intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tình hình chậm phát triển thần kinh trong năm đầu của trẻ có nguy cơ từ thời kỳ sơ sinh bằng test denver

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các tác giả thực hiện đề tài "Nghiên cứu tình hình chậm phát triển thần kinh trong năm đầu của trẻ có nguy cơ từ thời kỳ sơ sinh bằng test Denver" nhằm mục tiêu: Tìm hiểu tỷ lệ chậm phát triển thần kinh trong năm đầu của nhóm trẻ sơ sinh có nguy cơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tình hình chậm phát triển thần kinh trong năm đầu của trẻ có nguy cơ từ thời kỳ sơ sinh bằng test denver

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CHẬM PHÁT TRIỂN THẦN KINH <br /> TRONG NĂM ĐẦU CỦA TRẺ CÓ NGUY CƠ  TỪ THỜI KỲ SƠ SINH <br /> BẰNG TEST DENVER<br /> Nguyễn Thị Kiều Nhi<br /> Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế<br /> <br /> <br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Theo dõi để  phát hiện sớm những khiếm khuyết về  vận động ­ tinh thần và <br /> giác quan trong quá trình phát triển ở nhóm trẻ đau, yếu nặng vào thời kỳ sơ sinh là  <br /> việc làm cần thiết của những người làm công tác nhi khoa, đặc biệt các bác sĩ sơ sinh  <br /> [12]. Theo Piaget, phát hiện muộn sau 2 năm, khả năng phục hồi sẽ vĩnh viễn mất đi <br /> [14]. <br /> Các tác giả  đều thống nhất phải theo dõi, đánh giá sự phát triển thần kinh trẻ <br /> em ngay từ thời kỳ sơ sinh cho đến lứa tuổi học đường [1]. Có nhiều test được đưa  <br /> ra để  đánh giá sự  phát triển thần kinh của trẻ. Trong số  đó, test Denver được  ứng  <br /> dụng rộng rãi vì đơn giản, dễ  thực hiện, có tính hệ  thống được công bố  năm 1967  <br /> bởi các tác giả Mỹ.  Ở Việt Nam, Lê Đức Hinh đã Việt Nam hóa test Denver và test <br /> này được áp dụng ở nước ta từ năm 1988 [1] [2] [3]<br /> Chúng tôi thực hiện đề  tài: ''Nghiên cứu tình hình chậm phát triển   thần kinh  <br /> trong năm đầu của trẻ  có nguy cơ  từ  thời kỳ  sơ sinh bằng test Denver" nhằm mục  <br /> tiêu: Tìm hiểu tỷ lệ chậm phát triển thần kinh trong năm đầu của nhóm trẻ  sơ sinh <br /> có nguy cơ.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> ­ Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu theo dõi vừa  hồi cứu  <br /> vừa tiến cứu 90 trẻ sơ sinh được nhập viện điều trị tại Phòng Nhi sơ sinh Bệnh viện  <br /> Trung  ơng Huế  từ  1999 đến 2001 gồm 4 đối tượng: sơ  sinh đủ  tháng bình dưỡng  <br /> bệnh lý, sơ sinh đủ tháng suy dinh dưỡng bào thai, sơ sinh đẻ non, sơ sinh già tháng.<br /> Chúng tôi loại ra khỏi đối tượng nghiên cứu những trường hợp: dị tật bẩm sinh  <br /> và di truyền ở tất cả mọi bộ phận trong cơ thể kể cả tật dính ngón, những trẻ từ khi  <br /> sinh ra đã có tật đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, con của những bà mẹ bị tâm thần.<br /> <br /> <br /> 161<br /> ­ Phương pháp nghiên cứu: ghi nhận tiền sử  lúc sinh, thời kỳ  sơ sinh nằm tại  <br /> nhi sơ sinh, ghi nhận thông tin tái khám lúc 3,6,9,12 tháng qua hỏi người mẹ, người  <br /> nhà và đánh giá qua test Denver. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê.<br /> III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> 3.1. Xếp loại nhóm đánh giá chậm phát triển thần kinh:<br /> <br /> nh ã m 1<br /> 49%<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> nhã m 2<br /> 20%<br /> <br /> nhã m 4 NHã m 3<br /> 13% 18%<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> nh ã m 1 nhã m 2 NHã m 3 nhã m 4<br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3.1: Tỷ lệ phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm phát triển thần kinh<br /> ­ Nhóm 1 (nhóm được đánh giá phát triển thần kinh bình thường trong suốt các  <br /> lần tái khám) 44/90 chiếm 49%.<br /> ­ Nhóm được đánh giá chậm phát triển thần kinh 46/90 chiếm 51% gồm:<br /> + Nhóm 2 (nhóm được đánh giá chậm phát triển thần kinh  lúc 3 ­ 6 tháng, sau <br /> đó được đánh giá phát triển thần kinh bình thường kể  từ  9 ­ 12 tháng) 18/90 chiếm  <br /> 20%<br /> +   Nhóm   3   (nhóm   được   đánh   giá   chậm   phát   triển   thần   kinh   lúc   3­6­9­12 <br /> tháng)16/90  chiếm 18%. Nhóm này có chậm phát triển vận động, tinh thần bình <br /> thường, tương ứng nhóm IMC (G.Tardieu, D.Pichancourt) [15]<br /> + Nhóm 4 (nhóm được đánh giá chậm phát triển thần kinh nặng từ lần tái khám  <br /> đầu tiên lúc 3 tháng cho đến lần tái khám sau cùng lúc 12 tháng) 12/90 chiếm 13%, <br /> nhóm này chậm phát triển nặng cả vận động và tinh thần, tương ứng nhóm IMC theo <br /> các tác giả G.Tardieu và D. Pichancourt [15].<br /> 3.2. Tỷ lệ nguyên nhân của các nhóm chậm phát triển:<br /> 3.2.1. Nguyên nhân của chậm phát triển thần kinh lúc 3 ­ 6 tháng (nhóm 2):<br /> Bảng 3.1: Tỷ lệ phân bố nguyên nhân của nhóm 2<br /> Nguyên nhân n %<br /> SSĐN (32 tuần) 9 49,9<br /> SSĐN  33­36 tuần / đẻ yếu 3 16,6<br /> SSĐN 33­36 tuần / NTSS sớm 1 5,5<br /> Ngạt nhẹ và trung bình do nguyên nhân khác 3 16,6<br /> Xuất huyết não ­ màng não 2 11,1<br /> Tổng cộng 18 100<br /> <br /> 162<br /> ­ Nguyên nhân nổi bật gây chậm phát triển thần kinh lúc 3­6 tháng là SSĐN <br /> 32 tuần (50%). Theo X. Hermandonera 50 % trẻ     32 tuần đạt được sự  phát triển <br /> thần kinh bình thường sau tháng thứ 4 [13].<br /> 3.2.2. Nguyên nhân của chậm phát triển thần kinh lúc 12 tháng (nhóm 3) :<br /> Bảng 3.2: Tỷ lệ phân bố nguyên nhân của nhóm 3<br /> Nguyên nhân n %<br /> Ngạt nặng và trung bình do nhiễm trùng sơ sinh sớm 4 25<br /> Ngạt nặng và trung bình do các nguyên nhân khác 2 12,5<br /> SSĐN ( 32 tuần 5 31,25<br /> Vàng da tăng bilirubine tự do/SSĐT 2 12,5<br /> Xuất huyết não­màng não 2 12,5<br /> SSGT 1 6,25<br /> Tổng 16 100<br />    Ngạt nặng và trung bình chiếm tỷ lệ 37,5% nguyên nhân chậm phát triển nổi <br /> bật của nhóm 3 (theo B.Jamain 68% trẻ  IMC do thiếu khí não thời kỳ  sơ  sinh [14].  <br /> SSĐN   32 tuần chiếm 31,25% (theo Laiter và cộng sư û 31 % trẻ  IMC do đẻ  non) <br /> [14]. Có 5/29 SSĐN  32 tuần chiếm tỷ lệ 17,2% trong nhóm 3 (12,8% theo L. Sann  <br /> và J. Bourgeois) [16] <br /> 3.2.3. Nguyên nhân của chậm phát triển thần kinh nặng (nhóm 4) :<br /> Bảng 3.3: Tỷ lệ phân bố nguyên nhân của nhóm 4<br /> Nguyên nhân n %<br /> Ngạt nặng do nhiễm trùng sơ sinh sớm 6 50<br /> Ngạt nặng do nguyên nhân khác  2 17<br /> Vàng da tăng bilirubine tự do >600 (mol/l) 2 17<br /> Xuất huyết não­màng não 1 8<br /> Cô đặc máu 1 8<br /> Tổng 12 100<br /> <br /> ­  Ngạt nặng do nhiễm trùng sơ sinh sớm chiếm 50% là nguyên nhân hàng đầu  <br /> của nhóm chậm phát triển thần kinh nặng. Nhiễm trùng sơ  sinh sớm khi thai còn <br /> nằm trong tử  cung đã làm tổn thương não bộ  do rối loạn huyết động học và chính <br /> tình trạng này đã gây ngạt sau sinh [7] [10] [11].<br /> Ghi   nhận   những   nguyên   nhân   khác   như:   vàng   da   tăng   Bilirubine   tự   do  <br /> > 600  mol/l chiếm [6], xuất huyết não màng não và cô đặc máu. <br /> <br /> <br /> 3.3.Tỷ lệ nhóm theo loại sơ sinh:<br /> <br /> <br /> 163<br /> 100% 0 6 0<br /> 9 0<br /> 22 4<br /> 33<br /> 80% 33<br /> 35 0<br /> 25 68<br /> 60%<br /> 8<br /> 40%<br /> 61 67<br /> 16 52<br /> 20% 45<br /> <br /> 16<br /> 0%<br /> SS§ T SS§ N
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2