Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÀNG LỌC NANO (NF) LỌC NƯỚC<br />
NHIỄM MẶN THÀNH NƯỚC SINH HOẠT, TRƯỜNG HỢP<br />
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI HUYỆN ĐỘI AN MINH/TỈNH ĐỘI<br />
KIÊN GIANG/QUÂN KHU 9<br />
Nguyễn Thế Tiến, Bùi Hồng Hà, Phạm Công Minh, Nguyễn Thành Luân*<br />
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano (NF) để<br />
thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt đạt quy chuẩn Việt<br />
Nam QCVN 02:2009/BYT với công suất 1m3/giờ kịp thời cung cấp nước sinh hoạt cho<br />
bộ đội thuộc huyện đội An Minh/tỉnh đội Kiên Giang/Quân khu 9 trong điều kiện thời<br />
tiết khô hạn, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra.<br />
Từ khóa: Màng lọc nano (NF), Nước nhiễm mặn, Nước sinh hoạt.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu<br />
(BĐKH) và nước biển dâng (NBD), trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long<br />
(ĐBSCL) là khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của Việt Nam. Cuối năm 2015 và<br />
nửa đầu năm 2016, ĐBSCL trải qua một hiện tượng thiên tai lịch sử do xâm nhập<br />
mặn. Do tác động của El Nino, lượng mưa trong khu vực giảm mạnh khoảng 20-<br />
30% so với trung bình nhiều năm, trong khi đó, lượng nước sông Mê Kông về Việt<br />
Nam giảm 50%, dẫn đến tình trạng mặn lấn sâu vào đất liền ĐBSCL. Nhiều nơi<br />
nước mặn vào sâu đất liền tới 70-90 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 15 đến<br />
20 km. Một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng lớn của đợt xâm nhập mặn này là<br />
huyện đội An Minh thuộc tỉnh đội Kiên Giang/QK9.<br />
Các nguồn nước cấp tự nhiên tại huyện An Minh (nước ngầm, nước ao hồ và<br />
nước sông) đều bị nhiễm mặn và nhiễm phèn nặng do không có mưa trong thời<br />
gian dài. Kết quả đo đạc vào giữa tháng 3/2016 cho thấy, nước ngầm có độ mặn là<br />
7-8 g/l; nước ao hồ tại khu vực có độ mặn lên tới 25g/l. Thông thường, nước sông<br />
có độ mặn từ 1-8g/lít. Tuy nhiên, có những thời điểm trong tháng 4, độ mặn của<br />
sông lên tới 25g/l. Từ thực trạng đó, việc nghiên cứu chế tạo hệ thống lọc nước<br />
nhiễm mặn thành nước sinh hoạt vô cùng cấp bách [2].<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
2.1.1. Nước nhiễm mặn<br />
Khái niệm nước nhiễm mặn được thay đổi tùy theo các quan điểm nhìn nhận.<br />
Về mặt kỹ thuật, người Anh-Mỹ cho rằng nước nhiễm mặn chứa từ 0,5 hoặc 1 tới<br />
17 hoặc 30 gam muối hòa tan trong mỗi lít nước, thông thường được biểu diễn<br />
dưới dạng 0,5/1 tới 17/30 phần nghìn (ppt hay ‰). Vì thế, nước lợ bao phủ một<br />
khoảng chế độ mặn và nó không thể có định nghĩa chính xác. Tuy nhiên, Từ điển<br />
Bách khoa Toàn thư Việt Nam coi nước nhiễm mặn là nước có độ mặn từ 1.000 tới<br />
10.000 mg/l hay 1 tới 10 ppt. Một đặc trưng là độ mặn của chúng có thể dao động<br />
mạnh theo thời gian và/hoặc không gian.<br />
2.1.2. Màng lọc nano<br />
<br />
<br />
236 N. T. Tiến, B. H. Hà, …, “Nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano… Quân khu 9.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Công nghệ xử lý nước nhiễm mặn thành nước ngọt cũng rất đa dạng khác nhau.<br />
Trên thế giới hiện có nhiều phương pháp lọc nước mặn, nước nhiễm mặn thành<br />
nước ngọt. Đó là phương pháp: lọc đa tầng (dùng các hoạt chất than, cát, sỏi… để<br />
lọc); phương pháp chưng cất sử dụng năng lượng mặt trời (SD) (giống như phương<br />
pháp nấu rượu); phương pháp “thẩm thấu ngược” dùng màng lọc RO; phương pháp<br />
điện thẩm tích (ED); phương pháp sử dụng nhựa trao đổi ion và phương pháp sử<br />
dụng màng lọc nano (NF) [3].<br />
Với công nghệ RO như hiện nay, để xử lý nước biển với nồng độ muối 35.000<br />
mg/l thành nước đạt yêu cầu dùng cho sinh hoat (nồng độ muối không vượt quá<br />
250 mg/l) thì cần cung cấp áp lực tổng cộng là 60 -100 atm. Công nghệ RO, do đó,<br />
có chi phí đầu tư, vận hành và quản lý rất cao.<br />
Phương pháp sử dụng NF là phương pháp mới đang được nghiên cứu ứng dụng<br />
tại Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây. Các nghiên cứu ban đầu<br />
cho thấy phương pháp này tương đối hiệu quả với nguồn nước có độ mặn từ 1.000<br />
– 10.000 mg/l, với chi phí năng lượng không cao.<br />
Màng NF là loại màng có kích thước lỗ nhỏ (10-7 cm = 10A0), phân tử lượng bị<br />
chặn từ 200-500 g/mol. NF thích hợp cho quá trình làm mềm nước, loại bỏ một số<br />
chất hữu cơ tan, chì, sắt, niken, thủy ngân (II), các vi khuẩn gây bệnh… NF có thể<br />
loại bỏ được khoảng 95% ion kim loại hóa trị 2 và khoảng 40-60% các ion hóa trị<br />
1/1,2,5/. Áp suất động lực của màng lọc nano thường là 500 mg/l thì nước sau xử lý UF<br />
không thể đạt QCVN 02:2009/BYT.<br />
Nghiên cứu khử mặn bằng màng NF:<br />
Để lựa chọn màng NF khử mặn với nước đầu vào có TDS < 2.500 mg/l, nhóm<br />
nghiên cứu đã sử dụng phần mềm chuyên dụng để kiểm tra tính toán với giả thiết<br />
màng UF đã tiền xử lý hầu hết các thành phần chỉ trừ thành phần muối.<br />
Các kịch bản được chạy với TDS = 1.500 mg/l; 2.000 mg/l; 2.500 mg/l; 3.000<br />
mg/l; 5.000 mg/l.<br />
Tiến hành chạy chương trình phần mềm mô phỏng với sơ đồ như hình 2 và giao<br />
diện phần mềm tính toán như hình 3:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
67<br />
Hình 2. Sơ đồ chạy chương trình phần mềm.<br />
Kết quả chạy chương trình phần mềm được trình bày trong bảng 1. Dựa vào kết<br />
quả được trình bày trong bảng 1 cho thấy, với TDS đầu vào 2.500 mg/l thậm chí<br />
lên đến 4.000 mg/l thì nước sau xử lý vẫn đạt QCVN 02:2009/BYT (TDS < 500<br />
mg/l). Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu suất thu hồi thì khi TDS đầu vào tăng thì áp lực<br />
lọc cũng tăng theo.<br />
<br />
<br />
238 N. T. Tiến, B. H. Hà, …, “Nghiên cứu ứng dụng màng lọc Nano… Quân khu 9.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Giao diện phần mềm tính toán màng NF.<br />
Bảng 1. Kết quả chạy phần mềm.<br />
Nước cấp vào Nước sau xử lý Hiệu suất<br />
Áp lực lọc<br />
TT TDS Q TDS Q thu hồi<br />
(Bar)<br />
(mg/l) (m3/h) (mg/l) (m3/h) (%)<br />
1 1.000 2,5 91 1 40% 7,9<br />
2 1.500 2,5 139 1 40% 8,7<br />
3 2.000 2,5 195 1 40% 9,0<br />
4 2.500 2,5 253 1 40% 9,5<br />
5 3.000 2,5 312 1 40% 11,0<br />
6 4.000 2,5 425 1 40% 11,5<br />
7 5.000 2,5 525 1 40% 13,5<br />
3.2. Thiết kế hệ thống xử lý nước nhiễm mặn<br />
Dựa vào chất lượng nước đầu vào, cùng với kết quả phần mềm tính toán màng<br />
NF nhóm thực hiện tính toán thiết kế hệ thống lọc nước nước nhiễm mặn.<br />
Các thông số kỹ thuật chính của hệ thống:<br />
Hệ thống được thiết kế, lựa chọn và lắp đặt với các thông số chính được trình<br />
bày trong bảng 2.<br />
Bảng 2. Các thông số kỹ thuật chính của hệ thống.<br />
TT NỘI DUNG THÔNG SỐ GHI CHÚ<br />
1 Hồ chứa nước nhiễm mặn DxRxS Đáy và thành hồ được trải tấm<br />
(30x23x2,5)m HDPE. Kè thành hồ cao 0,2m<br />
2 Yêu cầu nước đầu vào hệ độ mặn ≤ Nước lấy từ sông Xáng Xẻo Rô<br />
thống xử lý (độ mặn) 2.500mg/l<br />
3 Công suất hệ thống xử lý 1 m3/giờ<br />
4 Yêu cầu chất lượng nước Nước sinh hoạt<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 239<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
TT NỘI DUNG THÔNG SỐ GHI CHÚ<br />
sau xử lý đạt QCVN<br />
02:2009/BYT<br />
5 Nguồn điện 3 pha Có thể sử dụng điện lưới hoặc máy<br />
phát điện<br />
6 Công suất tiêu thụ điện 3 - 5 kW/h<br />
7 Khối lượng thiết bị (tổng < 1 tấn<br />
cộng)<br />
8 Kích thước mặt bằng lắp 8 m2 Có thể tích hợp trong Container 20ft<br />
đặt DxR = 4x2 m<br />
9 Chí phí vận hành dự kiến: