t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG VIÊM LỢI Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN<br />
Nguyễn Phương Liên*; Lê Việt Thắng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu tình trạng viêm lợi sử dụng Gingival Index (GI) ở 49 bệnh nhân (BN)<br />
xơ gan Child B và C và 31 người khoẻ mạnh làm chứng. Phương pháp: BN được khám răng<br />
miệng xác định viêm lợi bằng chỉ số GI, xét nghiệm máu đánh giá thiếu máu, giảm protein,<br />
albumin máu. Kết quả và kết luận: GI trung bình nhóm BN là 1,99 ± 0,53, tăng khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê so với nhóm chứng (0,49 ± 0,08), p < 0,001. 89,8% BN viêm lợi ở các mức độ.<br />
BN xơ gan giai đoạn Child C; thiếu máu; giảm protein; giảm albumin máu có điểm GI trung bình<br />
cao hơn có ý nghĩa so với điểm GI của nhóm BN Child B; không thiếu máu; không giảm protein;<br />
albumin máu, p < 0,01.<br />
* Từ khóa: Viêm lợi; Xơ gan.<br />
<br />
Status of Gingivitis in Patients with Liver Cirrhosis<br />
Summary<br />
Objectives: To use gingiviral index (GI) to examine status of gingivitis of 49 patients with liver<br />
cirrhosis Child B, C and 31 healthy people as control group. Methods: The patients were<br />
examined dental to confirm gingivitis using gingiviral index and blood tests to confirm anemia,<br />
low serum protein, hypoalbuminia. Results: The average GI of the patients was 1.99 ± 0.53,<br />
significantly increased compared to that of control group (0.49 ± 0.08), p < 0.001. The<br />
proportion of gingivitis patients was 89.8%. GI of patient group with anemia, Child C, low serum<br />
protein, hypoalbuminia was significantly higher than that of those without above status, p < 0.01.<br />
* Key words: Gingivitis; Liver cirrhosis.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viêm lợi là tình trạng bệnh lý rất<br />
thường gặp ở người bình thường cũng<br />
như ở người mắc các bệnh mạn tính.<br />
Quá trình viêm liên quan đến tình trạng<br />
giảm miễn dịch và đặc điểm bệnh lý ở BN<br />
mắc bệnh mạn tính. Xơ gan là bệnh lý<br />
thường gặp, chiếm tỷ lệ cao ở BN điều trị<br />
nội trú tại khoa tiêu hoá các bệnh viện,<br />
nguyên nhân gây xơ gan thường gặp như<br />
nghiện rượu, viêm gan virut… Viêm lợi<br />
trên BN xơ gan thường gặp với tần suất<br />
cao hơn và mức độ nặng hơn. Suy giảm<br />
<br />
chức năng gan trong xơ gan là nguyên<br />
nhân gây nặng tình trạng viêm lợi. Phát<br />
hiện và điều trị các bệnh lý răng lợi là một<br />
vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng<br />
cuộc sống cho BN, giảm thiểu bệnh lý<br />
toàn thân như nhiễm khuẩn do viêm lợi<br />
gây ra. Đã có nhiều nghiên cứu về tình<br />
trạng viêm lợi ở BN mắc bệnh mạn tính<br />
khác như: đái tháo đường, suy thận…,<br />
tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập<br />
đến tình trạng viêm lợi ở BN xơ gan. Xuất<br />
phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến<br />
hành đề tài này nhằm:<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Phương Liên (bacsylien@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 23/05/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 23/06/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 19/07/2016<br />
<br />
143<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
- Khảo sát tình trạng viêm lợi ở BN xơ<br />
gan điều trị tại Bệnh viện Quân y 103.<br />
- Tìm hiểu mối liên quan giữa viêm lợi<br />
và tuổi, giai đoạn xơ gan, nồng độ<br />
albumin, nồng độ CRP máu ở BN xơ gan.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
- Khám răng miệng: BN được khám 6<br />
răng gồm răng số 16, 24, 21, 36, 41, 44<br />
hàm trên và hàm dưới, mỗi răng khám 4<br />
mặt: mặt gần, mặt xa, mặt má, mặt lưỡi.<br />
Sử dụng GI của Loe và Silness để đánh<br />
giá tình trạng lợi theo 4 mức độ (mã số):<br />
từ 0 - 3. Mã số 0, 1, 2, 3.<br />
Tổng số mã số<br />
Chỉ số lợi = ---------------------Tổng số mặt (24)<br />
<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
80 người được chia thành 2 nhóm:<br />
- Nhóm bệnh: 49 BN xơ gan do virut,<br />
do rượu, mức độ Child B và C điều trị tại<br />
Bệnh viện Quân y 103.<br />
- Nhóm chứng: 31 người khoẻ mạnh<br />
có tuổi và giới tương đồng nhóm bệnh.<br />
- Loại trừ BN: đang có nhiễm trùng<br />
toàn thân, tình trạng suy gan nặng; không<br />
đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang so sánh<br />
nhóm bệnh và nhóm chứng.<br />
<br />
+ 0: lợi bình thường, không viêm nề,<br />
không chảy máu.<br />
+ 1: lợi nhạt màu, nề nhẹ, mất bóng,<br />
viêm nhẹ.<br />
+ 2: lợi đỏ, phì đại, nề bóng, chảy máu<br />
khi ấn, viêm mức độ vừa.<br />
+ 3: lợi đỏ, phì đại, nề, loét, chảy máu<br />
tự nhiên, viêm nặng.<br />
+ Điểm GI của BN là giá trị trung bình<br />
của kết quả khám 6 răng.<br />
* Đánh giá kết quả:<br />
<br />
- BN được khám lâm sàng, làm các xét<br />
nghiệm cận lâm sàng về huyết học và<br />
sinh hoá máu, chẩn đoán nguyên nhân,<br />
giai đoạn xơ gan.<br />
<br />
- Không viêm: GI < 0,1.<br />
<br />
- Đánh giá thiếu máu khi HST nữ<br />
< 130 g/l, nam < 140 g/l, giảm protein khi<br />
< 60 g/l, giảm albumin khi < 35 g/l.<br />
<br />
- Viêm nặng: GI ≥ 2,0.<br />
<br />
- Viêm nhẹ: 0,1 ≤ GI < 1,0.<br />
- Viêm vừa: 1,0 ≤ GI < 2,0.<br />
* Xử lý số liệu: theo thuật toán thống<br />
kê y sinh học.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN và tình trạng viêm lợi.<br />
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới nhóm bệnh và nhóm chứng.<br />
Đối tượng<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 31)<br />
<br />
Nhóm bệnh (n = 49)<br />
<br />
49,36 ± 10,16<br />
<br />
51,13 ± 11,34<br />
<br />
< 40 (n, %)<br />
<br />
8 (26,7)<br />
<br />
9 (18,4)<br />
<br />
40 - 60 (n, %)<br />
<br />
18 (58,1)<br />
<br />
28 (57,1)<br />
<br />
> 60 (n, %)<br />
<br />
5 (16,2)<br />
<br />
12 (24,5)<br />
<br />
Nam (n, % )<br />
<br />
23 (76,6)<br />
<br />
40 (81,6)<br />
<br />
Nữ (n, % )<br />
<br />
8 (23,4)<br />
<br />
9 (18,4)<br />
<br />
Tuổi trung bình (năm)<br />
Nhóm tuổi<br />
(năm)<br />
<br />
Giới<br />
<br />
144<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu<br />
51,13 ± 11,34, không khác biệt so với<br />
nhóm chứng khỏe mạnh. Tỷ lệ BN theo<br />
tuổi, giới ở nhóm bệnh và nhóm chứng<br />
không khác biệt, p > 0,05. Tỷ lệ nam/nữ ở<br />
nhóm bệnh là 4,44. Kết quả này phù hợp<br />
với nghiên cứu của Lâm Trung Hiếu và<br />
Berganla A. Xơ gan thường gặp ở tuổi<br />
trung niên, nam nhiều hơn nữ do liên<br />
quan đến uống rượu nhiều. Quá trình xơ<br />
gan ở người uống rượu nhiều tiến triển<br />
âm thầm, thường qua giai đoạn gan<br />
nhiễm mỡ, sau đó đến giai đoạn xơ gan,<br />
khi đó BN đã đến tuổi trung niên.<br />
Bảng 2: Phân bố BN theo nguyên<br />
nhân và mức độ xơ gan.<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
(n = 49)<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Nguyên<br />
nhân<br />
Mức độ xơ<br />
gan<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Rượu<br />
<br />
31<br />
<br />
63,3<br />
<br />
Virut<br />
<br />
18<br />
<br />
36,7<br />
<br />
Child B<br />
<br />
22<br />
<br />
44,9<br />
<br />
Child C<br />
<br />
27<br />
<br />
55,1<br />
<br />
2/3 số BN xơ gan do rượu. BN xơ gan<br />
giai đoạn Child C chiếm 55,1%. Kết quả<br />
của chúng tôi phù hợp với các tác giả<br />
khác [1, 8]. Tại Việt Nam, rượu vẫn là<br />
nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Mức<br />
độ xơ gan Child-Pugh C và có tỷ lệ như<br />
nhau. Do đây là bệnh viện tuyến cuối nên<br />
BN vào viện điều trị thường ở giai đoạn<br />
nặng, đã có biến chứng, cần điều trị.<br />
Chúng tôi không có BN nào Child A.<br />
Bảng 3: Đặc điểm thiếu máu, nồng độ<br />
protein và albumin máu nhóm BN xơ gan.<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
(n = 49)<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Thiếu<br />
máu<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Có<br />
<br />
21<br />
<br />
42,9<br />
<br />
Không<br />
<br />
28<br />
<br />
57,1<br />
<br />
Protein<br />
máu (g/l)<br />
Albumin<br />
máu (g/l)<br />
<br />
Giảm<br />
<br />
20<br />
<br />
40,8<br />
<br />
Không giảm<br />
<br />
29<br />
<br />
59,2<br />
<br />
Giảm<br />
<br />
39<br />
<br />
79,6<br />
<br />
Không giảm<br />
<br />
10<br />
<br />
20,4<br />
<br />
BN xơ gan có tỷ lệ thiếu máu cao,<br />
chiếm gần 1/2 số BN nghiên cứu. Tỷ lệ<br />
giảm albumin chiếm > 2/3 số BN, tỷ lệ<br />
giảm protein: 40,8%. Thiếu máu, giảm<br />
protein và giảm albumin máu là biểu hiện<br />
thường gặp ở BN xơ gan. Các nghiên<br />
cứu trong và ngoài nước đều cho kết quả<br />
tương tự. BN xơ gan có chức năng gan<br />
giảm, tổng hợp các chất axít amin kém,<br />
kết hợp với tình trạng BN xơ gan thường<br />
ăn uống kém. Chính vì vậy, nồng độ<br />
protein và albumin máu giảm hơn so với<br />
người bình thường, đặc biệt albumin<br />
giảm ở hầu hết BN vào viện. Rối loạn<br />
chuyển hoá sắt liên quan đến dự trữ sắt<br />
trong gan, đây là một yếu tố gây thiếu<br />
máu ở những BN này.<br />
Bảng 4: So sánh chỉ số GI nhóm bệnh<br />
và nhóm chứng.<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
(n = 49)<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Mức độ<br />
viêm lợi<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Không<br />
<br />
5<br />
<br />
10,2<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
8<br />
<br />
16,3<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
27<br />
<br />
55,1<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
9<br />
<br />
18,4<br />
<br />
Chứng (n = 31)<br />
GI<br />
(X ± SD)<br />
<br />
BN (n = 49)<br />
p<br />
<br />
0,49 ± 0,08<br />
1,99 ± 0,53<br />
< 0,001<br />
<br />
Nhóm BN xơ gan có chỉ số GI trung<br />
bình (1,99 ± 0,53) cao hơn nhóm chứng<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). 89,8% BN<br />
145<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
xơ gan có viêm lợi, BN viêm lợi mức độ<br />
vừa chiếm đa số (55,1%). Viêm lợi<br />
thường do nhiều yếu tố tác động. Bệnh<br />
viêm lợi là bệnh do mảng bám trên răng<br />
làm kích ứng gây mẩn đỏ dẫn đến sưng<br />
nướu. Bệnh viêm lợi rất dễ dàng phát<br />
hiện và điều trị nhưng chúng ta thường<br />
hay bỏ qua và để “tự nó khỏi”. Nếu không<br />
được chữa trị, người bệnh tiếp tục để lợi<br />
bị tổn thương, bệnh có thể chuyển sang<br />
giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì bị<br />
<br />
rụng răng. Viêm lợi trong thời gian dài<br />
gây viêm nướu răng, lan đến các mô cơ<br />
và xương, có thể gây mất răng, làm tăng<br />
nguy cơ đột quỵ, đau tim, viêm phổi. Viêm<br />
lợi thường liên quan đến bệnh lý toàn<br />
thân mạn tính và tại chỗ do chăm sóc<br />
răng miệng không tốt. Ở BN xơ gan, tình<br />
trạng viêm lợi liên quan đến quá trình<br />
bệnh lý, đó là giảm miễn dịch, tình trạng<br />
suy chức năng gan và rối loạn đông cầm<br />
máu gây viêm lợi.<br />
<br />
2. Liên quan giữa mức độ viêm lợi (chỉ số GI) với một số đặc điểm BN xơ gan.<br />
Bảng 5: Liên quan mức độ viêm lợi với nguyên nhân và giai đoạn xơ gan.<br />
Chỉ tiêu<br />
Nguyên nhân xơ gan<br />
<br />
Giai đoạn xơ gan<br />
<br />
GI (X ± SD)<br />
<br />
p<br />
<br />
Rượu (n = 31)<br />
<br />
1,92 ± 0,43<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Virut (n = 18)<br />
<br />
2,08 ± 0,61<br />
<br />
Child B (n = 22)<br />
<br />
1,74 ± 0,45<br />
<br />
Child C (n = 27)<br />
<br />
2,29 ± 0,62<br />
<br />
Nhóm BN xơ gan Child C có giá trị GI<br />
trung bình cao hơn nhóm xơ gan Child<br />
B, p < 0,01. Không có sự khác biệt về<br />
mức độ viêm lợi với nguyên nhân xơ<br />
gan. Nguyên nhân xơ gan không liên<br />
quan đến tình trạng viêm lợi. Chúng tôi<br />
nhận thấy, xơ gan giai đoạn càng nặng,<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
chỉ số GI càng cao. Rõ ràng, tổn thương<br />
lợi liên quan đến chức năng gan. Gan<br />
xơ giai đoạn nặng hơn sẽ làm chức<br />
năng gan kém đi. BN giảm hệ thống<br />
miễn dịch trầm trọng, gây tình trạng<br />
viêm lợi nặng hơn, lợi dễ chảy máu và<br />
tổn thương.<br />
<br />
Bảng 6: Liên quan mức độ viêm lợi với thiếu máu, nồng độ protein và albumin máu.<br />
Chỉ tiêu<br />
Thiếu máu<br />
<br />
Giảm protein máu<br />
<br />
Giảm albumin máu<br />
<br />
146<br />
<br />
GI (X ± SD)<br />
<br />
p<br />
<br />
Có (n = 21)<br />
<br />
2,32 ± 0,48<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Không (n = 28)<br />
<br />
1,68 ± 0,67<br />
<br />
Có (n = 20)<br />
<br />
2,34 ± 0,49<br />
<br />
Không (n = 29)<br />
<br />
1,67 ± 0,58<br />
<br />
Có (n = 39)<br />
<br />
2,44 ± 0,49<br />
<br />
Không (n = 10)<br />
<br />
1,55 ± 0,52<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
Mức độ viêm lợi nặng liên quan đến<br />
thiếu máu, giảm protein, giảm albumin<br />
máu, p < 0,01. Tình trạng viêm lợi liên<br />
quan đến dinh dưỡng BN. Thiếu máu,<br />
giảm protein, đặc biệt giảm albumin máu<br />
liên quan đến giảm immunoglobulin miễn<br />
dịch, giảm nuôi dưỡng cơ quan, trong đó<br />
có lợi. Viêm lợi liên quan đến mảng bám<br />
răng lúc đầu là một mảng không màu,<br />
dính bao quanh răng. Khi bị vôi hoá,<br />
mảng này biến thành cao răng, màu sẫm<br />
dần theo thời gian. Sự tích tụ mảng bám<br />
tạo nên những túi chứa vi khuẩn, từ đây<br />
vi khuẩn sẽ sinh sôi phát triển, khi gặp<br />
điều kiện thuận lợi sẽ gây viêm và chảy<br />
máu. Tình trạng xơ gan làm giảm khả<br />
năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến lợi<br />
và kém vận chuyển chất cặn bã từ lợi đi<br />
để đào thải ra ngoài, nên lợi bị yếu và dễ<br />
nhiễm khuẩn.<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu tình trạng viêm lợi ở 49<br />
BN xơ gan và 31 người bình thường,<br />
chúng tôi rút ra một số nhận xét:<br />
- Viêm lợi thường gặp ở BN xơ gan: GI<br />
trung bình nhóm BN là 1,99 ± 0,53, tăng<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm<br />
chứng (0,49 ± 0,08), p < 0,001. Tỷ lệ BN<br />
có viêm lợi ở các mức độ chiếm 89,8%.<br />
- Mức độ viêm lợi liên quan đến một số<br />
đặc điểm BN: BN xơ gan giai đoạn Child<br />
C; thiếu máu; giảm protein; giảm albumin<br />
máu có điểm GI trung bình cao hơn có ý<br />
nghĩa so với nhóm BN Child B; không<br />
<br />
thiếu máu, không giảm protein, albumin<br />
máu p < 0,01.<br />
- Không thấy mối liên quan giữa tình<br />
trạng viêm lợi với nguyên nhân gây xơ gan.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lâm Trung Hiếu. Nghiên cứu đặc điểm<br />
lâm sàng, xét nghiệm, huyết động tĩnh mạch<br />
cửa trên siêu âm ở BN xơ gan có giãn tĩnh<br />
mạch thực quản. Luận án Thạc sỹ Y học. Học<br />
viện Quân y. 2012, tr.52-59.<br />
2. Phan Hải Nam. Một số xét nghiệm sinh<br />
hóa trong lâm sàng. Xét nghiệm hóa sinh.<br />
NXB Quân đội Nhân dân. 2011, tr.7-10.<br />
3. Berlanga A, Guiu-Jurado E, Porras JA,<br />
Auguet T. Molecular pathways in non-alcoholic<br />
fatty liver disease. Clin Exp Gastroenterol. 2014,<br />
Jul 5, 7, pp.221-239.<br />
4. Grønkjær LL. Periodontal disease and<br />
liver cirrhosis: A systematic review. SAGE Open<br />
Med. 2015 Sep 9;3:2050312115601122. doi:<br />
10.1177/2050312115601122. eCollection 2015.<br />
5. Guggenheimer J, Eghtesad B, Close JM<br />
et al. Dental health status of liver transplant<br />
candidates. Liver Transpl. 2007, Feb, 13 (2),<br />
pp.280-286.<br />
6. Loe, Silness. Gingival index of loe and<br />
silness. Dentistry and Oral Medicine. 2009.<br />
7. Olczak-Kowalczyk D, Kowalczyk W,<br />
Krasuska-Sławińska E et al. Oral health and<br />
liver function in children and adolescents with<br />
cirrhosis of the liver. Prz Gastroenterol. 2014,<br />
9 (1), pp.24-31.<br />
8. Raghava KV, Shivananda H, Mundinamane<br />
D et al. Evaluation of periodontal status in<br />
alcoholic liver cirrhosis patients: a comparative<br />
study. J Contemp Dent Pract. 2013, Mar, 1,<br />
14 (2), pp.179-182.<br />
<br />
147<br />
<br />