Ngô Phi Mạnh, Đinh Minh Hiển<br />
<br />
46<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ THIẾT BỊ LÀM LẠNH KHÔNG KHÍ KIỂU<br />
BAY HƠI NƯỚC GIÁN TIẾP ỨNG DỤNG CHU TRÌNH MAISOTSENKO (M-IEC)<br />
EXPERIMENTAL RESEARCH ON THE INDIRECT EVAPORATIVE COOLER APPLYING<br />
THE MAISOTSENKO CYCLE (M-IEC)<br />
Ngô Phi Mạnh1, Đinh Minh Hiển2<br />
1<br />
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; npmanh@dut.udn.vn<br />
2<br />
Sinh viên Lớp 13NL - Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng<br />
Tóm tắt - Bài báo này tập trung nghiên cứu tính hiệu quả, và khả năng<br />
ứng dụng của thiết bị làm lạnh không khí kiểu bay hơi nước gián tiếp<br />
ứng dụng chu trình Maisotsenko (gọi tắt là M-IEC) nhằm thay thế cho<br />
các máy điều hòa không khí truyền thống đang sử dụng trong các khu<br />
vực dân dụng như trường học, nhà hàng, các công trình công cộng<br />
với điều kiện khí hậu Việt Nam. Một mô hình thiết bị M-IEC đã được<br />
thiết kế và chế tạo hoàn chỉnh. Tiếp đến, 19 thí nghiệm đã được tiến<br />
hành trên mô hình thiết bị ứng với điều kiện khí hậu tại thành phố (TP)<br />
Đà Nẵng, Việt Nam. Từ kết quả thực nghiệm, nhóm tác giả đã tính<br />
toán, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của thiết bị dựa<br />
vào 4 chỉ tiêu là năng suất lạnh, hệ số làm lạnh (COP), hiệu suất nhiệt<br />
độ bầu ướt, và nhiệt độ không khí sau khi xử lý.<br />
<br />
Abstract - This paper focuses on the effectiveness, and<br />
applicability of an indirect evaporative cooler which applies the<br />
Maisotsenko cycle (M-IEC) in order to replace the conventional airconditioners being used in civil areas such as schools, restaurants,<br />
public areas in Vietnam. Firstly, An M-IEC model has been<br />
designed and manufactured. Secondly, 19 experiments in total are<br />
conducted on the current model under climate conditions in<br />
Danang city, Vietnam. And finally, from the experimental results,<br />
the authors have calculated, analyzed and evaluated the efficiency<br />
of the equipment based on four criteria: cooling capacity, coefficient<br />
of performance (COP), the wet-bulb effectiveness, and outlet air<br />
temperature.<br />
<br />
Từ khóa - M-IEC; điều hòa không khí kiểu truyền thống; năng suất<br />
lạnh; hệ số làm lạnh; hiệu quả làm lạnh (COP); nhiệt độ không khí.<br />
<br />
Key words - M-IEC; conventional air conditioners; cooling<br />
capacity; coefficient of performance (COP); outlet air temperature.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Hiện nay, với mục tiêu tìm ra các giải pháp làm lạnh<br />
không khí mới nhằm thay thế cho các máy điều hòa không<br />
khí truyền thống, các nhà khoa học trên thế giới đang tập<br />
trung vào hướng nghiên cứu nâng cao hiệu quả làm việc của<br />
thiết bị làm lạnh không khí kiểu bay hơi nước - vốn đã xuất<br />
hiện rất lâu, rất dễ chế tạo, chi phí đầu tư ban đầu thấp, vận<br />
hành đơn giản, điện năng tiêu thụ thấp, và rất thân thiện với<br />
môi trường vì môi chất sử dụng chỉ là nước và không khí.<br />
Có hai kiểu thiết bị làm lạnh không khí theo phương pháp<br />
bay hơi nước: Thiết bị làm lạnh không khí kiểu bay hơi nước<br />
trực tiếp (DEC) và thiết bị làm lạnh không khí kiểu bay hơi<br />
nước gián tiếp (IEC). Những thiết bị kiểu DEC có cấu tạo<br />
đơn giản, dễ chế tạo và rất phù hợp với những công trình như<br />
xưởng dệt may, các phân xưởng cơ khí rộng, quán cà phê…<br />
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chúng là độ ẩm không<br />
khí tăng lên sau khi được xử lý, sẽ ảnh hưởng không tốt đến<br />
sức khỏe con người, cũng như gây hư hỏng các thiết bị điện.<br />
Do đó, thiết bị DEC không phù hợp để thay thế cho các máy<br />
điều hòa truyền thống cho các không gian kín, như phòng<br />
ngủ hay văn phòng làm việc. Trong khi đó, với thiết bị IEC,<br />
có 2 dòng không khí đi vào thiết bị: Một dòng không khí cấp<br />
đi trong kênh gió cấp (kênh khô) và dòng không khí thải đi<br />
trong kênh thải (kênh ướt). Hai dòng không khí này được<br />
ngăn cách bởi 1 vách rắn, không thấm nước. Không khí sau<br />
khi được làm lạnh ở kênh khô sẽ được đưa vào không gian<br />
điều hòa. Ngược lại, không khí ở kênh ướt sẽ được thải ra<br />
ngoài. Rõ ràng, với cùng kích thước và điều kiện vận hành,<br />
hiệu quả làm lạnh của thiết bị IEC luôn thấp hơn so với thiết<br />
bị DEC. Tuy nhiên, ưu điểm nổi bật của thiết bị IEC là không<br />
khí cấp sau khi được làm lạnh có độ ẩm (tuyệt đối) không<br />
đổi. Đây là lý do khiến thiết bị IEC được xem là phương án<br />
thay thế phù hợp cho các máy điều hòa không khí truyền<br />
thống hiện nay. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã và đang<br />
<br />
tập trung vào nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
của thiết bị IEC. Một trong những cải tiến nổi bật là ứng<br />
dụng của “chu trình” Maisotsenko vào thiết bị IEC (gọi tắt<br />
là M-IEC). Nguyên lý hoạt động của thiết bị M-IEC được<br />
thể hiện trong Hình 1. Về cấu tạo, thiết bị M-IEC gần như<br />
tương đồng với thiết bị IEC truyền thống. Tuy nhiên, trong<br />
thiết bị M-IEC một số kênh gió trong hệ thống các kênh gió<br />
cấp được đục lỗ để không khí sau khi được làm lạnh ở kênh<br />
khô hồi lưu qua kênh ướt. Nhờ cải tiến này mà giới hạn làm<br />
lạnh không khí đầu ra của thiết bị là nhiệt độ đọng sương<br />
ứng với trạng thái không khí đầu vào (t2 = t1dp). Chính vì ưu<br />
điểm này mà thiết bị M-IEC được đánh giá có tiềm năng rất<br />
lớn trong việc thay thế các máy điều hòa không khí truyền<br />
thống. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về<br />
tiềm năng của thiết bị M-IEC. Trong đó, Riangvilaikul và<br />
các đồng nghiệp [1] đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm<br />
trên thiết bị M-IEC kiểu ngược chiều (chiều chuyển động<br />
của không khí cấp và không khí thải ngược chiều nhau), và<br />
họ đã công bố hiệu quả nhiệt kế ướt của thiết bị đạt được từ<br />
92% đến 114% (nhiệt độ không khí cấp sau xử lý đã thấp<br />
hơn nhiệt độ nhiệt kế ướt không khí đầu vào). Thêm vào đó,<br />
Bruno [2] đã có nghiên cứu thực nghiệm về việc ứng dụng<br />
thiết bị M-IEC kiểu ngược chiều cho hệ thống điều hòa<br />
không khí trong các tòa nhà dân dụng. Ông kết luận rằng<br />
thiết bị M-IEC đã hoạt động với hiệu quả nhiệt kế ướt dao<br />
động trong khoảng 118-129%, với hệ số sử dụng năng lượng<br />
EER rất cao từ 4,9 đến 11,8 (EER = 3,412.COP). Những<br />
thiết bị M-IEC này đã giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ từ<br />
52% đến 56% so với các máy điều hòa không khí truyền<br />
thống. Trong khi đó, tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu<br />
nào về việc khai thác tiềm năng của thiết bị M-IEC nhằm<br />
ứng dụng cho hệ thống điều hòa không khí. Do đó, trong bài<br />
báo này, nhóm tác giả muốn tập trung vào nghiên cứu khả<br />
năng thay thế máy điều hòa không khí truyền thống của thiết<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 9(130).2018<br />
<br />
bị làm lạnh không khí kiểu bay hơi nước gián tiếp ứng dụng<br />
chu trình Maisotsenko (M-IEC) với điều kiện khí hậu miền<br />
Trung của Việt Nam.<br />
<br />
47<br />
<br />
Fakhrabadi và Farshad Kowsary [6] để đảm bảo thiết bị<br />
M-IEC hoạt động vừa đảm bảo năng suất lạnh, vừa đảm<br />
bảo trở lực dòng không khí trong kênh gió nhỏ thì chiều<br />
cao kênh tối ưu từ 4 mm đến 6 mm, và chiều dài kênh gió<br />
từ 0,4 m đến 0,6 m. Với mô hình hiện tại, chúng tôi chọn<br />
h = 5 mm và L = 1.100 mm, chiều cao và chiều rộng của 1<br />
kênh gió cấp (kênh khô) là 5 mm, chiều cao và chiều rộng<br />
của 1 kênh thải (kênh ướt) lần lượt là 5 mm và 30 mm.<br />
Chiều cao và chiều rộng tổng thể của cụm HMX lần lượt là<br />
500 mm và 571 mm. Và trong cụm HMX sẽ bao gồm<br />
43 lớp kênh thải và 44 lớp kênh khô. Các thông số cấu tạo<br />
cơ bản của cụm HMX được thể hiện ở Bảng 1 sau:<br />
Bảng 1. Các thông số cấu tạo cơ bản của cụm HMX<br />
Thông số<br />
Độ lớn<br />
Đơn vị<br />
<br />
Hình 1. Nguyên lý hoạt động và đồ thị I-d của<br />
thiết bị M-IEC [4]<br />
<br />
2. Thiết kế, chế tạo mô hình thực nghiệm<br />
2.1. Thiết kế mô hình M-IEC<br />
Mô hình thí nghiệm thiết bị M-IEC bao gồm các phần<br />
chính sau: Cụm trao đổi nhiệt ẩm (gọi tắt là HMX), quạt<br />
thải, quạt cấp, bơm và hệ thống phun sương, bộ lọc nước,<br />
các thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm, biến tần, và giá đỡ.<br />
Trong đó, cụm HMX được coi là lõi của thiết bị M-IEC.<br />
Tại đây diễn ra quá trình làm mát đẳng dung ẩm dòng không<br />
khí cấp, và quá trình trao đổi nhiệt ẩm đẳng entanpy ở kênh<br />
thải (kênh ướt). HMX bao gồm hai 2 hệ thống kênh gió:<br />
Kênh gió cấp (kênh khô) và kênh gió thải (kênh ướt). Tùy<br />
thuộc vào chiều chuyển động của không khí cấp và không<br />
khí thải, có hai kiểu thiết bị M-IEC: Cắt nhau và ngược<br />
chiều. Và, thiết bị M-IEC kiểu ngược chiều có hiệu quả hoạt<br />
động tốt hơn cắt nhau khi có cùng kích thước và chế độ hoạt<br />
động [3]. Tuy nhiên, kiểu ngược chiều rất khó chế tạo và<br />
việc tạo ẩm bề mặt kênh thải phức tạp hơn so với kiểu cắt<br />
nhau. Do vậy, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung<br />
vào thiết kế và chế tạo thiết bị M-IEC kiểu cắt nhau.<br />
Trong hầu hết các nghiên cứu liên quan về thiết bị<br />
M-IEC cho thấy rằng, hiệu quả làm việc của HMX đặc biệt<br />
phụ thuộc vào chiều cao và chiều dài các kênh gió. Cụ thể,<br />
theo tài liệu tham khảo [4], giá trị tối ưu của các kênh gió<br />
là từ 3-5 mm, và chiều dài kênh gió phải thỏa mãn điều<br />
L<br />
kiện > 200 (L, h lần lượt là chiều dài và chiều cao kênh<br />
h<br />
gió của HMX). Trong khi đó, theo M. Jradi và S. Riffat [5]<br />
chiều cao kênh gió tốt nhất trong khoảng<br />
4 mm đến 7 mm và chiều dài kênh gió lớn hơn 800 mm, để<br />
thiết bị M-IEC có thể xử lý không khí thỏa mãn thông số<br />
tiện nghi cho không gian điều hòa. Hay, theo Farbod<br />
<br />
Chiều cao kênh gió cấp<br />
<br />
5<br />
<br />
Chiều rộng kênh gió cấp<br />
<br />
5<br />
<br />
mm<br />
mm<br />
<br />
Chiều cao kênh gió thải<br />
<br />
5<br />
<br />
mm<br />
<br />
Chiều rộng kênh gió thải<br />
<br />
30<br />
<br />
mm<br />
<br />
Chiều dài kênh gió cấp<br />
<br />
1.100<br />
<br />
mm<br />
<br />
Chiều dài kênh gió thải<br />
<br />
525<br />
<br />
mm<br />
<br />
Chiều dày kênh gió<br />
<br />
0,5<br />
<br />
mm<br />
<br />
Như vậy, HMX sẽ được chế tạo gồm các lớp kênh ướt và<br />
kênh khô được sắp xếp xen kẽ nhau. Các lớp kênh được tạo<br />
thành bởi các tấm nhựa, riêng phần kênh thải được phủ vải<br />
100% cotton để đảm bảo bề mặt kênh thải luôn ẩm. Trên bề<br />
mặt kênh thải có gắn các đường gân, chiều cao đường gân là<br />
5 mm. Các tấm sẽ đặt chồng lên những đường gân đó và cố<br />
định bằng keo, khi đấy hai phần phủ vải sẽ đối nhau cùng<br />
với các đường gân tạo thành kênh ướt. Gió cấp đi bên trong<br />
tấm (kênh khô) và gió thải đi ngoài tấm (kênh thải) sẽ cắt<br />
nhau (90°). Trong hệ thống các kênh gió cấp, 20 kênh được<br />
chọn để đục lỗ có tiết diện tròn với đường kính khoảng 3<br />
mm. Việc đục lỗ này giúp gió sau khi được làm lạnh sơ bộ ở<br />
kênh cấp được hồi lưu qua các kênh thải.<br />
2.2. Mô hình chế tạo thực tế<br />
Sau bước phân tích, thiết kế thiết bị, nhóm tác giả đã<br />
tiến hành chế tạo hoàn chỉnh thiết bị làm lạnh không khí<br />
kiểu bay hơi nước gián tiếp (M-IEC) tại xưởng Nhiệt,<br />
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng. Hình 2 thể<br />
hiện thiết bị M-IEC thực tế sau khi được chế tạo.<br />
<br />
Hình 2. Hình ảnh thực tế mô hình thiết bị M-IEC<br />
<br />
3. Tiến hành thí nghiệm và phân tích số liệu<br />
3.1. Tiến hành thí nghiệm<br />
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình thiết bị, hai<br />
hướng thí nghiệm đã được nhóm tác giả tiến hành. Hướng thứ<br />
nhất, 12 thí nghiệm (Bảng 2) được tiến hành khi các thông số<br />
trạng thái không khí đầu vào thiết bị thay đổi, trong khi tỷ lệ<br />
<br />
Ngô Phi Mạnh, Đinh Minh Hiển<br />
<br />
48<br />
<br />
gió cấp trên gió thải giữ không đổi (r ≈ 23,1%).<br />
Bảng 2. 12 thí nghiệm với các thông số trạng thái<br />
không khí đầu vào thay đổi<br />
<br />
Lần<br />
đo<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
Không khí<br />
đầu vào<br />
Độ<br />
Nhiệt ẩm<br />
độ tương<br />
(°C) đối<br />
(%)<br />
33,2 52<br />
32,8 52<br />
32,7 52<br />
32,4 54<br />
32,9 53<br />
32,5 54<br />
31,9 56<br />
31,9 56<br />
32,4 55<br />
32,3 55<br />
31,9 56<br />
31,9 56<br />
<br />
Không khí<br />
thải<br />
Độ<br />
Độ<br />
ẩm<br />
Lưu Nhiệt ẩm<br />
Dung ẩm<br />
tương<br />
lượng<br />
độ tương<br />
(g/kgkkk)<br />
đối<br />
(m3/h) (°C) đối<br />
(%)<br />
(%)<br />
58<br />
14,6<br />
1.068 34,3 61<br />
60<br />
14,7<br />
1.221 33,6 62<br />
60<br />
14,8<br />
1.068 33,8 61<br />
61<br />
15,0<br />
1.221 33,7 63<br />
60<br />
15,2<br />
1.068 33,9 61<br />
60<br />
15,3<br />
1.221 33,3 64<br />
62<br />
15,5<br />
1.348 32,6 65<br />
63<br />
15,7<br />
1.384 32,6 66<br />
62<br />
15,7<br />
1.348 33,1 65<br />
62<br />
15,7<br />
1.348 33,2 64<br />
62<br />
15,7<br />
1.384 32,6 66<br />
62<br />
15,9<br />
1.384 32,8 66<br />
Không khí cấp<br />
<br />
Nhiệt<br />
độ<br />
(°C)<br />
26,3<br />
26,6<br />
26,6<br />
26,6<br />
27,1<br />
27,4<br />
27,3<br />
27,8<br />
27,5<br />
27,7<br />
27,9<br />
28,2<br />
<br />
Hướng thứ hai, 07 thí nghiệm (Bảng 3) được tiến hành<br />
khi các thông số trạng thái không khí đầu vào thiết bị được<br />
giữ không đổi, trong khi tỷ lệ gió thải trên gió cấp thay đổi<br />
từ 14,2% đến 33,3%.<br />
Tỷ lệ gió thải trên gió cấp, kí hiệu là r, được định nghĩa<br />
là tỷ số giữa lưu lượng thể tích của gió thải và lưu lượng<br />
thể tích của gió cấp:<br />