Nghiên cứu triết học: " TẠO SỰ HÀI HÒA VỀ LỢI ÍCH GIỮA CÔNG NHÂN VÀ DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
lượt xem 8
download
Bài viết đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự và đang là mối quan tâm của người lao động – vấn đề xử lý mối quan hệ lợi ích giữa công nhân và doanh nhân ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, vấn đề này đang được giải quyết theo hướng tích cực. Bài viết cũng luận chứng một số giải pháp cần thiết nhằm góp phần cải thiện và tạo ra sự hài hoà trong quan hệ lợi ích giữa công nhân và doanh nhân....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu triết học: " TẠO SỰ HÀI HÒA VỀ LỢI ÍCH GIỮA CÔNG NHÂN VÀ DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
- Luận văn NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC: " TẠO SỰ HÀI HÒA VỀ LỢI ÍCH GIỮA CÔNG NHÂN VÀ DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
- TẠO SỰ HÀI HÒA VỀ LỢI ÍCH GIỮA CÔNG NHÂN VÀ DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VŨ TIẾN DŨNG (*) Bài viết đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự và đang là mối quan tâm của người lao động – vấn đề xử lý mối quan hệ lợi ích giữa công nhân và doanh nhân ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, vấn đề này đang được giải quyết theo hướng tích cực. Bài viết cũng luận chứng một số giải pháp cần thiết nhằm góp phần cải thiện và tạo ra sự hài hoà trong quan hệ lợi ích giữa công nhân và doanh nhân. Hiện nay, ở nước ta, lực lượng sản xuất còn ở trình độ phát triển chưa cao và không đồng đều giữa các ngành, vùng, thậm chí giữa các đơn vị trong cùng một ngành hay một vùng; theo đó, quan hệ sản xuất của nước ta cũng được cấu trúc phức tạp, tồn tại nhiều thành phần kinh tế cũng như hình thức sở hữu. Mỗi thành phần kinh tế đều được xác định trên cơ sở hình thức sở hữu chi phối và do một giai cấp hoặc tầng lớp xã hội đại diện cho nó. Sự phát triển của kinh tế nhiều thành phần tất yếu dẫn tới sự phân tầng xã hội hay phân hóa giai cấp. Khi đã có sự phân hóa giai tầng thì tất yếu, sẽ tồn tại cả sự thống nhất lẫn mâu thuẫn giai cấp. Tiêu biểu cho mối quan hệ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng là quan hệ giữa giai cấp công nhân và tầng lớp doanh nhân ở nước ta hiện nay. Đây cũng là vấn đề phức tạp, đang được tranh luận khá sôi nổi ở một số diễn đàn khoa học trong nước. Có quan điểm đã cho rằng, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân cũng như kinh tế tư bản nhà nước, tất yếu sẽ dẫn tới việc khôi phục tình trạng bóc lột người lao động trong xã hội ta. Cần hiểu thực chất vấn đề
- này như thế nào? Việt Nam đang phát triển "theo hướng chủ nghĩa xã hội" (lời Chủ tịch Hồ Chí Minh), vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định, chúng ta không đi theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa; mặt khác, nước ta chưa phải là một nước đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội - chế độ xã hội mà hiện tượng người bóc lột người về cơ bản được xóa bỏ. Trong bối cảnh đó, tất yếu tồn tại hiện tượng thuê lao động và lao động làm thuê (hiện tượng mua bán sức lao động). Đây là một trong những cơ sở dẫn đến sự bóc lột sức lao động. Tuy nhiên, nếu khẳng định rằng, tất cả những người làm kinh tế tư bản tư nhân là người bóc lột sức lao động, hay doanh nhân là những người bóc lột sức lao động của công nhân, thì chưa hoàn toàn chính xác. C.Mác đã nhận xét, về nguyên tắc, "mỗi người sản xuất phải nhận được đầy đủ giá trị lao động của sản phẩm của mình"(1), nhưng "nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về những tư liệu sản xuất thì nơi đó người lao động, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống bản thân mình một số thời gian lao động dôi ra dùng để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất"(2). Ph.Ăngghen bổ sung thêm rằng, "dù dưới bất kỳ chế độ xã hội nào có thể hình dung được thì người công nhân cũng không thể nhận được giá trị đầy đủ giá trị sản phẩm của mình để tiêu dùng". Bởi vì, xã hội nào muốn tồn tại và phát triển cũng cần phải "thiết lập quỹ vốn dự trữ xã hội và quỹ tích lũy, và vì vậy lúc đó người công nhân này, nghĩa là mọi thành viên của xã hội, sẽ - thật vậy - chiếm hữu và sử dụng tất cả sản phẩm của mình, nhưng mỗi người riêng lẻ sẽ không sử dụng "toàn bộ số thu nhập lao động" của mình"(3). Chúng ta cũng cần phải thừa nhận rằng, một trong những mục đích cốt lõi của hoạt động sản xuất kinh doanh là lãi suất (lợi nhuận) - đó cũng là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp cũng như doanh nhân trong mọi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Mặt khác, doanh nhân còn là
- những người đầu tư tiền của, công sức, trí tuệ của mình vào quá trình sản xuất kinh doanh. Mặc dù họ chỉ là lực lượng gián tiếp tạo ra sản phẩm, nhưng việc khấu hao tài sản cố định cũng như sự sinh lời (lợi nhuận đương nhiên) của số tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh ban đầu (nếu như doanh nhân không đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà mang tiền đi gửi tiết kiệm), là một trong những căn nguyên dẫn đến việc họ phải khấu trừ một phần giá trị thặng dư hay giá trị sản phẩm do công nhân sản xuất ra để bù đắp (tạo lợi nhuận đương nhiên). Ở đây, chúng ta còn chưa tính đến công sức trí tuệ mà doanh nhân bỏ ra trong suốt quá trình tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, việc trích lại một phần giá trị thặng dư còn nhằm mục đích tái sản xuất và điều này, xét cho cùng, cũng là cơ sở để duy trì việc làm – nguồn tạo thu nhập cho người lao động. Rõ ràng, công nhân không thể tạo ra giá trị thặng dư nếu trong quá trình lao động sản xuất thiếu sự tác động (quản lý, lãnh đạo) của doanh nhân. Như vậy, đứng ở góc độ xem xét này, chúng ta có thể chấp nhận hiện tượng doanh nhân khấu trừ một phần giá trị thặng dư do người công nhân sản xuất ra ở mức độ hợp lý (nếu việc khấu trừ đó nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích không chỉ của bản thân doanh nhân, mà còn phục vụ cho lợi ích của xã hội). Điều đó có nghĩa là, tuy còn tồn tại hiện tượng bóc lột sức lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh ở một mức độ nhất định khiến người lao động chưa tỏ ra "bức xúc", song hiệu quả của việc "khấu trừ" đó lại được chuyển vào những hoạt động vì cộng đồng xã hội. Ở đây, xét cho cùng, doanh nhân là đối tượng trung gian đưa một phần hiệu quả lao động sản xuất kinh doanh của người lao động vào việc phục vụ xã hội. Trong thời gian gần đây, để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thực hiện thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", nhiều doanh nhân đ ã và đang phải "lao tâm khổ tứ" góp tâm huyết, trí tuệ giải quyết những vấn đề bức thiết của quốc gia: tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, xóa bỏ các hủ tục cũng
- như tệ nạn xã hội, giới thiệu và quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra cộng đồng quốc tế... Những tấm gương doanh nhân "Tâm - Tài", "Nhà quản lý giỏi", "Doanh nhân tiêu biểu"... cùng những tấm bằng khen của Đảng, Nhà nước, các hiệp hội, tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là sự xuất hiện một bộ phận không nhỏ doanh nhân chủ động đứng ra đảm nhiệm một số công việc đáng khích lệ trong xã hội, như phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, nuôi dạy những trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi khôn g nơi nương tựa, phát triển những biện pháp nhằm cải thiện môi trường, ủng hộ, góp phần xây dựng các Hội người cao tuổi, tu bổ các trường học, lập các quỹ khuyến học,… đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của đội ngũ doanh nhân trong xã hội ta nói chung, trong mối quan hệ với người lao động nói riêng. Những danh hiệu cao quý trên sẽ không đến tay những nhà doanh nghiệp đã và đang có những hành vi hay biểu hiện tiêu cực trong mối quan hệ với người lao động (như bóc lột sức lao động, ngược đãi người lao động hoặc không quan tâm và giải quyết những nhu cầu chính đáng của người lao động...). Như vậy, trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, sự hài hoà trong mối quan hệ công nhân - doanh nhân đang được thiết lập và từng bước đi vào ổn định. Mặc dù đâu đây còn tồn tại một số bất đồng trong quan hệ lợi ích kinh tế của hai đối tượng này, nhưng dẫu sao đó cũng chỉ là một trong những vấn đề tồn tại tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần với bộ máy quản lý hành chính nhà nước chưa hoàn thiện. Nhằm góp phần vào việc cải thiện, tạo sự hài hoà trong quan hệ lợi ích giữa hai tầng lớp xã hội - doanh nhân và công nhân, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường sản xuất kinh doanh cũng như tạo thêm nhiều chính sách thuận lợi và ưu đãi nhằm kích thích sự đầu tư của các doanh nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, giúp họ
- có thể thu được lợi nhuận một cách thích đáng. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề không phải là tìm cách thủ tiêu hoặc hạn chế việc sản xuất ra giá trị thặng dư, mà là phải khuyến khích, đẩy mạnh sản xuất để làm gia tăng thêm giá trị thặng dư trên cơ sở phân phối một cách thỏa đáng nguồn giá trị này nhằm từng bước thực hiện công bằng xã hội. Hình thức bóc lột nào cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất thì phải xoá bỏ, hình thức nào còn thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất thì phải duy trì. Nhà nước phải đảm bảo quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của các nhà tư bản, khuyến khích họ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Điều đó cũng ho àn toàn phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản". Trong nền kinh tế nhiều thành phần, có thành phần kinh tế tư bản, mà “nhà tư bản thì không khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của công nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức. Chủ và thợ đều tự giác tự động, tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên"(4). Thứ hai, chấp nhận để kinh tế tư nhân phát triển không có nghĩa là các doanh nhân có thể mặc sức tự do bóc lột sức lao động dưới mọi hình thức. Số liệu thống kê gần đây cho thấy, "chỉ có 38% người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài được ký hợp đồng lao động. Vẫn còn trên 6,5% người lao động phải làm trên 10 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, nhiều doanh nghiệp bắt người lao động làm thêm 500 - 600 giờ/năm, gấp 2 - 3 lần quy định. Nhiều doanh nghiệp xây dựng thang lương đến 37 - 40 bậc, mỗi bậc cách nhau 10.000đ"(5). Trước thực tế đáng báo động này, Đảng, Nhà nước và các Hiệp hội doanh nghiệp cùng quần chúng nhân dân cần tăng cường kiểm tra, giám sát để đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trên. Chúng ta cần thực hiện xã hội hóa, tăng cường các hình thức tín dụng, vay vốn trong nhân dân, hoặc cần có những quy định và giám sát chặt chẽ về thời
- gian lao động, chế độ phân phối cho người lao động trong những môi trường, thời điểm cụ thể... Thứ ba, việc xác định có hay không có hiện tượng bóc lột sức lao động trong một cơ sở sản xuất kinh doanh có thể căn cứ vào tỷ lệ tiền công và lợi nhuận của cơ sở đó. Cần nghiên cứu một cách tổng thể để đặt ra những tiêu chuẩn của một cơ sở sản xuất kinh doanh không có biểu hiện bóc lột sức lao động (cần lưu ý rằng, lợi nhuận của nhà doanh nghiệp và tiền công của người lao động thường vận động ngược chiều nhau). Nhà nước cùng các hiệp hội doanh nghiệp cần nghiên cứu để xây dựng thêm những chính sách nhằm tác động hợp lý hơn vào quá trình phân chia lợi nhuận trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, làm cho việc phân phối không quá thiên về các doanh nhân; đồng thời, cần có những biện pháp thiết thực nhằm bảo đảm lợi ích thỏa đáng của người lao động. Cần tạo mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nước - nhà doanh nghiệp - người lao động theo phương châm "chủ thợ đều lợi", "công tư đều lợi". Sự công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như trong các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay ở nước ta sẽ là một trong những động lực chủ yếu đưa nền kinh tế Việt Nam sớm đạt được những mục tiêu mang tính nhân văn của mình. Thứ tư, đẩy mạnh công tác biểu dương dưới nhiều hình thức những doanh nhân có thành tích cao trong sản xuất kinh doanh dựa trên một hệ tiêu chí cụ thể; trong đó, tiêu chí hàng đầu là doanh nhân được biểu dương phải thiết lập được quan hệ hài hòa về lợi ích kinh tế với người lao động nói riêng và với xã hội nói chung. Hệ tiêu chí đánh giá một doanh nhân tiêu biểu phải ngày càng được nâng cao và có tính toàn diện, nghĩa là cùng với tiêu chí sản xuất kinh doanh giỏi, doanh nhân tiêu biểu còn phải là người có trách nhiệm xã hội cao. Chính phủ hay các Hiệp hội doanh nghiệp cần lập ra một ban thanh tra độc lập với nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, lấy phiếu điều tra trực tiếp từ người lao động trong những cơ sở sản xuất kinh doanh đánh giá về các doanh nhân
- trên cơ sở những tiêu chí cụ thể (thái độ làm việc, cung cách ứng xử, mức độ phân chia lợi nhuận, thời gian lao động, cường độ lao động, sự quan tâm tới đời sống của người lao động...). Động thái này vừa có tác dụng nâng cao ý thức đạo đức, thái độ làm việc, sự phân chia lợi nhuận... của doanh nhân, vừa góp phần phát huy những quyền lợi hợp pháp và vốn có của người lao động. Đảng ta cũng đã từng nhấn mạnh rằng, cần phải “thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp. Xây dựng một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam nhiều về số lượng, có sức cạnh tranh cao, có thương hiệu uy tín, trong đó chủ lực là một số tập đoàn kinh tế lớn dựa trên hình thức cổ phần. Nhà nước định hướng, tạo môi trường để phát triển có hiệu quả các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường; bồi dưỡng, đào tạo và tôn vinh các doanh nhân có tài, có đức và thành đạt”(6). Thứ năm, để từng bước thực hiện công bằng xã hội nói chung, sự hài hoà trong quan hệ lợi ích giữa công nhân với doanh nhân nói riêng, Nhà nước phải có chiến lược điều tiết thu nhập hợp lý, sự điều tiết này không chỉ hướng vào việc phân phối kết quả sản xuất, mà còn phải hướng vào việc tạo thêm điều kiện cải thiện thu nhập và đời sống cho những nhóm người có thu nhập thấp, chẳng hạn như việc tạo thêm cơ chế để người nghèo hay người có thu nhập thấp được sở hữu hay sử dụng những yếu tố sản xuất (tài sản sinh lời), như cổ phần, ruộng đất, công nghệ… Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách điều tiết vĩ mô quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường để đảm bảo tiền công của công nhân là tiền công thực tế chứ không phải là tiền công danh nghĩa (tiền công đuổi theo sự gia tăng của giá cả thị trường). Có thể dùng những công cụ điều tiết thu nhập, như thuế thu nhập doanh nhân, thuế sử dụng đất, thuế tài sản… Tuy nhiên, vấn đề còn là ở chỗ, các chính sách, công cụ đó phải vừa bảo vệ được lợi ích của người lao động, vừa không làm triệt tiêu hoặc suy giảm động lực đầu tư và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động - doanh nhân. Đây là một trong những công việc quan
- trọng, cần có sự tính toán rất tỷ mỉ và linh hoạt của các cơ quan chức năng nếu muốn tạo sự hài hoà về lợi ích trong quan hệ giữa công nhân và doanh nhân. Tóm lại, với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay, các quan hệ sản xuất phi xã hội chủ nghĩa không những không kìm hãm mà còn góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Giữa công nhân và doanh nhân có sự thống nhất trong quan hệ lợi ích (thống nhất trong mâu thuẫn). Doanh nhân, dù tham gia làm kinh tế tư nhân hay kinh tế nhà nước, thì đều có lợi nhuận bền vững. Lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc, của chủ nghĩa xã hội cũng có trong đó. Không thể không thấy rằng, những người làm kinh tế tư bản tư nhân là những người có điều kiện để bóc lột sức lao động. Tuy nhiên, phải nhìn vào điều kiện thực tế hiện nay ở nước ta để có sự đánh giá đúng mức và khách quan vị trí, vai trò của một lớp người đang hình thành và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế nhiều thành phần – các doanh nhân. Vị trí và vai trò ngày càng quan trọng của họ trong đời sống kinh tế cũng như trong kết cấu xã hội - giai cấp ở nước ta trong những năm gần đây là không thể phủ nhận. Cần khẳng định thêm rằng, sự hài hoà về mặt lợi ích giữa công nhân - doanh nhân và xã hội ở nước ta hiện đang được thiết lập và cải thiện khá nhanh chóng. Những hạn chế trong quá trình phát triển của đội ngũ doanh nhân - một tầng lớp xã hội non trẻ ở nước ta là không tránh khỏi. Tuy nhiên, những hạn chế đó hoàn toàn có thể được khắc phục trong tiến trình phát triển tất yếu khách quan của tầng lớp xã hội này cùng với sự hoàn thiện về chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như quy định của các tổ chức, các Hiệp hội doanh nghiệp và sự góp sức của mọi tầng lớp nhân dân ở nước ta./. (*) Thạc sĩ triết học, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. (1) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.24. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
- 1994, tr.28. (2) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.23, tr.347. (3) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.21, tr.283. (4) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.7. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 248, 222. (5) Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 11 tháng 9 năm 2007. (6) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.84.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu khoa học: Nguồn nhân lực ngành Hướng dẫn viên du lịch vừa thừa lại vừa thiếu
54 p | 506 | 78
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Sự vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và giai cấp của Nguyễn ái Quốc trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam (3.2.1930)."
8 p | 237 | 64
-
Đề tài:" DẠY VÀ HỌC TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ "
9 p | 271 | 62
-
Đề tài:"BẢN CHẤT KHOA HỌC VÀ CÁCH MẠNG - CỘI NGUỒN SỨC SỐNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC, CHỦ NGHĨA MÁC"
9 p | 223 | 61
-
Nghiên cứu triết học " MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI TRONG "HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC" "
8 p | 260 | 54
-
Đề tài: " THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO TRIẾT HỌC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA – MẤY ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI "
9 p | 217 | 38
-
Nghiên cứu triết học " LIÊN HỆ MẬT THIẾT VỚI QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN CỘI NGUỒN SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG TA "
8 p | 141 | 25
-
NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC:" SỰ THỐNG NHẤT GIỮA ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ VÀ PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - CƠ SỞ CỦA ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY "
11 p | 106 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " QUAN NIỆM CON NGƯỜI TRONG THƠ THIỀN CỦA TRẦN NHÂN TÔNG "
12 p | 102 | 13
-
Đề tài:" TƯ TƯỞNG KHOAN DUNG TRONG TRIẾT HỌC KHAI SÁNG PHÁP "
10 p | 148 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Đặc điểm cấu tạo biểu thức ngữ vi rào đón trong lời thoại nhân vật (qua khảo sát truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại)"
8 p | 126 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Những cách tân thi pháp của Lê Đạt ở chùm thơ Chiều Bích Câu trong tập Bóng chữ (1994)"
8 p | 94 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CHẾ TẠO THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VI ĐIỀU KHIỂN SỬ DỤNG CHIP VI ĐIỀU KHIỂN AT89S8252"
7 p | 89 | 10
-
Đề tài: " TRIẾT HỌC VÀ TÍNH CÔNG DÂN "
12 p | 105 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Tảo lục bộ Desmidiales ở hồ chứa Khe Lang, Can Lộc, Hà Tĩnh"
5 p | 67 | 7
-
Đề tài:" ĐÁNH GIÁ VIỆC NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁC TỪ GÓC ĐỘ CHÚ GIẢI HỌC (tiếp theo) "
18 p | 60 | 5
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: ", Dẫn liệu ban đầu về chất lượng nước và thành phần loài vi tảo bộ Chlorococcales ở hồ Vị Xuyên - Nam Định"
5 p | 78 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn