Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHƠI ĐIỆN TỬ CỦA HỌC SINH TRƢỜNG<br />
TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀNG VĂN THỤ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Đàm Thị Bảo Ho , Trịnh Quỳnh Gi ng<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng chơi điện tử của học sinh trƣờng trung học cơ<br />
sở Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng chơi<br />
điện tử của học sinh trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên. Đối<br />
tƣợng nghiên cứu: 514 học sinh trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ. Phƣơng pháp<br />
nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả:<br />
- Tỷ lệ học sinh lạm dụng và phụ thuộc G.O là 49 em chiếm 9,5%. Nhóm tuổi 14<br />
(lớp 9) có tỷ lệ học sinh lạm dụng, phụ thuộc G.O cao nhất. Học sinh nam lạm<br />
dụng và phụ thuộc G.O nhiều hơn học sinh nữ.<br />
- Lạm dụng và phụ thuộc G.O làm ảnh hƣởng rõ rệt đến học tập ở 32,7%; ảnh<br />
hƣởng đến giấc ngủ ở 26,5%; ảnh hƣởng đến các hoạt động xã hội của trẻ ở 59,2%;<br />
và 44,9% các học sinh này có các hành vi dễ tức giận, gây hấn.<br />
Từ khóa: Lạm dụng chơi điện tử trên internet, học sinh trung học cơ sở, Thành phố<br />
Thái Nguyên<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong hơn một thập kỷ qua, Internet đã phát triển rất nhanh với số ngƣời sử dụng<br />
tăng theo cấp số nhân, chủ yếu là trẻ vị thành niên và ngƣời trẻ tuổi. Tại Việt Nam, từ<br />
năm 2000 đến năm 2009, số ngƣời sử dụng Internet đã tăng từ 200 ngàn ngƣời lên hơn<br />
20 triệu ngƣời vào năm 2009. Theo báo cáo nghiên cứu về Internet và công nghệ thông<br />
tin năm 2008, dự báo đến năm 2011 sẽ có hơn 10 triệu ngƣời chơi game-online. Ngoài ra,<br />
trong số 20,2 triệu ngƣời sử dụng Internet có đến 53% là tán gẫu và chơi game-online<br />
(G.O) [2]; [10].<br />
Với sự phát triển và phổ biến của Internet, học sinh ngày càng tìm tới các hình thức<br />
giải trí trên mạng và G.O chính là một trong những hình thức đƣợc ƣa chuộng hiện nay.<br />
Không chỉ dừng lại ở mức độ giải trí, nhiều học sinh đã quá lạm dụng và phụ thuộc vào<br />
G.O dẫn tới nhiều hậu quả tiêu cực trong xã hội [1]; [4]. Ngoài ra, việc bỏ ra nhiều thời<br />
gian để chơi những trò chơi này có thể dẫn đến kỹ năng xã hội kém, ít có thời gian với<br />
gia đình, với công việc ở trƣờng học và những hoạt động giải trí khác, xếp hạng thấp<br />
trong lớp học, thiếu luyện tập thể thao [2]; [8].<br />
Tại Thái Nguyên, đã có học sinh bỏ học, phạm pháp, nhập viện liên quan đến việc<br />
chơi G.O. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế. Chính vì vậy, nghiên<br />
cứu thực trạng chơi điện tử ở học sinh trung học cơ sở (THCS) là rất cần thiết dể từ đó có<br />
thể đƣa ra những khuyến cáo trong việc quản lý, sử dụng trò chơi điện tử trong học sinh.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng chơi điện tử của học sinh trƣờng THCS<br />
Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên.<br />
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Gồm 514 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 ở trƣờng THCS<br />
Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên.<br />
<br />
<br />
3<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
- Thời gian: Tháng 5/ 2015 - 10/2015<br />
- Địa điểm: Trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên.<br />
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang<br />
2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu<br />
- Mẫu nghiên cứu là toàn bộ học sinh ở trƣờng THCS Hoàng Văn Thụ đồng ý tham<br />
gia nghiên cứu sau khi đã đƣợc thông báo về yêu cầu, mục đích nghiên cứu.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: những học sinh mà bản thân hoặc cha mẹ từ chối cho tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu<br />
- Các đặc điểm nhóm nghiên cứu: tuổi, giới, dân tộc.<br />
- Thực trạng chơi điện tử ở học sinh<br />
- Một số hậu quả từ việc chơi điện tử.<br />
2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu<br />
- Sử dụng bảng phỏng vấn sử dụng internet dành cho trẻ tự điền. Phỏng vấn cha mẹ,<br />
giáo viên để xác định các học sinh lạm dụng, phụ thuộc G.O.<br />
2.7. Phƣơng pháp sử lý số liệu<br />
Số liệu đƣợc nhập dựa vào phần mềm Epidata, đƣợc sử lý theo phƣơng pháp thống kê<br />
y học, sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm STATA 10.0<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Các đặc điểm của nhóm nghiên cứu<br />
Bảng 1. Đặc điểm tuổi và giới của nhóm nghiên cứu<br />
Giới Nam Nữ<br />
Tổng<br />
Tuổi SL % SL %<br />
11 76 62,3 46 37.7 122<br />
12 67 40,4 99 59,6 166<br />
13 58 52,3 53 47,7 111<br />
14 65 56,6 50 43,4 115<br />
Tổng 266 51,8 248 48,2 514<br />
Nhận xét: Tính tổng thể, tỷ lệ học sinh nam và nữ là tƣơng đƣơng nhau.Tuy nhiên,<br />
nếu tính riêng từng nhóm tuổi, thấy có sự chênh lệch tƣơng đối rõ. Ở nhóm 11 tuổi, tỷ lệ<br />
học sinh nam cao hơn hẳn trong khi ở nhóm 12 tuổi, tỷ lệ học sinh nữ cao hơn rõ rệt.<br />
Bảng 2. Đặc điểm dân tộc<br />
Giới Kinh Khác<br />
Tổng<br />
Tuổi SL % SL %<br />
11 90 73,8 32 26,2 122<br />
12 134 80,7 32 19,3 166<br />
13 86 77,5 25 22,5 111<br />
14 89 77,4 26 22,6 115<br />
Tổng 399 77,6 115 22,4 514<br />
Nhận xét: Tỷ lệ học sinh dân tộc kinh chiếm đa số ở tất cả các nhóm tuổi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016<br />
<br />
3.2. Thực trạng chơi điện tử ở học sinh<br />
Bảng 3. Thực trạng chơi điện tử ở học sinh<br />
SD G.O Bình thƣờng Lạm dụng Phụ thuộc<br />
Tổng<br />
Tuổi SL % SL % SL %<br />
11 115 94,3 7 5,7 0 0 122<br />
12 150 90,4 15 9,0 1 0,6 166<br />
13 105 94,6 6 5,4 0 0 111<br />
14 95 82,6 19 16,5 1 0,9 115<br />
Tổng 465 90,5 47 9,1 2 0,4 514<br />
Nhận xét: Tính chung trong toàn trƣờng, tỷ lệ học sinh lạm dụng G.O là 47 em chiếm<br />
9,1%. Có 2 học sinh phụ thuộc G.O chiếm 0,4%. Nhóm tuổi 14 (lớp 9) có tỷ lệ học sinh<br />
lạm dụng, phụ thuộc G.O cao nhất.<br />
Bảng 4. Thực trạng lạm dụng và phụ thuộc G.O theo giới<br />
SD G.O Lạm dụng,<br />
Bình thƣờng Tổng p<br />
phụ thuộc G.O<br />
Giới SL % SL % SL %<br />
Nam 37 13,9 229 86,1 266 100,0<br />