Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘ NHẠY CỦA CẢM BIẾN ĐIỆN TỪ ГМД-1<br />
TRONG NGÒI NỔ 9Э249 LẮP TRÊN TÊN LỬA IGLA<br />
Nguyễn Hòa Bình1*, Phạm Đức Hùng2, Đinh Văn Minh1,<br />
Chu Văn Tùng3, Cao Như Kỷ1<br />
Tóm tắt: Độ nhạy của cảm biến ГМД-1 ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tiêu diệt<br />
mục tiêu sau khi ngòi nổ 9Э249 đã mở bảo hiểm hoàn toàn. Bài báo tập trung<br />
nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về mối tương quan giữa tín hiệu tác động<br />
cơ học ở đầu vào với suất điện động cảm ứng ở đầu ra của cảm biến ГМД-1 nhằm<br />
xây dựng cơ sở thiết kế cho các cảm biến tương tự có thể sử dụng cho các loại ngòi<br />
nổ trên tên lửa.<br />
Từ khóa: Cơ khí-Vũ khí, Tên lửa, Cảm ứng điện từ, Cảm biến.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cảm biến điện từ ГМД-1 (Hình 1) là một cảm biến mục tiêu tác động va chạm.<br />
Độ nhạy của cảm biến ГМД-1 được hiểu là độ cảm nhận mục tiêu và kích hoạt<br />
ngòi nổ tin cậy và được đặc trưng bởi tỷ số giữa tín hiệu xung điện áp (đáp ứng) ở<br />
đầu ra và tín hiệu xung vận tốc (hoặc gia tốc) va chạm (kích thích) ở đầu vào của<br />
cảm biến.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Nguyên lý cấu tạo của cảm biến ГМД1.<br />
1- Cụm ống dây; 2- Nam châm; 3- Lõi từ; 4- Ách từ; 5- Đĩa phần ứng; 6- Ách từ;<br />
7- Ống vỏ; 8- Đệm cách điện; 9- Ống ghen; 10- Cốt dây;<br />
11- Nắp. A- Khe hở không khí.<br />
Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của ngòi nổ 9Э249 (lắp trên tên lửa Igla) đã<br />
được nêu rõ trong các tài liệu [1, 6, 7]. Trong đó, cảm biến điện từ ГМД-1 hoạt<br />
động dựa trên nguyên lý của hiện tượng cảm ứng điện từ. Tại thời điểm va chạm<br />
khi tên lửa lao trúng mục tiêu, phản lực từ mục tiêu sẽ được lan truyền tới cảm<br />
biến dưới dạng sóng ứng suất biến dạng đàn hồi trên phần thân tên lửa và thân<br />
ngòi, làm dịch chuyển cụm chuyển động gồm lõi từ (3) và đĩa phần ứng (5) trong<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 123<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
từ trường của nam châm vĩnh cửu (2). Tốc độ dịch chuyển của cụm chuyển động<br />
trên sẽ gây ra sự biến thiên từ trở trong mạch từ của cảm biến và tạo ta xung điện<br />
cảm ứng trong cụm ống dây (1) bao quanh nó. Xung điện cảm ứng sinh ra sẽ mở<br />
khóa Tranzito của mạch điện trong ngòi [1], nối mạch chiến đấu và kích hoạt mạch<br />
nổ. Cảm biến điện từ ГМД-1 còn được gọi là cảm biến tác động va đập [1, 7].<br />
Theo nguyên mạch điện nguyên lý trong ngồi nổ 9Э249 [2], cảm biến ГМД-1<br />
phải sẵn sàng tạo ra một xung điện áp đủ lớn (U ≥ 0,6V, τ ≥ 0,7ms) đảm bảo mở<br />
khóa (Tranzito 2T321E) cho mạch điện chiến đấu, sau khi ngòi nổ đã được mở bảo<br />
hiểm cơ khí hoàn toàn trên đường bay. Như vậy, trong ngòi nổ 9Э249, nó được<br />
xem như một cơ cấu bảo hiểm điện cho ngòi.<br />
Độ an toàn không bị kích hoạt của cảm biến ГМД-1 trước khi tên lửa va chạm<br />
với mục tiêu được bảo đảm sao cho khối chuyển động trong nó luôn được giữ<br />
nguyên ở trạng thái lắp ráp dưới lực hút Fnc (7 N ≤ Fnc ≤ 11 N [2]) của nam châm<br />
vĩnh cửu 2. Theo [8], ngòi nổ được mở bảo hiểm cơ khí hoàn toàn trong khoảng<br />
thời gian (1÷1,9)s sau khi phóng tên lửa – khi đó, động cơ hành trình đã chuyển<br />
sang chế độ làm việc thứ hai và duy trì vận tốc bay của tên lửa khoảng 570m/s.<br />
Mặt khác, với khối lượng của cụm chuyển động là 5,02g [2], điều kiện thử nghiệm<br />
nghiệm thu sản phẩm ngòi 9Э249 ở điều kiện rung lắc với gia tốc cực đại là amax =<br />
500 m/s2 [3] thì lực quán tính lớn nhất tác động lêm cụm chuyển động khi đó Fqtmax<br />
= 2,51 N – nhỏ hơn nhiều so với lực hút Fnc của nam châm vĩnh cửu. Cảm biến<br />
ГМД-1 đảm bảo tuyệt đối không bị kích hoạt trước khi va chạm với mục tiêu.<br />
Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về độ nhạy của cảm biến ГМД-1 tại thời<br />
điểm va chạm với mục tiêu đã được nhóm tác giả thực hiện một cách nghiêm túc,<br />
dựa trên cơ sở các tài liệu chuyên ngành, tài liệu kỹ thuật được tham khảo. Trong<br />
phạm vi bài báo, chúng tôi xin trình bày tóm tắt một số phương pháp và kết quả đã<br />
đạt được khi nghiên cứu về độ nhạy của cảm biến ГМД-1 trong phòng thí nghiệm.<br />
2. TÍNH TOÁN LÝ THUYẾT<br />
2.1. Phương pháp kỹ thuật xác định độ nhạy của cảm biến ГМД-1 khi bắn<br />
2.1.1. Xác định vận tốc nảy của cụm chuyển động trong cảm biến ГМД-1<br />
Cơ sở phân tích về bản chất các giai đoạn hình thành, lan truyền sóng trong vật<br />
thể đàn hồi cùng hiệu ứng nảy tác dụng lên mặt đầu của lõi từ 3 (Hình 1) đã được<br />
trình bày chi tiết trong tài liệu [4]. Theo đó, tốc độ nảy v n của cụm chuyển động<br />
trong cảm biến ГМД-1 được xác định theo biểu thức:<br />
<br />
Stx<br />
vn . l (t ).dt (2.1)<br />
0<br />
m<br />
Trong đó: v n - Tốc độ nảy của cụm chuyển động tại thời điểm sau va chạm, m/s;<br />
- Khoảng thời gian truyền xung sóng biến dạng đàn hồi theo l , s;<br />
2l<br />
c- Tốc độ âm thanh trong vật liệu thân tên lửa, m/s<br />
c<br />
l - Khoảng cách từ mũi tên lửa đến vị trí lắp cảm biến, m;<br />
S tx - Diện tích mặt cắt ngang của lõi từ, m2;<br />
<br />
<br />
124 N. H. Bình, …, “Nghiên cứu về độ nhạy của… ngòi nổ 9Э249 lắp trên tên lửa Igla.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
m - Khối lượng của cụm chuyển động, kg;<br />
l (t ) - Biên độ xung sóng ứng suất biến dạng đàn hồi tại mặt đầu<br />
của lõi từ sau khoảng thời gian t (ở khoảng cách l tính từ mũi tên lửa), N/m2.<br />
l ktr . m ( x) (2.2)<br />
Với: k tr - Hệ số truyền, tính đến tổn hao khi truyền xung sóng ứng suất biến<br />
dạng đàn hồi trên thân tên lửa có biên độ m (x) tại vị trí tương ứng với cảm biến<br />
ГМД-1 (Với các đạn tên lửa cỡ 70 ÷ 90 mm có thể lấy ktr = 0,3÷0,5 [4]).<br />
m (x) – Biên độ xung ứng suất biến dạng đàn hồi trên thân tên lửa tại tọa độ x<br />
tính từ mũi tên lửa. Giá trị của m (x) phụ thuộc vào vật liệu và bề dày mục tiêu,<br />
vật liệu và bề dày thân tên lửa, tốc độ va chạm giữa tên lửa với mục tiêu, hệ số<br />
hình dạng phần đầu của tên lửa, tốc độ truyền âm trong vật liệu thân tên lửa….<br />
Theo [4], với bề dày mục tiêu: δ = 2mm; tốc độ va chạm trung bình của tên lửa<br />
với mục tiêu: Vc = 300 m/s, vị trí lắp ngòi cách mũi tên lửa l = 0,66m, vận tốc nảy<br />
nhận được cho cụm chuyển động trong cảm biến ГМД-1 trên tên lửa Igla sẽ là:<br />
v n 10m / s .<br />
2.1.2. Xác định suất điện động cảm ứng trong cảm biến ГМД-1<br />
Sau khi va chạm với mục tiêu, cụm chuyển động gồm lõi từ và đĩa phần ứng<br />
trong cảm biến ГМД-1 sẽ bật khỏi vị trí ban đầu với vận tốc nảy v n . Khoảng cách<br />
δ của khe hở không khí A trong cảm biến cũng thay đổi với tốc độ như trên, làm<br />
biến thiên độ dẫn từ trong mạch từ của cảm biến. Theo định luật Lenx, suất điện<br />
động cảm ứng suất hiện ở hai đầu của cuộn dây được xác định theo biểu thức:<br />
d<br />
(2.3)<br />
dt<br />
Để xác định được suất điện động này người ta phải sử dụng một số các giả<br />
thiết sau:<br />
- Từ thông trong mạch chỉ được tạo nên bởi nam châm vĩnh cửu, bỏ qua ảnh<br />
hưởng của từ trường trái đất, sự nhiễm từ thứ cấp của lõi sắt từ và các bộ phận<br />
khác của mạch từ.<br />
- Sự phân bổ từ thông trong mạch từ là đồng đều trên mỗi phần của mạch từ.<br />
- Từ trường của nam châm vĩnh cửu được bảo toàn trong mạch từ<br />
- Từ thông hình thành từ nam châm đến lõi từ hoàn toàn đi qua cuộn dây.<br />
- Ảnh hưởng của dòng Fuco trong quá trình làm việc của cơ cấu là không đáng kể.<br />
Khi đó, công thức (2.3) có thể được viết lại như sau:<br />
dB<br />
w.S m . v (2.4)<br />
dt<br />
Thực hiện phép đổi biến của vi phân.<br />
dBv dBv d dB<br />
. vl . v (2.5)<br />
dt d dt d<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 125<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
Suất điện động cảm ứng được tính như sau:<br />
dB<br />
w.S m .v n v (2.6)<br />
d<br />
Trong đó:<br />
w - số vòng dây của cuộn dây;<br />
Sm- tiết diện mỗi vòng dây, m2;<br />
Bv- từ thông trên mỗi đơn vị diện tích của cuộn dây, wb;<br />
ε- Suất điện động cảm ứng, v;<br />
vn – vận tốc nảy của cụm chuyển động, m/s;<br />
δ – bề dày không khí (của khe hở A) giữa ách từ và lõi từ, m.<br />
dBv<br />
Việc xác định độ biến thiên từ thông theo khe hở không khí được thực<br />
d<br />
hiện thông qua việc xây dựng mô hình mạch từ trong cảm biến ГМД-1 dựa trên cơ<br />
sở cấu tạo của cơ cấu. Theo [5] độ biến thiên từ thông theo khe hở không khí có<br />
dBv<br />
giá trị 4 ( wb/m) .<br />
d<br />
Với các tham số kết cấu của cuộn dây cảm ứng trong ГМД-1 (w = 400 vòng; Sm<br />
= π.(0,14*10-3)2 m2), giá trị vận tốc nảy: vn = 10m/s (Theo 2.1.1), ta có thể tính<br />
được giá trị suất điện động cảm ứng trên đầu ra của cảm biến ГМД-1: ε = - 2,24 V<br />
(Theo (2.6)).<br />
Như vậy, theo phương pháp kỹ thuật nêu trên, chúng ta đã nghiên cứu về độ<br />
nhạy của cảm biến ГМД-1 ở trạng thái động (Sđ) theo tín hiệu kích thích đầu vào<br />
là vận tốc va chạm của tên lửa Igla với mục tiêu (300m/s):<br />
U 2,24<br />
S đ max 7,5.10 3 (V .s / m) (2.7)<br />
Vc 300<br />
Mặt khác, khi so sánh điện áp đầu ra ở trạng thái va chạm với mục tiêu với yêu<br />
cầu của cảm biến để mở mạch điện chiến đấu (U ≥ 0,6V), thấy rằng việc trang bị<br />
cảm biến va chạm ГМД-1 trong ngòi nổ 9Э249 trên tên lửa Igla đảm bảo tin cậy<br />
kích hoạt cho mạch điện chiến đấu của ngòi.<br />
2.2. Phương pháp mô phỏng thực nghiệm<br />
Độ nhạy của cảm biến ГMД-1 được nghiên cứu theo một phương pháp khác, đó<br />
là phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu xung gia tốc va chạm tác động<br />
lên bề mặt cảm biến với suất điện động cảm ứng do cảm biến sinh ra khi chịu tác<br />
động của xung trên. Phương pháp mô phỏng thực nghiệm được tiến hành theo yêu<br />
cầu thử nghiệm nghiệm thu sản phẩm ngòi nổ 9Э249 [3]. Trong đó, cảm biến ГМД-<br />
1 được thử nghiệm trên thiết bị thử tạo xung gia tốc va chạm ПP-239 (Hình 2).<br />
Đặc tính của thiết bị [3]: Tạo được xung gia tốc (280000 ÷ 520 000) m/s2.<br />
Cảm biến ГМД-1 được lắp trên thiết bị và phải tạo được điện áp giữa hai đầu<br />
dây ra của nó ≥ 2V khi thả rơi tự do quả nặng có khối lượng 65 (g), từ độ cao<br />
(140±2) mm [2].<br />
<br />
<br />
<br />
126 N. H. Bình, …, “Nghiên cứu về độ nhạy của… ngòi nổ 9Э249 lắp trên tên lửa Igla.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
6<br />
<br />
7 5<br />
Hình 2. Thiết bị thử tạo xung gia tốc<br />
va chạm ПP-239. 8<br />
1- Bệ thiết bị; 2- Giá đỡ; 3- Bệ giữ ;<br />
4- Trục dẫn hướng; 5- Chốt giữ; 6- 4<br />
Trục; 7- Quả nặng; 8- Cụm truyền<br />
xung ứng suất biến dạng đàn hồi; 9-<br />
3<br />
Cảm biến ГMД-1.<br />
9<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
Phương pháp sử dụng để mô phỏng thực nghiệm là phương pháp tính toán mô<br />
phỏng trên phần mềm Ansoft Maxwell V14.5.<br />
- Thiết lập mô hình tính toán, đặt các vật liệu theo bản vẽ sản phẩm [2] và chia<br />
lưới mô hình, số phần tử, số nút trong Ansoft Maxwell được trình bày trên hình 3:<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
Hình 3. Mô hình tính toán và chia lưới.<br />
1- Nam châm vĩnh cửu; 2- Cuộn dây;<br />
3- Cụm chuyển động (lõi từ và đĩa phần ứng).<br />
- Đặt điều kiện đầu vào: Vị trí ban đầu của cụm chuyển động; Vận tốc và<br />
quãng đường chuyển động; Điều kiện về nam châm, hướng phân cực theo trục<br />
thẳng đứng<br />
- Điều kiện biên: Vận tốc ban đầu của cụm chuyển động bằng 0,;<br />
- Tiến hành giải xác định sự thay đổi của từ thông theo thời gian từ đó xác định<br />
suất điện động cảm ứng do cuộn dây sinh ra.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 127<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
- Kết quả sau khi giải được thể hiên trên hình 4:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Biến thiên từ thông qua cuộn dây trước và sau khi thử nghiệm.<br />
Từ kết quả sự biến thiên của từ thông qua cuộn dây theo thời gian ta xác định<br />
được suất điện động cảm ứng như hình 5:<br />
<br />
V<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
t(μs)<br />
<br />
Hình 5. Suất điện động cảm ứng trong cảm biến khi cụm chuyển động bật ra.<br />
Từ kết quả tính toán ta thấy, suất điện động cảm ứng do cuộn dây trong cảm<br />
biến ГMД-1 sinh ra là 2,17 V (giá trị biên độ max).<br />
Như vậy, theo phương pháp mô phỏng thực nghiệm trên, chúng ta đã nghiên<br />
cứu về độ nhạy (St) của cảm biến ГМД-1 được lắp trên thiết bị thử nghiệm ở trạng<br />
thái tĩnh theo tín hiệu kích thích đầu vào là xung gia tốc va chạm trung bình<br />
(atb≈400 000 m/s2) giữa quả nặng (7) với bề mặt của cụm truyền xung ứng suất<br />
biến dạng đàn hồi (8).<br />
U 2,17<br />
S t max 3<br />
5,45.10 6 (V .s 2 / m) (2.8)<br />
atb 400.10<br />
<br />
<br />
128 N. H. Bình, …, “Nghiên cứu về độ nhạy của… ngòi nổ 9Э249 lắp trên tên lửa Igla.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3. THỰC NGHIỆM KIỂM TRA<br />
3.1. Chuẩn bị và tiến hành thử nghiệm<br />
Thiết bị và dụng cụ đo:<br />
- Thiết bị thử nghiệm kiểu ПP-239, chế tạo tại VN;<br />
- Cảm biến điện từ ГМД-1, chế tạo tại VN;<br />
- Dụng cụ đo: Ôxilo nhãn hiệu Protek 5200;<br />
Tiến hành thử nghiệm kiểm tra<br />
- Lắp cảm biến ГМД-1 lên thiết bị thử nghiệm sao cho hết ren kiên kết giữa<br />
cảm biến và đồ gá (liên kết này không được phép rơ lỏng);<br />
- Nối hai đầu dây ra của cảm biến với thiết bị đo;<br />
- Đưa quả nặng 65g lên độ cao 140mm cách mặt trên của đồ gá lắp cảm biến<br />
ГМД-1. cài chốt giữ quả nặng;<br />
- Hiệu chỉnh thiết bị đo;<br />
- Rút chốt giữ sao cho quả nặng được rơi tự do lên đồ gá của thiết bị;<br />
- Tín hiệu điện áp nhận được sẽ thể hiện trên màn hình ô xilo.<br />
3.2. Kết quả thử nghiệm và thảo luận<br />
Sau khi tiến hành thử nghiệm trên sản phẩm, kết quả đo trên ôxillo được thể<br />
hiện trên hình 6. Trong đó, xung điện áp lớn nhật nhận được là: E c max 2,4V<br />
Như vậy, qua thực nghiệm kiểm tra, chúng ta thấy rằng: độ nhạy (St) của cảm<br />
biến ГМД-1 được lắp trên thiết bị thử nghiệm ở trạng thái tĩnh theo tín hiệu kích<br />
thích đầu vào là xung gia tốc va chạm trung bình (atb≈400 000 m/s2) giữa quả nặng<br />
(7) với bề mặt của cụm truyền xung ứng suất biến dạng đàn hồi (8).<br />
U 2,4<br />
S t max 3<br />
6,00.10 6 (V .s 2 / m) (2.9)<br />
atb 400.10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Kết quả đo sức điện động cảm ứng của cảm biến ГМД-1.<br />
<br />
- Mặt khác, kết quả trong thực nghiệm kiểm tra E c max 2,4V và kết quả tính lý<br />
thuyết mô phỏng thực nghiệm E c max 2,17V cho thấy: Sai số giữa thực nghiệm và<br />
mô phỏng trong giới hạn cho phép (≤ 10%) đều đáp ứng giá trị điện áp theo yêu<br />
cầu (≥ 2V);<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 129<br />
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay<br />
<br />
- So sánh giữa các kết quả mô phỏng thực nghiệm (2.8) và thực nghiệm kiểm tra<br />
(2.9), ta thấy, sai số độ nhạy của cảm biến ГМД-1 theo gia tốc xung va chạm ở<br />
trạng thái tĩnh xấp xỉ 9,1%, cho thấy phương pháp mô phỏng thực nghiệm đã được<br />
xây dựng hợp lý để có kết quả gần đúng với thực nghiệm.<br />
- Sự khác nhau giữa đồ thị nhận được trên ôxilo (Hình 6) và trên kết quả mô<br />
phỏng thực nghiệm (Hình 4) không làm ảnh hưởng đến kết quả nhận được về giá<br />
trị xung điện áp cực đại ở đầu ra của cảm biến ГМД-1 (Do đấu dây giữa các đầu ra<br />
của cảm biến với đầu đo của ôxilo trong quá trình thực nghiệm).<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
- Phương pháp tính toán kỹ thuật cho trường hợp cảm biến ГМД-1 được lắp<br />
trên tên lửa Igla khi va chạm mục tiêu với vận tốc trung bình 300m/s cho kết quả<br />
xác định độ nhạy ở trạng thái động Sđ = 7,5.10-3 (V.s/m) hoàn toàn là kết quả lý<br />
thuyết, chưa có thực nghiệm nào kiểm tra được. Song, giá trị tín hiệu đáp ứng của<br />
cảm biến (ε=2,24V) khi so sánh với giá trị tối thiểu (ε=0,6V) để mở khóa cho<br />
mạch điện chiến đấu của ngòi nổ 9Э249 đã cho thấy độ tin cậy kích hoạt ngòi nổ<br />
của cảm biến khi đạt đến giá trị độ nhạy như trên;<br />
- Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, mô phỏng thực nghiệm đối với cảm<br />
biến ГМД-1 ở trạng thái độc lập khi thả rơi vật nặng 65g trên thiêt bị để tìm được<br />
điện áp đầu ra của nó đáp ứng yêu cầu chiến kỹ thuật đã khẳng định tính đúng<br />
đắn khi áp dụng chúng để nghiên cứu về độ nhạy của cảm biến ГМД-1 trong<br />
ngòi nổ 9Э249 lắp trên tên lửa Igla nói riêng và các loại cảm biến ngòi nổ khác<br />
có kết cấu tương tự như ГМД-1 đối với tác động va chạm đầu vào là vận tốc hay<br />
xung gia tốc;<br />
- Trong điều kiện khắt khe về độ an toàn và độ tin cậy mở bảo hiểm khi tính<br />
toán, thiết kế các cơ cấu bảo hiểm cho ngòi nổ, đặc biệt là các ngòi nổ dùng cho<br />
tên lửa (có gia tốc dọc trục và gia tốc ly tâm nhỏ) thì cảm biến ГМД-1 sẽ là một cơ<br />
cấu ưu việt, bởi kich thước nhỏ gọn, độ nhạy va đập cao, độ suy giảm từ xác định<br />
độ bền làm việc, độ tin cậy làm việc lớn...;<br />
- Nội dung nghiên cứu về độ nhạy của cảm biến ГМД-1 được đưa ra trong bài<br />
báo này là kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trong suốt quá trình thực hiện<br />
nhiệm vụ đề tài thuộc Đề án KC-I: “Nghiên cứu chế tạo các bản mạch điện và các<br />
cảm biến ГМД-1, ГМД-2 trong ngòi nổ 9Э249 cho tên lửa Igla”. Để xây dựng bài<br />
toán thiết kế cho cảm biến ГМД-1 là một công việc phức tạp, đòi hỏi có sự tìm tòi<br />
trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu: vũ khí đạn, lý thuyết đàn hồi, lý thuyết va chạm,<br />
từ học,.... Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên<br />
cứu và thiết kế ngòi nổ.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. “Ngòi nổ 9Э249 - Thuyết minh kỹ thuật”, Viện Vũ khí – Tổng cục CNQP, 2012.<br />
[2]. “Ngòi nổ 9Э249 – Bản vẽ sản phẩm, Tập 1”, Viện Vũ khí – Tổng cục CNQP, 2012.<br />
[3]. “Ngòi nổ 9Э249 – Điều kiện kỹ thuật, Tập 3”, Viện Vũ khí – Tổng cục CNQP, 2012.<br />
<br />
<br />
<br />
130 N. H. Bình, …, “Nghiên cứu về độ nhạy của… ngòi nổ 9Э249 lắp trên tên lửa Igla.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[4]. Phạm Đức Hùng, Hoàng Tuấn Anh, “Tính toán tín hiệu phát hỏa ngòi va đập<br />
tác dụng sóng ứng suất”, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, 2015<br />
[5]. Cao Như Kỷ, “Tìm hiểu hệ thống mạch từ trong các cảm biến của ngòi nổ<br />
9Э249”, Báo cáo kết quả thực tập kỹ sư”. Viện Tên lửa, 2014.<br />
[6]. Г.А. Сулин, “Сенсорные системы боеприпасов”, Учеь. пособие/ БГТУб<br />
1998.<br />
[7].Г.А. Сулин, “Теоретические основы расчета сенсорных систем”,<br />
Министерство образованя Российской Федерации Балтийский<br />
государственный технический уиверситет Военмех. Санкт-Петербург,<br />
2000.<br />
[8].Министерство Обороны СССР “Преносный зенитный ракетный комплекс<br />
Игла (9К38) – Техническое описание и инструкция по эксплуатация 9К38<br />
ТО”, Москва Военное издательство, 1987.<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH ON SENSITIVITY OF ELECTROMAGNETIC SENSORS ГМД-1<br />
IN FUZE 9Э249 MOUNTED ON MISSLE IGLA<br />
Sensitivity of the sensor ГМД-1 greatly influences to effective of destroy<br />
the target after the fuze 9Э249 fully opened the insurance. The article<br />
focused on the theoretical basis and experiments on correlation between the<br />
mechanical impact’s signals in the input and the induced electromotive force<br />
at the output of the sensor ГМД-1 for construction of facilities designed for<br />
similar sensors can be used for all kinds of fuzes on missiles<br />
Keywords: Mechanical-Weapons, Missiles, Electromagnetic Induction, Sensors.<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 6 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 20 tháng 8 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2016<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: 1Viện Tên lửa, Viện KH-CN quân sự;<br />
2<br />
Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật quân sự;<br />
3<br />
Viện Vũ khí/Tổng cục CNQP;<br />
*<br />
Email: binhngatula@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 131<br />