intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ứng dụng nong lỗ thông các xoang cạnh mũi bằng bộ nong có bóng trong điều trị viêm mũi xoang mạn

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đề tài này được thực hiện nhằm nghiên cứu nong lỗ thông xoang hàm, trán, bướm bị tắc bằng bộ nong có bóng trong điều trị viêm mũi xoang mạn. Nghiên cứu tiến hành 112 lỗ thông xoang bằng bộ nong có bóng rielieva của công ty Acclarent C.A USA, tại bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh từ 5/2010 đến 11/2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ứng dụng nong lỗ thông các xoang cạnh mũi bằng bộ nong có bóng trong điều trị viêm mũi xoang mạn

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NONG LỖ THÔNG<br /> CÁC XOANG CẠNH MŨI BẰNG BỘ NONG CÓ BÓNG<br /> TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN<br /> Trần Thị Mai Phương *<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Nghiên cứu nong lỗ thông xoang hàm, trán, bướm bị tắc bằng bộ nong có bóng trong điều trị<br /> viêm mũi xoang mạn.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu nong 112 lỗ thông xoang bằng bộ nong có bóng Rielieva của công ty<br /> Acclarent® C.A USA, tại bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh từ 5/2010 đến 11/2013.<br /> Kết quả:Nong thành công 112 lỗ thông xoang (52 hàm, 36 trán, 24 bướm) ở 33 bênh nhân bằng bộ nong có<br /> bóng. Tất cả các trường hợp nong mở lỗ thông xoang không có biến chứng ổ mắt hay nội sọ. Sau nong bệnh nhân<br /> hài lòng và triệu chứng viêm mũi xoang giảm nhiều.<br /> Kết luận: Nong Lỗ thông xoang là PTNSMXCN cải tiến, bảo tồn niêm mạc mũi xoang, mở lỗ thông xoang<br /> bị tắc an toàn, khả thi và hiệu quả.<br /> Từ khóa: Nong mở lỗ thông xoang bằng bộ nong có bóng.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> STUDY Of APPLICATIONBALLOON CATHETER SINUSOTOMY<br /> IN THE TREATMENT CHRONIC RHINOSINUSITIS<br /> Tran Thi Mai Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 39 - 43<br /> Objective: To study sinusotomy of maxillary, frontal and sphenoid obstruction for treatment chronic<br /> rhinosinusitis.<br /> Method: A prospective evaluation of sinusotomy 112 obstructed sinus Ostia using balloon catheter devices<br /> (Rielieva, Acclarent® C.A USA), at Trung Vuong Emergency Hospital from 5/2010 to 11/2013.<br /> Results: Successful canulation 109 obstructed sinus Ostia (52 maxillary, 36 frontal, 24 sphenoid) in 33<br /> patients. All of cases have not complication to orbital cavity or intracranial. These patients were pleased and<br /> significant level of symptomatic rhinosinusitis improvement.<br /> Conclusion: Balloon sinusplaty is FESS innovation, to preserve of the actions rhino sinus mucosa,<br /> sinusotomy safe-feasibility and effective.<br /> Key words: Balloon catheter sinusotomy.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Viêm mũi xoang là bệnh thường gặp trong<br /> bệnh tai mũi họng. Trong đó viêm mũi xoang<br /> mạn thường gây tắc hẹp lỗ thông và đường dẫn<br /> lưu mũi xoang. Điều trị nội tích cực không đáp<br /> ứng, chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang chức<br /> năng mở lỗ thông xoang và làm thông thoáng<br /> <br /> đường dẫn lưu mũi xoang(4).<br /> Cùng với cải tiến của các phương pháp phẫu<br /> thuật nội soi mũi xoang chức năng với nhiều<br /> phương tiện hiện đại giúp phẫu thuật ngày càng<br /> an toàn và phù hợp với các đặc điểm giải phẫu<br /> sinh lý, bộ nong có bóng là dụng cụ của phẫu<br /> thuật nội soi mũi xoang chức năng mở lỗ thông<br /> <br /> * Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tp. HCM<br /> Tác giả liên lạc: BS.CKII Trần Thị Mai Phương<br /> ĐT: 0908.165.009<br /> Email: drmaiphuong@gmail.com<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br /> <br /> 39<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> xoang giảm biến chứng(10) đến các cơ quan lân<br /> cận, tránh sẹo dính gây hẹp sau mổ nhất là ở<br /> phễu sàng, ngách trán, ngách bướm sàng và<br /> tránh mở lỗ thông xoang quá lớn có thể viêm<br /> mũi xoang kéo dài.<br /> Là phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng<br /> nhưng nong lỗ thông xoang chủ yếu giải quyết<br /> tắc lỗ thông xoang, bảo tồn niêm mạc mũi xoang,<br /> ống nong có bóng đặt đúng vị trí nhờ dây dẫn<br /> truyền ánh sáng quan sát trực tiếp để xác định<br /> vào đúng lỗ thông xoang(2), khi bóng nong được<br /> bơm căng, gây vỡ xương rất nhỏ và nong rộng<br /> tại lỗ hoặc ống thông xoang. Sự liền sẹo hình<br /> thành dưới dạng tái cấu trúc trong hình dạng lỗ<br /> hoặc ống thông xoang mới(1).<br /> Để giảm thiểu các biến chứng và tăng cơ hội<br /> có kết quả phẫu thuật tốt. Nong bằng bóng kết<br /> hợp với phẫu thuật nội soi chức năng các trường<br /> hợp viêm mũi xoang mạn do biến đổi cấu trúc<br /> các tế bào quá phát gây tắc đường dẫn lưu xoang<br /> trán như:Tb trán kiểu 3, Agger Nasi, vách liên<br /> xoang trán(5) và xoang hàm nhỏ, hẹp phễu sàng,<br /> TB Haller quá phát gây tắc phễu hàm(3).<br /> Ngoài ra có thể nong qua gây tê các trường<br /> hợp khó(8) ở bệnh nhân đái tháo đường, tăng<br /> huyết áp, dễ chảy máu.<br /> Năm 2000 đến nay, nong lỗ thông xoang<br /> bằng bộ nong có bóng được các tác giả nước<br /> ngoài sử dụng có kết quả an toàn và hiệu quả, đã<br /> báo cáo ở các tạp chí y học quốc tế, tuy nhiên ở<br /> nước ta việc ứng dụng còn rất ít.<br /> Chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br /> “Nong lỗ thông các xoang hàm, trán, bướm bằng<br /> bộ nong có bóng trong điều trị viêm mũi xoang<br /> mạn có tắc lỗ thông xoang” ở các bệnh nhân<br /> trưởng thành.<br /> <br /> TỔNG QUAN<br /> Tình hình nghiên cứu sử dụng bộ nong có<br /> bóng ở nước ngoài.<br /> 1990-2000: một số tác giả bắt đầu nghiên cứu<br /> ứng dụng bộ nong có bóng nong lỗ thông xoang<br /> <br /> 40<br /> <br /> từ các chuyên khoa tim mạch, phẫu thuật mạch<br /> máu, tiết niệu và đường mật.<br /> 4/2005: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược<br /> phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép bộ nong có bóng<br /> (Relieva, Acclarent, Menlo Park, CA) lưu hành<br /> trên thị trường.<br /> Bolger (2006): nong lỗ thông xoang trên 6 xác<br /> người.<br /> 2007: Hội TMH (AAO-HNS) và Hội Mũi<br /> Xoang Hoa Kỳ (ARS) khẳng định vai trò nong lỗ<br /> thông xoang trong điều trị viêm mũi xoang mạn<br /> và cấp mã số chung với phẫu thuật nội soi mũi<br /> xoang chức năng là S2344.<br /> Bolger (2007): Nghiên cứu đa trung tâm, 115<br /> bệnh nhân nong lỗ thông xoang bằng bộ nong có<br /> bóng, theo dõi 24 tuần, thành công 98%.<br /> 3/2008: FDA cấp phép bộ nong Relieva công<br /> ty Acclarent dùng nong lỗ thông xoang hàm,<br /> trán và bướm ở người trưởng thành và lỗ thông<br /> xoang hàm ở trẻ em.<br /> 6/2008: FDA cấp phép bộ nong có bóng<br /> FinESS (Entellus, Maple Grove, MN) nong Lỗ<br /> thông xoang hàm ở người trưởng thành.<br /> 2008: 3000 Bác sĩ phẫu thuật được huấn<br /> luyện sử dụng bộ nong và > 20.000 người bệnh<br /> được nong lỗ thông xoang ở các nước trên thế<br /> giới.<br /> Levine (2008): Nghiên cứu 27 cơ sở, 1036 BN,<br /> theo dõi 39 tuần và 2 năm, nong 3276 lỗ thông<br /> xoang (1438 hàm, 1284 trán và 554 bướm) thành<br /> công 95,5%, không tai biến.<br /> Stankiewicz (2009): Nghiên cứu nong 58 lỗ<br /> thông xoang hàm hoặc có kết hợp phẫu thuật nội<br /> soi mũi xoang chức năng mở xoang sàng trước<br /> qua gây tê, thành công 94,8%.<br /> Tomazic (2010) báo cáo 1 ca bị khe hở xươngmàng não khi nong ống mũi-trán bằng bộ nong,<br /> do định vị đặt ống dẫn sai.<br /> Heimgartner (2011)(6) NC 104 bệnh nhân<br /> người trưởng thành, 12% nong không thành<br /> công lỗ thông xoang trán do biến đổi cấu trúc<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> hoặc cốt hóa xương không qua được lỗ thông<br /> xoang.<br /> Plaza (2011): (9) NC nong 16 lỗ thông xoang<br /> trán kết hợp mở xoang sàng trước, sàng sau và<br /> xoang bướm. Không biến chứng.<br /> Akkari (2012): (1) NC nong 11 lỗ thông xoang<br /> trán tắc, nhận thấy các khó khăn gặp phải có vẻ<br /> không xuất phát từ kỹ thuật, do khó tìm thấy<br /> mốc giải phẫu.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Bệnh nhân viêm mũi xoang mạn từ 20 tuổi<br /> trở lên.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Tiến cứu hàng loạt ca có can thiệp.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tắc lỗ thông<br /> xoang, điều trị nội tích cực không hiệu quả, có<br /> chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang chức<br /> năng.<br /> <br /> Hình 1. Bộ nội soi Karlt storz<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> VMX có hủy xương.<br /> Đã PTMX mở rộng.<br /> Tam chứng Sampter.<br /> Có khối u mũi xoang.<br /> VMX vi nấm dị ứng.<br /> Chấn thương biến dạng xoang.<br /> <br /> Phương tiện nghiên cứu<br /> <br /> Hình 2. Các cỡ ống dẫn và ống nong có bóng.<br /> <br /> Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi Karlt storz<br /> Bộ nong của Acclarent ®:<br /> Ống dẫn: các kiểu thẳng, cong nhiều góc độ,<br /> để dẫn đường vào phễu sàng, ngách trán và<br /> ngách bướm sàng.<br /> Ống nong có bóng luồn vào trong ống dẫn,<br /> nong mở lỗ thông xoang 3,5 đến 7 mm, chiều dài<br /> bóng từ 12 đến 24 mm.<br /> Dây dẫn ánh sáng lạnh xuyên qua ống nong<br /> có bóng, dùng để kiểm tra bóng vào đúng lỗ<br /> thông xoang.<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br /> <br /> Hình 3. Dây dẫn sáng và bộ ống nong có bóng.<br /> <br /> 41<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Ống bơm có đồng hồ áp suất, rút 10 cc nước<br /> cất. Áp lực bơm căng bóng nong khoảng 10 atm.<br /> Ống rửa xoang sau nong.<br /> <br /> Hình 5. CT scan: coronal và sagittal: mờ phức hợp<br /> khe trước, mờ một phần xoang hàm và trán 2 bên.<br /> <br /> Hình 4. Ống bơm có đồng hồ áp suất và ống rửa<br /> xoang.<br /> <br /> Các bước tiến hành nghiên cứu<br /> Chọn bệnh nhân. Đánh giá mức độ viêm<br /> mũi xoang qua bảng câu hỏi, nội soi và CT scan.<br /> <br /> Hình 6. CT scan: mờ một phần xoang hàm 2 bên và<br /> hàm (T) kém phát triển.<br /> <br /> Khảo sát giải phẫu trên đường dẫn lưu các<br /> xoang qua CT scan 3 chiều với phần mềm<br /> ClearCanvas hoặc phần mềm nội soi ảo syngo<br /> fly through.<br /> Tiến hành nong lỗ thông xoang.<br /> Thu thập và phân tích số liệu và xử lý thống<br /> kê với phần mềm SPSS 16.0.<br /> <br /> Hình 7. CT scan: mờ toàn bộ xoang bướm (T).<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là<br /> 33. Có 16 nam, 17 nữ.Tuổi trung bình 43,3 (2071).<br /> Vô cảm nong lỗ thông xoang: 21ca (63,6%)<br /> gây mê, 12ca (36,4%) gây tê (6ca cao huyết áp,<br /> 4ca cao HA kèm tiểu đường type 2 và 2ca rối<br /> loạn đông máu).<br /> Nong thành công 112 Lỗ thông xoang (52<br /> hàm, 36 trán và 24 bướm).<br /> Bảng 1. Lỗ thông xoang đã nong<br /> LTX (n=112)<br /> <br /> Hàm<br /> 52<br /> <br /> Trán<br /> 36<br /> <br /> Bướm<br /> 24<br /> <br /> Bảng 3. Phương pháp nong lỗ thông xoang<br /> Đơn thuần<br /> Đồng thờiPTNSCN xoang khác<br /> Kết hợp PTNSCN cùng 1 xoang<br /> <br /> 32 (28,6%)<br /> 53 (47,3%)<br /> 27 (24,1%)<br /> <br /> Hình 8. Nong bằng bộ nong có bóng, Lỗ thông xoang<br /> hàm, trán và bướm sau nong.<br /> <br /> 42<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br /> Nong đơn thuần 32 lỗ thông xoang (28,6%)<br /> bằng bộ nong có bóng, nong 53 lỗ thông xoang<br /> (47,3%) đồng thời phẫu thuật nội soi chức<br /> năng xoang khác và 27 lỗ thông xoang (24,1%)<br /> nong kết hợp với phẫu thuật nội soi chức năng<br /> cùng 1 xoang.<br /> Tất cả các trường hợp đều nong mở lỗ thông<br /> xoang không có biến chứng ổ mắt hay nội sọ,<br /> chảy máu rất ít.<br /> Sau nong Lỗ thông xoangbệnh nhân hài<br /> lòng, triệu chứng viêm mũi xoang giảm nhiều.<br /> <br /> Có thể giải quyết viêm mũi xoang mạn kèm các<br /> bệnh nội khoa hoặc biến đổi cấu trúc mũi xoang.<br /> Không biến chứng về não và mắt hoặc chảy<br /> máu nhiều.<br /> Phòng tránh và giảm thiểu viêm mũi xoang,<br /> cần chăm sóc và hướng dẫn bệnh nhân cải thiện<br /> bản thân, môi trường sống và làm việc, sau nong<br /> đầy đủ.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi 47,3% nong<br /> lỗ thông xoang đồng thời phẫu thuật nội soi<br /> chức năng thường là xoang sàng.<br /> 24,1% nong lỗ thông xoang kết hợp với phẫu<br /> thuật nội soi chức năng với trường hợp biến đổi<br /> cấu trúc, tránh mổ phối hợp đường ngoài da<br /> hoặc phẫu thuật Lothrop cải tiển qua nội soi.<br /> Nong lỗ thông xoang bảo tồn mỏm móc nên<br /> sau nong nội soi khó thấy lỗ thông xoang hàm,<br /> trán và bướm.<br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Trong những tuần đầu sau nong niêm mạc<br /> phù nề làm kích thước lỗ thông xoang nhỏ lại.<br /> sau 12 tuần, kích thước lỗ thông xoang ổn định<br /> và khoảng 75% lúc nong.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Nong lỗ thông xoang:<br /> Bảo tồn niêm mạc mũi xoang, tránh mở lỗ<br /> thông xoang quá lớn và mổ hở.<br /> Dễ thực hiện, an toàn và hiệu quả trong điều<br /> trị viêm mũi xoang mạn có tắc lỗ thông xoang 3.<br /> <br /> Chuyên Đề Tai Mũi Họng<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Akkari M. et al (2012), “Technique de dilatation ostiale par<br /> ballonnet («Balloon Sinuplasty») dans les obstructions du<br /> canal naso-frontal” Clermont Ferrand, Strasbourg. Rev<br /> Laryngol OTORHINOL; 133. 2: 8182.<br /> Friedman M et al (2009), “Illumination guided balloon<br /> sinuplasty”. Laryng;119(7): 1399 1402.<br /> Friedman M Schalch P. (2006), “Functional endoscopic<br /> dilatation of the sinuses (FEDS): patient selection and surgical<br /> technique”. Op Tech Otolaryngol Head Neck Surg; 17: 126 34.<br /> Gilain L Coste A. (1994), “Functional endoscopic sinus surgery<br /> for isolated sphenoid sinus disease”. Head Neck; 16 (5) 433<br /> 437.<br /> Heimgartner S Eckardt J, Simmen D, Briner HR, Leunig A,<br /> Caversaccio MD. (2011), “Limitations of ballon sinuplasty in<br /> frontal sinus surgery”. Eur Arch Otorhinolaryngol; 268 (10):<br /> 1463 1467.<br /> Khalil HS, Nunez DA. (2006). “Functional endoscopic sinus<br /> su-rgery for chronic rhinosinusitis”. CochraneDatabase Syst<br /> Rev, 3: CD 004458.<br /> Levine H, Rabago D (2011). “Balloon sinuplasty: “A<br /> minimally invasive option for patients with chronic<br /> rhinosinusitis”. Postgrad Med. 2011; 123(2): 112 118.<br /> Plaza G, Eisenberg G, Montojo J et al. (2011). “Ballon dilation<br /> of the frontal recess: a randomized clinical trial. Ann otol<br /> Rhinol Laryngol, 120: 511 8.<br /> Zeder JW, Dahya ZJ (2011) “An tral lavage using the Luma<br /> transilluminaton wire and vortex irrigator, a safe and effective<br /> advance in treating pediatric sinusitis”. INT J Pedia TR<br /> Otorhinolaryngol; 75 (4): 461 463.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> <br /> 21/11/2013<br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br /> <br /> 16/12/2013<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 10/01/2014<br /> <br /> 43<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2