intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu triết học " LIÊN HỆ MẬT THIẾT VỚI QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN CỘI NGUỒN SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG TA "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

142
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quan tâm xây dựng, củng cố và không ngừng tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng Cộng sản với nhân dân là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, là cội nguồn tạo nên sức mạnh của Đảng. Để nâng cao sức mạnh và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình, trong mối quan hệ với nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam cần: luôn chăm lo đầy đủ đến lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thật sự tôn trọng và phát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu triết học " LIÊN HỆ MẬT THIẾT VỚI QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN CỘI NGUỒN SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG TA "

  1. LIÊN HỆ MẬT THIẾT VỚI QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN CỘI NGUỒN SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG TA ĐOÀN VĂN KHÁI (*) Quan tâm xây dựng, củng cố và không ngừng tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng Cộng sản với nhân dân là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, là cội nguồn tạo nên sức mạnh của Đảng. Để nâng cao sức mạnh và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình, trong mối quan hệ với nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam cần: luôn chăm lo đầy đủ đến lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời, tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đó là cơ sở tạo nên sức mạnh để Đảng vượt qua mọi khó khăn, thách thức; lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới v à xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin - lãnh tụ kiệt xuất của giai cấp vô sản Nga và giai cấp vô sản thế giới - khẳng định rằng, Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp vô sản, nhưng Đảng Cộng sản cũng "chỉ là một bộ phận nhỏ của giai cấp vô sản và giai cấp vô sản lại cũng chỉ là một bộ phận nhỏ trong quần chúng nhân dân"(1); nó chỉ l àm tròn sứ mệnh lịch sử của mình khi biết gắn bó chặt chẽ với quần chúng và dẫn dắt toàn thể quần chúng tiến lên. Nói về vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một mệnh đề chứa đựng tư tưởng lớn và rất sâu sắc: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Thật vậy, nếu không có sự đồng tình ủng hộ, chung sức, chung lòng của quần chúng nhân dân thì Đảng Cộng sản không thể có được sức mạnh, cách mạng vô
  2. sản không thể thành công và nếu không có sự lãnh đạo, tổ chức của Đảng Cộng sản thì quần chúng nhân dân cũng không có được đường hướng chính trị đúng đắn để chỉ đạo, dẫn dắt cuộc đấu tranh cách mạng của mình. Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của Đảng Cộng sản và các cuộc cách mạng vô sản là nhờ đã thắt chặt được mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng. Nói tóm lại, sự gắn bó máu thịt, liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân lao động là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng Cộng sản, là cội nguồn sức mạnh vô địch của Đảng, là nhân tố bảo đảm cho sự thành công của toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, không ngừng củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng cầm quyền và quần chúng nhân dân là một nguyên tắc bất di bất dịch của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng. V.I.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh tính tất yếu khách quan cũng như sự cần thiết phải tăng cường, mở rộng mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng, đặc biệt là sự cần thiết phải lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân vào công cuộc xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. Ông cho rằng, đối với một Đảng Cộng sản đang lãnh đạo đất nước thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, "một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất là tự cắt đứt liên hệ với quần chúng" và "đó là một tai hoạ thực sự". Đáng tiếc là, vào những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tai hoạ mà V.I.Lênin từng cảnh báo đã xảy ra với Đảng Cộng sản Liên Xô - một Đảng lớn với 20 triệu đảng viên. Như nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, lý giải, Đảng Cộng sản Liên Xô lúc đó, trên th ực tế, đã dường như chia thành hai Đảng: một Đảng thuộc "đẳng cấp thượng lưu" của tầng lớp quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi "ăn trên, ngồi trốc", bị nhân dân oán ghét; một Đảng của những đảng viên thường đã trở thành một khối thờ ơ, thụ động, mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, vào Đảng Cộng sản. Vì mất niềm tin, đông đảo đảng viên thường và quần chúng nhân dân Liên Xô đã thờ ơ với Đảng, không đứng lên bảo vệ Đảng khi Đảng lâm nguy, khi Đảng bị giải tán, bị cấm hoạt động. Bài học thất bại vì mất
  3. dân, mất chỗ dựa vững chắc của Đảng Cộng sản Liên Xô thật quá đắt giá, rất đáng để cho tất cả các Đảng Cộng sản đã mất quyền lãnh đạo, chưa cầm quyền hoặc đang cầm quyền trên thế giới phải suy ngẫm để tự rút ra bài học cho chính mình. Nhìn lại quá trình Đảng ta lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công cuộc trường chinh giành lại độc lập tự do cho đất n ước, cho dân tộc, chúng ta thấy Đảng đã luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, tạo thành một khối thống nhất không gì lay chuyển được và đó chính là cội nguồn sức mạnh vô địch của Đảng ta. Tuy nhiên, trong thời kỳ hoà bình, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa với mục tiêu cụ thể là "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận, ở nơi này nơi kia, lúc này lúc khác, Đảng cũng đã phạm những sai lầm, khuyết điểm không nhỏ trong quan hệ với dân. Đại hội Đảng lần thứ IX đã nhận đinh: "Tình trạng mất dân chủ, tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu dân, lãng phí còn nặng, đang là lực cản của sự phát triển và gây bất bình trong nhân dân"(2). "Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến"(3). Thực trạng này đang làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và mối dây liên hệ giữa Đảng với dân cũng không khỏi bị ảnh hưởng xấu. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào và bằng cách nào để duy trì, tăng cường, củng cố mối liên hệ gắn kết giữa đảng cầm quyền với quần chúng nhân dân cho thật bền vững? Thực ra, Đảng và dân là hai chủ thể trong một mối quan hệ, nên muốn quan hệ bền chặt thì cả hai chủ thể đều phải hết sức cố gắng, tự giác xây đắp mối quan hệ đó. Nhưng, với tư cách là đội tiên phong, là đảng cầm quyền, trách nhiệm xây dựng mối liên hệ bền vững giữa Đảng với quần chúng nhân dân tr ước hết thuộc về Đảng. Trong những năm qua, Đảng ta cũng đã và đang tích cực thực hiện nhiệm vụ then chốt được đề ra từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần
  4. thứ ba (khoá VII) là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, thật sự xứng đáng là đội tiên phong, là người lãnh đạo nhân dân thực hiện sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Kết quả mà Đảng đạt được là khả quan, nhưng còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân. Vì vậy, để duy trì, củng cố và tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân, Đảng phải chú trọng làm thật tốt những việc chủ yếu sau đây: Thứ nhất, Đảng cần chăm lo đầy đủ đến lợi ích, đời sống tinh thần và vật chất của quần chúng nhân dân; nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa quan trọng của vấn đề này. Trong hoàn cảnh hoà bình, việc chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân lao động là một trong những hoạt động trọng tâm của Đảng cầm quyền, là vấn đề quyết định sự tín nhiệm và sự gắn bó của quần chúng đối với Đảng. Một khi đời sống được cải thiện về chất, lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhân dân lao động được tôn trọng, được bảo vệ, người lao động sẽ gắn bó mật thiết với Đảng và Nhà nước, với chế độ, sẽ cố gắng lao động, sản xuất, công tác tốt h ơn. Đáng tiếc là, những năm gần đây, do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu hoá, tình trạng phân hoá giàu - nghèo gia tăng nhanh chóng; trong khi một bộ phận không nhỏ dân cư nước ta chưa được bảo đảm những nhu cầu thiết yếu và tối thiểu (nước sạch, lương thực, nhà ở,...) thì số lượng những cán bộ có chức quyền, có tài sản nhiều tỷ đồng và cuộc sống vương giả lại ngày càng nhiều lên; số lượng các vụ tham nhũng, làm thất thoát tài sản công trị giá hàng chục, hàng trăm tỷ đồng cũng nhiều thêm nhưng lại chưa có biện pháp ngăn chặn, trừng trị có hiệu quả. Điều đó làm cho quần chúng nhân dân cảm thấy thật sự xót xa và đau lòng. Vì vậy, một mặt, Đảng phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực và tích cực để cải thiện đời sống cho nhân dân, từ việc tạo việc l àm cho người lao động đến việc chăm lo bảo vệ, nâng cao sức khoẻ, bảo đảm giáo dục, thực hiện an sinh xã hội, an toàn, công bằng xã hội,... Mặt khác, phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ tham nhũng, làm giàu bất chính, xâm phạm lợi ích của nhân dân, bất kể chúng là ai, giữ chức vụ gì. Nếu Đảng làm được như vậy thì quần chúng
  5. sẽ tin tưởng, gắn bó, ủng hộ Đảng nhiều hơn và do đó, sức mạnh của Đảng sẽ được nhân lên nhiều lần. Thứ hai, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi đây là một chủ trương mang tầm chiến lược của Đảng. Có thể hình dung xã hội như một cơ thể sống; trong đó, mỗi cá nhân vừa là thành viên, là bộ phận cấu thành, lại vừa là chủ thể hành động. Những chủ thể này hoạt động có hiệu quả nhiều hay ít phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan và khách quan, trong đó có hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp,... phát huy quyền làm chủ, tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mỗi thành viên. Do đó, vấn đề quan trọng đặt ra là, không để quyền làm chủ của nhân dân trở thành lời nói suông, khẩu hiệu suông, mà phải tạo điều kiện thực tế, có cơ chế cụ thể cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba (khoá VIII) chỉ rõ: "Tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình th ức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp; tiếp tục hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm trong sạch, vững mạnh và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước"(4). Cụ thể hoá tinh thần đó, Bộ Chính trị (khoá VIII) đ ã chỉ ra Chỉ thị số 30-CT/TW "Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở” (18 – 2 – 1998). Qua tám năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước đã được tôn trọng và phát huy, mang lại nhiều thành tựu quan trọng về nhiều mặt. Chính vì vậy, Chỉ thị trên được đánh giá là "khâu đột phá của quá trình phát huy dân chủ ở nước ta trong thời kỳ mới"(5). Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý đất nước còn chưa được thật sự tôn trọng ở một số cấp, ngành và địa phương. Chẳng hạn, chủ trương "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã thực sự trở thành khẩu hiệu hành động chưa? Đã mấy ai biết được
  6. thu nhập, tổng giá trị tài sản của các cán bộ trung, cao cấp của Đảng và gia đình họ, những người cư trú trên địa bàn mình? "Việc công khai về tài chính, hợp đồng kinh tế, chương trình dự án, đấu thầu, mua bán vật tư có giá trị cao... vẫn còn hình thức, thiếu công khai, minh bạch. Quy định về lấy ý kiến nhân dân trước khi ban hành các chủ trương, chính sách, các dự án đầu tư quan trọng ở cơ sở chưa được thực hiện nghiêm túc... Việc tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể và góp ý cho cán bộ, đảng viên ở không ít nơi tiến hành một cách hình thức... Đội ngũ cán bộ chủ chốt chưa thực hiện đều đặn việc đối thoại trực tiếp, tự kiểm điểm trước dân và nghe dân góp ý phê bình xây dựng. Chế độ tự phê bình chưa được thực hiện rộng rãi"(6). Điều đó có nghĩa là chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, phải chấn chỉnh để Đảng gần dân hơn, dân gắn bó với Đảng hơn. Thứ ba, điều quan trọng nhất là vấn đề xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Là Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng ta luôn ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình trước đất nước, dân tộc và nhân dân. Để làm tròn trách nhiệm, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức mạnh về mọi mặt. Ngay từ Đại hội VI (12 - 1986), Đảng đã đề chủ trương phải đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, đổi mới cán bộ và đổi mới phong cách công tác. Đến Đại hội VII (6 - 1991), Đảng tiếp tục đề ra chủ trương tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba (khoá VII) họp vào tháng 6 năm 1992 đã cụ thể hoá chủ trương trên và nhấn mạnh: lúc này, xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Từ đó đến nay, Đảng ta đã rất chú trọng thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Thực tế cho thấy, quần chúng nhân dân nhìn nhận về Đảng, đánh giá về Đảng trước hết và phần nhiều là thông qua phẩm chất, đạo đức, tư cách, lối sống của cán bộ, đảng viên, chứ chưa phải là năng lực công tác hay sự tài giỏi của họ. Có thể nói, phẩm chất đạo đức, tư cách, lối sống của cán bộ, đảng viên là vấn đề có ảnh hưởng quyết định đến uy tín, đến danh dự của Đảng và tác động trực tiếp đến mối liên hệ giữa
  7. Đảng và nhân dân. Chính vì vậy mà Đảng ta luôn nhấn mạnh rằng, việc nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng vi ên, đấu tranh kiên quyết chống tệ quan liêu, cửa quyền, nạn tham nhũng, hối lộ là một trong những nhiệm vụ cấp bách và chủ yếu của công tác xây dựng Đảng. Trong nhiều năm qua, cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, nạn tham nhũng và ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí nói riêng đã tạo được một số chuyển biến tích cực. Nhiều vụ án lớn liên quan đến sự thoái hoá, biến chất, đến tham nhũng của một số cán bộ Đảng cao cấp đã được đưa ra xét xử công khai. Tuy nhiên, nếu như Đại hội IX đánh giá rằng, trong công tác xây dựng Đảng, chúng ta "chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thoái về tư tưởng, chính trị và đạo đức, lối sống", "tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng"(7), thì đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ chín (khoá IX) - Hội nghị kiểm điểm nửa nhiệm kỳ đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội IX - họp vào tháng 01 năm 2004 vẫn phải đánh giá rằng, "tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn và đẩy lùi, chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng phát triển"(8) và điều này làm cho nhân dân bất bình, lo lắng. Tóm lại, sự gắn bó máu thịt, liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân là cội nguồn sức mạnh của Đảng, là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng Cộng sản, là nhân tố đảm bảo sự thành công của toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Để nuôi dưỡng và phát huy nguồn sức mạnh đó, Đảng phải giải quyết một loạt nhiệm vụ, trong đó cần làm tốt ba việc lớn kể trên. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để Đảng luôn có sức mạnh và vượt qua những nguy cơ, thách thức; đồng thời, lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.r
  8. (*) Tiến sĩ, Trường Đại học Ngoại thương. (1) V.I.Lênin. Toàn tập, t.43. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.274. (2) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.156. (3) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr.76. (4) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.41 - 42. (5) Tòng Thị Phóng. Khâu đột phá của quá trình phát huy dân chủ ở nước ta trong thời kỳ mới. Tạp chí Cộng sản, số 21, 11 - 2004, tr.3. (6) Tòng Thị Phóng. Sđd., tr.7. (7) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.76, 138. (8) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.64.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2