TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 14, 2002<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT DẤU HIỆU CỦA<br />
HỆ TĨNH MẠCH NGOẠI VI NGÓN TAY TRỎ ĐỂ TIÊN LƯỢNG <br />
BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM DƯỚI 3 TUỔI<br />
<br />
Trần Văn Hòa<br />
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ em dưới trẻ dưới 5 tuổi là một vấn đề đang được <br />
quan tâm hiện nay.<br />
Một trong 3 nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là nhiễm khuẩn <br />
hô hấp cấp và 3/4 tử vong của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là do viêm phổi.<br />
Lý do tỷ lệ tử vong trong viêm phổi cao vì một phần do bệnh tiến triển <br />
nhanh, một phần do việc phát hiện các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến bệnh viện <br />
chậm.<br />
Viêm phổi là một bệnh phổ biến, là gánh nặng của các cơ sở y tế. Ở Hoa Kỳ <br />
và Canada, đã có nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra những tiêu chuẩn tiên lượng bệnh <br />
viêm phổi để quyết định cho nhập viện chính xác hơn, vừa giảm chi phí cho người <br />
bệnh, giảm tải cho bệnh viện nhưng cũng bảo đảm điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ <br />
lệ tử vong cho những bệnh nhân nặng.<br />
Từ xa xưa, các thầy thuốc cổ truyền phương Đông đã có một số phương pháp <br />
dùng trong thăm khám bệnh ở trẻ em. Từ kinh nghiệm lâm sàng các thầy thuốc y học <br />
cổ truyền nhận thấy: Sự biểu hiện, sự thay đổi về bộ vị, hình dạng, màu sắc, độ <br />
chìm nổi của hệ tĩnh mạch ngoại vi ngón tay trỏ có thể giúp cho người thầy thuốc <br />
chẩn đoán cũng như tiên lượng được mức độ nặng nhẹ của bệnh ở trẻ em dưới 3 <br />
tuổi. Do vậy mục tiêu của đề tài nhằm: <br />
+ Xác định vị trí hiện diện của hệ tĩnh mạch ngón tay trỏ trong bệnh lý viêm <br />
phổi của trẻ.<br />
<br />
<br />
89<br />
+ Tìm hiểu mối liên hệ về vị trí xuất hiện của hệ tĩnh mạch ngoại vi ngón tay <br />
trỏ với mức độ tiến triển nặng nhẹ của bệnh viêm phổi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
90<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU <br />
<br />
+ Phương pháp chẩn đoán và tiên lượng bệnh qua hệ tĩnh mạch ngón tay trỏ đã <br />
được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như: Phương pháp xem "chỉ văn", phương <br />
pháp xem dấu "Hổ khẩu" (Hou keou sign), phương pháp chẩn đoán bằng "lạc mạch <br />
vân tay ngón trỏ", phương pháp "bắt mạch ngón tay trỏ"... Ở nước ta đây cũng là <br />
một phương pháp vọng chẩn dùng cho trẻ em từ 3 tuổi trở xuống được ghi trong các <br />
tài liệu y học cổ truyền [2],[4],[5],[7]. Phương pháp quan sát này dựa trên sự thay đổi <br />
về bộ vị (vị trí xuất hiện trên mỗi đốt ngón tay trỏ), về màu sắc, về độ chìm nổi và <br />
về các hình dạng biểu hiện khác nhau của tĩnh mạch ngón tay trỏ để chẩn đoán <br />
cũng như tiên lượng được tiến triển của bệnh. Bộ vị của hệ tĩnh mạch này trên ngón <br />
tay trỏ tương ứng với 3 đốt ngón tay được y học cổ truyền chia làm 3 bộ phận gọi là <br />
tam quan gồm phong qua, khí quan và mệnh quan (tính từ bàn tay ra ngoại biên).<br />
+ Theo y học hiện đại, vị trí giải phẩu của hệ tĩnh mạch ngón tay trỏ được <br />
dùng trong phương pháp này chính là tĩnh mạch lòng ngón tay trỏ, tĩnh mạch này <br />
được nối với động mạch quay ngón tay trỏ qua hệ lưới tĩnh mạch ngón tay. <br />
+ Ở Trung Quốc đã có nhiều nghiên cứu công bố liên quan đến các khía cạnh <br />
khác nhau của phương pháp này. Có nghiên cứu thì để xác định bộ vị (vị trí của tĩnh <br />
mạch trên ngón tay trỏ), có nghiên cứu để xác định màu sắc, độ chìm nổi, cũng có <br />
nghiên cứu chỉ để xem xét hình dạng của hệ tĩnh mạch ngoại vi ngón tay trỏ [1],<br />
[6]...<br />
+ Ở Việt Nam năm 1968 BS Nguyễn Văn Tiệp và Lương y Nguyễn Khắc Hữu <br />
đã công bố kết quả khảo sát ở 115 bệnh nhân tại bệnh viện khu phố Lê Chân, Hải <br />
Phòng[9]. Năm 1972 trong luận án Tiến sĩ y khoa Phan Tiên Thái cũng đã công bố kết <br />
quả khảo sát ở 500 bệnh nhi [8]... đã cho thấy có sự liên quan giữa bệnh lý của trẻ <br />
và sự thay đổi của hệ tĩnh mạch này.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu:<br />
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh:<br />
Trẻ có độ tuổi từ sơ sinh đến 3 tuổi không phân biệt nam nữ gồm:<br />
* Nhóm trẻ khỏe: Trẻ mà ở thời điểm khảo sát không thấy có biểu hiện của <br />
một bệnh lý nào.<br />
* Nhóm trẻ bệnh: Trẻ được chẩn đoán bệnh viêm phổi theo tiêu chuẩn phân <br />
loại của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG ) dùng trong chương trình nhiễm khuẩn hô <br />
hấp cấp tính (NKHHCT) [10].<br />
91<br />
2.1.2. Tiêu chuẩn không chọn bệnh:<br />
Trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc thương tật, khuyết tật ở bàn tay, ngón tay vào <br />
trong lô nghiên cứu hoặc viêm phổi có kèm bệnh lý khác thí dụ: Bệnh tim mạch, <br />
hen, bệnh thần kinh, viêm phổi thứ phát sau những bệnh nặng...<br />
2.1.3. Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính theo công thức: n = Z2 /2 . p.(1 p) / 2<br />
2.1.4. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện theo phương pháp tích <br />
lũy.<br />
2.1.5. Địa điểm tiến hành nghiên cứu:<br />
+ Nhóm trẻ khỏe: Khảo sát ở Trường Mầm non Hoa Mai <br />
+ Nhóm trẻ bệnh: Khảo sát ở khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế. <br />
2.2. Phương pháp tiến hành:<br />
2.2.1. Lập phiếu khảo sát, ghi nhận bệnh sử.<br />
2.2.2. Thăm khám lâm sàng và phân loại viêm phổi nặng nhẹ dựa theo tiêu <br />
chuẩn phân loại của TCYTTG được dùng trong chương trình NKHHCT.<br />
2.2.3. Quan sát và ghi vào phiếu khảo sát các dấu hiệu hiện có vào thời điểm <br />
thăm khám của hệ tĩnh mạch ngón tay trỏ.<br />
Cách quan sát: Tay của trẻ để ở tư thế ngữa hơi chúc, ngang với mặt phẳng <br />
của tim. Thầy thuốc một tay giữ ngón cái bàn tay trẻ, một tay cầm ở đầu mút của <br />
ngón trỏ để quan sát (có thể nhờ người nhà cầm giúp ở cổ tay của trẻ để cố định bàn <br />
tay nếu trẻ khó hợp tác). Nên xem dưới ánh sáng trời hoặc ánh sáng trắng của đèn nê <br />
ông.<br />
2.3. Tiêu chuẩn đánh giá vị trí của hệ tĩnh mạch ngón tay trỏ:<br />
Theo y học cổ truyền thì bộ vị trên ngón tay trỏ chỉ có 3 vị trí: Phong quan, Khí <br />
quan, Mệnh quan. Trong đề tài này để có thể đánh giá chính xác hơn chúng tôi chia <br />
bộ vị này ra làm 7 vị trí với những quy ước sau (hình 1):<br />
+ Vị trí 0: Là vị trí ở dưới nếp ngang nối đốt 1 ngón tay trỏ với bàn tay.<br />
+ Vị trí 1.1: Là vị trí của 1/2 dưới (phần gần) của đốt 1 ngón tay trỏ.<br />
+ Vị trí 1.2: Là vị trí của 1/2 trên (phần xa) của đốt 1 ngón tay trỏ.<br />
+ Vị trí 2.1: Là vị trí của 1/2 dưới (phần gần) của đốt 2 ngón tay trỏ.<br />
+ Vị trí 2.2: Là vị trí của 1/2 trên (phần xa) của đốt 2 ngón tay trỏ.<br />
+ Vị trí 3.1: Là vị trí của 1/2 dưới (phần gần) của đốt 3 ngón tay trỏ.<br />
+ Vị trí 3.2: Là vị trí của 1/2 trên (phần xa) của đốt 3 ngón tay trỏ<br />
* vị trí 1.1 và 1.2 chính là vị trí phong quan.<br />
* vị trí 2.1 và 2.2 chính là vị trí khí quan.<br />
* vị trí 3.1 và 3.2 chính là vị trí mệnh quan.<br />
92<br />
Cần lưu ý rằng vị trí được nói ở đây chính là tận cùng độ dài của hệ tĩnh <br />
mạch ngoại vi mà ta quan sát được ở ngón tay trỏ của trẻ.<br />
Vi trí 2.2<br />
Vi trí 2.1<br />
Vi trÝ 1.2<br />
Vi trí 0 Vi trÝ 1.1 Vi trí 3.1<br />
Phong Mệnh quan<br />
Khí quan<br />
Vi trí 3.2 quan<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Các vị trí theo dõi được phân chia trên ngón tay trỏ<br />
<br />
2.5. Phương pháp xử lý số liệu thống kê:<br />
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê trên chương trình Excel 97.<br />
Tính tương quan theo phương pháp tương quan Spearman, tính các chỉ số <br />
như độ chuẩn xác (A), độ nhạy (Sp), độ đặc hiệu (Se), giá trị dự báo dương tính <br />
(Pv(+))... dựa vào Ma trận quyết định (Decision matrix) <br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1 : Phân nhóm các đối tượng nghiên cứu theo mức độ bệnh<br />
<br />
Giới Tuổi<br />
TT Đối tượng<br />
n Nam Nữ