Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google.
lượt xem 6
download
Tài liệu trình bày tổng quan về hệ thống tìm kiếm Google; một số kỹ thuật khai thác thông tin bậc cao qua hệ thống tìm kiếm Google và các phương pháp bảo vệ thông tin; áp dụng một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao qua hệ thống tìm kiếm Google.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google.
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................................... 4 LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 6 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÌM KIẾM GOOGLE .......................... 7 1.1.Giới thiệu về Google và hệ thống tìm kiếm Google .................................................. 7 1.1.1 Tổng quan về Google....................................................................................... 7 1.1.2. Giao diện các trang web của Google ............................................................. 11 1.1.3. Tìm kiếm thông thường ................................................................................ 12 1.1.4. Tìm kiếm nâng cao ....................................................................................... 17 1.2. Tầm quan trọng của hệ thống tìm kiếm Google .................................................... 22 1.3. Phương pháp khai thác thông tin qua hệ thống tìm kiếm Google. ....................... 23 1.3.1. Googlebot , máy thu thập trang web của Google. .......................................... 23 1.3.2. Indexer của Google ....................................................................................... 25 1.3.3.Bộ xử lý truy vấn của Google ........................................................................ 26 CHƯƠNG II: MỘT SỐ KỸ THUẬT KHAI THÁC THÔNG TIN BẬC CAO QUA HỆ THỐNG TÌM KIẾM GOOGLE VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ THÔNG TIN 27 2.1. Các cú pháp tìm kiếm nâng cao trong Google ....................................................... 27 2.1.1. Intitle and Allintitle ....................................................................................... 28 2.1.2.Inurl và Allinurl ............................................................................................. 30 2.1.3. Filetype ........................................................................................................ 31 2.1.4. Allintext........................................................................................................ 33 2.1.5. Site ............................................................................................................... 33 2.1.6 .Link .............................................................................................................. 34 2.1.7. Cache ........................................................................................................... 35 2.1.8. Info............................................................................................................... 35 2.1.9. Related ........................................................................................................ 36 2.1.10. Define......................................................................................................... 37 2.1.11. Phonebook .................................................................................................. 38 2.1.12. Daterange ................................................................................................... 40 1
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. 2.1.13. Inanchor ..................................................................................................... 41 2.1.14. Numrange ................................................................................................... 41 2.1.15. Author ........................................................................................................ 41 2.1.16. Group ......................................................................................................... 44 2.1.17. Insubject ..................................................................................................... 44 2.1.18. Msgid ......................................................................................................... 45 2.1.19: Stocks ......................................................................................................... 47 2.2. Khai thác thông tin qua hệ thống tìm kiếm Google............................................... 47 2.2.1. Liệt kê thư mục (Directory Listings) ............................................................. 48 2.2.2. Kỹ thuật thay thế gia tăng (Incremental Substitution) .................................... 51 2.2.3. Extension Walking ........................................................................................ 52 2.2.4. Ẩn danh khi truy cập site với bộ nhớ Caches (Anonymity with Caches)........ 52 2.3. Các giải pháp bảo vệ thông tin ............................................................................... 55 2.3.1. Xây dựng chính sách bảo mật. ...................................................................... 55 2.3.2.Những biện pháp bảo vệ máy chủ web. .......................................................... 55 2.3.4. Trợ giúp từ Google ....................................................................................... 61 CHƯƠNG III: ÁP DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT TẤN CÔNG VÀ KHAI THÁC THÔNG TIN BẬC CAO QUA HỆ THỐNG TÌM KIẾM GOOGLE. ......................... 63 3.1. Mục đích ................................................................................................................. 63 3.2.Mô hình triển khai ................................................................................................... 63 3.3.Các bước thực hiện .................................................................................................. 64 3.3.1. Áp dụng cú pháp bậc cao để tìm những trang web bị lỗi SQL injection .. 64 3.3.2. Áp dụng cú pháp bậc cao để khai thác thông tin nhạy cảm. ..................... 66 3.4.Kết quả ..................................................................................................................... 68 3.5.Đánh giá kết quả ...................................................................................................... 68 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 70 2
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Chi tiết về giao diện của Google ............................................................. 12 3
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Trụ sở Google tại Mountain View, California, USA .................................. 8 Hình 1.2: Giao diện chính của Google (www.google.com.vn) ................................ 11 Hình 1.3: Google Search với từ khóa "Youtube" ..................................................... 13 Hình 1.4: Google Search hình ảnh với từ khóa "youtube" ....................................... 14 Hình 1.5 Google Search video với từ khóa "youtube" ............................................. 15 Hình 1.6: Trang cài đặt tìm kiếm ............................................................................ 16 Hình 1.7: Google dịch ............................................................................................ 17 Hình 1.8: Trang tìm kiếm nâng cao (1) ................................................................... 20 Hình 1.9: Trang tìm kiếm nâng cao (2) ................................................................... 21 Hình 1.10: Trang thêm URL ................................................................................... 24 Hình 2.1: Tiêu đề của trang web ............................................................................. 28 Hình 2.3: Cú pháp intitle ........................................................................................ 29 Hình 2.4: So sánh kết quả allintitle ......................................................................... 30 Hình 2.5: Tìm kiếm với inurl .................................................................................. 30 Hình 2.6: So sánh kết quả với allinurl ..................................................................... 31 Hình 2.7: Một số loại tập tin phổ biến và phần mở rộng trong hệ thống tìm kiếm Google ................................................................................................................... 32 Hình 2.8: 25 loại tập tin phổ biến nhất .................................................................... 32 Hình 2.9: Cú pháp Site ........................................................................................... 33 Hình 2.10: Cú pháp nâng cao với Site .................................................................... 34 Hình 2.11: Cú pháp Link ........................................................................................ 35 Hình 2.12: Cú pháp info ......................................................................................... 36 Hình 2.13: Cú pháp Related ................................................................................... 37 Hình 2.14: Cú pháp define...................................................................................... 38 4
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. Hình 2.15: Cú pháp Phonebook .............................................................................. 39 Hình 2.16: Cú pháp Bphonebook............................................................................ 40 Hình 2.17: Cú pháp Author..................................................................................... 42 Hình 2.18: Cú pháp author: “Tống Đình Quỳ”........................................................ 43 Hình 2.19: Cú pháp author:Tống Đình Quỳ ............................................................ 43 Hình 2.20: Cú pháp Group ..................................................................................... 44 Hình 2.21: Một dạng điển hình của Group Message ............................................... 46 Hình 2.22: Message ID của một cổng ..................................................................... 46 Hình 2.23: Cú pháp Stock ...................................................................................... 47 Hình 2.24: Kết quả của Directory Listings website http://forum.hocvienact.edu.vn/ 48 Hình 2.25: Kết quả tìm kiếm thư mục đặc biệt........................................................ 49 Hình 2.26: Kết quả hiển thị danh sách thư mục cho đường dẫn…/bpa/acadunits/admin/envr/bowman. ............................................................. 50 Hình 2.27: Tất cả đều được lưu trong Google cache ............................................... 53 Hình 2.28: Directory listing tiết lộ vị trí tập tin .htaccess ........................................ 56 Hình 2.29: Cú pháp tìm kiếm tập tin robots.txt ....................................................... 58 Hình 2.30: Nội dung của một tập tin roots.txt ......................................................... 59 Hình 2.31: Trang web của Google dành cho quản trị viên web ............................... 62 Hình 2.32: Trang web để loại bỏ URL .................................................................... 62 Hình 3.1: Mô hình mô tả quá trình tìm kiếm của Google ........................................ 64 Hình 3.2: Các trang web có thể bị lỗi SQL injection ............................................... 65 Hình 3.3: Trang web bị lỗi SQL injection ............................................................... 65 Hình 3.4: Một số thông tin của trang web bị lỗi SQL injection ............................... 66 Hình 3.5: Một số trang web có chứa thông tin nhạy cảm ........................................ 67 Hình 3.6: Nội dung của tập tin backup.sql .............................................................. 67 5
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại phát triển thông tin hiện nay, khi mà Internet đã phát triển toàn cầu thì việc tìm kiếm thông tin trên mạng là điều không thể thiếu. Có một công cụ tìm kiếm mà cả thế giới đều biết đến và sử dụng đó là Google. Từ thời điểm ra mắt tới giờ, Google đã phát triển trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Vậy tại sao nó lại có được những bước thành công to lớn đến như vậy, đó là nhờ việc áp dụng các thuật toán thông minh nhất với việc tích hợp đến hơn 200 thông tin ràng buộc để có thể đưa ra kết quả một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Hơn nữa, nó cũng có khả năng chấp nhận những lệnh được định nghĩa sẵn mà khi nhập vào sẽ đưa lại những kết quả mà tìm kiếm thông thường không có được. Điều này cho phép những người dùng có ý xấu như tin tặc, cracker, script kiddies v.v.. sử dụng cỗ máy Google để thu thập những thông tin bí mật và nhạy cảm hay những thông tin không thể tìm thấy bằng những phương pháp tìm kiếm thông thường. Trong bản báo cáo nghiên cứu này,nhóm chúng em sẽ phân tích và làm rõ những đặc điểm, những phương pháp khai thác thông tin bằng Google mà những người quản trị hay chuyên gia bảo mật phải phòng chống để tránh cho những thông tin bí mật có thể bị tìm ra và khai thác: Những cú pháp tìm kiếm nâng cao với Google. Tìm kiếm những Site hoặc Server(máy chủ) dễ bị tấn công sử dụng những cú pháp nâng cao của Google. Bảo mật cho servers hoặc sites khỏi sự tấn công của Google. Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Minh Thuấn chúng em đã hoàn thành bài báo cáo này. Tuy đã cố gắng hết sức tìm hiểu, phân tích nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 6
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÌM KIẾM GOOGLE Như chúng ta đã biết, Google đã trở thành một công cụ hữu ích cho toàn bộ người dùng Internet nhờ vào khả năng tìm kiếm và xử lý thông tin một cách thông minh và dễ dàng. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu một cách khái quát về sự phát triển của Google, các giao diện và cách hoạt động của nó 1.1.Giới thiệu về Google và hệ thống tìm kiếm Google 1.1.1 Tổng quan về Google Khởi đầu Công ty Google đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cho dù thời gian hoạt động còn khá ngắn. Từ khi Google được sáng lập năm 1998, Google đã phát triển, phục vụ hàng trăm nghìn người dùng và khách hàng trên khắp thế giới. Đầu tiên (1996) Google là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai nghiên cứu sinh tại trường Đại học Stanford. Họ có giả thuyết cho rằng một công cụ tìm kiếm dựa vào phân tích các liên hệ giữa các website sẽ đem lại kết quả tốt hơn cách đang được hiện hành lúc bấy giờ (1996). Đầu tiên nó được gọi là BackRub (Gãi lưng) tại vì hệ thống này dùng các liên kết đến để ước tính tầm quan trọng của trang. Page và Brin tin rằng những trang có nhiều liên kết đến nhất từ các trang thích hợp khác sẽ là những trang thích hợp nhất. Họ đã quyết định thử nghiệm giả thuyết trong nghiên cứu của họ, tạo nền móng cho công cụ Google hiện đại bây giờ (http://www.google.com). Tên miền www.google.com được đăng ký ngày 15 tháng 9 năm 1997. Họ chính thức thành lập công ty Google, Inc. ngày 7 tháng 9 năm 1998 tại một ga ra của nhà Esther Wojcicki (cũng là nhân viên thứ 16 của Google, Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách bộ phận quảng cáo) tại Menlo Park, California. Trong tháng 2 năm 1999, trụ sở dọn đến Palo Alto, là thành phố có nhiều trụ sở công ty công nghệ khác. Sau khi đổi chỗ hai lần nữa vì công ty quá lớn, 7
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. trụ sở nay được đặt tại Mountain View, California tại địa chỉ 1600 Amphitheater Parkway vào năm 2003. Công cụ tìm kiếm Google được nhiều người ủng hộ và sử dụng vì nó có một cách trình bày gọn và đơn giản cũng như đem lại kết quả thích hợp và nâng cao. Trong năm 2000, Google đã bắt đầu bán quảng cáo bằng từ khóa để đem lại kết quả thích hợp hơn cho người dùng. Những quảng cáo này chỉ dùng văn chứ không dùng hình để giữ chất đơn giản của trang và tránh sự lộn xộn và đồng thời để trang được hiển thị nhanh hơn. Hình 1.1: Trụ sở Google tại Mountain View, California, USA Sự phát triển của Google Khi thị trường ban đầu của công ty là trên thị trường web, Google đã bắt đầu thử nghiệm ở một số thị trường khác, ví dụ như Phát thanh hoặc Xuất bản. Ngày 17- 1-2006, Google công bố rằng công ty đã mua lại công ty quảng cáo phát thanh dMarc, công ty đã sử dụng một hệ thống tự động, cho phép các công ty quảng cáo 8
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. trên radio. Điều này sẽ giúp Google kết hợp 2 kênh quảng cáo truyền thông là Internet và Radio, với khả năng của Google, nhắm thẳng vào tâm lý khách hàng. Google cũng bắt đầu thử nghiệm bán quảng cáo trên các kênh quảng cáo offline của công ty, như trên báo và tạp chí, với các quảng cáo được lựa chon trên Chicago-Sun Times. Họ đã lấp được một chỗ trống không bán được trên tờ báo mà trước đấy thường được dùng vào việc quảng cáo nhà. Google được đưa vào danh sách 500 S&P index ngày 30 tháng 3 năm 2006, chiếm vị trí của Burlington Resources, một nhà sản xuất dầu chính ở Houston. Google nổi tiếng bởi dịch vụ Tìm kiếm của nó, nhân tố chính dẫn đến thành công của Google. Vào tháng 12 năm 2006, Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên mạng chiếm 50,8% thị phần, vượt xa so với Yahoo (23,6 %) và Window Live Search (8,4%). Google liên kết với hàng tỷ trang web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa và các toán tử. Google cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ tìm kiếm khác, bao gồm Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News, trang web so sánh giá cả Froogle, cộng đồng tương tác Google Groups, Google Maps và còn nhiều nữa. Năm 2004, Google ra mắt dịch vụ email trên nền web, gọi là Gmail. Gmail hỗ trợ công nghệ lọc thư rác và khả năng sử dụng Công nghệ tìm kiếm của Google để tìm kiếm thư. Dịch vụ này tạo ra thu nhập bằng cách hiển thị quảng cáo từ dịch vụ AdWords mà phù hợp với nội dung của email hiển thị trên màn hình. Đầu năm 2006, Google ra mắt dịch vụ Google Video, dịch vụ không chỉ cho phép người dùng tìm kiếm và xem miễn phí các video có sẵn mà còn cho người sử dụng hay các nhà phát hành khả năng phát hành nội dung mà họ muốn, kể cả các chương trình truyền hình trên CBS, NBA và các video ca nhạc. Nhưng đến tháng 8 năm 2007 , Google đã đóng cửa trang web này trước sự cạnh tranh của đối thủ Youtube cũng thuộc sở hữu của công ty Google cũng đã phát triển một số ứng dụng nhỏ gọn, bao gồm cả Google Earth, một chương trình tương tác sử dụng ảnh vệ tinh. Ngoài ra công ty còn phát 9
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. triển nhiều gói phần mềm văn phòng trên ứng dụng web tên là Google Docs nhằm cạnh tranh thị phần với Microsoft Office. Nhiều ứng dụng khác nữa có tại Google Labs, một bộ sưu tập những phần mềm chưa hoàn chỉnh. Chúng đang được thử nghiệm để có thể đưa ra sử dụng trong cộng đồng. Google đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của họ bằng nhiều cách khác nhau. Ở London, Google Space được cài đặt tại sân bay Healthrow, ra mắt nhiều sản phẩm mới, bao gồm Gmail, Google Earth và Picasa. Ngoài ra, một trang web tương tự cũng được ra mắt cho sinh viên Mỹ dưới cái tên College Life, Powered by Google. Vào ngày 2 tháng 9 năm 2008, Google đã thông báo sự xuất hiện của Google Chrome, một trình duyệt mã nguồn mở. Trình duyệt này được giới phân tích đánh giá sẽ là đối thủ cạnh tranh thị phần của Internet Explorer và Firefox. Ngày 5 tháng 1 năm 2010, Google cho ra mắt điện thoại Nexus One, sản phẩm cộng tác với hãng điện thoại HTC. Nexus One chạy trên nền hệ điều hành Android 2.1 (cũng do hãng phát triển), được cho là đối thủ cạnh tranh ngang hàng với iPhone của Apple. Một số liên kết tới các trang web của Google www.Google.com: trang chủ của Google, gôm liên kết tới cả các site khác của Google www.Google.com/imghp: trang tìm kiếm hình ảnh của Google – Google Image www.Google.com/videohp: trang tìm kiếm video của Google – Google videos https://news.google.com/: trang tin tức của Google – Google News https://mail.google.com/ :trình gửi và nhận mail của Google - Gmail https://maps.google.com/ : trình bản đồ của Google – Google Map https://drive.google.com/ : Hệ thống lưu trữ file Google Drive 10
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. www.youtube.com/ : trang web chia sẻ video của Google - Youtube www.google.com/calendar/ : Trình lịch và ghi nhớ của Google – Google Calendar http://www.google.com/mobile/ : trình liên kết với thiết bị di động của Google https://wallet.google.com/ : hệ thống thanh toán trực tuyến của Google – Google Wallet https://plus.google.com/ : mạng xã hội trực tuyến của Google – Google+ https://www.blogger.com/ : mạng blog của Google - Blogger https://groups.google.com/ : trang nhóm của Google – Google Groups http://translate.google.com/ : trình dịch tự động của Google – Google Translate 1.1.2. Giao diện các trang web của Google Giao diện Web của Google (Google.com.vn) Hình 1.2: Giao diện chính của Google (www.google.com.vn) Như trong hình 1.2 ta thấy trang chủ của Google có một giao diện rất gọn gàng, đẹp mắt và thân thiện với người dùng. Mặc dù trông có vẻ đơn giản, nhưng chúng ta có thể thực hiện được rất nhiều chức năng tìm kiếm ngay từ trang này. Trên trang web chỉ có 1 dòng để ta có thể gõ, ta chỉ cần gõ câu hỏi hay thứ gì đó và nhấn Enter để tới trang kết quả tìm kiếm của nó 11
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. Bảng 1.1: Chi tiết về giao diện của Google Google+ Mạng xã hội Google+ Tìm kiếm, Hình Ta có thể dùng những tab này để tìm kiếm web hay hình ảnh, tin ảnh, Tin tức, tức , video một cách riêng biệt Video Drive Hệ thống lưu trữ file Google Drive Lịch Trình lịch và ghi nhớ của Google Hệ thống dịch tự động của Google, hiện đã có thể dịch rất nhiều Dịch ngôn ngữ trên thế giới Ảnh Hệ thống lưu trữ và chia sẻ ảnh của Google Gmail Trình gửi và nhận email của Google Đăng nhập vào hệ thống của Google để sử dụng các ứng dụng khác Đăng nhập ngoài tìm kiếm và dịch Thanh nhập dữ Sử dụng để nhập dữ liệu ta muốn tìm kiếm, có thể sử dụng bàn liệu tìm kiếm phím ảo hoặc nhận dạng giọng nói thay thế cho việc gõ chữ Tìm với Google Bắt đầu tìm kiếm, có thể nhấn Enter để trực tiếp tìm Xem trang đầu Xem ngay tất cả những trang có kết quả gần hoặc được đánh giá tiên tìm được cao nhất 1.1.3. Tìm kiếm thông thường Giao diện kết quả thông thường của Google (Google Search) 12
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. Hình 1.3: Google Search với từ khóa "Youtube" Như trong hình 1.3 cho thấy tổng số gần đúng của các dữ liệu liên quan (ở đây, hơn 4 tỉ kết quả), bản thân truy vấn tìm kiếm (bao gồm cả các liên kết tới web hay các dữ liệu có chứa từ cần tìm), và thời gian truy vấn đã thực hiện. Khi ta gõ, Google sẽ đồng thời đưa ra các dự đoán về từ hay cụm từ liên quan, nếu muốn ta có thể chọn và Google sẽ tự động hoàn thành từ hay cụm từ đó (Google Instant) Tốc độ của các truy vấn thường bị bỏ qua, nhưng nó khá ấn tượng. Thậm chí truy vấn lớn đến hàng triệu lượt truy cập được trả lại trong vòng một phần nhỏ của một giây! Đối với mỗi mục trên trang kết quả, Google sẽ liệt kê tên của trang web, một bản tóm tắt của trang web (thường là vài dòng đầu tiên của nội dung), URL của trang có xuất hiện, kích thước và ngày trang đã được thu thập thông tin mới nhất, một bản lưu trữ mới nhất về trang web do Google giữ lại, và một liên kết đến các trang web có nội dung tương tự. Nếu trang kết quả được viết bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ và Google hỗ trợ dịch từ ngôn ngữ đó vào của ta (thiết lập 13
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. trong màn hình ưu tiên), một liên kết mang tên Dịch sẽ xuất hiện, cho phép ta đọc một bản dịch của trang đó ở tiếng của ta.Phần bên phải mang thông tin chung về thương hiệu hay một tên tuổi nào đó (được lấy từ Wikipedia.com) Ngoài ra, từ trang chính này ta có thể trực tiếp tìm kiếm ngay chỉ hình ảnh, video, sách, blog, thảo luận, ứng dụng hay bằng sáng chế Nếu như ta nhấn vào phím Các công cụ tìm kiếm, Google sẽ đưa ra các tùy chọn khác nhau để tìm kiếm bao gồm: Quốc gia (toàn thế giới hay chỉ trên đất nước), Ngôn ngữ (toàn bộ ngôn ngữ hay chỉ ngôn ngữ địa phương), thời gian cập nhật, kết quả (chưa hay đã truy cập,..), vị trí tìm kiếm Giao diện kết quả tìm kiếm hình ảnh của Google (Google Image Search) Hình 1.4: Google Search hình ảnh với từ khóa "youtube" Tính năng tìm kiếm hình ảnh của Google sẽ cố gắng xác định điều kiện tìm kiếm của ta trong tên tập tin hình ảnh, trong các chú thích hình ảnh, trong các văn bản xung quanh hình ảnh, và tại các địa điểm khác để trả lại một danh sách các hình ảnh phù hợp với tìm kiếm của ta. Google tìm kiếm hình ảnh hoạt động giống hệt với các tìm kiếm web, với ngoại lệ của một số thuật ngữ tìm kiếm nâng cao. Giao diện 14
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. cũng hơi khác nhau để nâng cao việc đưa nhiều hình ảnh vào 1 trang tìm kiếm, nút Tìm kiếm an toàn (Safe Search) cho phép ta lọc ra các hình ảnh có tính khiêu dâm, ở dưới là các hình ảnh được thu nhỏ và kích cỡ + tên trang web sẽ hiện ra khi ta đưa chuột vào Nút Các công cụ tìm kiếm : bao gồm việc lọc hình ảnh theo kích thước, màu, loại (chân dung, ảnh động, vẽ,…), thời gian cập nhật, và hiển thị kích thước trực tiếp hay không Giao diện kết quả tìm kiếm video của Google (Google video search) Hình 1.5 Google Search video với từ khóa "youtube" Giao diện tìm kiếm video của Google như trong hình 1.5 tương tự giống như tìm kiếm web trừ việc dưới header link sẽ có 1 cutscreen thu nhỏ của video, cùng với nút Tìm kiếm an toàn(Safe Search) giông như tìm kiếm hình ảnh. Nút Các công cụ tìm kiếm: cho ta lọc video theo Web, thời lượng, thời gian cập nhật, chất lượng video, tất cả video hay video với phụ đề, nguồn (tất cả hay chỉ từ 1 số trang video nổi tiếng). Cài đặt tìm kiếm của Google 15
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. Hình 1.6: Trang cài đặt tìm kiếm Ta có thể truy cập trang cài đặt bằng cách nhấn phím bánh xe -> chọn cài đặt tìm kiếm (Option). Giao diện trang này như trong hình 1.6. Trên trang này ta có thể cài đặt các thông số cho Google tìm kiếm, thêm hay bớt dự đoán hay lưu lại lịch sử tìm kiếm, phần vị trí sẽ giúp Google tìm kiếm được các kết quả gần vị trí hơn với ta, cài đặt ngôn ngữ sẽ chuyển Google về ngôn ngữ phù hợp hơn với ta, nếu chỉnh ngôn ngữ ở phần này, tất cả kết quả sẽ chỉ đưa về ngôn ngữ mà ta tìm kiếm Giao diện trang Google Dịch (Google translate) 16
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. Hình 1.7: Google dịch Trong hình 1.7 là giao diện cơ bản của Google dịch, phần ở trên để ta có thể chuyển nhanh các ngôn ngữ, nút mũi tên cho phép ta dich ngược lại. Khung bên trái ta có thể nhập 1 từ, 1 văn bản hay đường link dẫn tới 1 trang web khác, tương đương khung bên trái sẽ đưa trả ta kết quả được dịch ra ngôn ngữ mà ta chọn phía trên, nút Phát hiện ngôn ngữ sẽ tự động nhận diện ngôn ngữ của văn bản hay trang web ta muốn dịch, ta còn có thể nhập ngay bằng tiếng nói thông qua việc nhấn nút micro ở góc dưới khung bên trái Phím hình loa là công cụ đọc tự động của Google, nó sẽ đọc đoạn văn bản, bên cạnh còn các phím Chọn tất cả, Xếp hạng bản dịch,… .Phím hình lá cờ cùng ngôi sao là từ điển từ vựng của ta, ta có thể thêm bớt hay lưu trữ từ vựng của mình tại đây 1.1.4. Tìm kiếm nâng cao Qui luật tìm kiếm của Google Tìm kiếm sẽ không quan tâm việc chữ hoa hay chữ thường : tất cả ký tự ta gõ sẽ được tìm kiếm mà không quan trọng nó là viết hoa hay viết thường, điều này đặc biệt quan trọng khi ta tìm kiếm những thứ như code vì chỉ một ký tự cũng đã có thể ảnh hưởng tới toàn bộ bản code 17
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. Các ký tự biểu tượng: Google sẽ chỉ coi chúng như 1 từ hay 1 cụm từ để tìm kiếm VD: dấu sao(*), dấu hỏi(?) Google sẽ bỏ qua một số từ ngữ cơ bản: một số từ ngữ sẽ không được tìm kiếm để nâng cao hiệu quả của việc tìm kiếm VD: a, an, for,… Google cũng sẽ tìm kiếm các từ đồng nghĩa hay các từ gần đúng hơn với từ ta tìm, thậm chí có thể bỏ qua các ký tự đặc biệt hay dấu chấm câu, có thể bỏ qua việc này bằng cách thêm dấu ngoặc kép (“”) để bắt buộc Google tìm cả những từ và ký tự này Google có thể đưa ra ngay lập tức một số thông tin cơ bản nếu ta gõ . VD: thời tiết hay phép tính Ta có thể thay thế một từ bằng một ký tự đặc biệt, nếu làm như thế Google sẽ tìm ra những kết quả tương đương với những từ đi kèm ký tự và tất cả các từ ghép lại được.. VD: “we the people of the united states in order to form a more perfect union establish justice” sẽ đưa ra ít kết quả hơn "we * people * * united states * order * form * more perfect * establish *" Lý do: Google coi các ký tự đặc biệt chỉ là 1 ký tự, trong vd trên cụm đầu tiên có 17 ký tự, cụm thứ 2 lại được Google coi là có 9 ký tự (8 từ + dấu sao) do đó đưa ra nhiều kết quả hơn Tìm kiếm cơ bản: hệ thống tìm kiếm của Google sẽ trả lại cho ta các kết quả gần đúng hoặc các kết quả được xếp hạng cao hơn. Cao hơn 1 chút là tìm kiếm theo cụm từ, nếu ta dùng ngoặc kép (“”) kết quả tìm kiếm sẽ chính xác vào đúng cụm từ ta tìm theo đúng thứ tự đó Sử dụng các toán tử, lệnh cơ bản và các ký tự đặc biệt để tìm kiếm Nâng cao hơn so tìm kiếm từ cơ bản, tìm kiếm cụm từ vẫn là một hình thức cơ bản của một truy vấn Google. Để thực hiện truy vấn nâng cao, ta cần thiết phải hiểu các toán tử AND, OR, và NOT. Để có thể sử dụng Google một cách hiệu quả nhất, chúng ta sẽ sử dụng các toán tử này cùng với các ký tự đặc biệt và tìm kiếm bằng cụm từ: 18
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. Thường được sử dụng hầu hết các toán tử là AND. Nó được sử dụng để bao gồm nhiều thứ trong một truy vấn. Một số công cụ tìm kiếm đòi hỏi việc sử dụng các nhà điều hành này, nhưng Google không như thế. Google sẽ tự động tìm kiếm tất cả những từ hay cụm từ ta đưa vào truy vấn VD: khi tìm “hot and spicy”, Google sẽ bỏ qua từ “and” và tìm tất cả những web có 2 từ kia, trừ phi nó là 1 cụm từ. Dấu cộng (+) sẽ tương đương với toán tử AND, nó sẽ bắt buộc Google tìm cả từ mà ta muốn thêm nếu nó là 1 từ phổ biến, gần giống như khi ta đưa nó vào ngoặc kép (“”). VD: “hot +and spicy” sẽ đưa ra các kết quả bao gồm cả từ “and” Dấu trừ (-) sẽ tương đương với toán tử NOT, nó sẽ bắt buộc Google bỏ từ mà ta không muốn nó tìm để giảm các tìm kiếm không cần thiết. o VD: “hot –spicy” sẽ đưa ra các kết quả chỉ gồm từ hot mà không có từ spicy. Dấu vạch thẳng ( | ) tương đương với toán tử OR. VD: password | passcode -> đưa ra các trang hoặc có từ password hay passcode hay cả 2. Dấu sao (*) :Thay thế cụm từ chưa biết hay biểu tượng nào đó hoặc thay thế phép nhân trong toán học. VD: 30*3 -> Google đưa ra kết quả = 90. 2 dấu chấm (..) : Được sử dụng để tìm trong 1 phạm vi số học nào đó. VD: “camera $50..$200”. Site:query ( tìm trên trang web): chỉ đưa ra kết quả trên trang web hoặc tên miền ta tìm. VD: ”olympic site:nytimes.com” hay “olympic site:.gov. Link:query : Tìm những trang có link dẫn tới 1 trang web nào đó. VD: “link:Google.com” sẽ đưa tới các trang có liên kết đến Google.com. Related:query:Tìm những trang có liên kết ta đang tìm. VD:”related:Google.com” sẽ đưa ra các trang có liên quan đến Google.com. Sử dụng dấu cách (space) trong các toán tử hay lệnh trên sẽ được coi như sai lệnh và không được thực thi Sử dụng trang “Google’s Advanced Search” để tìm kiếm 19
- Nghiên cứu, tìm hiểu về một số kỹ thuật tấn công và khai thác thông tin bậc cao thông qua hệ thống tìm kiếm Google. Hình 1.8: Trang tìm kiếm nâng cao (1) Nếu như tìm kiếm của ta không đưa ra kết quả chính xác hay không biết sử dụng các toán tử và ký tự đặc biệt, vậy có thể sử dụng trang tìm kiếm nâng cao của Google, truy cập trang này bằng cách bấm nút bánh xe -> chọn tìm kiếm nâng cao (Google’s Advanced Search) Trang này được sử dụng để tìm kiếm theo chính xác cụm từ ta muốn ở chính xác ngôn ngữ, định dang, vị trí, vv… Hình 1.8 là phần cơ bản về từ và cụm từ, bên cạnh các khung cũng có những ví dụ sẵn về việc tìm kiếm: tất cả các từ này, từ hoặc cụm từ chính xác này, bất kỳ từ nào trong số này (OR), không từ nào trong số này (NOT), các số trong khoảng từ…(sử dụng cho các đơn vị đo) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Một số khái niệm đầu tiên về các hệ thống cơ sở dữ liệu
53 p | 733 | 253
-
Tìm hiểu Facebook Marketing
43 p | 128 | 33
-
Quản trị mạng Windows bằng Script - Phần 9: Tìm hiểu kịch bản điều khiển xa
8 p | 94 | 20
-
Môn học/Môđun: Tin học đại cương (Bài tập lớn số 02)
2 p | 195 | 19
-
Script - Tìm hiểu kịch bản điều khiển
4 p | 104 | 9
-
Kiến thức căn bản về Credit Card
7 p | 122 | 9
-
Đánh giá hiệu năng định tuyến đa phát dựa trên duy trì một cách tối ưu cây khung trong mạng manet
5 p | 59 | 9
-
Bài giảng một số chủ đề hiện đại về khai phá dữ liệu - Khai phá quá trình: Chương 1 - PGS. TS Hà Quang Thụy
68 p | 80 | 8
-
Bài 4: Hiệu chỉnh ảnh
3 p | 70 | 6
-
5 nguồn nghiên cứu từ khóa bổ sung hữu ích cho bạn
7 p | 76 | 6
-
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, theo ban có nên không?
7 p | 52 | 6
-
Bài 5 – Layer style
3 p | 78 | 5
-
Những thử thách mới dành cho SEO năm 2011
5 p | 46 | 5
-
Bài giảng Ngôn ngữ lập trình Java - Bài 2: Cơ bản về ngôn ngữ Java
35 p | 67 | 5
-
Bài giảng Tin học đại cương Phần 2: Bài 4 - Nguyễn Thành Kiên
33 p | 77 | 3
-
Tìm hiểu về chương trình con
3 p | 85 | 3
-
Hướng dẫn lập trình cơ bản với Android - Phần 16: Tìm hiểu về Implicit Intent
7 p | 58 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn