intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu và phát triển (R&D) thuốc diệt chuột an toàn cho người sử dụng

Chia sẻ: Lý Mân Hạo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nêu lên các biện pháp diệt chuột cổ điển không mang lại hiệu quả cao, biện pháp cơ học vừa tốn tiền mà không áp dụng được ở phạm vi rộng. Việc sử dụng chất hóa học lại rất độc cho con người và môi trường, vì vậy biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học loại trừ được các nhược điểm trên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu và phát triển (R&D) thuốc diệt chuột an toàn cho người sử dụng

  1. NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D) THUỐC DIỆT CHUỘT AN TOÀN CHO NGƢỜI SỬ DỤNG Nguyễn Xuân Vĩnh35, Hoàng Bích Thủy36, Nguyễn Thị Nhật Lệ37 (*) E-mail: vinhnguyennl@gmail.com ĐT: 0948466889 Thí nghiệm đƣợc thực hiện trên chuột cống tại các bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Kết quả thí nghiệm cho thấy sau khi triển khai 10 công thức với 2 lần cải tiến đã chọn đƣợc chế phẩm diệt chuột tối ƣu cho đối tƣợng chuột cống gồm công thức sau: Xi măng (40%) + cám rang (40%) + mỳ tôm đã sơ chế 10% + hỗn hợp đƣờng, sô đa banking, vỏ măng cụt, dầu chuối (10%). Kết quả nghiên cứu của đề tài áp dụng vào sản xuất sẽ giảm tác hại của chuột trong đời sống, sản xuất và an toàn cho ngƣời sử dụng với lợi nhuận ƣớc tính: 30.000đ/kg sản phẩm. Từ khóa: Thuốc chuột, sản xuất, an toàn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, ở Việt Nam nạn chuột hoành hành và gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và kho tàng. Chuột còn là trung gian truyền bệnh dịch hạch cho con ngƣời, việc săn bắt thiên địch (mèo, chim, rắn, …) đã làm mất cân bằng sinh thái, làm chuột sinh sản quá mức gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế của nƣớc ta. Các biện pháp diệt chuột cổ điển không mang lại hiệu quả cao, biện pháp cơ học vừa tốn tiền mà không áp dụng đƣợc ở phạm vi rộng. Việc sử dụng chất hóa học lại rất độc cho con ngƣời và môi trƣờng, vì vậy biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học loại trừ đƣợc các nhƣợc điểm trên. Sử dụng một loại thuốc diệt chuột phù hợp, an toàn, ngƣời sử dụng chỉ tốn một mức chi phí nhỏ, lại có thể thu đƣợc hiệu quả lớn: Diệt chuột tận gốc mà hoàn toàn không ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời sử dụng. Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu và phát triển (R&D) thuốc diệt chuột an toàn cho người sử dụng”. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu 35 Giảng viên khoa NLN 36 Phó trƣởng khoa NLN 37 Trƣởng khoa Cơ bản 78
  2. Xi măng trắng; xi măng đen; sođa banking; thạch cao; cám; gạo; mỳ tôm; vỏ quả Măng cụt; nƣớc rửa chén Mỹ Hảo và các chất phụ gia thực phẩm (dầu ăn, dầu chuối, đƣờng trắng). Hình 1. Xi măng trắng, sô đa banking, thạch cao Hình 2. Gạo rang Hình 3. Cám rang Hình 4. Vỏ quả Măng cụt rang, xay mịn Hình 5. Mỳ tôm, nước rửa chén Mỹ Hảo, dầu ăn, dầu chuối 2.2. Công thức thí nghiệm Thí nghiệm lần 1: CT1: Xi măng trắng (45%) + Gạo rang (50%) + Phụ gia thực phẩm (5%) CT2: Thạch cao (45%) + Gạo rang (50%) + Phụ gia thực phẩm (5%) 79
  3. CT3: Xi măng (40%) + Cám rang (40%) + Phụ gia thực phẩm (20%) CT4: Xi măng trắng (40%) + Gạo rang (25%) + Cám rang (25%) + Phụ gia thực phẩm (10%) Thí nghiệm lần 2: CT1: Xi măng đen (30%) + Sô đa banking (10%) + Gạo chiên dầu (50%) + Bột vỏ măng cụt (5%) + Phụ gia thực phẩm (5%) CT2: Xi măng đen (30%) + Sô đa banking (10%) + Cám chiên dầu (50%) + Bột vỏ măng cụt (5%) + Phụ gia thực phẩm (5%) CT3: Xi măng đen (35%) + Gạo chiên dầu (25%) + Cám chiên dầu (25%) + Bột vỏ măng cụt (5%) + Phụ gia thực phẩm (25%) Thí nghiệm lần 3: CT1: Xi măng đen (35%) + Sô đa banking (10%) + Cám chiên (40%) + Mỳ tôm đã xử lý (10%) + (Bột vỏ măng cụt + đƣờng + dầu chuối) (5%) 2.3. Cơ chế hoạt động của các chất Hỗn hợp xi măng, sô đa banking với gạo rang, cám rang, đƣờng, dầu ăn, ít dầu chuối làm cho hỗn hợp có mùi thơm kích thích chuột đến ăn. Khi đó xi măng hoặc sô đa banking hút nƣớc ở trong cơ thể con chuột sẽ đông cứng lại làm ruột bị tắc, bụng chƣớng lên không tiêu hóa đƣợc dẫn đến chết. Mỳ tôm nghiền kết hợp nƣớc rửa chén Mỹ Hảo, dầu chuối khi chuột ăn vào hóa chất Alcohol Ethoxylate có trong thành phần của nƣớc rửa chén là chất tạo nhũ sẽ làm kết vón nhu động ruột của chuột, làm ảnh hƣởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến chuột bị chết. Vỏ quả măng cụt nghiền có chứa tanin, nhựa và chất đắng namgostin có tinh thể không tan trong nƣớc, khi chuột ăn vào các tinh thể bám vào thành ruột làm ảnh hƣởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, tắc ruột dẫn đến chết. Sau khi chuột ăn chế phẩm diệt chuột sinh học khoảng 12h, lông chuột sẽ bị dựng đứng, chuột sẽ nóng ruột cắn gặm lung tung, bỏ ăn khoảng từ 20-30h thì chết vì ruột bị tắc cấp tính, dẫn đến xuất huyết. 2.4. Cách thực hiện chế biến nguyên liệu Bƣớc 1. Chuẩn bị nguyên liệu: gạo, cám, đƣờng, dầu ăn, dầu chuối, xi măng trắng, xi măng xanh, thạch cao, sô đa banking, vỏ măng cụt, mỳ tôm theo định lƣợng. Bƣớc 2. Sơ chế nguyên liệu + Gạo, cám, dầu ăn cho vào chảo rang đều tay cho đến khi gạo, cám chuyển sang màu vàng và dậy mùi thơm là đƣợc. 80
  4. + Mỳ tôm ngâm với nƣớc rửa chén Mỹ Hảo phơi khô, nghiền mịn. + Vỏ quả Măng cụt phơi khô, rang và nghiền mịn. Lƣu ý: Xi măng và sô đa banking phải mới không vón cục. Bƣớc 3: Phối trộn nguyên liệu đóng gói sản phẩm + Cân nguyên liệu theo từng công thức + Trộn đều nguyên liệu + Đóng gói sản phẩm 50 gr/gói 2.5. Cách phối trộn + Bƣớc 1: Sau khi gạo, cám rang vàng thì đổ ra giấy (thau, chậu). Hình 6. Gạo rang, cám rang + Bƣớc 2: Cho thêm vào đó bột vỏ măng cụt hoặc mỳ tôm qua xử lý và các chất phụ gia thực phẩm (đƣờng, dầu chuối) sau đó trộn đều lên. Hình 7. Trộn đường và thêm dầu chuối + Bƣớc 3: Cho xi măng hoặc sô đa banking (thạch cao) đã chuẩn bị vào rồi trộn thật đều sao cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau. 81
  5. Hình 8. Xi măng trắng, thạch cao, sô đa banking Hình 9. Trộn đều chế phẩm diệt chuột Hình 10. Chế phẩm diệt chuột 2.7. Cách đặt bả Tiến hành rải bả nơi có chuột thƣờng xuyên qua lại. Đầu tiên đặt 1 lần bả trƣớc cửa hang hoặc lối đi, đƣờng qua lại của chuột; trong đó, bả thuốc đƣợc kiểm tra 2 ngày/lần và liên tục trong 3 lần nhằm thu bả cũ và bổ sung bả mới. Một ngày sau rải thuốc lần cuối cùng, tiến hành kiểm tra số lƣợng bả thuốc còn sót lại, tiến hành thu gom và tiêu hủy. Hai ngày sau thu hồi bả thuốc lần cuối, tiến hành rải bả trắng 1 lần và kiểm tra số bả còn lại vào ngày hôm sau. Đặt bả khảo nghiệm khu dân cƣ, nhà máy, bệnh viện: - Đặt bả các nơi chuột thƣờng xuất hiện. - Thu gom đếm số chuột chết, kiểm tra hiệu lực của thuốc. - Bả nên đặt vào chiều tối trên những tấm lá, giấy nhựa và hôm sau phải thu dọn. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thí nghiệm lần 1 * Trên chuột cống nuôi nhốt CT1: Xi măng trắng (45%) + Gạo rang (50%) + Phụ gia thực phẩm (5%) CT2: Thạch cao (45%) + Gạo rang (50%) + Phụ gia thực phẩm (5%) CT3: Xi măng (40%) + Cám rang (40%) + Phụ gia thực phẩm (20%) CT4: Xi măng trắng (40%) + Gạo rang (25%) + Cám rang (25%) + Phụ gia thực phẩm (10%) 82
  6. Nuôi nhốt 4 lồng chuột cống, từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 10, cho ăn theo thứ tự 4 công thức (CT1, CT2, CT3, CT4) với nƣớc uống đầy đủ. Bảng 1. Số ngày chuột chết do ăn bã chế phẩm ở các công thức Công Ngày nuôi (ngày) Số thí nghiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thí nghiệm lần 1 Lồng 1 CT1 A A A K K K K C Lồng 2 CT2 A A A K K K K C Lồng 3 CT3 A A A K K K K K C Lồng 4 CT4 A A A K K K K K C Trung bình 8,5 Thí nghiệm lần 2 Lồng 1 CT1 A A A K K K C Lồng 2 CT2 A A A K K K K C Lồng 3 CT3 A A A K K K K C Lồng 4 CT4 A A A K K K K K C Trung bình 8,0 Thí nghiệm lần 3 Lồng 1 CT1 A A A K K K C Lồng 2 CT2 A A A K K K K C Lồng 3 CT3 A A A K K K K K C Lồng 4 CT4 A A A K K K K K C Trung bình 8,25 Ghi chú: A: Ăn; K: Không ăn; C: Chết Kết quả ở 4 công thức cho thấy: Sau ngày thứ 3 chuột bỏ ăn nhƣng vẫn uống nƣớc, trung bình sau 8,0 - 8,5 ngày chuột mới chết, cụ thể ở công thức 1 và 2 chuột chết nhanh nhất (7 - 8 ngày), ở công thức 4 chuột chết chậm nhất (9 ngày). Điều này cho thấy, tỷ lệ lƣợng xi măng lớn hơn thì chuột bị chết nhanh hơn. Lồng 1 Lồng 2 83
  7. Lồng 3 Lồng 4 Hình 11. Thí nghiệm chuột cống nuôi nhốt trong lồng * Thực nghiệm tại hiện trƣờng (Bệnh viện, Nhà máy, ruộng lúa) Với lƣợng bã đặt 5 kg/ha, cứ cách nhau 5 m/bả, mỗi bã đặt 10 gam, thời gian đặt bã vào buổi chiều tối, tránh những nơi có ánh sáng trực tiếp. Bã đƣợc đặt 3 ngày liên tục để theo dõi: Ngày thứ nhất: Công thức 1 và 2: chuột chỉ ăn gạo chừa lại hỗn hợp Công thức 3 và 4 về cơ bản ăn khoảng 70% hỗn hợp Ngày thứ 2: lƣợng bã còn lại khoảng 50% Ngày thứ 3: lƣợng bã còn lại trên 70% Kết quả ở trên thực nghiệm cho ở các công thức chứa gạo chuột chỉ ăn gạo mà không ăn hổn hợp bột còn lại. Lƣợng bả còn lại sẽ tăng lên theo các ngày theo dõi điều này chứng tỏ có hiện tƣợng bỏ ăn hoặc nhát bả của chuột. 3.2. Thí nghiệm cải tiến lần 2 CT1: Xi măng đen (30%) + Sô đa banking (10%) + Gạo rang (50%) + Bột vỏ măng cụt (5%) + Phụ gia thực phẩm (5%) CT2: Xi măng đen (30%) + Sô đa banking (10%) + Cám rang (50%) + Bột vỏ măng cụt (5%) + Phụ gia thực phẩm (5%) CT3: Xi măng đen (35%) + Gạo rang (25%) + Cám rang (25%) + Bột vỏ măng cụt (5%) + Phụ gia thực phẩm (25%) * Trên chuột cống nuôi nhốt: Nuôi nhốt 4 lồng chuột cống, từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 10, cho ăn theo thứ tự 4 công thức (CT1, CT2, CT3) với nƣớc uống đầy đủ. Bảng 2. Số ngày chuột chết do ăn bã chế phẩm ở các công thức Công Ngày nuôi (ngày) Số thí nghiệm thức 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thí nghiệm lần 1 Lồng 1 CT1 A A K K C Lồng 2 CT2 A A K K C Lồng 3 CT3 A A K K K C Trung bình 5,3 84
  8. Thí nghiệm lần 2 Lồng 1 CT1 A A K K C Lồng 2 CT2 A A K K K C Lồng 3 CT3 A A K K K C Trung bình 5,7 Thí nghiệm lần 3 Lồng 1 CT1 A A K K C Lồng 2 CT2 A A K K C Lồng 3 CT3 A A K K C Trung bình 5 Ghi chú: A: Ăn; K: Không ăn; C: Chết Kết quả bảng 2: sau ngày thứ 2 chuột bỏ ăn nhƣng vẫn uống nƣớc thấy ít phân, đến ngày thứ 3 không thấy phân, trung bình sau 5-6 ngày chuột mới chết. Điều này cho thấy, sau cải tiến thì thời gian chuột chết nhanh hơn. * Thực nghiệm tại hiện trƣờng (Bệnh viện Việt Nam - Cu ba, Công ty cổ phần Đại Thành, Cơ sở chế biến khoai deo Lâm Hƣờng) Đặt 3 ngày liên tục và theo dõi, bổ sung bả sau mỗi lần đặt với số 30 lƣợng bả/địa điểm. Ngày thứ nhất: Công thức 1 và 3: chuột chỉ ăn gạo chừa lại hỗn hợp Công thức 2 về cơ bản ăn khoảng 70% hỗn hợp. Ngày thứ 2: lƣợng bả còn lại của các công thức khoảng 50% Ngày thứ 3: lƣợng bả còn lại trên 70%. Vậy, kết quả tƣơng tự nhƣ thí nghiệm lần đầu là các công thức chứa gạo rang chuột ít ăn. 3.3. Thí nghiệm lần 3 CT1: Xi măng (40%) + Cám rang (40%) + Mỳ tôm đã sơ chế 10% Hổn hợp đƣờng, bankin sô đa vỏ măng cụt dầu chuối (10%) * Trên chuột cống nuôi nhốt Nuôi nhốt 1 lồng chuột cống (15 con/lồng), từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 10, cho ăn theo công thức (CT1) với nƣớc uống đầy đủ. Kết quả: - Ngày thứ nhất chuột ăn hết bả, có phân mới - Ngày thứ 2: giảm ăn hơn 30% Có hiện tƣợng cắn nhau, lƣợng phân thải ít hơn ngày đầu. - Ngày thứ 3: có 5 chuột bị chết (Có hiện tƣợng ăn thịt những con chết) - Ngày thứ 4: có 9 con chết (Chuột không ăn bả) 85
  9. - Ngày thứ 8 con cuối cùng mới chết Qua quan sát: Xảy ra hiện tƣợng ăn thịt chuột bị chết trong lồng nuôi nhốt Hình 12. Thí nghiệm chuột đồng trong lồng Hình 13. Theo dõi số ngày chuột bị chết ở thí nghiệm trong lồng * Thực nghiệm tại hiện trƣờng tại Công ty cổ phần Đại Thành Đặt 3 đợt mỗi đợt cách nhau 10 ngày Mỗi đợt Đặt 3 ngày liên tục và theo dõi. bổ sung bả sau mỗi lần đặt số mẩu 30 mẩu. ở các vị trí khác nhau Đợt 1: Từ ngày 1-10/11/2018 - Ngày thứ nhất: Ăn hết bả trên các mẩu - Ngày thứ 2: Ăn hết - Ngày thứ 3: lƣợng bả còn lại trên 50%. Qua theo dõi lƣợng chuột giảm trong khu vực kho, nhƣng ở nhà ăn vẫn còn nhiều. Đợt 2: Từ ngày 11- 20/11/2018 - Ngày thứ nhất: Ăn hết bả trên các mẩu - Ngày thứ 2: Ăn hết - Ngày thứ 3: lƣợng bả còn lại trên 50%. Không thấy chuột xuất hiện khu vực sản xuất, trong kho hàng và khu vực nhà ăn vẫn thấy xuất hiện chuột. Đợt 3: Từ ngày 20-30/11/2018 Các vị trí trong nhà kho, khu vực sản xuất hầu nhƣ không xuất hiện chuột Chỉ xuất hiện ít ở khu vực nhà ăn. 4. KẾT LUẬN 86
  10. - Thuốc diệt chuột an toàn cho ngƣời sử dụng sử dụng các nguyên liệu an toàn cho ngƣời dùng. - Chế biến tƣơng đối đơn giản, nguyên liệu dễ tìm. - Đã triển khai 10 công thức, cải tiến 2 lần. - Thuốc có hiệu lực trên chuột nuôi và chuột trên thực địa. - Chọn đƣợc công thức tối ƣu cho đối tƣợng chuột cống. Xi măng (40%) + Cám rang (40%) + Mỳ tôm đã sơ chế 10% + Hỗn hợp đƣờng, sô đa banking, vỏ măng cụt dầu chuối (10%) Chƣa có kết luận hiệu quả trên chuột đồng (do tính thời vụ, và đặc điểm của thuốc). - Thuốc không đƣợc để ẩm cũng nhƣ có thời hạn sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
  11. MÔ HÌNH TỔNG THÀNH ĐỘNG CƠ VÀ GẦM Ô TÔ Nguyễn Công Vinh38, Lê Thanh Sơn39, Trần Hoàng Anh40, Đỗ Mạnh Cường41 I. Đặt vấn đề Để không ngừng nâng cao chất lƣợng dạy và học đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Công nghệ ô tô phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc. Hƣởng ứng phong trào nghiên cứu khoa học trong các trƣờng dạy nghề, trong những năm qua dƣới sự chỉ đạo của nhà trƣờng cùng với sự nghiên cứu và lao động nghiêm túc Bộ môn cơ khí động lực đã thiết kế và chế tạo đƣợc rất nhiều mô hình, thiết bị thiết thực phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Các thiết bị này đƣợc các nhà giáo và các chuyên gia kỹ thuật đánh giá cao, nhiều thiết bị đã đạt giải trong các Hội thi ở cấp tỉnh, cấp quốc gia. Để tiếp tục nghiên cứu bổ sung các thiết bị dạy học hiện đại, tính năng kỹ thuật cao, phạm vi sử dụng rộng phục vụ giảng dạy và học tập. Trong thời gian qua xuất phát từ thực trạng trang thiết bị nhà trƣờng còn ít, chƣa đồng bộ, một số thiết bị mua về còn tồn tại một số hạn chế; Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần bổ sung trang thiết bị nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học trong điều kiện nhà trƣờng còn hạn chế vốn đầu tƣ mua sắm. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên tiếp cận công nghệ và thực hành kỹ năng phù hợp với thực tế và chƣơng trình đào tạo, nhóm tác giả đã thiết kế và thực hiện “Mô hình tổng thành động cơ và Gầm ô tô” Đề tài nghiên cứu hƣớng tới các mục đích sau: - Tạo ra mô hình trực quan, cụ thể giúp ngƣời học dễ lĩnh hội kiến thức, nhớ lâu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu, bộ phận từ đó tạo ra hứng thú hăng say trong học tập và thực hành trên mô hình; - Hƣớng tới phƣơng pháp dạy học mới “dạy học tích cực” học đi đôi với hành, giúp học sinh hiểu rõ về kiến thức lý thuyết, tăng cƣờng sự rèn luyện kỹ năng cụ thể tạo tiền đề vững chắc khi học sinh ra làm việc thực tế; - Giảng dạy đƣợc nhiều bài học, nhiều mô đun mà các thiết bị khác không đáp ứng đƣợc; - Rèn luyện kỹ năng thực hành tháo lắp, bảo dƣỡng và sửa chữa cho học sinh, sinh viên. Khi ra trƣờng học sinh nhanh chóng thích nghi với môi trƣờng công việc thực tế; - Khai thác tiềm năng trí tuệ, sức sáng tạo của thầy và trò trong việc tự làm thiết bị dạy nghề góp phần nâng cao chất lƣợng dạy nghề; - Giảm kinh phí đầu tƣ mua sắm trang thiết bị cho nhà trƣờng 38 Phó trƣởng khoa CK&XDCT 39 Giảng viên Khoa CK&XDCT 40 Giảng viên Khoa CK&XDCT 41 Giảng viên Khoa CK&XDCT 88
  12. Vậy nên nghiên cứu và thực hiện đề tài “Mô hình tổng thành động cơ và gầm ô tô” là vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này nhóm tác giả đã dùng phƣơng pháp nghiên cứu thu thập thông tin + Từ mong muốn của giáo viên đối với các bậc học, muốn truyền tải kiến thức thực tế, trực quan sinh động, dễ quan sát đến ngƣời học + Từ nhu cầu học tập của học sinh muốn ghi nhận kiến thức và thực hành rèn luyện kỹ năng Trên cơ sở đó với ý tƣởng xây dựng từ đối tƣợng xác xe Toyota Land Cruiser chúng tôi đã triển khai thực hiện đề tài và đã tạo ra sản phẩm Mô hình tổng thành động cơ và Gầm ô tô 3. Kết quả nghiên cứu Mô hình tổng thành động cơ và Gầm ô tô, cùng với bộ tài liệu hƣớng dẫn các bài thực hành trên mô hình. Mô hình tổng thành động cơ và Gầm ô tô 4. Kết luận Kết quả của đề tài là sản phẩm ứng dụng trọng lĩnh vực giáo dục Mô hình tổng thành động cơ và Gầm ô tô, cùng với bộ tài liệu hƣớng dẫn các bài thực hành trên mô hình. Hiện nay đã và đang áp dụng giảng dạy cho các lớp trung cấp, cao đẳng ngành công nghệ ô tô. 89
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2