NGHIÊN CỨU UNG THƯ TAI: LÂM SÀNG – GIẢI PHẪU BỆNH – ĐIỀU<br />
TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
(TỪ THÁNG 1/2002 ĐẾN THÁNG 4/ 2007)<br />
Lê Thị Hồng Hạnh*, Nguyễn Hữu Khôi**, Huỳnh Khắc Cường**<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu những đặc điểm về lâm sàng, giải phẫu bệnh của ung thư tai và cách thức điều<br />
trị tùy theo thể bệnh và giai đọạn tiến triển của ung thư của 33 ca ung thư tai tại Bệnh viện Tai Mũi Họng<br />
trong 5 năm (từ tháng 1/2002 đến tháng 4/2007)<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng lọat ca với hồi cứu và tiền cứu và phân tích dữ kiện theo<br />
phương pháp thống kê y học.<br />
Kết quả: Chúng tôi ghi nhận: - 20 ca tiến triển tốt, sống còn đến ngày hôm nay (61%), trong đó. 11 ca<br />
phẫu thuật và xạ trị (34%); 09 ca xạ trị (27%); 05 ca tử vong (15%); 08 ca (24%) theo dõi trong 1-2 năm<br />
đầu, sau đó không liên lạc được.<br />
Kết luận: Ung thư tai là bệnh hiếm gặp, chúng tôi có 33 ca trong 1036 ca ung thư đầu mặt cổ trong 5<br />
năm (từ 2002 đến 2007) tại BVTMH.TP HCM tỉ lệ là 3%. Chẩn đoán muộn. Là carcinôm tế bào gai chủ<br />
yếu (88%). Điều trị bằng phẫu thuật và xạ trị. Tiên lượng xấu, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br />
cho thấy có phần khả quan với tỉ lệ sống còn là 61% từ 2 đến 4 năm và chúng tôi cần có thời gian để theo dõi<br />
thêm để đi đến kết luận sau./.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESEACH OF THE EAR CANCER THE CLINICO-HISTOPATHOLOGY ASPECTS AND<br />
TREATMENT IN THE ENT HOSPITAL HCMC (FROM JAN 2001 TO APRIL 2007)<br />
Le Thi Hong Hanh, Nguyen Huu Khoi, Huynh Khac Cuong.<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 – 2008: 74 - 78<br />
Objective: Observed the clinico-histopathology aspects of the ear cancer and treatment depends on the<br />
manifestation and the evolution of 33 cases of the ear cancer in ENT hospital HCMC (from Jan 2002 to April<br />
2007)<br />
Study design: Descriptive study as case series with retrospective and perspective analysis.<br />
Results: 20 cases don’t have recurrent (61%); 11 cases: surgery and radiotherapy (34%); 09 cases:<br />
radiotherapy (27%); 05 cases mortality rate 15%; 08 cases not follow-up 24%.<br />
Conclusion: Rare disease, we have 33 cases / 1036 cases head and neck cancer (3%). Late diagnosis.<br />
Histopathology: Most of squamous cell carcinoma (88%). Treatment: surgegy and radiotherapy. Poor<br />
prognosis. However, the survival rate is 61% within 5 years. We need have time to follow-up before have the<br />
last conclusion./<br />
ung thư vùng đầu cổ.Đối với ung thư tai tại Việt<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nam có thể tình trạng viêm nhiễm, chảy mủ tai<br />
Trên thế giới các ung thư vùng đầu và cổ<br />
kéo dài, điều trị dai dẳng, làm tế bào vùng đó bị<br />
chiếm khoảng 10% của tất cả các loại ung thư,<br />
thoái hóa, dị sản, gây phát sinh ung thư(9). Trong<br />
đứng sau các ung thư đường tiêu hóa, phổi và<br />
trường hợp bệnh nhân không có tiền sử viêm tai<br />
các cơ quan niệu dục(7). Ở Mỹ ung thư đầu cổ<br />
thì ung thư có thể xuất phát từ biểu mô lát của<br />
chiếm tỉ lệ 5% của các loại ung thư. Riêng ung<br />
mặt ngoài màng nhĩ và xâm nhập vào thừng nhĩ<br />
thư tai hiếm gặp, chiếm khoảng 0,2% trong các<br />
* BV. Tai Mũi Họng TP. HCM<br />
** Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP. HCM<br />
<br />
sau khi làm thủng màng nhĩ đi vào tai giữa(9).<br />
Do tính chất của ung thư tai dễ nhầm lẫn với<br />
viêm tai giữa, bệnh tai ngoài che lấp, nên bệnh<br />
nhân bị ung thư tai thường đến muộn, tiên<br />
lượng xấu.<br />
Chúng tôi ghi nhận trong 5 năm (từ tháng<br />
1/2002 đến tháng 4/2007) tại Bệnh viện Tai Mũi<br />
Họng TPHCM có khoảng 1.036 trường hợp ung<br />
thư đầu mặt cổ được nhập viện điều trị, tính<br />
trung bình mỗi năm có khoảng 207 trường hợp<br />
ung thư đầu mặt cổ (tỉ lệ 20%).<br />
Do đó chúng tôi có 33 ca ung thư tai ghi<br />
nhận trong 1.036 ca ung thư đầu mặt cổ, với tỉ lệ<br />
là 3%.<br />
Đầu cổ là khu vực khá phức tạp trong việc<br />
điều trị, ung thư vùng này xảy ra ở nhiều vùng<br />
và mỗi vùng có bệnh sử tự nhiên riêng biệt, với<br />
tần suất và vị trí di căn hạch rất thay đổi. Việc<br />
điều trị ung thư vùng đầu cổ qui tụ nhiều<br />
phương thức và phương pháp khác nhau cùng<br />
kết hợp. Việc kiểm soát bướu tại chỗ là vấn đề<br />
hàng đầu và xuất độ di căn xa tùy thuộc trực<br />
tiếp vào vấn đề này(10).<br />
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, hầu hết bệnh<br />
nhân thường đến khám trong các giai đoạn bệnh<br />
tiến xa và có đến khoảng 65% bệnh nhân đã có<br />
di căn hạch và bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị<br />
một ung thư thứ hai. Dù mức độ kiểm soát tại<br />
chỗ đã tăng lên do việc cải thiện các phương<br />
pháp điều trị tại chỗ và tại vùng, nhưng xuất độ<br />
sống còn sau 5 năm vẫn không có thay đổi đáng<br />
kể trong những thập niên gần đây vì sự xuất<br />
hiện thường xuyên của các ung thư thứ 2, các di<br />
căn xa và sự kết hợp các bệnh mạn tính.<br />
Phần lớn các ung thư đầu cổ là bướu của<br />
biểu mô: 90% là carcinôm tế bào gai. Các loại mô<br />
học khác gồm có limphôm, bướu trụ, và một số<br />
ít bướu tương bào, sarcôm và mêlanôm(10).<br />
Tiên lượng bệnh tùy thuộc một phần vào độ<br />
ăn lan tại chỗ, nhưng cũng còn tùy thuộc hơn<br />
nữa vào sự xâm nhiễm hạch vùng. Đối với một<br />
khối bướu ở vị trí nào đó, thì tỉ lệ sống còn 5<br />
năm là vào khoảng 50% nếu không có di căn<br />
<br />
hạch, tỉ lệ này sẽ sụt xuống còn 30% khi hạch bị<br />
di căn, và còn thấp khoảng 20% nếu vỏ bọc hạch<br />
đã bị ung thư làm bể ra(7).<br />
Riêng đối với ung thư Tai, nhất là tai giữa thì<br />
tiên lượng rất xấu, tỉ lệ sống còn sau 5 năm chỉ có<br />
17% (theo báo cáo của Leroux- Robert trước Hội<br />
nghị Tai mũi họng Pháp năm 1957)(9).<br />
Chính vì thế chúng tôi nghiên cứu về ung<br />
thư tai tại Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố<br />
Hồ Chí Minh trong 5 năm (từ tháng 1/2002 đến<br />
tháng 4/2007) với:<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Nghiên cứu những đặc điểm về lâm sàng,<br />
giải phẫu bệnh của ung thư tai và cách thức điều<br />
trị tùy theo thể bệnh và giai đoạn tiến triển của<br />
ung thư.<br />
<br />
Tư liệu thu thập<br />
Những nghiên cứu về dịch tễ học<br />
Tên bệnh nhân.<br />
Tuổi bệnh nhân.<br />
Giới tính bệnh nhân.<br />
Nghề nghiệp bệnh nhân.<br />
Nơi cư trú của bệnh nhân.<br />
Nhưng nghiên cứu về lâm sàng<br />
Đánh giá thời gian đau nhức tai.<br />
Đánh giá thời gian chảy mủ tai, chảy dịch tai<br />
hay máu tai.<br />
Đánh giá thời gian liệt mặt.<br />
Vị trí tai tổn thương.<br />
Những nghiên cứu về giải phẫu bệnh - Đối<br />
chiếu lâm sàng và giải phẫu bệnh<br />
- Kết quả giải phẫu bệnh lấy từ tai ngoài, tai<br />
giữa qua.<br />
Soi tai kính hiễn vi.<br />
Soi tai bằng optique.<br />
Trong lúc phẫu thuật.<br />
- Kết hợp chặt chẽ với Khoa Giải phẫu bệnh<br />
của Trung tâm chẩn đoán y khoa MEDIC Hòa<br />
Hảo để thu nhận kết quả.<br />
<br />
Những nghiên cứu về cận lâm sàng<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có:<br />
<br />
CT scan tai mũi họng và sọ não đánh giá<br />
kích thước và mức độ xâm lấn của u.<br />
<br />
-14 ca (43%) cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí<br />
Minh và các vùng ven thành phố<br />
<br />
Siêu âm vùng cổ và tổng quát để đánh giá<br />
mức độ di căn hạch và di căn xa.<br />
<br />
-19 ca (57%) phân bố khắp các tỉnh phía Nam<br />
và miền Trung như: An Giang, Cần Thơ, Long<br />
An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Kiên Giang, Bình<br />
Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Khánh Hòa.<br />
<br />
XQ Schuller 2 taI đánh giá tình trạng xương<br />
chũm trong khi nội soi tai.<br />
Đo thính lực đồ Để đánh giá sức nghe của<br />
bệnh nhân<br />
<br />
Nghiên cứu về điều trị và kết quả điều trị<br />
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ<br />
Tình trạng bệnh nhân xuất viện sau mổ<br />
Tình trạng xạ trị và sự sống còn của bệnh<br />
nhân.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu trên 33 bệnh nhân ung thư tai (tỉ<br />
lệ 3%) trong hơn 1036 ca ung thư đầu mặt cổ<br />
điều trị tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng trong 5 năm<br />
(từ tháng 1/ 2002 đến tháng 4/2007), chúng tôi<br />
ghi nhận như sau:<br />
<br />
Các dữ liệu thống kê của mẫu nghiên cứu<br />
Tuổi và giới<br />
Bảng.1: Phân bố theo tuổi và giới<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng số<br />
Tuổi<br />
30 tuổi -50 tuổi (+++)<br />
11 ca 6 ca 17 ca (52%)<br />
51 tuổi -70 tuổi<br />
9 ca<br />
3 ca 12 ca (36%)<br />
Trên 70 tuổi<br />
3 ca<br />
1 ca 04 ca (12%)<br />
23 ca 10 ca<br />
(70%) (30%)<br />
<br />
Nhận xét: Độ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong<br />
mẫu nghiên cứu của chúng tôi là 30 -50 tuổi,<br />
chiếm tỉ lệ 52%. Tỉ lệ nữ/nam trong mẫu nghiên<br />
cứu của chúng tôi là ½.<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
Bảng 3: Phân bố theo nghề nghiệp<br />
Nghề nghiệp<br />
Dân<br />
Làm ruộng<br />
Công nhân viên<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
21 ca<br />
6 ca<br />
6 ca<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
64%<br />
18%<br />
18%<br />
<br />
Nhận xét: Đa số dân, không nghề nghiệp,<br />
nội trợ.<br />
<br />
Nơi cư trú<br />
<br />
Bảng 4: Phân bố theo địa chỉ<br />
Địa chỉ<br />
TP. Hồ Chí Minh<br />
Tỉnh<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
14 ca<br />
19 ca<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
43%<br />
57%<br />
<br />
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân cư ngụ ở các tỉnh<br />
phía Nam và miền Trung chiếm đa số gần 57%.<br />
<br />
Lâm sàng của ung thư tai<br />
Thời gian đau nhức tai<br />
Bảng 5: Tỉ lệ của thời gian đau nhức tai.<br />
Thời gian<br />
1 – 6 tháng<br />
1 năm<br />
8 ngày<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
26 ca<br />
6 ca<br />
1 ca<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
79%<br />
18%<br />
3%<br />
<br />
+Nhận xét: Thời gian đau nhức tai của bệnh<br />
nhân ung thư tai chiếm đa số trung bình từ 1<br />
đến 6 tháng, tỉ lệ 79%.<br />
<br />
Thời gian chảy mủ tai, chảy dịch tai, có thể<br />
chảy máu tai<br />
Bảng 6: Tỉ lệ của thời gian chảy mủ tai, chảy dịch tai,<br />
máu tai.<br />
Thời gian<br />
1 – 6 tháng<br />
1 tuần<br />
Không chảy<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
27 ca<br />
1 ca<br />
5 ca<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
82%<br />
3%<br />
15%<br />
<br />
+Nhận xét: Thời gian chảy mủ tai, chảy dịch<br />
tai hay máu tai của bệnh nhân ung thư tai chiếm<br />
đa số trung bình từ 1 đến 6 tháng, tỉ lệ 82%.<br />
<br />
Thời gian liệt mặt<br />
Bảng 7: Tỉ lệ thời gian liệt mặt và không liệt mặt<br />
Thời gian<br />
Không liệt<br />
Liệt 3 ngày<br />
Liệt 1 tuần<br />
Liệt 1 tháng<br />
Liệt 4 tháng<br />
Sau mổ<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
14 ca<br />
3 ca<br />
6ca<br />
2 ca<br />
7 ca<br />
1 ca<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
43%<br />
9%<br />
18%<br />
6%<br />
21%<br />
3%<br />
<br />
+ Nhận xét: bệnh nhân bị ung thư tai không<br />
phải lúc nào cũng liệt mặt, chúng ta thấy tỉ lệ<br />
không liệt mặt chiếm đa số là 43%.<br />
<br />
Vị trí tai tổn thương<br />
Bảng 8: tỉ lệ so sánh vị trí tai tổn thương<br />
vị trí<br />
tai (p)<br />
tai (t)<br />
<br />
số bệnh nhân<br />
17 ca<br />
6 ca<br />
<br />
tỷ lệ (%)<br />
52%<br />
48%<br />
<br />
- Bệnh bắt đầu bằng nụ sùi che lấp ống tai và<br />
dễ chảy máu, làm cho thầy thuốc nhầm với<br />
polýp tai. Nên phải nội soi tai và sinh thiết tức<br />
thì để chẩn đoán xác định.<br />
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là<br />
đau nhức tai, chảy mủ tai, chảy dịch tai hay máu<br />
tai, có hay không liệt mặt.<br />
- Thường là ung thư tai giữa, tai ngoài ít hơn.<br />
<br />
+Nhận xét: Vị trí tai bị ung thư (P) và (T) tỉ lệ<br />
ngang nhau.<br />
<br />
- Đa số tập trung ở Tỉnh, dân nghèo ở xa<br />
thành phố, điều kiện sống khó khăn.<br />
<br />
Giải phẫu bệnh và đối chiếu lâm sàng- giải<br />
phẫu bệnh<br />
<br />
- Hình ảnh nội soi tai và sinh thiết u để xác<br />
định chẩn đoán là quan trọng. Tuy nhiên nếu<br />
bệnh nhân được chụp CT Scan và MRI hết toàn<br />
bộ thì phẫu thuật viên sẽ có hình ảnh rõ ràng<br />
hơn về mật độ và loại cấu trúc của u và sự xâm<br />
lấn của u với cơ quan lân cận, để từ đó có<br />
phương thức phẫu thuật chính xác hơn.<br />
<br />
Chúng tôi ghi nhận trong 5 năm (từ tháng<br />
1/2002 đến tháng 4/2007) là 33 ca ung thư tai,<br />
trong dó:<br />
- 29 / 33 ca là carcinôm tế bào gai, biệt hóa rõ<br />
độ 1, xâm nhập ở tai (tỉ lệ 88%).<br />
- 04 / 33 ca là carcinôm dạng tuyến, biệt hóa<br />
rõ, xâm nhập ở tai (tỉ lệ 12%).<br />
Đa số là ung thư tai giữa: 29/ 33 ca (tỉ lệ 88%)<br />
Kế đó là ung thư tai ngoài: 04 / 33 ca (tỉ lệ 12%).<br />
<br />
Đối chiếu lâm sàng và giải phẫu bệnh,<br />
Chúng tôi nhận thấy rất phù hợp với các tác<br />
(3,9)<br />
giả như sau:<br />
- Đa số ung thư tai xảy ra ở người có tuổi,<br />
tuổi trung bình là 58 tuổi.<br />
- Thời gian đau nhức tai và chảy mủ tai<br />
trung bình là 1 đến 6 tháng.<br />
- Thường là carcinôm tế bào gai, một ít<br />
carcinôm dạng tuyến.<br />
- Tập trung ỡ tai giữa, tai ngoài rất ít.<br />
- Nghiên cứu chưa thấy sarcôm tai ngoài hay<br />
tai giữa ở người trẻ.<br />
- Tai trong chưa gặp ung thư.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua công trình nghiên cứu Ung thư Tai tại<br />
Bệnh Viện Tai Mũi Họng trong 5 năm qua (20022007), chúng tôi nhận thấy rằng:<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng của ung thư tai<br />
- Ung thư tai thường xảy ra ở nam hơn nữ<br />
gấp 2 lần, tập trung ở độ tuổi 30-50.<br />
<br />
Đặc điểm giải phẫu bệnh của ung thư tai:<br />
- 29 / 33 ca là carcinôm tế bào gai, biệt hóa rõ<br />
độ 1, xâm nhập ở tai (tỉ lệ 88%), chiếm đa số.<br />
- 04 / 33 ca là carcinôm dạng tuyến, biệt hóa<br />
rõ, xâm nhập ở tai (tỉ lệ 12%).<br />
<br />
Điều trị Ung thư tai<br />
Phẫu thuật và xạ trị.<br />
Chúng tôi phẫu thuật được 14 ca và gửi đixạ<br />
trị, theo dõi đến ngày nay cho kết quả tốt, tỉ lệ<br />
sống còn là 11 ca (78,6%).<br />
Các ca còn lại bệnh nhân không đồng ý mổ<br />
vì lý do riêng hay tình trạng sức khỏe của bệnh<br />
nhân kém, quá chỉ định phẫu thuật, chúng tôi<br />
chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện ung bướu xạ<br />
trị, theo dõi đến nay kết quả có phần khả quan, tỉ<br />
lệ sống còn là 09 ca (45%).<br />
Tóm lại<br />
- Ung thư tai là bệnh hiếm gặp, chẩn đoán<br />
muộn.<br />
- Chẩn đoán xác định bằng nội soi tai ngoài<br />
và sinh thiết.<br />
- Điều trị bằng phẫu thuật và xạ trị.<br />
- Tiên lượng sống sau 5 năm xấu./.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
Baers HA, Otologic aspects of ear burns. Ann J Otol<br />
1981;2:235-42.<br />
Barranco VP, Minor DB, soloman H. Treatment of<br />
relapsing polychondritis with dapsone. Arch Dermatol<br />
1976;112:1286-8.<br />
Beahrs OH, Henson DE, Hutter RVP, Kennedy (eds) (1992)<br />
Manual for staging of cancer, 4 th edn. American Joint<br />
Committee on Cancer, Lippincott, Philadelphia.<br />
Chandler JR, Malignant external otitis. Laryngoscope<br />
1968;78:1257-94.<br />
Driscoll PV, Ramachandrula A, Drezner DA, et al.<br />
Characteristics of cerumen in diabetic patients: a key to<br />
understanding malignant external otitis ? otolaryngol<br />
Head Neck Surg 1993;109:676-9<br />
Gehanno P. Ciprofloxacin in the treatment of malignant<br />
external otitis. Chemotherapy 1994;40 Suppl 1:35-40.<br />
Gordon G, Giddings NA. Invasive otitis externa due to<br />
Aspergillus species: case report and review. Clin Infect Dis<br />
1994;19:866-70.<br />
Huỳnh Khắc Cường, “Chẩn đoán bệnh tai” Tài liệu khoa<br />
học. Hội nghị Tai Mũi Họng Đà Nẵng 2006<br />
Nguyễn Chấn Hùng, Ung Thư học lâm sàng tập 2 năm<br />
1986-Các ung thư vùng đầu cổ chương V, tr.75<br />
Nguyễn Chấn Hùng, Y học Thành phố Hồ Chí Minh.,<br />
chuyên đề ung bướu học 2005, chương Tổng quan, tr. I<br />
Lê Phúc Thịnh, Trần Văn Thiệp, Phạm Chí Kiên, Phan<br />
Thanh Sơn (1995) Cẩm nang ung bướu học lâm sàng-Các<br />
bướu vùng đầu co, Chương 16, tr, 363-389.<br />
Võ Tấn (1991) TMH Thực hành tập II, NXB Y học-Chi<br />
nhánh TP.HCM 1991, U ác tính ở tai,tr 296.<br />
<br />