Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng
lượt xem 3
download
Bài viết đã phân tích thực trạng xuất khẩu lúa gạo Việt Nam qua địa bàn tỉnh Cao Bằng đặt trong bối cảnh chung trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây, từ đó đi đến những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lúa gạo qua địa phương. Làm tốt được tại một địa phương sẽ góp phần giữ vững vị thế xuất khẩu lúa gạo hàng đầu của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng
- NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC QUA TỈNH CAO BẰNG 促进大米经高平省销向中国市场的现状及解决方案 TS. Nguyễn Thị Thanh Phương - ThS. Vũ Tuấn Hiệp Trường Đại học Thương mại 商业大学博士 阮氏清芳 硕士 武俊侠 Tóm tắt Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời và lúa gạo là một trong những sản phẩm chính được chú trọng sản xuất phát triển. Với thế mạnh trong canh tác lúa gạo, sản lượng gạo không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn là mũi nhọn trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Luôn đứng vị trí top đầu về sản lượng xuất khẩu gạo, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong đó Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, sản lượng xuất khẩu gạo sang thị trường này giảm đáng kể về lượng cũng như giá bán do những bất đồng và tranh chấp tại khu vực Biển Đông giữa hai nước. Chính sách xiết chặt hạn ngạch xuất khẩu và cấm biên của Trung Quốc đã đẩy các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam vào tình trạng “tắc đầu ra”. Cần phải có những chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp Việt Nam cũng như đẩy mạnh khai thông xuất khẩu tại một số tỉnh biên giới giữa hai nước. Bài viết đã phân tích thực trạng xuất khẩu lúa gạo Việt Nam qua địa bàn tỉnh Cao Bằng đặt trong bối cảnh chung trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây, từ đó đi đến những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lúa gạo qua địa phương. Làm tốt được tại một địa phương sẽ góp phần giữ vững vị thế xuất khẩu lúa gạo hàng đầu của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Từ khóa: Xuất khẩu, gạo, giải pháp, thực trạng, thị trường Trung Quốc, Cao Bằng 摘要 越南是个传统农业国家,大米在生产发展中得到重视的主要产品之一。以大米 耕作为优势,大米产量不仅满足国内要求而且还是越南出口活动的先锋。越南大米 一 直以来都是世界大米出口大国之一。越南大米已经出口到世界与地区的许多国家,其 中最潜能市场为中国。然而几年来由于两国之间对东海的分歧与争端,大米到该市场 的出口量与其价格显著降低。中国的抓紧出口配额与禁止边境政策导致越南许多大米 出口商碰到“出口堵塞”问题。这需要拿出支持越南出口商政策并开通两国边界几个 省的出口状况。本文已将在越南几年来的大米出口背景下的大米经高平省小巷中国市 场现状进行分析。在此基础上提出有关提高经过该地方出口效果的解决方案。 能在一 个地方做好该工作会保持越南大米在中国市场的第一位置。 关键词:出口,大米,解决,现状,中国市场,高平省 720
- 1. Mở đầu Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ thương mại lâu đời, đánh dấu bằng những dấu mốc lịch sử đáng ghi nhận. Cùng với tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập khu vực, gạt sang một bên những “bất đồng” và “tranh chấp” về đường biên giới lãnh thổ, quan hệ kinh tế giữa hai nước không ngừng được mở rộng và phát triển. Đặc biệt từ khi Trung Quốc chính thức gia nhập WTO, hàng hóa Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu rộng hơn nữa vào thị trường đầy tiềm năng và không quá “khó tính” này. Trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thì nhóm hàng nông sản chiếm ưu thế hơn cả, đặc biệt là mặt hàng lúa gạo. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 3 quí đầu của năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,77 triệu tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 39,2% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Tuy nhiên, do những bất ổn trong thị trường tiền tệ Trung Quốc, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ trong thời gian vừa qua đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng. Thêm vào đó, quan hệ căng thẳng về chính trị, những bất đồng tranh chấp tại Biển Đông leo thang, chính sách “cấm biên”, “chặn tiểu ngạch, siết chính ngạch” của Chính phủ Trung Quốc là những nguyên nhân dẫn đến sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian qua (Trung Chánh, 2015; Tâm An, 2015). Xuất phát từ thực tế “nóng” này, bài viết chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng” như một kênh nghiên cứu góp phần đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam qua một tỉnh biên giới cụ thể là Cao Bằng. Tính cần thiết của bài viết thể hiện qua thực tế Cao Bằng là tỉnh biên giới quan trọng, là cầu nối để đưa mặt hàng nông sản Việt Nam nói chung và mặt hàng gạo nói riêng sang thị trường Trung Quốc; theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng vào năm 2014 đạt 6.449 tấn, tương đương 2.634.546 USD. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu gạo sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng, bài viết đi đến những giải pháp để nâng cao kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc nói chung và qua địa phương này nói riêng. 2. Cơ sở lý luận + Tổng quan về hàng nông sản xuất khẩu Nông sản là những hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản... như lúa gạo, ngô, khoai sắn, rau củ quả, gà, vịt... Theo phân loại của tổ chức nông lương Liên hợp quốc FAO, hàng nông sản là tập hợp của nhiều nhóm hàng khác nhau như nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt sữa, nhóm hàng nguyên liệu, nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm khác. Đặc điểm nổi bật của mặt hàng nông sản là hoạt động sản xuất mang tính thời vụ; chủng loại rất phong phú và đa dạng; chất lượng nông sản có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người; khâu bảo quản và chế biến có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng nông sản... Trong số các mặt hàng nông sản thì lúa gạo được coi là mặt hàng quan trọng, là nông sản chính được nhiều quốc gia tập trung vào canh tác sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hóa, dịch vụ từ một quốc gia được đưa ra bên ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó nhằm thu về lợi nhuận. Xuất khẩu phản ánh mối quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực và 721
- trên thế giới, là xu thế tất yếu trong nền kinh tế của mỗi nước. Có nhiều hình thức để thực hiện hoạt động xuất khẩu bao gồm: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu qua trung gian, mua bán đối lưu, đấu thầu quốc tế, gia công quốc tế, xuất khẩu thông qua các hội chợ triển lãm... Tùy vào điều kiện và chính sách phát triển kinh tế mà mỗi quốc gia sẽ chọn cho mình những hình thức xuất khẩu phù hợp nhất. Một quốc gia có thể thực hiện xuất khẩu nhiều mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh so với quốc gia khác. Đối với nhiều nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp thì xuất khẩu nông sản được coi là nền kinh tế mũi nhọn và được tập trung phát triển. Xuất khẩu nông sản là hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của một quốc gia sang một quốc gia khác, thông qua đó, hai quốc gia trao đổi hàng hóa và ngoại tệ mang mà cả hai bên cùng có lợi. Đối với nhiều nước, đặc biệt là nước có nền kinh tế đang phát triển thì đây là ngành kinh tế quan trọng đóng góp khá lớn cho sự phát triển chung của đất nước. + Lý thuyết về xuất khẩu - Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối: Nhà kinh tế học người Anh Adam Smith (1723 - 1790) là người đầu tiên đưa ra những nghiên cứu giải thích về nguồn gốc của các giao dịch trong thương mại quốc tế. Để giải thích về quan hệ thương mại giữa các nước, ông đưa ra học thuyết về lợi thế tuyệt đối. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho rằng, mỗi quốc gia nên tập trung vào sản xuất, chuyên môn hóa những mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối, sau đó tiến hành trao đổi với các quốc gia có lợi thế tuyệt đối khác dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Các nguồn lực mà quốc gia có thể khai thác bao gồm: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, tiến bộ về khoa học kĩ thuật... Thông qua hình thức này, nguồn lực quốc gia sẽ được tận dụng một cách hiệu quả nhất, chi phí và giá thành sản phẩm sẽ được giảm thiểu đáng kể. Như vậy, theo quan điểm này, Adam Smith tin tưởng rằng, tự do hóa thương mại sẽ góp phần sử dụng nguồn lực của mỗi nước một cách hiệu quả nhất và tối đa hóa phúc lợi toàn thế giới. Tuy nhiên, học thuyết của Adam Smith không giải thích được rằng, có những quốc gia không có lợi thế tuyệt đối sẽ tham gia vào thương mại quốc tế như thế nào? Để giải thích vấn đề này, lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacdo (1772 - 1823) đã ra đời. - Lý thuyết về lợi thế so sánh: Học thuyết về lợi thế so sánh của David Ricacdo được xây dựng dựa trên quy luật về lợi thế so sánh. Theo đó, những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế. Bởi lẽ, mỗi nước sẽ có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm nhất định so với nước khác. Bằng việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có lợi thế và nhập khẩu những sản phẩm mà việc sản xuất trong nước gặp nhiều bất lợi sẽ tạo ra thặng dư thương mại cho quốc gia, sản lượng và tiêu dùng của thế giới cũng tăng lên (Markusen và các cộng sự, 1995). Ví dụ như đối với Việt Nam, việc sản xuất các mặt hàng nông nghiệp có lợi thế hơn hẳn so với hàng công nghiệp, xuất phát từ việc Việt Nam là một đất nước có nền nông nghiệp lâu đời, nguồn đất đai màu mỡ và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất hàng nông sản. Trong hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam ưu tiên xuất khẩu các mặt hàng nông sản mà mình có lợi thế sản xuất và nhập khẩu một số mặt hàng công nghiệp mà điều kiện sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn. Và Trung Quốc là một trong số những thị trường xuất gạo đầy tiềm năng của Việt Nam. Từ góc độ lý thuyết và ví dụ thực tế của Việt Nam, có thể kết luận, lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế. 722
- Mặc dù lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricacdo còn chưa giải thích được nguồn gốc của nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế hiện đại, nhưng học thuyết này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệ thương mại quốc tế. Đây là cơ sở khoa học để các nước xây dựng mối quan hệ thương mại, tập trung chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh. Vì thế, chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu được vận hành một cách linh hoạt, chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động quốc tế trở thành đặc điểm tất yếu của thương mại quốc tế hiện đại. - Vai trò của Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu: Đối với các nước xuất khẩu lúa gạo, trong đó có Việt Nam, Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể cũng như đưa ra những chính sách hỗ trợ xuất khẩu lúa gạo nhằm tối đa hóa hạn ngạch xuất khẩu của các Doanh nghiệp. Những chính sách của Nhà nước đối với xuất khẩu phải kể đến bao gồm: + Chính sách thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu: Bao gồm thuế quan nhập khẩu và thuế quan xuất khẩu, trong đó được áp dụng chủ yếu là thuế quan nhập khẩu (Pindyck và Rubinfeld, 1998). Thuế quan nhập khẩu áp dụng đối với mặt hàng gạo được phổ biến rộng rãi hiện nay là hạn ngạch nhập khẩu. Trong đó, hạn ngạch nhập khẩu cho phép sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi hoặc bằng không, vượt qua hạn ngạch đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức thuế suất cao. Biện pháp này giúp hạn chế hàng hóa nhập khẩu trong nước, tạo điều kiện cho mặt hàng lúa gạo trong nước chiếm được thị trường nội địa. Cùng với thuế nhập khẩu, Nhà nước đánh thuế vào các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo trong nước. Khoản thuế này nhằm tạo ra nguồn thu hỗ trợ người nông dân cũng như phát triển sản xuất. Khi giá lúa gạo nội địa cao, mức thuế xuất khẩu sẽ khuyến khích doanh nghiệp hướng đến thị trường trong nước để không phải chịu thuế xuất khẩu, vì thế giá thành trong nước sẽ giảm. Khi giá lúa gạo ở mức thấp, việc xuất khẩu ra thị trường bên ngoài sẽ mang đến nhiều lợi nhuận cho Doanh nghiệp (Spencer and Rupert, 2001). + Các biện pháp phi thuế quan: Cùng với các chính sách về thuế, Nhà nước còn áp dụng hàng rào phi thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu gạo vào thị trường nội địa. Hàng rào phi thuế quan bao gồm các biện pháp hành chính, các biện pháp tiêu chuẩn kĩ thuật (tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn đo lường, đóng gói, an toàn lao động...), sử dụng đòn bẩy kinh tế (các biện pháp hỗ trợ tín dụng, chính sách giá...). Trong đó, các biện pháp về hỗ trợ tín dụng, trợ giá của Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu (UNCTAD, 2012). Đối với mặt hàng nông sản nói chung hay lúa gạo nói riêng, việc giá cả thay đổi theo thông lệ “được mùa, mất giá”, “mất mùa, được giá” dẫn đến nhiều khó khăn cho người nông dân. Vì thế, chính sách bình ổn giá của Nhà nước và trợ giá áp dụng cho các mặt hàng lúa gạo xuất khẩu phần nào giúp các Doanh nghiệp trong nước giải quyết được khó khăn này. 3. Phương pháp nghiên cứu Để xây dựng và hoàn thiện chủ đề nghiên cứu, bài viết đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu tổng hợp và phân ra từng giai đoạn. Đầu tiên là quá trình thu thập hệ thống dữ liệu về xuất khẩu nói chung, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng nói riêng để làm cơ sở tiến hành nghiên cứu. Dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: sách, báo, thống kê, luận văn nghiên cứu về xuất khẩu... thông tin từ các website điện tử, cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng... về tình hình thương mại quốc tế của Việt Nam cũng như tình hình xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. 723
- Ngoài ra, để có cái nhìn mang tính thực tế từ các chuyên gia và các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia và nhà hoạch định chính sách xuất khẩu, 62 doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo trong nước thông qua bảng hỏi phỏng vấn. Nhằm đa dạng hóa đối tượng Doanh nghiệp phỏng vấn và có cái nhìn đa chiều hơn, bài viết tiến hành phỏng vấn nhiều nhóm Doanh nghiệp có quy mô khác nhau. Trong đó, nhóm Doanh nghiệp là Công ty Cổ phần chiếm 24%, Công ty TNHH chiếm 28%, Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 19%, loại hình Hợp tác xã chiếm 11%, còn lại là các Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức khác. Về quy mô, 15% doanh nghiệp được phỏng vấn có quy mô lớn hơn 100 tỷ VND, 16% quy mô từ 50-100 tỷ, 29% quy mô từ 10-50 tỷ, còn lại là quy mô dưới 10 tỷ. Sự đa dạng hóa về loại hình và quy mô Doanh nghiệp được khảo sát cho phép đề tài nghiên cứu phân tích được sâu hơn thực trạng xuất khẩu gạo của Doanh nghiệp Việt Nam thông qua quan điểm và ý kiến của chính các Doanh nghiệp. Sau khi đã thu thập thông tin từ các nguồn lý thuyết và thực tế, quá trình xử lý thông tin được tiến hành theo các bước. Phân loại thông tin thành các hạng mục khác nhau, các số liệu thống kê... thông tin không cần thiết bị loại bỏ. Sau đó, tiến hành xây dựng dàn ý cho bài viết, lồng ghép các số liệu và câu từ để hoàn thành bài nghiên cứu hoàn chỉnh. 4. Kết quả nghiên cứu + Thực trạng xuất khẩu gạo VN sang Trung Quốc trong thời gian qua - Thị trường Trung Quốc và đặc điểm thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là một đất nước có diện tích địa lý đứng thứ ba trên thế giới và là một nước láng giềng của Việt Nam. Với dân số đông nhất thế giới (trên 1,3 tỷ người) và tiềm năng kinh tế vào bậc nhất, Trung Quốc được coi là một “người khổng lồ về kinh tế” ở khu vực Châu Á. Mặc dù thu nhập của người dân không cao, nhưng tính tổng thu nhập quốc nội, Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu và được coi là một cường quốc về kinh tế. Đây thực sự là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng, là cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Đối với Việt Nam, Trung Quốc là nước láng giềng có đường biên giới kéo dài cả đường bộ, đường thủy và có quan hệ kinh tế từ lâu đời. So với nhiều thị trường khác trên thế giới, thị trường nông sản này được coi là khá “dễ tính” với những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm không cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân rất đa dạng... Vì thế, xuất khẩu nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng sang Trung Quốc là một thế mạnh của Việt Nam về cả chất lượng sản phẩm và phương thức xuất khẩu. Với quy mô dân số trên 1,3 tỷ người, nhu cầu về lúa gạo tại đất nước này rất cao, Trung Quốc trở thành mảnh đất màu mỡ của các nước xuất khẩu nông sản trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu lúa gạo sang thị trường này cũng 724
- phải chịu áp lực cạnh tranh cao, đặc biệt là khi Chính phủ Trung Quốc đặt ra nhiều rào cản thương mại nhằm hạn ngạch hàng nhập khẩu nước ngoài. Trong đó, Nhà nước Trung Quốc chủ yếu quản lý nhập khẩu gạo bằng hạn ngạch quota nên lúa gạo Việt Nam xuất sang thị trường này chủ yếu theo đường biên giới tiểu ngạch. Như nhiều nước thành viên khác của WTO, để xây dựng rào cản thương mại đối với hàng nông sản nhập khẩu, Trung Quốc áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan như hạn ngạch thương mại, rào cản kĩ thuật... Tuy nhiên, một số rào cản thương mại này đang dần được Trung Quốc dỡ bỏ theo lộ trình hội nhập trong WTO. Đây cũng là một cơ hội tốt cho hàng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang đất nước láng giềng này. Có thể nói, Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu gạo đầy tiềm năng của Việt Nam. Sản lượng gạo xuất khẩu sang nước này luôn đứng vị trí thứ hai, thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, những bất đồng tranh chấp tại khu vực biển Đông trong thời gian gần đây đã làm căng thẳng thêm mối quan hệ chính trị giữa hai nước. Việc Trung Quốc tấn công một số tàu cá của Việt Nam cũng như đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên lãnh hải Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm bành trướng lãnh thổ của nước này. Bất ổn về chính trị dẫn đến quan hệ kinh tế giữa hai nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thêm vào đó sự sụt giảm của đồng Nhân dân tệ đã khiến các Doanh nghiệp thu mua của Trung Quốc ép giá đối với mặt hàng lúa gạo của Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân khiến mặt hàng lúa gạo xuất khẩu Việt Nam bị “tắc” đầu ra ở thị trường Trung Quốc và một nghịch lý là thị trường Trung Quốc “cần” gạo Việt Nam nhưng vẫn ép giá. Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn và cần phải có những chính sách đồng bộ và hỗ trợ cần thiết để lúa gạo Việt Nam vẫn giữ vững được vị trí top đầu tại thị trường này. - Thực trạng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong thời gian gần đây: Trong nhiều năm qua, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lúa gạo truyền thống của Việt Nam, sản lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này luôn đứng ở vị trí top đầu trên thế giới. Tuy nhiên, mối quan hệ chính trị căng thẳng giữa hai nước trong thời gian qua và việc Chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách “cấm biên” hạn chế xuất khẩu qua đường tiểu ngạch đã khiến cho các Doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Sản lượng gạo xuất sang Trung Quốc giảm mạnh trong một vài năm trở lại đây. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, khối lượng gạo 9 tháng đầu năm 2015 ước đạt 4,47 triệu tấn và 1,92 tỷ USD, giảm 10,1% về khối lượng và giảm 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá gạo xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2015 đạt 430,87 USD/tấn, giảm 5,08% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy có giảm mạnh về lượng xuất khẩu, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2015 với 35,37% thị phần. Không chỉ khối lượng xuất khẩu giảm mà giá bán tại thị trường nội địa cũng đi xuống vì bị thương lái Trung Quốc ép giá. Hình thức thu mua của các Doanh nghiệp Trung Quốc cũng thay đổi nhiều. Họ cử người đến trực tiếp mua gạo tại các kho của hộ nông dân và Doanh nghiệp, sau đó thuê các thương lái Việt Nam vận chuyển xuất khẩu qua biên giới. Với hình thức thu mua tận nơi này, Doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm mọi cách ép giá lúa gạo của Việt Nam. Nếu trong năm 2014, giá xuất khẩu bình quân đạt 462 đô la Mỹ/tấn, thì 9 tháng đầu năm 2015 giảm xuống trung bình chỉ còn 420,77 đô la Mỹ/tấn (gạo tấm 5%). Riêng trong tháng 10-2015, giá xuất khẩu gạo giảm xuống chỉ còn 343,75 đô la Mỹ/tấn, giảm 115USD/tấn so với cùng kì năm trước (Nguồn: Tổng cục Thống kê). 725
- Giải thích rõ hơn về thực trạng này, Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh do Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới, trong khi đó lại tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar. Đối với Việt Nam, con đường xuất khẩu gạo truyền thống sang thị trường Trung Quốc là qua đường biên giới, vì thế chính sách này của Chính phủ Trung Quốc tác động trực tiếp đến các Doanh nghiệp Việt Nam. Để siết chặt hơn nữa công tác quản lý xuất khẩu gạo qua địa phương, mới đây UBND tỉnh Cao Bằng đã ra Quyết định 30/2015/QĐ-UBND thay cho Quyết định 1223/QĐ-UBND ngày 25/8/2014. Quyết định này có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần tạo lập môi trường pháp lý, đảm bảo cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động có nề nếp, có trật tự và tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân, doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu gạo qua địa bàn tỉnh. Đồng thời tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng gạo, hạn chế tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các cửa khẩu biên giới./. - Kết quả khảo sát điều tra về thực trạng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt sang Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng: Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km. Đây cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng về kinh tế, hoạt động giao thương với Trung Quốc diễn ra qua địa bàn tỉnh khá sôi nổi. Chỉ đạo các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo, Chính phủ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công Thương và UBND tỉnh Cao Bằng, mở các lối biên giới có đủ điều kiện để cho phép xuất khẩu gạo qua địa phương. Thực hiện quyết định số 1223/QĐ-UBND và Quyết định số 1577/QĐ-UBND về quy định tạm thời quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng gạo qua địa bàn tỉnh Cao Bằng, hiện có 7 doanh nghiệp được UBND tỉnh cho phép thực hiện xuất khẩu gạo qua cửa khẩu, lối mở, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên chỉ có 6 đơn vị thực hiện, còn Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản xuyên Việt không triển khai. Năm 2013, các doanh nghiệp đã thực hiện xuất khẩu 1.566 tấn gạo, kim ngạch 626.400 USD; năm 2014 xuất khẩu 6.449 tấn gạo, kim ngạch 2.634.564 USD; 8 tháng năm 2015 xuất khẩu 3.961 tấn gạo, kim ngạch 2.827.957 USD (Ngọc Minh, 2015; Nguyễn Thị Huyền, 2015). Công tác xuất khẩu gạo qua tỉnh Cao Bằng đã đem lại nguồn thu đáng kể cho địa phương. Đánh giá về công tác này, tại cuộc họp do UBND tỉnh tổ chức nhằm sơ kết tình hình triển khai thực hiện quy chế tạm thời quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo qua địa bàn tỉnh, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã nhận định: Phần lớn các Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo qua địa bàn đã tuân theo sự giám sát quản lý của các cơ quan chức năng tỉnh. Điều này hạn chế được tối đa tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại qua địa bàn, gia tăng ngân sách địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một thực tế là nhiều Doanh nghiệp chưa được tỉnh cấp phép vẫn xuất khẩu gạo sang Trung Quốc (Nguyễn Thị Huyền, 2015). Vì thế, lượng gạo này không được khai báo hải quan, không nộp phí theo quy định. Xuất hàng vào ban đêm qua các đường mòn gây khó khăn cho hoạt động giám sát kiểm tra của các cơ quan chức năng. Qua kiểm tra thực tế, số lượng gạo thực tế xuất khẩu gạo nhiều hơn số liệu thống kê của Hải quan và số liệu doanh nghiệp báo cáo. Đánh giá về thành công cũng như hạn chế của hoạt động xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, kết quả khảo sát điều tra các doanh nghiệp xuất khẩu qua tỉnh Cao Bằng cho thấy: 726
- Theo kết quả khảo sát điều tra, 72,58% doanh nghiệp xuất khẩu qua tỉnh Cao Bằng đều cho rằng chất lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đều ở mức tốt và rất tốt. Đây là một trong những tiêu chí để gia tăng cạnh tranh so với gạo xuất khẩu của các nước Châu Á tại thị trường này. Tuy nhiên, có một nghịch lý là, trong khi chất lượng gạo Việt Nam được đánh giá là tốt, lại vẫn bị thương nhân Trung Quốc ép giá, dẫn đến giá xuất khẩu ở mức cao chỉ chiếm 24,19% theo kết quả điều tra. Nguyên nhân chính được giải thích vì kênh xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc hiện còn kém hiệu quả theo đánh giá của đến 45,16% doanh nghiệp được hỏi; bất chấp thương hiệu gạo Việt ở thị trường Trung Quốc cũng được đánh giá tốt theo 35,49% doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt qua tỉnh Cao Bằng. Đánh giá một cách tổng quan về hiệu quả xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc, kết quả điều tra cho thấy, đa phần các doanh nghiệp Việt đều cho rằng hiệu quả còn kém và rất kém (41,94%); ở mức chấp nhận được đạt 33,87%; trong khi chỉ có 24,2% doanh nghiệp hài lòng với hiệu quả xuất khẩu gạo hiện tại. Dù sản lượng xuất khẩu cao, nhưng hiệu quả xuất khẩu lại rất thấp; đây là nghịch lý trong bài toán xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc mà các nhà lãnh đạo cũng như Doanh nghiệp Việt Nam cần ngồi lại để cùng nhau tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn. Lý giải về tình trạng này, Cùng với những chính sách “cấm biên” và xiết chặt tiểu ngạch của Trung Quốc, một nguyên nhân khác khiến cho lượng gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc sụt giảm là do việc Thái Lan gia tăng hoạt động xuất khẩu gạo cấp thấp tại thị trường này, chiếm lĩnh thị trường của Việt Nam. Nếu như trước đây, Thái Lan chỉ xuất khẩu gạo chất lượng cao sang Trung Quốc thì hiện nay đã chú trọng nhiều đến đối tượng khách hàng bình dân. Không những vậy, 2 thị trường là Myanmar và Campuchia cũng đang bắt đầu nổi để cạnh tranh trực tiếp với gạo Việt Nam. Như vậy, bức tranh toàn cảnh về xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian gần đây là giảm về lượng, giảm và giá và bị cạnh tranh khốc liệt bởi các nước xuất khẩu gạo khu vực Châu Á. Có thể nhìn nhận thực tế này qua một giới hạn nhỏ hơn là tỉnh Cao Bằng - địa phương là một trong những cầu nối để đưa gạo Việt Nam sang Trung Quốc. 5. Giải pháp Dựa trên những phân tích khái quát về hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc nói chung và qua tỉnh Cao Bằng nói riêng, nghiên cứu này gợi ý những giải pháp nhằm 727
- khắc phục những khó khăn hiện tại, giữ vững vị trí top đầu trong kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Những biện pháp phải kể đến bao gồm: Thứ nhất là hỗ trợ về vốn cho các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thiếu vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất luôn là bài toán đặt ra cho các Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và Doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo nói riêng. Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó khăn về vốn trong thu mua gạo tạm trữ cũng như áp lực trả nợ ngân hàng, nên các doanh nghiệp không thể thu mua lúa kịp thời vào thời điểm thu hoạch của người nông dân, cũng như phải hạ giá bán gạo để đáo hạn nợ ngân hàng gây ra sự biến động về giá gạo. Nhà nước cần dành một khoản vốn hỗ trợ cho các Doanh nghiệp từ các nguồn như vốn ODA, vốn vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng. Theo kết quả phỏng vấn 62 Doanh nghiệp thì trên 60% cho rằng giải pháp này là cần thiết và rất cần thiết. Bởi lẽ, nguồn vốn này sẽ giúp Doanh nghiệp cũng như hỗ trợ người nông dân trồng lúa gạo đầu tư xây dựng các cơ sở xay xát, chế biến; nghiên cứu, tìm tòi ra giống lúa mới chất lượng gạo ngon, năng suất cao; đào tạo cán bộ khuyến nông và cán bộ công tác; phát triển mạng lưới thủy lợi, khuyến nông...Thực tế cho thấy, mặt bằng thu nhập của người nông dân ở Việt Nam còn ở mức thấp, vì thế, tỷ lệ người lao động gắn bó với nghề trồng lúa gạo không cao. Để nông dân có thể tái sản xuất và yên tâm, gắn bó với đồng ruộng, Nhà nước cũng cần có sự quan tâm hỗ trợ người dân trên tất cả các mặt nhằm ổn định hoạt động sản xuất lúa gạo trong nước, đảm bảo lượng gạo cho xuất khẩu. Thứ hai là đẩy mạnh xúc tiến hoạt động thương mại và quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Để có thương hiệu gạo Việt Nam ngoài việc khuyến cáo nông dân quan tâm hơn đến giống lúa có chất lượng cao, chúng ta còn phải tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm gạo và cố gắng ký được các hợp đồng tiêu thụ dài hạn với các nước có tiềm năng. Nhà nước cũng như Doanh nghiệp cần tổ chức các cuộc khảo sát thực tế, nghiên cứu về thị trường Trung Quốc, sở thích tiêu dùng hàng lúa gạo...để từ đó có những chính sách kịp thời để phát triển sản xuất, tạo nguồn cung theo yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, cũng cần tìm hiểu kĩ về đặc điểm địa bàn tỉnh Cao Bằng - một trong những địa phương làm cầu nối xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, những quy định pháp lý của địa phương này về việc cấp phép cho gạo xuất khẩu để hỗ trợ kịp thời Doanh nghiệp. Đối với thị trường xuất khẩu, Hệ thống thu thập và cung cấp thông tin thường xuyên, nhanh nhất là hệ thống thương vụ và đại diện thương mại Việt Nam tại Trung Quốc. Vì thế Doanh nghiệp và Nhà nước cần nắm bắt kịp thời thông tin thị trường qua kênh thông tin này và có những chính sách phát triển xuất khẩu phù hợp. Đây cũng là kênh để quảng bá và giới thiệu về thương hiệu gạo Việt để khẳng định chất lượng gạo tại thị trường Trung Quốc. Thứ ba, cần đào tạo nguồn nhân lực để phát triển hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc. Nguồn nhân lực cần được đào tạo ở đây bao gồm: đào tạo về kĩ thuật canh tác lúa cho người nông dân; đào tạo trình độ chuyên môn cho các kĩ sư nông nghiệp và các nhà nghiên cứu giống lúa, phân bón; đào tạo về nghiệp vụ cho các cán bộ trong các Sở, ban ngành liên quan đến xuất khẩu, đặc biệt là cán bộ tại địa bàn tỉnh Cao Bằng - nơi có hoạt động xuất khẩu lúa gạo chuyển qua. Các hình thức như đào tạo bao gồm: đào tạo tại chỗ, đào tạo ngắn hạn, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, cập nhật thông tin ở trong và ngoài nước… 53,3% số người được phỏng vấn trong cuộc khảo sát nghiên cứu của đề tài khằng định rằng cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Làm tốt được công tác này, chúng ta sẽ có một chuỗi cung ứng gạo hoàn chỉnh sang thị trường Trung Quốc và giữ vững được vị thế số 1 tại thị trường này. 728
- Thứ tư, cần xây dựng hành lang pháp lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết bài toán khó khăn về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc. 56,4% thành viên tham gia phỏng vấn trong đề tài đã khẳng định điều đó. Trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc thực hiện các biện pháp siết chặt nhập khẩu gạo Việt Nam qua đường biên giới, một hành lang pháp lý thông thoáng, thủ tục bớt rườm rà sẽ là bước đệm để đẩy mạnh xuất khẩu. Đặc biệt, UBND tỉnh Cao Bằng cần phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo qua địa bàn, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục thông quan, cấp phép xuất khẩu. Đẩy mạnh vai trò hoạt động của Hiệp hội lúa gạo Việt Nam để giữ vai trò đầu mối giao lưu quốc tế và thống nhất phát triển sản xuất lúa gạo trong nước. Thứ năm, là giải pháp cho kho bãi, khu trung chuyển xuất khẩu gạo tại địa bàn tỉnh Cao Bằng: Với vai trò là cầu nối xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc, tỉnh Cao Bằng cần có hệ thống kho bãi, khu trung chuyển lúa gạo để hỗ trợ kịp thời các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo qua địa bàn tỉnh. 74,2% doanh nghiệp được phỏng vấn đề cập đến vai trò quan trọng của công tác này. Bởi lẽ, trên thực tế, để đảm bảo cho gạo xuất khẩu không bị ẩm mốc trong quá trình vận chuyển, địa phương cần có hệ thống kho bãi đạt tiêu chuẩn nhất định, đảm bảo cho xuất khẩu gạo được thông suốt. 6. Kết luận Xuất khẩu lúa gạo là một trong những thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Tuy nhiên, những bất đồng trong quan hệ chính trị và tranh chấp biên giới giữa hai nước trong thời gian gần đây đã tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường này. Sản lượng xuất khẩu gạo bị giảm sút đáng kể, giá gạo bị ép giá và cạnh tranh khốc liệt với một số nước xuất khẩu gạo tại châu Á... là thực tế đặt ra cho các nhà lãnh đạo cũng như các Doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo Việt Nam. Đẩy mạnh xuất khẩu gạo qua tỉnh Cao Bằng được coi là một kênh quan trọng góp phần đáng kể vào việc cải thiện tình hình này. Bài viết đã phân tích về lý thuyết xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu mặt hàng nông sản, đặc điểm của thị trường Trung Quốc cũng như địa phương cầu nối tỉnh Cao Bằng... tiến hành phỏng vấn một số Doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo Việt Nam... từ đó đi đến những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo qua địa phương này. Đây sẽ là một tham khảo cần thiết cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu gạo qua tỉnh Cao Bằng và là một định hướng quan trọng cho gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Markusen J., Melvin J., Kaempfer W., Maskus K. (1995). International trade theory and evidence. McGrawHill. 2. Ngọc Minh (2015), UBND tỉnh: Đánh giá tình hình thực hiện quản lý xuất khẩu gạo qua địa bàn”, http://baocaobang.vn/Thoi-su/UBND-tinh-Danh-gia-tinh-hinh-thuc-hien-quan- ly-xuat-khau-gao-qua-dia-ban/43357.bcb 3. Nguyễn Thị Huyền (2015), “Hội nghị triển khai Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng gạo qua địa bàn tỉnh Cao Bằng”, http://www.congthuongcaobang.gov.vn/gpmaster.gp-media.so-cong-thuong-cao- bang.gplist.16.gpopen.1319.gpside.1.asmx 729
- 4. Pindyck R. S, Rubinfeld D. L. (1998), Microeconomics, 4th edition, Prentice Hall, New Jersey. 5. Ricardo David (1817), “On the Principles of Political Economy and Taxation”. Piero Sraffa (Ed.) Works and Correspondence of David Ricardo, Volume I, Cambridge University Press, 1951. 6. Smith Adam (1977), An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations. University of Chicago Press. 7. Spencer Henson, Rupert Loader (2001), “Barriers to Agricultural Exports from Developing Countries: The Role of Sanitary and Phytosanitary Requirements”, World Development, Vol. 29, No. 1. 8. Tâm An (2015) “Vì sao xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm?”, http://danviet.vn/nha- nong/vi-sao-xuat-khau-gao-sang-trung-quoc-sut-giam-628602.html 9. Trung Chánh (2015), “Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh”, http://www.thesaigontimes.vn/139308/Xuat-khau-gao-sang-Trung-Quoc-giam-manh.html 10. UNCTAD (2012), International classification of non-tariff measures, UNCTAD. 730
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề môn học: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam
42 p | 283 | 65
-
Thực trạng không tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp - Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 114 | 10
-
Chênh lệch vùng giữa vùng phát triển và vùng khó khăn của Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
8 p | 112 | 8
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đối với việc chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
9 p | 38 | 8
-
Nghiên cứu giá đất và một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
14 p | 44 | 7
-
Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại tỉnh Trà Vinh
13 p | 69 | 6
-
Thực trạng sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định dưới góc độ quản lý đất đai
10 p | 35 | 6
-
Nghiên cứu thực trạng và định hướng tổ chức quần cư khu vực nông thôn ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
6 p | 32 | 5
-
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp hướng đến kinh tế tuần hoàn cho một số doanh nghiệp Ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội
12 p | 23 | 5
-
Giải pháp chính sách xây dựng tổ chức mạnh trong nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ
12 p | 69 | 5
-
Nghiên cứu thực trạng và dự báo vốn đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
15 p | 75 | 4
-
Phân tích các chính sách liên quan đến phổ biến, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Việt Nam
23 p | 65 | 4
-
Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ở các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
10 p | 72 | 3
-
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở các khu chế xuất và công nghiệp tại TP. Cần Thơ
6 p | 67 | 3
-
Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nữ trong bối cảnh Việt Nam gia nhập hiệp định thương mại tư do
11 p | 62 | 3
-
Thực trạng môi trường lao động công ty Sứ kỹ thuật Yên Bái
10 p | 34 | 2
-
Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên – Tập 2/2023
80 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn