Công nghệ thông tin<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG THIẾT BỊ BÁO<br />
KẾT QUẢ BẮN ĐẠN THẬT CHO TRƯỜNG BẮN CẤP TỈNH<br />
Phù Phước Huy*, Phạm Trung Kiên, Dương Xuân Trà<br />
Tóm tắt: Mô hình hệ thống thiết bị báo kết quả bắn đạn thật cho trường bắn cấp<br />
tỉnh là giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện cho các đơn vị bộ đội địa<br />
phương với mục tiêu khắc phục những hạn chế của quy trình báo bia nhân công<br />
truyền thống nhằm nâng cáo tính khách quan và an toàn trong quá trình kiểm tra<br />
bắn đạn thật.<br />
Từ khóa: Kiểm tra bắn đạn thật, Tự động báo kết quả bắn đạn thật, Xử lý ảnh, Trường bắn cấp tỉnh.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Công tác huấn luyện và kiểm tra bắn đạn thật là một trong những nội dung quan<br />
trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân<br />
đội ta. Tuy nhiên, do hạn chế về tiềm lực kinh tế, ngân sách quốc phòng nên đầu tư<br />
trang bị cho nội dung này ở một số đơn vị, đặc biệt là các đơn vị lực lượng vũ<br />
trang địa phương còn những hạn chế nhất định. Hiện tại, công tác báo bia trong<br />
quá trình kiểm tra bắn đạn thật còn chứa đựng nhiều yếu tố mất an toàn và thiếu<br />
tính khách quan. Nguyên nhân là quy trình báo bia hiện nay chủ yếu thực hiện một<br />
cách thủ công và quan sát bằng mắt thường. Để nâng cáo tính chính xác trong việc<br />
báo điểm, tổng hợp kết quả và đồng thời hạn chế bớt các yếu tố mất an toàn thì cần<br />
phải hạn chế bớt các yếu tố nhân công [1, 2].<br />
Với chủ trương xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng<br />
bước hiện đại nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, các đơn vị đã<br />
tích cực đổi mới nội dung, tổ chức và phương pháp huấn luyện sát với sự phát triển<br />
của tình hình, nhiệm vụ và đối tượng, công tác bảo đảm cơ sở vật chất, giáo án, tài<br />
liệu cho huấn luyện, các mô hình học cụ huấn luyện được nâng cao về chất lượng,<br />
kiểu dáng; công nghệ mô phỏng phục vụ huấn luyện bước đầu có sự đổi mới. Một<br />
số đơn vị trong nước đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nhiều học cụ hiện đại phục vụ<br />
cho công tác huấn luyện súng, hỗ trợ huấn luyện xạ kích, hỗ trợ theo dõi đường<br />
ngắm, hệ thống ẩn hiện bia cơ động đa năng; học cụ huấn luyện bắn mục tiêu trên<br />
không; các hệ thống mô phỏng trường bắn ảo lắp đặt trong nhà [5,6,7,8,9,10]. Việc<br />
áp dụng các thiết bị trên đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác<br />
huấn luyện. Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị trên đều là các thiết bị tập trong nhà,<br />
chưa cho phép kiểm tra bắn đạn thật.<br />
Do đó, nhu cầu của việc trang bị hệ thống thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả huấn<br />
luyện và sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng vũ trang của tỉnh là vô cùng cấp<br />
thiết.Từ nhu cầu đó việc xây dựng hệ thống tự động báo kết quả bắn đạn thật sử<br />
dụng nhiều lần là rất cần thiết trong gia đoạn hiện nay.<br />
2. MỤC TIÊU XÂY DỰNG HỆ THỐNG<br />
Với nhu cầu đó, nhóm nghiên cứu xác định mục tiêu xây dựng hệ thống là<br />
nghiên cứu chế tạo các hệ thống bia sử dụng cho các loại bài bắn, các loại súng bộ<br />
binh, sử dụng được nhiều lần phục vụ cho công tác kiểm tra bắn đạn thật; tự động<br />
báo kết quả, rút ngắn thời gian và tiết kiệm công sức trong kiểm tra bắn đạn thật,<br />
tiết kiệm chi phí chế tạo bia, góp phần nâng cao chất lượng công tác huấn luyện và<br />
<br />
<br />
276 P. P. Huy, P. T. Kiên, D. X. Trà, “Nghiên cứu thiết kế mô hình … trường bắn cấp tỉnh.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
hiện đại hóa quân đội.<br />
Trong đó, trước mắt sẽ tập trung nghiên cứu xây dựng 01 hệ thống cho trường<br />
bắn tỉnh Long An nhằm đáp ứng các yêu cầu sau:<br />
- Chế tạo hệ thống bia phục vụ cho công tác kiểm tra bắn đạn thật bằng súng<br />
AK, bài 1, bao gồm bia số 4, bia số 7 và bia số 8.<br />
- Hệ thống bia bền với môi trường, bia có khả năng bán tự bít sau mỗi đợt bắn.<br />
- Hệ thống bia có khả năng tính điểm tự động để thay thế quá trình kiểm tra<br />
nhân công nhằm tiết kiệm công sức, tăng tính khách quan và bảo đảm an toàn.<br />
- Hệ thống bia được thiết kế mang tính cơ động cao để dễ dàng triển khai và thu<br />
hồi nhằm phù hợp điều kiện trường bắn không có người quản lý.<br />
- Hệ thống phù hợp với quy mô thực tế, đáp ứng được nhu cầu kiểm tra bắn đạn<br />
thật tại trường bắn.<br />
3. HIỆN TRẠNG TRƯỜNG BẮN<br />
Đối với các trường bắn, việc đầu tư đa số là đầu tư về cơ sở hạ tầng, vật chất,<br />
các nội dung liên quan đến ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả<br />
huấn luyện còn hạn chế.<br />
Trường bắn của tỉnh đội Long An là nơi tổ chức kiểm tra bắn đạn thật cho tất cả<br />
các đối tượng trong địa bàn tỉnh. Bia bắn được chế tạo bằng vật liệu tôn, sau đó<br />
dán hình bia phía ngoài. Kết quả bắn đạn thật được xác định một cách thủ công.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Trường bắn tỉnh Long An.<br />
Mỗi năm trường bắn tổ chức kiểm tra bắn đạn thật cho khoảng 2000 người,<br />
được chia thành các đợt với 100 người/đợt. Mỗi lần bắn, một người bắn 03 viên<br />
cho mỗi loại bia. Như vậy mỗi đợt, với 10 bệ bắn, mỗi bia sẽ trúng tối đa 100:10x3<br />
= 30 viên đạn, và cả năm mỗi bia sẽ trúng tối đa 2000:10x3 = 600 viên đạn. Với<br />
vật liệu bằng tôn, đầu đạn sẽ xuyên qua sẽ phá hủy vật liệu, nên sau vài lần bắn<br />
phải thay bia mới.<br />
Ở một góc nhìn khác, trường bắn là một khu đất trống, không có điện, ngoài<br />
thời gian tổ chức bắn thì không có người quản lý, nên việc trang bị lắp đặt các thiết<br />
bị cố định là không phù hợp.<br />
Từ thực tế trên, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra bắn đạn thật thì hệ thống<br />
bia trang bị cho trường bắn tỉnh Long An phải đáp ứng các yêu cầu sau:<br />
- Tự động báo kết quả để rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức, đảm bảo an toàn.<br />
- Cho phép sử dụng nhiều lần để tiết kiệm chi phí chế tạo bia.<br />
- Đáp ứng các điều kiện môi trường ngoài trời về ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ…<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 277<br />
Công nghệ thông tin<br />
<br />
- Dễ vận chuyển, triển khai, sử dụng.<br />
- Thời gian lắp đặt và thu hồi thiết bị ngắn.<br />
Với những yêu cầu trên thì các hệ thống bia hiện có chưa hội tụ đầy đủ các tính<br />
năng kỹ thuật, nên việc nghiên cứu chế tạo hệ thống bia tự động báo kết quả bắn<br />
đạn thật sử dụng nhiều lần bằng súng bộ binh là vô cùng cấp thiết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Hình dạng bia sau khi bắn.<br />
4. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG<br />
4.1. Chức năng hệ thống<br />
Hệ thống được sử dụng trong kiểm tra bắn đạn thật súng AK bài 1 với khả năng<br />
tự động tính điểm thay thế cho phương pháp báo bia nhân công trước đây. Bên<br />
cạnh đó, chất liệu bia được sử dụng là loại nhựa bán tự bít [11] có khả năng tự bít<br />
và phục hồi sau khi bắn giúp cho hệ thống bia được sử dụng nhiều lần.<br />
4.2. Các tính năng.<br />
Các tính năng chính của hệ thống:<br />
- Hệ thống bia báo kết quả sau mỗi loạt bắn một cách tự động, thay cho phương<br />
pháp nhân công trước đây nhằm tăng độ khách quan, đồng thời, bảo đảm an toàn<br />
trường bắn.<br />
- Hệ thống bia tự bít có thể chịu được 2000 lượt bắn có thể sử dụng được nhiều<br />
lần, giúp giảm bớt chi phí chế tạo bia cho mỗi đợt kiểm tra.<br />
- Hệ thống có thể thống kê thành tích của các xạ thủ theo từng loạt bắn, đợt<br />
kiểm tra.<br />
- Cho phép hiện thị kết quả bắn lên màn hình để tiện quan sát, theo dõi và so<br />
sánh kết quả.<br />
- Cho phép phát các âm thanh trường bắn như đọc tên, số điểm của xạ thủ qua<br />
hệ thống loa.<br />
- Cho phép in kết quả, báo cáo công tác kiểm tra bắn đạn thật.<br />
4.3. Giải pháp tự động báo kết quả bắn đạn thật<br />
Hiện nay, trên thế giới phổ biến bốn phương pháp sau được dùng trong việc tự<br />
động báo kết quả bắn đạn thật: Phương pháp lấy mẫu hai lớp điện cực ngắn mạch<br />
(Double-layer electrode short-circuit sampling); Phương pháp ma trận dioed laser<br />
<br />
<br />
278 P. P. Huy, P. T. Kiên, D. X. Trà, “Nghiên cứu thiết kế mô hình … trường bắn cấp tỉnh.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
(Laser diode array); Phương pháp định vị âm thanh (Sound positioning); Phương<br />
pháp xử lý ảnh (Image processing) [16, 17]. Sau khi nghiên cứu phân tích các ưu<br />
nhược điểm của từng giải pháp, nhóm tác giả đã lựa chọn giải pháp xử lý ảnh để<br />
giải quyết vấn đề tự động báo kết quả cho hệ thống. Trong đó, chủ yếu là dùng<br />
phương pháp so sánh ảnh để xác định vết đạn mới; Sau khi đã xác định được vết<br />
đạn, sẽ tiến hành tính toán tọa độ của vết đạn trên mặt bia. Căn cứ vào số vòng<br />
điểm đã được số hóa, từ tọa độ của vết đạn sẽ xác định điểm được số điểm cho<br />
từng vết đạn.<br />
4.4. Giải pháp sử dụng camera quan sát<br />
Để đáp ứng được các chức năng và tính năng trên của hệ thống, nhóm tác giả<br />
lựa chọn giải pháp sử dụng camera làm khối quan sát bia. Các camera này được kết<br />
nối thông qua hệ thống mạng LAN, có chức năng chụp ảnh mặt bia sau mỗi lượt<br />
bắn và gởi về để máy tính phân tích tính điểm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Mô phỏng bố trí camera.<br />
Việc sử dụng riêng mỗi camera để quan sát cho từng bia đã được nhóm tác giả<br />
nghiên cứu và kết luận đây là phương án tối ưu nhất. Với kết quả khảo sát trường<br />
bắn tỉnh Long An ta có các thông số như trong bảng 1:<br />
Bảng 1. Thông số trường bắn Long An.<br />
Tham số Giá trị (m)<br />
Bệ cách bệ (bia số 4 cách bia số 4) 7-10<br />
Bệ số 5 và bệ số 6 cách nhau 20<br />
Ngang (l) 2-5<br />
Dãy bia cách dãy bia<br />
Dọc (h) 15-25<br />
Cạnh dưới của bia cách mặt đất 0,6-1<br />
Chiều rộng của các bia (z) 0,6<br />
Camera cách bia số 4 (đặt ngang với bệ bắn) 100<br />
Với việc sử dụng 01 hoặc 02 camera để quan sát tất cả các bia như hình 3 cần<br />
phải tính đến khả năng các bia bị che khuất (hệ thống bia cố định, và không nâng<br />
hạ bia). Như vậy, độ lớn bóng bia số 4 sẽ tính bằng công thức tam giác đồng dạng,<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 279<br />
Công nghệ thông tin<br />
<br />
0 ,6( 100 2h)<br />
bóng bia số 4 (x) sẽ bằng: x . Tương tự, bóng của bia số 7 (y) sẽ có<br />
100<br />
0 ,6( 100 h)<br />
kích thước: y . Và z 0,6 là kích thước của bia số 8.<br />
100<br />
Điều kiện để các bia không che khuất nhau là khoảng cách giữa chúng phải lớn<br />
hơn chiều ngang của bia. Do các kích thước được tính từ tâm của bia nên ta có<br />
công thức so sánh sau:<br />
- Bia số 4 với bia số 7: Ai B j OAi OB j a x y / 2<br />
- Bia số 4 với bia số 8: Ai C j OAi OC j c x z / 2<br />
- Bia số 7 với bia số 8: Bi C j OBi OC j b y z / 2<br />
Với OA là khoảng cách từ trục camera đến hình chiếu bia số 4 trên dãy bia số 8<br />
(tính tâm của bia và bóng bia); OB là khoảng cách từ trục camera đến hình chiếu<br />
bia số 7 trên dãy bia số 8; OC là khoảng cách từ trục camera đến bia số 8.<br />
Kết quả tính toán của các bệ bắn bên trái (bệ 1, 2, 3, 4, 5) với h 20; l 3 :x =<br />
0.84; y = 0.7; z = 0.6; a = 0.72; b = 0.77; c = 0.65.<br />
Bảng 2. Kết quả tính toán độ che khuất của các bệ bắn với h 20m ; l 3m.<br />
Bệ bắn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10<br />
OA(m) 70 56 42 28 14 14 28 42 56 70<br />
OB(m) 54.83 43.17 31.50 19.83 8.17 15.17 26.83 28.50 50.17 61.83<br />
OC(m) 44 34 24 14 4 16 26 36 46 56<br />
Từ bảng 2 chúng ta thấy được rằng bia số 4 của bệ bắn số 5 sẽ che khuất bia số<br />
8 của bệ số 4, và bia số 4 của bệ số 7 sẽ che khuất bia số 7 của bệ số 8. Do đó,<br />
không thể sử dụng 1 camera duy nhất để quan sát tất cả các bia của các bệ bắn với<br />
các giá trị h 20m; l 3m .<br />
Khi thay đổi giá trị của h và l chúng ta cũng nhận được kết quả có trường hợp<br />
bia bị che khuất với h 25m; l 5m . Trong trường hợp này, ở bệ số 7 thì bia số 4<br />
hoàn toàn che khuất bia số 7 và số 8.<br />
Bảng 3. Kết quả tính toán độ che khuất của các bệ bắn với h 25; l 5.<br />
Bệ bắn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10<br />
OA(m) 75 60 45 30 15 15 30 45 60 75<br />
OB(m) 54 42 30 18 6 18 30 42 54 66<br />
OC(m) 40 30 20 10 0 20 30 40 50 60<br />
Đối với phương án sử dụng 02 camera chúng ta cũng thu được kết quả tương tự:<br />
Bảng 4. Kết quả tính toán độ che khuất của các bệ bắn với h 15m; l 3m.<br />
Bệ bắn 1 2 3 4 5<br />
OA(m) 26 13 0 13 26<br />
OB(m) 19,2 7,9 3,4 14,7 26<br />
OC(m) 14 4 6 16 26<br />
<br />
<br />
280 P. P. Huy, P. T. Kiên, D. X. Trà, “Nghiên cứu thiết kế mô hình … trường bắn cấp tỉnh.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 5. Kết quả tính toán độ che khuất của các bệ bắn với h 20m; l 4m.<br />
Bệ bắn 1 2 3 4 5<br />
OA(m) 28 14 0 14 28<br />
OB(m) 18,7 7 4,7 16,3 28<br />
OC(m) 12 2 8 18 28<br />
Với kết quả tính toán từ bảng 4 và bảng 5 chúng ta cũng nhận được kết quả<br />
tương tự là các bia sẽ che khuất nhau. Như vậy, giống với phương án dùng 01<br />
camera, ta có thể kết luận phương án sử dụng 02 camera để quan sát cho 10 bia là<br />
không khả thi. Do đó, nhóm tác giả lựa chọn phương án dùng 01 camera quan sát<br />
cho 01 bia.<br />
Các thông số kỹ thuật của camera gồm các yếu tố chính như sau: IP67, hồng<br />
ngoại; Cảm biến hình ảnh: 1/3” CMOS; Tiêu cự: 2.8-12mm; Chuẩn nén hình ảnh:<br />
H.264, JPEG; Tốc độ hình ảnh: 20fps; Độ phân giải tối thiểu: 2688x1520, 4MP;<br />
Độ nhạy sáng: 0.01Lux; Dãi nhiệt độ hoạt động: -30~60 OC; Độ ẩm cho phép: 95<br />
%RH; Nguồn điện: 12, PoE.<br />
Căn cứ thực tế yêu cầu kỹ thuật hệ thống, so sánh và thử nghiệm nhiều chủng<br />
loại camera, nhóm tác giả thống nhất sử dụng camera IP có dây là Camera<br />
Hikvision DS-2CD2642FWD-IZ. Đây là loại camera có độ phân giải 4MP, hồng<br />
ngoại, ống kính thay đổi 2.8 - 12 mm. Với những lý do sau đây:<br />
- Việc lựa chọn camera ip giúp cho việc triển khai và thu hồi thiết bị dễ hơn<br />
việc dùng camera analog, do các loại cáp mạng dễ thu hồi hơn cáp đồng trục. Chất<br />
lượng hình ảnh của camera ip cũng sẽ tốt hơn. Do quản lý bằng số IP nên có thể dễ<br />
dàng quản lý các camera cho từng bệ bắn, bia bắn hơn.<br />
- Việc sử dụng camera có dây thay cho camera không dây nhằm tăng độ ổn<br />
định, chống nhiễu tốt hơn. Hơn nữa, nếu sử dụng camera không dây thì vẫn phải<br />
cần dây nguồn để cấp nguồn cho camera. Khi sử dụng giải pháp cấp nguồn PoE thì<br />
có thể tích hợp chung dây nguồn và dây tín hiệu.<br />
- Việc sử dụng camera có chức năng zoom, nhưng không sử dụng PTZ vì góc quan<br />
sát bia là cố định, chỉ cần chức năng zoom để điều chỉnh cự ly quan sát và lấy nét.<br />
4.5. Giải pháp sử dụng chất liệu chế tạo bia<br />
Về giải pháp tăng độ bền cho bia và sử dụng được nhiều lần, nhóm tác giả chọn<br />
chất liệu bia tự bít polyme blend để chế tạo bia. Loại bia này được kiểm định, đánh<br />
giá là đáp ứng được các điều kiện như: sử dụng nhiều lần, có độ bền va đập rất cao,<br />
chịu được xung lực va đập rất lớn của đầu đạn mà không bị vỡ, lỗ thủng để lại sau<br />
khi đầu đạn đi qua nhỏ hơn đường kính đầu đạn, bia lại gọn nhẹ, chịu được khí hậu<br />
nhiệt đới/nóng ẩm, có khả năng chống lão hóa cao trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm,<br />
bức xạ cao. Một số tiêu chí kỹ thuật của bia tự bít:<br />
Bảng 6. Tính năng cơ lý hóa của bia tự bít.<br />
Giá trị đo Giá trị đo<br />
Đơn vị vật liệu vật liệu<br />
TT Chỉ tiêu đo Tiêu chuẩn đo<br />
đo chế tạo chế tạo<br />
bia bia mẫu<br />
1 Độ bền kéo đứt ASTM D 638-02 Mpa 40,9 26<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 281<br />
Công ngh<br />
nghệệ thông tin<br />
<br />
Độ<br />
Độ giãn<br />
giãn dài khi<br />
2 ASTM D 638<br />
638-02<br />
02 % < 8,6 < 15<br />
đứt<br />
ứt<br />
3 Độ<br />
Độ bền uốn ISO 178<br />
178-2010<br />
2010 Mpa 67,1 45<br />
Độ<br />
Độ chịu nhiệt ASTM 0<br />
4 C 91 95<br />
Vicat D 1525<br />
1525-00<br />
00<br />
<br />
Chiều<br />
Chiều đđèn<br />
èn UV<br />
UV--A<br />
340nm trong 96<br />
Độ<br />
Độ kháng lão<br />
lão hóa giờ. Đo cơ<br />
giờ. cơ llý<br />
ý sau<br />
5 % > 84 > 80<br />
UV lão hóa theo<br />
ASTM D 638638-0202<br />
và ISO 178<br />
178-2010<br />
2010<br />
<br />
4.6. Các gi<br />
giải<br />
ải pháp về kết nối hệ thống<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Sơ đđồ<br />
ồ kết nối hệ thống.<br />
Sơ đđồồ hệ thống gồm có:<br />
- Máy phát đi điện<br />
ện sẽ cấp nguồn cho to<br />
toàn<br />
àn bbộ<br />
ộ hệ thống<br />
thống;<br />
- TTT kết<br />
kết nối với KGT theo chuẩn Ethernet bằng 01 dây m mạng<br />
ạng;;<br />
- KGT kkếtết nối với Máy phát điện<br />
điện bằng 01 dây 2 ruột<br />
ruột;<br />
- Các KGT kkết ết nối với nhau bằng dây mạng vvàà dây ngunguồn<br />
ồn 2 ruột (có thể ddùng<br />
ùng<br />
dây cat5+2C);<br />
cat5+2C)<br />
- KGT kkếtết nối với KQS bằng 01 cáp mạng, PoE.<br />
Hệ thống bao gồm Tủ trung tâm (TTT) (chứa Khối xử lý trung tâm), 11 Khối<br />
Hệ Khối<br />
giao ti<br />
tiếp<br />
ếp (KGT), 3300 Kh<br />
Khối<br />
ối Quan sát (KQS) đđượcợc kết nối với nhau nh<br />
nhưư sau<br />
sau:<br />
5. HỆ THỐNG<br />
HỆ THỐNG THIẾT<br />
THIẾT BỊ DỰ KIẾN<br />
Sốố llư<br />
ượng<br />
ợng thiết bị đầu cuối chính llàà ssốố llư<br />
ượng<br />
ợng khối quan sát, mỗi khối gồm có 1<br />
camera và 1 bbộ ộ bia (có thể llàà bia số<br />
số 4, số 7 hoặc số 8) có độ bền cao sử dụng đđư ược<br />
ợc<br />
nhiều lần, ch<br />
nhiều chịu<br />
ịu đư<br />
được<br />
ợc lực va đập, bền với môi tr trường<br />
ờng vvàà th<br />
thời<br />
ời tiết Việt Nam. Số<br />
lượng thiết bị đầu cuối có thể thay đổi để ph<br />
lượng phù<br />
ù hợp<br />
hợp với số lư<br />
lượng<br />
ợng bệ bắn tại tr<br />
trường<br />
ờng<br />
bắn<br />
ắn do đđư ược<br />
ợc thiết kế mang tính mô đun cao, dễ triển khai vvàà thu hồi. hồi. Ngo<br />
Ngoài<br />
ài ra<br />
ra,,<br />
<br />
<br />
282 P. P. Huy, P. T. Kiên, D. X. Trà<br />
Trà,, ““Nghiên<br />
Nghiên ccứu<br />
ứu thiết kế mô h<br />
hình<br />
ình … tr<br />
trưường tỉnh.””<br />
ờng bắn cấp tỉnh<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
khung cơ khí và vỏ hộp được thiết kế chắc chắn, có khả năng bảo vệ camera trước<br />
va đập trong quá trình vận chuyển, triển khai và thu hồi.<br />
Mức chất lượng camera đảm bảo hình ảnh có chất lượng phù hợp (tối thiểu<br />
2MP) để phần mềm có thể nhận dạng ảnh và xử lý tính điểm. Camera là loại<br />
chuyên dụng ngoài trời, hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, hoặc ngược<br />
sáng và theo tiêu chuẩn IP66 hoạt động được trong điều kiện ngoài trời.<br />
Khối xử lý trung tâm được chọn là thiết bị quân sự đảm bảo hoạt động ổn định<br />
trong môi trường ngoài trời và vận chuyển liện tục. Có cấu hình phù hợp cho phép<br />
làm việc cùng lúc với nhiều thiết bị đầu cuối, có tính dự phòng cao về nâng cấp mở<br />
rộng hệ thống. Khối xử lý trung tâm thực hiện các chức năng điều khiển khối quan<br />
sát, tự động xử lý tính điểm kết quả bắn trên các bia số 4, 7, 8, lưu trữ kết quả và<br />
xuất kết quả ra các khối hiển thị, máy in, khối phát âm thanh.<br />
Khối giao tiếp đảm bảo sự ổn định đường truyền tín hiệu từ thiết bị đầu cuối về<br />
khối xử lý trung tâm, số lượng cổng được thiết kế với khả năng dự phòng để mở<br />
rộng hệ thống. Các loại cáp và thiết bị được sử dụng là loại chuyên dụng ngoài<br />
trời, phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam. Hệ thống dây cáp dễ<br />
dàng triển khai và thu hồi, trong trường hợp cần thiết có thể đi dây ngầm dưới đất.<br />
Tủ đựng thiết bị và giắc cắm là loại chuyên dụng, có độ bền cao và phù hợp với<br />
đặc thù hoạt động quân sự.<br />
Khối điều khiển và hiển thị tích hợp chung với khối xử lý trung tâm. Khối điều<br />
khiển hiển thị có chức năng tương tác điều khiển hệ thống và hiển thị các thông tin<br />
như sau: đối với người bắn gồm hình ảnh bia, số điểm riêng 3 loạt bắn cho từng<br />
loại bia, tổng điểm cho mỗi loại bia, tổng điểm đạt được trong đợt bắn, xếp loại;<br />
Về thông tin chung gồm bảng danh sách 10 xạ thủ có thành tích tốt nhất. Ngoài ra,<br />
có chức năng phóng to từng bia để xem kỹ hơn và xem đầy đủ danh sách thống kê<br />
kết quả của đợt bắn như danh sách xạ thủ, tỉ lệ khá giỏi…<br />
Bên cạnh đó, hệ thống còn có hệ thống loa để tạo dựng hệ thống âm thanh để<br />
điều hành trường bắn, thông báo kết quả bắn và máy in dùng để in kết quả, báo cáo<br />
khi cần thiết.<br />
Thiết bị có khả năng lưu trữ dữ liệu như hình ảnh bia bắn sau mỗi loạt bắn, đợt<br />
bắn, các kết quả thống kê liên quan đến đợt bắn, đợt kiểm tra và cho phép xuất ra<br />
file để in ấn. Các khối thiết bị tại đài chỉ huy được tích hợp chung trong tủ rack nên<br />
đảm bảo về độ bền và tính cơ động cao, dễ dàng vận chuyển, lắp đặt nhanh chóng.<br />
Nếu tại thao trường có sẵn nguồn điện lưới tại chỗ thì sử dụng nguồn điện lưới<br />
này; nếu không có sẵn nguồn điện lưới sẽ sử dụng máy phát điện.<br />
6. KẾT LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra hệ thống thiết bị phục vụ hoạt động kiểm tra bắn<br />
đạn thật nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện bắn súng bộ binh cho LLVT tỉnh<br />
Long An. Đây là mô hình huấn luyện tại thao trường có khả năng tự động đánh giá<br />
kết quả bằng công nghệ xử lý ảnh và sử dụng nhiều lần.<br />
Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay công nghệ xử lý ảnh<br />
và các loại sản phẩm camera ngày càng được quan tâm, phát triển nhiều giải pháp<br />
và chủng loại mới. Do đó, việc sử dụng công nghệ xử lý ảnh tính điểm của hệ<br />
thống thiết bị cho thấy một hướng đi đúng với xu thế phát triển khoa học công<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 283<br />
Công nghệ thông tin<br />
<br />
nghệ hiện nay. Từ đó cho thấy khả năng có thể phát triển, nâng cấp sản phẩm<br />
theo hướng hiện đại, ứng dụng sự phát triển sẵn có của khoa học công nghệ và kỹ<br />
thuât tiên tiến.<br />
Hệ thống được thiết chế tạo để sử dụng ngoài trời, bảo đảm vận hành tốt trong<br />
điều kiện môi trường và khí hậu tại trường bắn. Bên cạnh đó, hệ thống được thiết<br />
kế với tiêu chí triển khai và thu hồi một cách nhanh chóng và dễ dàng, nhằm không<br />
ảnh hưởng đến quy trình kiểm tra bắn đạn thật. Các thiết bị được đặt trong các loại<br />
vỏ hộp chuyên dụng, chắc chắn nên bảo đảm được độ bền, chịu được lực va đạp<br />
trong quá trình di chuyển, triển khai, thu hồi và cả khi đạn bắn thẳng vào.<br />
Về công nghệ chế tạo bia bằng loại vật liệu tổ hợp polyme blend “bán tự bít”, là<br />
vật liệu có tính đàn hồi và độ dẻo nhất định nên khi đạn đi qua không bị phá vỡ mà<br />
chỉ để lại lỗ nhỏ, dễ dàng phục hồi bằng cách dùng búa tán lên lỗ rách, kết hợp với<br />
keo dán (có thành phần chính tương tự vật liệu bán tự bít) lỗ đạn có thể được trám<br />
kín và trở về như tình trạng ban đầu. Cùng với tính bền của vật liệu đối với môi<br />
trường bên ngoài, loại bia này có thể được sử dụng trong thời gian dài và qua nhiều<br />
lần bắn.<br />
Sản phẩm sau khi đưa vào thử nghiệm và hoàn thiện có thể nhân rộng ứng dụng<br />
tại các đơn vị khác.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Cục Quân huấn, BTTM, “Giáo trình kiểm tra kỹ thuật chiến đấu bộ binh”,<br />
NXB QĐND, 2014.<br />
[2]. Cục Quân huấn, BTTM, “Lý thuyết bắn súng bộ binh”, NXB QĐND, 2000.<br />
[3]. Nguyễn Kim Sách, “Xử lý ảnh và Video số”, NXB: Khoa học và Kỹ thuật,<br />
1997.<br />
[4]. Nguyễn Quốc Trung, “Xử lý tín hiệu và lọc số”, BXB: Khoa học và Kỹthuật,<br />
2004.<br />
[5]. Thiết bị bắn tập súng bộ binh MBT-03, Học viện Kỹ thuật quân sự.<br />
[6]. Thiết bị bắn tập MBT-07, Học viện Kỹ thuật quân sự.<br />
[7]. Thiết bị hỗ trợ tập súng K54 bài 5 nâng cao (thiết bị B5-K54), Học viện Kỹ<br />
thuật quân sự.<br />
[8]. Thiết bị bắn tập súng ngắn SN-K54, Học viện Kỹ thuật quân sự.<br />
[9]. Thiết bị kiểm tra bắn đạn thật KTB - 1M.MB, Viện Khoa học và Công nghệ<br />
quân sự.<br />
[10]. Hệ thống thiết bị điều khiển mục tiêu trường bắn cơ bản bộ binh, Viện Khoa<br />
học và Công nghệ quân sự.<br />
[11]. Đề tài KHCN TP HCM: Nghiên cứu vật liệu và công nghệ chế tạo bia “bán<br />
tự bít” sử dụng nhiều lần trong công tác huấn luyện quân sự, 2012.<br />
[12]. Alan Dennis, Barbara H. Wixom, Roberta M. Roth. “System analysis and<br />
design, Fifth Edition”, John Wiley & Sons, Inc, 2012.<br />
[13]. Bhabatosh Chanda, Dwijesh Dutta Mạumder. “Digital Image Processing and<br />
Analysis”. Prentice Hall of India, 2001.<br />
[14]. Willam K. Pratt. “Digital Image Processing: PIKS inside”, Third Edition,<br />
John Wiley & Sons, Inc, 2001.<br />
[15]. Dismounted Soldier Training System - Intelligent Decisions, Inc 1.<br />
<br />
<br />
284 P. P. Huy, P. T. Kiên, D. X. Trà, “Nghiên cứu thiết kế mô hình … trường bắn cấp tỉnh.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
[16]. “Automatic Scoring System” - Huazhong University of Science & Technology,<br />
2006.<br />
[17]. Intelligent Target scoring System based on image processing.<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH AND DESIGN OF THE SYSTEM MODELING OF EQUIPMENT<br />
FOR SHOOTING SCORING IN PROVINCIAL RIFLE RANGE<br />
The system modeling equipment for shooting scoring in provincial rifle<br />
range is a solution to improve the effectiveness of training for local army<br />
units with the goal of overcoming the limitations of the traditional shooting<br />
scoring to enhance the objectivity and safety during the firing.<br />
Keywords: Live-fire exercise, Automatic shooting scoring, Image processing, Provincial rifle range.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 16 tháng 8 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 26 tháng 11 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 11 năm 2017<br />
<br />
Địa chỉ: Phòng Số hóa và điều khiển - Viện Công nghệ thông tin.<br />
*<br />
Email: phuphuochuy@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 12 - 2017 285<br />