.<br />
Hàm lượng amino acid của các amino acid không thay thế được thể hiện trong bảng 2.<br />
Bảng 2. Hàm lượng amino acid không thay thế trong protein hạt của 14 giống đậu xanh<br />
(ĐVT [g amino acid/100 g bột])<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
<br />
Tên giống<br />
V123<br />
KP11<br />
KPS1<br />
T135<br />
MN93<br />
VC6144<br />
HB1<br />
HB2<br />
ĐX06<br />
263<br />
Ninh Thuận<br />
Quảng Bình<br />
Kon Tum<br />
Vĩnh Phúc<br />
<br />
Thr<br />
0,88<br />
0,90<br />
0,80<br />
0,74<br />
1,16<br />
0,87<br />
0,96<br />
1,17<br />
1,01<br />
0,79<br />
0,81<br />
0,81<br />
0,81<br />
0,79<br />
<br />
Val<br />
1,76<br />
1,79<br />
1,70<br />
1,73<br />
1,97<br />
1,74<br />
1,80<br />
2,13<br />
1,85<br />
1,69<br />
1,78<br />
1,72<br />
1,78<br />
1,70<br />
<br />
Amino acid không thay thế<br />
Met<br />
Phe<br />
Ile<br />
0,26<br />
1,43<br />
0,92<br />
0,25<br />
1,41<br />
0,97<br />
0,34<br />
1,47<br />
0,88<br />
0,27<br />
1,37<br />
0,84<br />
0,27<br />
1,35<br />
0,91<br />
0,32<br />
1,59<br />
0,95<br />
0,27<br />
1,41<br />
0,91<br />
0,21<br />
1,41<br />
1,11<br />
0,27<br />
1,47<br />
1,14<br />
0,32<br />
1,45<br />
0,87<br />
0,34<br />
1,47<br />
0,95<br />
0,33<br />
1,37<br />
0,91<br />
0,34<br />
1,45<br />
0,95<br />
0,35<br />
1,34<br />
0,86<br />
<br />
Leu<br />
1,97<br />
1,92<br />
1,85<br />
1,74<br />
2,08<br />
2,05<br />
1,99<br />
1,96<br />
2,10<br />
1,89<br />
1,94<br />
1,86<br />
1,94<br />
1,84<br />
<br />
Lys<br />
1,74<br />
1,75<br />
1,71<br />
1,69<br />
1,95<br />
1,87<br />
1,89<br />
2,07<br />
2,02<br />
1,72<br />
1,76<br />
1,72<br />
1,83<br />
1,62<br />
<br />
Ghi chú: Thr=Threonine; Val=Valine; Met=Methionine; Phe=Phenylalanine;<br />
Ile=Isoleucine; Leu=Leucine; Lys=Lysine.<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy, trong số 7 amino acid không thay thế thì hàm lượng của valine (1,69 g2,13 g/100g bột), leucine (1,74 g - 2,10 g/100 g bột) và lysine (1,62 g - 2,07 g/100 g bột) cao<br />
hơn so với các amino acid còn lại, hàm lượng của methionine thấp nhất (0,21 g - 0,35 g/100 g<br />
bột). Giống HB2 có hàm lượng lysine cao nhất (2,07 g/100 g bột) thì hàm lượng methionine lại<br />
thấp nhất (0,21 g/100g bột), giống Vĩnh Phúc có hàm lượng lysine thấp nhất (1,62 g/100g bột)<br />
thì hàm lượng methionine lại cao nhất (0,35 g/100g bột). Các amino acid: valine, leucine và<br />
lysine có hàm lượng chênh lệch nhau không đáng kể. Kết quả này cũng phù hợp với Lê Doãn<br />
Diên nghiên cứu về thành phần amino acid của các giống đậu xanh [1]. Đối với lúa gạo, hàm<br />
lượng lysine chỉ cao hơn hàm lượng methionine trung bình khoảng 1,5 lần [4]. Còn đối với đậu<br />
xanh, kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy: hàm lượng lysine cao hơn hàm lượng<br />
methionine rất nhiều (trung bình khoảng 6,3 lần).<br />
67<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
Hình 1. Sắc ký đồ amino acid ở hạt của giống đậu xanh KP11<br />
<br />
3.2 Phân tích phổ điện di các phân đoạn protein<br />
Protein chiếm một lượng lớn trong hạt đậu xanh (khoảng 24%-28%). Hàm lượng này<br />
không giống nhau giữa các giống đậu xanh có khả năng chịu hạn khác nhau. Protein dự trữ<br />
chiếm tỷ lệ cao trong hạt đậu, trong đó phải kể đến là globulin. Nhằm đánh giá chất lượng hạt và<br />
tìm ra sự khác nhau giữa các tiểu phần protein của các giống đậu xanh có khả năng chịu hạn<br />
khác nhau, chúng tôi tiến hành điện di protein phân đoạn theo phương pháp của Osborne và<br />
Klimenko như mô tả của Trần Thị Phương Liên.<br />
Phân đoạn 1: Protein được chiết bằng NaCl 1M. Phổ điện di phân đoạn này được xem<br />
như protein tổng số của đậu xanh gồm albumin và globulin. Số băng điện di ở mỗi giống dao<br />
động trong khoảng 13-24 băng. Khối lượng phân tử của một số băng chính đã được xác định.<br />
Các băng đậm là các vạch tương ứng với các tiểu đơn vị globulin dự trữ trong hạt. 14 giống đậu<br />
xanh nghiên cứu đều có đầy đủ các tiểu đơn vị globulin là vicilin (hệ sô lắng 8S), legumin (hệ số<br />
lắng 11S) và globulin kiềm (7S), chỉ khác nhau về độ đậm nhạt của các băng sau khi điện di.<br />
Điện di phân đoạn 1 có đủ 4 băng của vicilin (8S) với kích thước 60 kDa, 48 kDa, 32 kDa, 26<br />
kDa, trong đó băng 48 kDa rất đậm và rõ ràng. Kết quả điện di cũng thấy có đủ 2 băng của<br />
legumin với kích thước 24 kDa và 40 kDa nhưng băng mờ hơn so với các băng điện di của<br />
vicilin. Còn globulin kiềm cũng có đủ hai băng: một băng kích thước 28 kDa và băng 16 kDa.<br />
Kết quả này cũng phù hợp với công bố của các tác giả khác [5], [6], [8]. Trên hình ảnh điện di<br />
phân đoạn 1 cũng nhìn thấy rõ băng của albumin có kích thước 30,6 kDa ở tất cả các giống đậu<br />
xanh nghiên cứu. Như vậy, tuy các giống đậu xanh có khả năng chịu hạn khác nhau nhưng đều<br />
có đầy đủ các tiểu đơn vị của globulin dự trữ. Tuy nhiên, các giống đậu xanh khác nhau có sự<br />
thay đổi về số lượng băng nhưng chỉ là sự chênh lệch ở các băng phụ mờ (hình 2).<br />
Phân đoạn 2: chứa phần lớn albumin được chiết bằng cách thNm tích phân đoạn 1. Kết<br />
quả điện di cho thấy tất cả các giống đậu xanh nghiên cứu đều có băng albumin rõ nhất ở kích thước<br />
30,6 kDa. Các băng còn lại đều có ở tất cả các giống đậu xanh nghiên cứu nhưng mờ hơn so với<br />
băng 30,6 kDa (hình 3.6). Vai trò của từng protein này như thế nào là vấn đề cần nghiên cứu tiếp.<br />
Phân đoạn 3: cặn li tâm thu được ở quá trình nhận phân đoạn 2 được tiếp tục chiết bằng<br />
NaCl 1M. Phân đoạn này chỉ chứa globulin. Số băng điện di dao động từ 8-13 băng.<br />
Phân đoạn 4: protein được chiết bằng H2O gồm cả albumin và globulin. Phổ điện di cho<br />
thấy số băng dao động trong khoảng 18-24 băng. Các băng phụ nhiều hơn và rõ hơn so với phân<br />
đoạn 1. Điều này có thể lý giải là do tỷ lệ albumin và globulin tan trong nước chiếm tỷ lệ cao.<br />
68<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
Hình 2. Hình ảnh điện di protein phân đoạn 1 của một số giống đậu xanh<br />
Ghi chú: 1. HB1; 2. HB2; 3.ĐX06; 4. KP11; 5. MN93.<br />
<br />
Hình 3. Hình ảnh điện di protein phân đoạn 2 của một số giống đậu xanh<br />
Ghi chú: 1. HB1; 2. HB2; 3.ĐX06; 4. KP11; 5. MN93.<br />
<br />
Phân đoạn 5: nhận được sau khi thNm tích phân đoạn 4, chứa hầu hết albumin. Số băng<br />
điện di dao động từ 14-24 băng.<br />
Phân đoạn 6: Cặn li tâm sau khi nhận phân đoạn 5 được tiếp tục chiết bằng NaCl 1M.<br />
Phân đoạn 6 chứa phần lớn globulin tan trong muối. Số băng điện di dao động từ 11-14 băng.<br />
Phân đoạn 7: protein được chiết bằng NaCl 1M từ cặn ly tâm sau khi chiết bằng nước (ở<br />
phân đoạn 4), chứa phần globulin còn lại. Phổ điện di của phân đoạn 7 dao động từ 13-24 băng. Các<br />
băng của các tiểu phần vicilin, legumin và globulin kiềm đều có đầy đủ và rất rõ nét ở 14 giống đậu<br />
xanh nghiên cứu. Tuy nhiên, các băng này có độ đậm nhạt khác nhau ở các giống khác nhau.<br />
4. Kết luận<br />
Đã xác định được sự có mặt của 17 amino acid , trong đó 7 amino acid không thay thế<br />
đều có trong protein hạt của 14 giống đậu xanh nghiên cứu.<br />
Phân tích điện di phân đoạn protein trong hạt của 14 giống đậu xanh nghiên cứu cho<br />
thấy, có sự khác biệt về mức độ hoà tan của các tiểu đơn vị globulin. Tất cả các giống đậu xanh<br />
đều có các tiểu đơn vị của globulin và albumin. Như vậy, protein dự trữ có đủ các thành phần bảo<br />
đảm thực hiện chức năng dự trữ và tạo cấu trúc không gian đúng của các phân tử protein. Sự khác<br />
nhau về phổ điện di protein trong hạt của các giống đậu xanh chỉ biểu hiện ở các băng vạch phụ <br />
69<br />
<br />
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008<br />
<br />
Summary<br />
STUDY ON AMINO ACID AND ELECTROPHORESIS COMPOSITION OF SEED PROTEINS OF<br />
SOME MUNGBEAN CULTIVARS (Vigna radiata (L.) Wilczek)<br />
Nguyen Vu Thanh Thanh and Chu Hoang Mau<br />
<br />
Mungbean, which is rich in source of dietary protein, is a widely grown grain legume in the<br />
tropics and subtropics area. Seed of 14 mungbean cultivars was used for the study. Total amino acid<br />
content in the seeds of mungbean cultivars was from 21,3 g - 28,28g of dry weight. The protein fractions<br />
were analyzed by 12,5 SDS polyacrylamide gel electrophoresis. Based on the study on electrophoresis<br />
composition of seed proteins of 14 mungbean cultivars, it showed that protein storage of 14 mungbean<br />
cultivars have globulin and albumin. The variation of protein bands in seeds of mungbean cultivars arises<br />
from the difference in the gene encoding storage proteins.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Lê Doãn Diên (1990), “Nghiên cứu về protein và amino acid trong một số giống cây trồng ở<br />
miền Bắc Việt Nam”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tr. 100-115.<br />
[2]. Trần Thị Phương Liên (1999), Nghiên cứu đặc tính hoá sinh và sinh học phân tử của một số<br />
giống đậu tương có khả năng chịu nóng, chịu hạn ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện Công nghệ<br />
sinh học, Hà Nội.<br />
[3]. Trần Đình Long, Lê Khả Tường (1998), Cây đậu xanh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[4]. Nguyễn Thị Tâm (2003), Nghiên cứu khả năng chịu nóng và chọn dòng chịu nóng ở lúa<br />
bằng công nghệ tế bào thực vật, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Công nghệ Sinh học, Hà Nội.<br />
[5]. Garcia R.N, Adachi M., Tecson-Mendoza E.M., Bernardo A.E., Utsumi S. (2006),<br />
“Physicochemical properties of native and recombinant mungbean (Vigna radiata L. Wilczek) 8S<br />
globulins and the effects of the N-linked glycans”, Journal of Agricultural and Food Chemistry, 54(16),<br />
pp. 6005-6010.<br />
[6]. Itoh T., Garcia R.N., Adachi M., Maruyama Y., Tecson-Mendoza E.M., Mikami B., Utsumi<br />
S. (2006), “Structure of 8S alpha globulin, the major seed storage protein of mungbean”, Acta<br />
crystallographica. Section D, Biological crystallography, 62, pp. 824-832.<br />
[7]. Leammli U.K. (1970), “Cleavage of structural proteins during the assembly of the head of<br />
bacteriophage T4”, Nature, 227, pp. 680-685.<br />
[8]. Mendoza E.M., Adachi M., Bernardo A.E., Utsumi S. (2001), “Mungbean (Vigna radiata L.<br />
Wilczek) globulins: Purification and characterization”, Journal of Agricultural of Food Chemistry,<br />
49(3), pp. 1552-1558.<br />
<br />
70<br />
<br />